Đề tài Chính sách, giải pháp phát triển tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tăng thêm thu nhập ở Việt Nam

Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo. Nhận thấy được thực trạng đói nghèo cần phải nghiên cứu một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển. Chính vì những lí do đó Tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận “Chính sách, giải pháp phát triển tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tăng thêm thu nhập ở Việt Nam ”

pdf25 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách, giải pháp phát triển tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tăng thêm thu nhập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ 2 CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 3 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 4 1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4 1.4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4 1.5 Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 4 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 6 2.1. Một số khái niệm về nghèo đói ...................................................................... 6 2.2. Những quan điểm về nghèo đói ..................................................................... 6 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẠO THU NHẬP CHO NGƢỜI NGHÈO ..................................... 10 3.1. Thực trạng nghèo đói tại Việt Nam ............................................................ 10 3.2. Chính sách và giải pháp cho người nghèo.................................................. 12 CHƢƠNG IV: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẠO THU NHẬP CHO NGƢỜI NGHÈO ..................................... 21 4.1. Giải pháp .......................................................................................................... 21 4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 22 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 25 Trang 2 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 -2015 Bảng 3.2. Biểu đồ nghèo các khu vực ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 Trang 3 CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo. Nhận thấy được thực trạng đói nghèo cần phải nghiên cứu một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển. Chính vì những lí do đó Tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận “Chính sách, giải pháp phát triển tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tăng thêm thu nhập ở Việt Nam ” Trang 4 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo và các chính sách, giải pháp phát triển tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập ở Việt Nam ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hiện nay có khá nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa cụ thể và rõ ràng. 1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo đói, tạo thu nhập cho các hộ nghèo. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đói ở nông thôn. Tìm hiểu về thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo đưa ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Bước đầu có những kiến nghị về các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, đề ra các chính sách tạo thêm thu nhập hỗ trợ cho người dân. 1.4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: các quan điểm đường lối của Đảng trong vấn đề nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước . - Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích các số liệu thứ cấp thu thập và tổng hợp đưa ra kết luận chung nhất. 1.5 Cấu trúc của đề tài Chương 1. Mở đầu: Phần này trình bày nội dung sự cần thiết, lý do chọn đề tài và mục đích, phương pháp và cấu trúc đề tài. Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về nghèo đói, quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam và thế giới. Chương 3: Thực trạng nghèo đói tại Việt Nam và đề ra một số giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập. Chương 4. Giải pháp và kiến nghị từ việc đánh giá thực trạng chương này trình bày nêu ra các giải pháp và kiến nghị đối với các cấp chính quyền, tổ chức, hộ dân để Trang 5 khắc phục tình trạng đói nghèo trong thời gian tới. Trang 6 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái niệm về nghèo đói - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp - Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. - Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. - Chuẩn đói nghèo theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020: + Chuẩn nghèo 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nôn thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. + Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản + Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 2.2. Những quan điểm về nghèo đói * Quan niệm đói nghèo trên thế giới Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng nhìn chung, chúng không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức đo lường độ Trang 7 thoả mãn cao hay thấp, mà mức đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Đáng chú ý là nhiều công trình nghiên cứu và nhiều quốc gia đã sử dụng khái niệm người nghèo của Tổ chức Liên Hợp quốc. Theo quan điểm của Tổ chức Liên Hợp quốc (UN): Người nghèo là những người có thu nhập dưới đường ranh giới nghèo, được xác định bằng số tiền cho nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở,mà trước mắt là lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng 2.100 - 2.300 Calo/người/ngày. Khái niệm về đói nghèo được nêu ra tại Hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 cũng đáng được chú ý. Hội nghị này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" Có thể xem đây là khái niệm chung nhất về đói nghèo, một khái niệm có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ quát về đói nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn tính đến sự khác biệt giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể qui định trình độ phát triển ở mỗi quốc gia. Quan niệm hạt nhân có trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản mà con người không được hưởng và thoả mãn. Nhu cầu cơ bản nói ở đây chính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như: ăn, ở, mặc, Theo đó, sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn. Nói cách khác, đói là tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Nghèo là chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành để chi tiêu cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có. Các nhu cầu tối thiểu khác như: ở, mặc, văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần rất ít, không đáng kể. Trang 8 Cần phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế, một bộ phận dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. *Quan niệm đói nghèo của Việt Nam Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiên nay, có thể đánh giá đói nghèo theo 4 chỉ tiêu chính: thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành. Song, ở nước ta, do nền văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam, nên quan niệm về đói nghèo không chỉ đơn thuần đề cập đến vấn đề thu nhập vật chất mà còn liên quan đến khía cạnh bản sắc văn hoá, đạo đức, nhân văn Trong các tiêu chí như thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ văn hoá,thì tiêu chí thu nhập về kinh tế là đáng chú ý hơn cả. Ở nước ta chỉ tiêu đánh giá hộ giàu, nghèo, đói, có thể dựa trên chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) được đo lường bằng chỉ tiêu giá trị qui đổi hoặc hiện vật qui đổi. Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần tuý. Đối với hộ dân cư ở nông thôn, thu nhập được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/ tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo. Ngoài ra, còn căn cứ vào chỉ tiêu phụ là dinh dưỡng bữa ăn, mặc, nhà ở và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại. Trong điều kiện giá cả không ổn định như ở nước ta hiện nay cần phải sử dụng hình thức hiện vật, phổ biến là qui ra gạo để xác định đói nghèo. Việc sử dụng hình thức hiện vật qui ước này có tác dụng loại bỏ được yếu tố giá cả, từ đó có thể so sánh mức thu nhập của người dân theo thời gian và không gian dễ dàng, thuận tiện. Đặc biệt đối với người nghèo nói chung và nông dân nghèo nói riêng, chỉ tiêu số lượng kg gạo bình quân đầu người/ tháng rất có ý nghĩa thực tế. Một hộ có thu nhập cao thì nhất thiết không phải là nghèo và ngược lại. Còn mức độ chi tiêu và cơ cấu chi tiêu không thể thay thế thu nhập, vì chi tiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sở thích, phong tục tập quán, điều kiện khí hậu, quan hệ thị Trang 9 trường. Tương tự như vậy, vấn đề mặc, nhà ở, phương tiện đi lại cũng không thể thay thế chỉ tiêu thu nhập, ngược lại chỉ có tác dụng bổ sung cho chỉ tiêu thu nhập. Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và đi đến thống nhất ở các Bộ, ngành, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau: Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát. Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Vùng nghèo là chỉ những địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao. Trang 10 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẠO THU NHẬP CHO NGƢỜI NGHÈO 3.1. Thực trạng nghèo đói tại Việt Nam - Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (% số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực. - Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế . Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. - Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 còn 27,5% năm 2004. - Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ 75,2% xuống 69,3%. - Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền là không đều. Năm 2005 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênh lệch về số hộ nghèo Trang 11 giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Đông Nam Bộ là 1,7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước. - Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thất nghiệp Bảng 3.1. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 -2015 Theo kết quả rà soát sơ bộ của 60 tỉnh, thành điều tra theo chuẩn nghèo mới, tính đến thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước rơi vào khoảng gần 10%, cận nghèo là hơn 5%. Bảng 3.2. Biểu đồ nghèo các khu vực ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013, (Nguồn: - Trang thông tin quốc gia về giảm nghèo bền vững) Trang 12 Đến năm 2015 bảng xếp hạng mức độ nghèo giữa các tỉnh, thành phố theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo Quyết định số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày 22/08/2016 cho thấy, Thanh Hóa là địa phương có số hộ nghèo lớn nhất cả nước với 128.893 hộ. Các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn thuộc khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Nhóm 10 tỉnh, thành có số lượng hộ nghèo lớn nhất cả nước lần lượt là: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Đăk Lăk, Hà Giang, Yên Bái, Gia Lai, Bắc Giang, Sóc Trăng, và Điện Biên. 3.2. Chính sách và giải pháp cho ngƣời nghèo 3.2.1. Phát triển ngành, lĩnh vực tạo cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập Các giải pháp chính sách ngành được cụ thể hoá từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như các chương trình, dự án của các ngành về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. *Trong lĩnh vực kinh tế - Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện rộng: Hiện nay, trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sốngở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế, để đạt mức tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phảitiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển khoa học - công nghệ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; tổ chức và xây dựng các thể chế mới với sự tham gia của nông dân trong sản xuất, chế biến và tiếp thị; tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; cải cách chính sách về đất, môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo; cải cách hành chính; tăng cường hợp tác quốc tế... nhằm bảo đảm các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài; đa dạng hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng khả năng chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
Luận văn liên quan