Những năm gần đây, Trung Quốc có sự phát triển thần kỳ, được ghi nhận là 1 trong 5 nền kinh tế có thu nhập quốc nội lớn nhất thế giới. Với mục tiêu “tiếp thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia của Trung Quốc đã tập trung sức xây dựng một hệ thống gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao, với đội ngũ các nhà khoa học giỏi, có đủ điều kiện và trình độ để tiến kịp các nước công nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ này.
Không hài lòng với vai trò nhà sản xuất các mặt hàng rẻ tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp, các công ty Trung Quốc đang cố vươn lên nấc thang giá trị cao hơn, Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ xu hướng này bằng cách sử dụng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao. Tại cuộc họp các trí thức hàng đầu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi thách thức các nước khác trong lĩnh vực công nghệ cao: “Chúng ta đã sẵn sàng chiến đấu để giành quyền kiểm soát trận địa khoa học và chiếm một chỗ trong ban điều hành công nghệ cao của thế giới. Chúng ta sẽ nỗ lực một cách nghiêm túc để tăng cường khả năng của đất nước”. Như vậy, Trung Quốc đã và đang có hàng loạt những chính sách nhằm thu hút công nghệ cao với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới ở mọi phương diện.
Phát triển khu công nghệ cao là chủ trương phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, nhiều ngành, địa phương đã và đang tích cực xúc tiến các dự án xây dựng khu công nghệ cao các loại. Trong quá trình đó, không tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa khu công nghệ cao với các loại khu kinh tế-kỹ thuật khác. Bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề này thông qua việc phân tích kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý, phát triển các khu công nghệ cao của Trung Quốc từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách thu hút công nghệ cao của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Những năm gần đây, Trung Quốc có sự phát triển thần kỳ, được ghi nhận là 1 trong 5 nền kinh tế có thu nhập quốc nội lớn nhất thế giới. Với mục tiêu “tiếp thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia của Trung Quốc đã tập trung sức xây dựng một hệ thống gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao, với đội ngũ các nhà khoa học giỏi, có đủ điều kiện và trình độ để tiến kịp các nước công nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ này.
Không hài lòng với vai trò nhà sản xuất các mặt hàng rẻ tiền có tỷ suất lợi nhuận thấp, các công ty Trung Quốc đang cố vươn lên nấc thang giá trị cao hơn, Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ xu hướng này bằng cách sử dụng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao. Tại cuộc họp các trí thức hàng đầu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi thách thức các nước khác trong lĩnh vực công nghệ cao: “Chúng ta đã sẵn sàng chiến đấu để giành quyền kiểm soát trận địa khoa học và chiếm một chỗ trong ban điều hành công nghệ cao của thế giới. Chúng ta sẽ nỗ lực một cách nghiêm túc để tăng cường khả năng của đất nước”. Như vậy, Trung Quốc đã và đang có hàng loạt những chính sách nhằm thu hút công nghệ cao với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới ở mọi phương diện.
Phát triển khu công nghệ cao là chủ trương phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, nhiều ngành, địa phương đã và đang tích cực xúc tiến các dự án xây dựng khu công nghệ cao các loại. Trong quá trình đó, không tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa khu công nghệ cao với các loại khu kinh tế-kỹ thuật khác. Bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề này thông qua việc phân tích kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý, phát triển các khu công nghệ cao của Trung Quốc từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
Do thời gian hạn hẹp, nên đề tài về “Chính sách thu hút công nghệ cao của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam” chúng em không thu thập được nhiều số liệu mà chỉ minh chứng bằng những chính sách và kết quả đạt được của của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao và một số bài học điển hình được nhóm cho là quan trọng với Việt Nam.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT CÔNG NGHỆ CAO CỦA TRUNG QUỐC
1. Khái niệm:
Theo Quỹ khoa học quốc gia thì các ngành công nghiệp công nghệ cao, có một sự phụ thuộc rất lớn vào khoa học và đổi mới công nghệ để cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ cao thường được hiểu là công việc nghiên cứu phát triển khoa học và kỹ thuật trong một hay nhiều ngành công nghiệp cụ thể.
Trung Quốc lâu nay được xem là trung tâm sản xuất hàng hóa rẻ tiền, không đòi hỏi công nghệ cao như giày, tivi. Nhưng bắt đầu từ năm 2005, lần đầu tiên việc xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao của Trung Quốc đã vượt qua hàng xuất khẩu rẻ tiền. Điều này một phần là vì sự định giá lại đồng nhân dân tệ, giá nhân công tăng hơn, và các dự án đầu tư trong khu vực sản xuất hàng tiêu dùng bình thường đã bắt đầu đổ vào các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan... Những nhà sản xuất mặt hàng cao cấp cũng hưởng lợi nhuận cao hơn các đồng nghiệp ở khu vực hàng tiêu dùng bình thường.
Cụ thể hoá đường lối phát triển của Đảng Cộng sản và Chính phủ, các doanh nghiệp Trung Quốc đang lao vào công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, xe hơi, thiết bị y tế; nếu không tự lực phát triển được thì mua lại các công ty nước ngoài...
2-Thực trạng xu hướng phát triển công nghệ cao ở Trung Quốc
Vào những năm 80 của thể kỷ XX, xu hướng phát triển quan trọng của hoạt động Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là nhập công nghệ nước ngoài để tăng nhanh năng lực sản xuất và giảm dần tỷ trọng chi tiêu của Chính phủ cho hoạt động Khoa học và Công nghệ. Bước ngoặt quan trọng trong chiến lược Khoa học và Công nghệ diễn ra vào năm 1985, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc coi “Khoa học và Công nghệ hiện đại là những yếu tố năng động và có tính quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...” để tiến hành cải cách. Từ chủ trương trên, kế hoạch phát triển dài hạn với nhiều chương trình Khoa học và Công nghệ đã hướng vào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. Theo đó, Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao và Chương trình Ngọn đuốc (thực chất là một chương trình phát triển công nghệ cao và công nghệ mới với cốt lõi là phát huy thế mạnh tiềm năng Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá, thương mại hoá và quốc tế hoá) những thành tựu, sản phẩm công nghệ cao và mới theo định hướng thị trường đã có ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển các ngành công nghệ cao.
Khẳng định lại mục tiêu phát triển Khoa học và Công nghệ thông qua quyết định đẩy nhanh tiến bộ Khoa học và Công nghệ nhằm mục tiêu “tiếp thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, kế hoạch 5 năm lần thứ X (2001-2005) của Trung Quốc đã đặt Khoa học và Công nghệ và giáo dục vào vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi tiến trình xây dựng kinh tế theo hướng dựa vào Khoa học và Công nghệ và hiệu quả lao động. Ưu tiên chiến lược đối với Khoa học và Công nghệ được xác định là đẩy mạnh, nâng cấp công nghệ ngành công nghiệp và tăng cường năng lực đổi mới. Với chiến lược này, Trung Quốc đã có nhiều giải pháp nhằm: Cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của khu vực doanh nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; cải tổ sâu hơn hệ thống Khoa học và Công nghệ; đẩy mạnh cung cấp tài chính và tối ưu hoá việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
*Chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
Chương trình này bao gồm những nội dung mang tính chiến lược, nhằm tập trung các nguồn lực tốt nhất vào thực hiện mục tiêu đuổi kịp trình độ công nghệ tiên tiến thế giới, tạo đột phá trong một số lĩnh vực quan trọng để xoá đi khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển.
Để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ với trên 20 quốc gia trên thế giới. Chính nhờ mối quan hệ này mà nghiên cứu công nghệ cao của Trung Quốc đã trở thành một phần của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn cầu. Trung Quốc đã tăng gấp đôi chi tiêu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong vòng một thập kỷ; đã có trên 862 ngàn cán bộ nghiên cứu khoa học, vượt xa Nhật Bản (chỉ sau Mỹ). Hiện nay, cứ 5 nhà nghiên cứu ở Mỹ thì có 3 là người Trung Quốc và theo dự báo cuối thế kỷ này, số lượng tiến sỹ khoa học kỹ thuật sẽ vượt Mỹ. Mặc dù còn thua kém Mỹ về đăng ký patent, song Trung Quốc đang nhích dần lên trong bảng xếp hạng, đặc biệt là những công nghệ nổi trội về thông tin, sinh học và vật liệu mới.
Bằng những giải pháp tích cực, thiết thực trong tổ chức thực hiện, Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách tổng thể về công nghệ so với các nước phát triển (60% số công nghệ bắt đầu từ điểm xuất phát đã đạt hoặc gần bằng trình độ thế giới, có 11% được đánh giá ở mức độ tiên tiến).
*Thành công nổi bật
Với nỗ lực cao trên con đường công nghiệp hoà mới, khoa học-công nghệ và công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc đã có nhiều thành công trong chuyển đổi, đưa nền kinh tế nhanh chóng từ dựa vào nhân công thành nền kinh tế có công nghệ cao và giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung cấp công nghệ cao toàn cầu. Từ năm 1990 đến nay, tổng sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc tăng hơn 8 lần, đạt 380 tỷ USD vào năm 2003, phần lớn mặt hàng xuất khẩu nằm trong nhóm công nghệ cao, riêng hàng điện tử, máy móc và thiết bị vận tải chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sau 12 năm phát triển, tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc so với Mỹ đã tăng từ 8% lên 50% vào năm 2004. Với đà tăng trưởng này, nhiều dự báo cho rằng Trung Quốc sẽ vươn lên ngang hàng với Mỹ và các nước EU trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Về công nghệ sinh học: Với sự tham gia của trên 500 nhà khoa học do mình quản lý, Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đã giải mã thành công gen cây lúa và Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thành lập và hoàn thiện thư viện gen lúa, nắm giữ những công nghệ then chốt để biến đổi gen ở cây bông, nhân bản vô tính và cấy gen chống chịu sâu bệnh... Thành công trong nghiên cứu công nghệ sinh học đã tạo cơ sở để xây dựng các nhà máy sản xuất, thử nghiệm trên 20 loại thuốc, vắcxin biến đổi gen và mở rộng tới nhiều gen liên quan đến căn bệnh chủ yếu của người hoặc tạo ra chất interferron ức chế sinh sản...
Về thông tin và tự động hoá: Trung Quốc đã thành công trong xử lý song song trên quy mô lớn và các thế hệ máy tính tốc độ cao, tạo nền tảng cạnh tranh vững chắc cho sản phẩm công nghiệp trên thị trường toàn cầu. Trao đổi kỹ thuật số SPC của Trung Quốc đã chiếm lĩnh trên 7,5% thị phần thế giới; hệ thống ghép kênh quang học theo bước sóng (WDM) có bộ khuyếch đại ánh sáng trực tuyến đã đưa Trung Quốc trở thành nước có vị trí hàng đầu về các hệ thống truyền WDM tốc độ cao. Hệ thống tích hợp máy tính (CIMS), như một mô hình cải cách nền tảng công nghiệp, mang ý nghĩa to lớn để Trung Quốc chuyển sang mô hình phát triển dựa vào CNC. Cùng với CIMS, thành công trong việc chế tạo rôbốt thăm dò địa tầng đáy biển ở độ sâu 6.000 m, đã đem lại những tư liệu có giá trị về sự phong phú của khoáng sản dưới đại dương.
Về công nghệ nano: Ngày nay, Trung Quốc đã có hàng chục trung tâm nghiên cứu lớn với sự tham gia của hàng trăm công ty uy tín, tạo thành một ngành công nghiệp công nghệ cao có giá trị cao. Nét nổi bật của sự hình thành, phát triển công nghiệp nano vừa mang tính dân sự, vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. CAS đã thành lập những trung tâm công nghệ, nâng cao chất lượng hợp tác khoa học và cung cấp cho các phòng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công nghệ nano phân tử những trang thiết bị đo đạc và kiểm soát tiên tiến. Các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời phương pháp sản xuất ống nano cacbon với tốc độ nhanh gấp 60 lần các nhà khoa học Mỹ (đạt 15 kg/giờ).
Với mục tiêu thương mại hoá nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và công nghiệp hoá công nghệ cao, 53 khu phát triển công nghiệp công nghệ cao (HTIDZ) đã được xây dựng. HTIDZ là các cụm công nghệ cao được các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghiệp cùng đầu tư nghiên cứu, phát triển. Nhiều cụm đã thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài như Microsoft, Motorola, IBM, Nokia, Samsung, Electronic, El... tham gia. Từ năm 1992 đến 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các HTIDZ Trung Quốc rất đáng khích lệ, với mức gia tăng 51% về doanh thu, 55% về giá trị xuất khẩu và trên 42% về lợi nhuận. Năm 2003, các HTIDZ đã có trên 33 nghìn đơn vị hoạt động, tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động, mang lại doanh thu trên 253 tỷ USD.
*Một số lĩnh vực điển hình đạt được trong quá trình thực hiện
Nhiều công ty Trung Quốc, kể cả công ty tư nhân, đang tích cực thực hiện tham vọng của chính phủ. Người nước ngoài ít nghe tiếng tập đoàn BYD (BYD là tên viết tắt bằng tiếng Anh của cụm từ “Xây dựng ước mơ của bạn”), nhưng đây là công ty lớn thứ hai thế giới về sản xuất các loại pin. Ra đời năm 1995, BYD chuyên sản xuất pin sạc lithium, điện thoại di động, thiết bị nhiếp ảnh, phụ tùng xe hơi và nhiều loại linh kiện khác cho các thương hiệu Nokia, Motorola, Sony và nhiều hãng khác. Giờ đây BYD nhắm tới một mặt hàng cao cấp: xe hơi chạy điện. Năm năm trước BYD mua lại một công ty xe hơi quốc doanh, vừa qua họ xây một nhà máy lắp ráp xe hơi rộng 15 héc ta ở Thâm Quyến và thuê một nhóm chuyên viên thiết kế xe hơi của Ý, chuẩn bị cho ra đời chiếc xe hơi điện đầu tiên vào cuối năm nay.
Công ty máy tính Hasee có trụ sở tại Thâm Quyến cũng là một trường hợp đáng chú ý. Mới ra đời được 6 năm nhưng Hasee đã bán được 100.000 máy tính mỗi tháng, doanh số năm nay dự kiến đạt 800 triệu đô la Mỹ và là công ty máy tính lớn thứ hai của Trung Quốc sau Lenovo. Có điều khác với Lenovo (mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của IBM), Hasee đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển loại máy tính xách tay có giá dưới 370 đô la với tham vọng trong một thập niên nữa sẽ trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.
*Nhân tố tạo thành công
Phân tích thành công của Trung Quốc trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, nhiều công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo; chiến lược đầu tư, thu hút các đối tác nước ngoài; tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp; liên doanh liên kết và quan trọng là sự phối hợp tập trung trong các chương trình hành động quốc gia.
Chính phủ dành sự quan tâm lớn cho ngành công nghiệp công nghệ cao, thành lập nhiều trung tâm đào tạo công nghệ cao ở các thành phố, có chính sách khuyến khích để thu hút các nhà khoa học có trình độ cao trở về nước làm việc. Chính phủ cũng đã xây dựng nhiều công viên khoa học gắn với đại học, cung cấp nhân tài để mở mang phát triển công nghiệp công nghệ cao với tham vọng khoa học-công nghệ sẽ trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh và sức mạnh toàn diện của đất nước. Những nhà đầu tư nước ngoài, nếu là đối tác sẽ có lợi ích đáng kể về quan hệ, nhận được những thông tin minh bạch trong hoạch định chiến lược, chính sách công nghiệp, chính trị và pháp lý để đảm bảo ký kết hợp đồng trên cơ sở lựa chọn kỹ lưỡng nhằm tận dụng thời cơ cũng như động thái chính sách và công nghệ.
CAS là tổ chức tư vấn cao nhất về chính sách và phát triển khoa học-công nghệ quốc gia. Nhiều chương trình khoa học-công nghệ trọng điểm nhà nước đã được hình thành từ những đề xuất của CAS. CAS bắt đầu thành lập doanh nghiệp công nghệ cao vào năm 1980, đến nay đã có trên 500 doanh nghiệp công nghệ cao và hơn 400 tổ chức định hướng vào cung cấp dịch vụ. CAS đã tạo được những đột phá lớn về công nghệ cao trong các lĩnh vực thông tin, sinh học, vật liệu mới, trở thành lực lượng nòng cốt trong những khu công nghiệp công nghệ cao.
Phát triển lực lượng các nhà khoa học tài năng là một yếu tố quan trọng, góp phần đưa Trung Quốc đến thành công trong phát triển công nghệ cao. Hiện nay, khoảng 1/2 số người có bằng tiến sỹ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc được nhận từ Mỹ; các trường kỹ thuật được tập trung đầu tư nâng cao các hệ phương pháp luận, công nghệ và phương pháp thực hành để đạt chất lượng phương Tây. Cùng với nhân tài trong nước, Trung Quốc đã thu hút được chất xám của người Hoa ở nước ngoài và đang biến thành một lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực kỹ thuật siêu dẫn, công nghệ nano và quang học.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thu hút nhiều đối tác tham gia để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao năng lực công nghệ từ mức đơn giản (bán và cung cấp sản phẩm), liên kết sản xuất đến thiết kế và phát triển, mở rộng ngành công nghiệp công nghệ cao. Chiến lược thu hút này đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhờ đó, nhiều doanh nghiệp và các lĩnh vực công nghệ cao đã phát triển mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thay vì việc đẩy các công ty nước ngoài ra khỏi thị trường, Trung Quốc đã khuyến khích các công ty nổi tiếng trong nước liên minh, hợp tác với họ. Quá trình hợp tác với đối tác nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã tạo điều kiện giúp Trung Quốc vượt qua những khó khăn trong tích hợp hệ thống tiêu chuẩn công nghệ trong nước. Đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nước ngoài vào Trung Quốc là một xu thế quan trọng, được coi là một nhân tố chủ chốt trong phát triển công nghệ cao. Trung Quốc được các công ty nước ngoài đánh giá là nơi đầu tư công nghệ cao tốt nhất (39%), tiếp đó là Mỹ (29%) và ấn Độ (28%).
*Những thách thức cần vượt qua
Ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc đã có những bước phát triển để trở thành một trong những động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Hiệu quả đầu tư chưa cao, ít được cải thiện. HTIDZ được coi là một thành công lớn, nhưng vào năm 2003, tỷ lệ lợi nhuận ròng so với doanh thu chỉ đạt 5,4%. Với đầu tư gia tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao, hiệu quả đem lại năm 2002 chỉ bằng 83% so với năm 1995. Trong xu thế toàn cầu, các công ty đa quốc gia thường đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào gần nơi sản xuất, song tương quan giữa giá trị đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các chi nhánh nước ngoài với hàng hoá được tạo ra còn thấp. Đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc mới chiếm 22%, nghĩa là với 1 đơn vị vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, các tổ chức nội địa còn phải chi tới 0,78 đơn vị vốn.
Tỷ trọng hàng gia công chế biến với nguyên liệu nhập khẩu còn cao, chiếm trên 89,5% tổng lượng hàng xuất khẩu công nghệ cao. Doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc dường như không có sản phẩm được quyền sở hữu độc lập hoặc nếu có thì khả năng cạnh tranh lại kém, cán cân nhập siêu trong thương mại sản phẩm công nghệ cao còn ở mức trên 8,98 tỷ USD (năm 2003).
Chủ trương phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao còn nặng về ưu tiên của Chính phủ. Những nỗ lực để các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao và các giải pháp bảo hộ, ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước không chỉ giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài mà còn có thể đem lại rủi ro, dẫn tới giảm mức độ và loại hình đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.
Nhìn chung, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc còn thấp, thua nhiều nước công nghiệp phát triển, về tổng thể nó vẫn còn ở mức thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.Đánh giá:
Theo kế hoạch trung và dài hạn, Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy công nghiệp hóa, nuôi dưỡng sự tăng trưởng cao và phát triển bền vững, trong đó có ngành năng lượng và các ngành công nghệ cao như hóa sinh, và thúc đẩy phát triển các ngành liên quan tới an ninh quốc gia, như hàng không và công nghệ laser. Trung Quốc sẽ lựa chọn một số ngành công nghệ cao chiến lược có lợi thế so sánh và tạo bước đột phá trong những lĩnh vực này.
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn phải dựa vào công nghệ nhập khẩu trong lĩnh vực này do còn thiếu năng lực trong lĩnh vực công nghệ cao chiến lược. Trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát sự phát triển công nghệ quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu và công nghiệp hóa công nghệ cao chiến lược và tạo nguồn vốn cho nó từ cả nhà nước và khu vực tư nhân.
Về một số phương diện, không hẳn Trung Quốc chủ động đề ra xu thế phát triển công nghệ cao mà chỉ đơn giản trôi theo dòng chảy kinh tế sinh ra từ quá trình tăng trưởng cao. Các thương hiệu hàng đầu thế giới ngày trước vẫn đặt gia công ở Trung Quốc các sản phẩm sử dụng nhiều lao động nay đang tìm những nguồn thay thế. Các nhà kinh tế cho rằng, Trung Quốc đang đi lại con đường mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã đi qua - từ công nghiệp kỹ năng thấp tiến lên công nghệ cao, phát triển dịch vụ và xây dựng thương hiệu tầm cỡ toàn cầu. Song, để thành công như Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc còn phải vượt qua nhiều trở ngại, trước tiên là những yếu kém trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Các thương hiệu hàng đầu thế giới ngày trước vẫn đặt gia công ở Trung Quốc các sản phẩm sử dụng nhiều lao động nay đang tìm những nguồn thay thế; tập đoàn bán lẻ Wal-Mart chẳng hạn, đang tìm các nhà sản xuất ngoài Trung Quốc để cung ứng cho mạng lưới 5.000 siêu thị của mình. Các nhà kinh tế cho rằng, Trung Quốc đang đi lại con đường mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã đi qua - từ công nghiệp kỹ năng thấp tiến lên công nghệ cao, phát triển dịch vụ và xây dựng thương hiệu tầm cỡ toàn cầu. Song, để thành công như Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc còn phải vượt qua nhiều trở ngại, trước tiên là những yếu kém trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ở Trung Quốc, việc ăn cắp công nghệ, thiết kế của các công ty nước ngoài để làm ra hàng