Đề tài Chính sách tiền tệ đối với việc điều tiết nền kinh tế thị trường và những hạn chế - thành công

Ổn định giá cả là mục tiêu cơ bản hàng đầu của chính sách tiền tệ và là mục tiêu dài hạn. Vậy ổn định giá trị tiền tệ là ổn định sức mua của tiền tệ. Để đo lường được mục tiêu này NHTƯ phải đảm bảo ổn định trên cả hai phương diện : ổn định giá trị đối nội của tiền. Chỉ tiêu này được lượng hoá bằng chỉ tiêu lạm phát tiền tệ ; ở phương diện thứ hai là ổn định giá trị đối ngoại được lượng hoá bằng mức biến động tỷ giá. Cụ thể là khi tỷ giá biến động ( có thể là tỷ giá tăng hoặc giảm ) : - Khi tỷ giá tăng ( tức là đồng bản tệ mất giá) , điều này nó sẽ kích thích xuất khẩu, còn nhập khẩu bị hạn chế. Tình trạng này xảy ra trong điều kiện lạm phát tiền tệ thấp, sự biến động không qua lớn. Khi tỷ giá tăng qua cao bản tệ mất uy tín dẫn đến mọi quan hệ ngoại thương kém và các quan hệ kinh tế thế giới khác . - Khi tỷ giá giảm ( tức là đồng bản tệ tăng giá ) , hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm ( vì giá xuất khẩu tăng không kích thích xuất khẩu ) . Như vậy, trong từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau các quốc gia muốn thực hiện các mục tiêu khác nhau và coi đây là một trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ mà NHTƯ phải kiểm soát. Đối với lạm phát : Khi nền kinh tế có lạm phát kể cả lạm phát cân bằng có dự đoán trước vẫn gây ra hậu quả nhất định và nó làm tăng “chi phí mòn giày” và “chi phí thực đơn”, điều đó gây chi phí cho xã hội hay lạm phát không được dự kiến trước làm cho thông tin bị bóp méo, uy tín bị ảnh hưởng, cạnh tranh giữa các quốc gia bị ảnh hưởng, đầu tư bị thay đổi, tâm lý và các vấn đề xã hội của công chúng bị đảo lộn .

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ đối với việc điều tiết nền kinh tế thị trường và những hạn chế - thành công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan