1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới hình thành và phát triển được mười năm nhưng nó đã thực sự trở thành một “địa chỉ” hấp dẫn thu hút dân chúng và doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, đồng thời thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động mạnh mẽ và đa dạng, có thăng, có trầm, khi sôi động, khi ảm đạm, có bước tiến vững chắc nhưng cũng có những bước hụt đầy tiếc nuối
Những cung bậc thăng trầm của thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nhất bởi “chính sách tiền tệ”. Nhân tố này quyết định tới xu hướng thị trường và tâm lý của nhà đầu tư, bất cứ sự thay đổi nào của chính sách tiền tệ đều có thể làm thay đổi niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, thị trường chứng khoán thế giới nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng biến động thất thường, không ổn định gây tổn hại cho nhà đầu tư và gây ra tâm lý hoang mang trên thị trường. Để tăng cường nhận thức của nhà đầu tư về sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường chứng khoán và vai trò bình ổn của nhân tố này tới thị trường chứng khoán các tác giả đã lựa chọn và hoàn thành đề tài “Chính sách tiền tệ với vấn đề bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam” với hi vọng củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, các nhân tố của chính sách tiền tệ, tác động và vai trò của chúng trong việc bình ổn thị trường chứng khoán.
- Phân tích cụ thể tác động của chính sách tiền tệ và vai trò của nó với việc bình ổn thị trường chứng khoán qua việc phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và qua phân tích tình hình một số mã cổ phiếu tiêu biểu.
- Đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, phân tích những nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường chứng khoán, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính sách tiền tệ tới bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận chung về sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường chứng khoán và vai trò của chính sách tiền tệ bình ổn thị trường chứng khoán.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chính sách tiền tệ và các yếu tố của nó có tác động tới thị trường chứng khoán thông qua phân tích chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam (Vn-Index) trong giai đoạn 2006-2010 và qua phân tích 4 mã chứng khoán tiêu biểu là: FPT, REE, ACB, PVS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận.
- Kết hợp lý luận với phân tích thực tế tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ số Vn-Index và tình hình một số chứng khoán tiêu biểu.
- Kết hợp phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp thống kê, quy nạp, diễn giải, so sánh, nghiên cứu tài liệu
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, các yếu tố của chính sách tiền tệ tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường chứng khoán Việt Nam; nguyên nhân gây nên những hạn chế của chính sách tiền tệ trong việc bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích và đưa ra dự báo về xu thế phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của chính sách tiền tệ và tăng cường hiệu quả của chính sách này để bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
6.Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 3 phần:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán và chính sách tiền tệ.
- Chương 2: Thực trạng những tác động của chính sách tiền tệ tới việc bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ với vấn đề bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới hình thành và phát triển được mười năm nhưng nó đã thực sự trở thành một “địa chỉ” hấp dẫn thu hút dân chúng và doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, đồng thời thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động mạnh mẽ và đa dạng, có thăng, có trầm, khi sôi động, khi ảm đạm, có bước tiến vững chắc nhưng cũng có những bước hụt đầy tiếc nuối…
Những cung bậc thăng trầm của thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nhất bởi “chính sách tiền tệ”. Nhân tố này quyết định tới xu hướng thị trường và tâm lý của nhà đầu tư, bất cứ sự thay đổi nào của chính sách tiền tệ đều có thể làm thay đổi niềm tin của nhà đầu tư. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, thị trường chứng khoán thế giới nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng biến động thất thường, không ổn định gây tổn hại cho nhà đầu tư và gây ra tâm lý hoang mang trên thị trường. Để tăng cường nhận thức của nhà đầu tư về sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường chứng khoán và vai trò bình ổn của nhân tố này tới thị trường chứng khoán các tác giả đã lựa chọn và hoàn thành đề tài “Chính sách tiền tệ với vấn đề bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam” với hi vọng củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, các nhân tố của chính sách tiền tệ, tác động và vai trò của chúng trong việc bình ổn thị trường chứng khoán.
- Phân tích cụ thể tác động của chính sách tiền tệ và vai trò của nó với việc bình ổn thị trường chứng khoán qua việc phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và qua phân tích tình hình một số mã cổ phiếu tiêu biểu.
- Đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, phân tích những nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường chứng khoán, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính sách tiền tệ tới bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận chung về sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường chứng khoán và vai trò của chính sách tiền tệ bình ổn thị trường chứng khoán.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chính sách tiền tệ và các yếu tố của nó có tác động tới thị trường chứng khoán thông qua phân tích chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam (Vn-Index) trong giai đoạn 2006-2010 và qua phân tích 4 mã chứng khoán tiêu biểu là: FPT, REE, ACB, PVS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận.
- Kết hợp lý luận với phân tích thực tế tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ số Vn-Index và tình hình một số chứng khoán tiêu biểu.
- Kết hợp phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp thống kê, quy nạp, diễn giải, so sánh, nghiên cứu tài liệu…
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, các yếu tố của chính sách tiền tệ tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường chứng khoán Việt Nam; nguyên nhân gây nên những hạn chế của chính sách tiền tệ trong việc bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích và đưa ra dự báo về xu thế phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của chính sách tiền tệ và tăng cường hiệu quả của chính sách này để bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
6.Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 3 phần:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán và chính sách tiền tệ.
- Chương 2: Thực trạng những tác động của chính sách tiền tệ tới việc bình ổn thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Sự hình thành thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thế giới ra đời cách đây hơn 400 năm. Lúc bấy giờ một thương gia người Bỉ làVan De Buerzo đã có sáng kiến tổ chức một cái chợ tại tư dinh của mình ở Bruges làm nơi trao đổi mua bán các thương phiếu cho các thương nhân cần vàng và tiền mặt cho các chuyến đi buôn của họ. Sau đó "cái chợ "này dời về Antwerpas năm 1531 và phát triển sôi động. Nhiều thương nhân từ nhiều nước đã đến trao đổi các loại giấy tờ có giá. Tiếp theo thị trường Antwerpas, là Lyon (nước Pháp ) năm 1545, Luân Đôn (nước Anh ) năm 1566 và Amsterdam ( Hà Lan ) năm 1608. Mô hình Thị trường chứng khoán như chúng ta có hiện nay được thành lập vào ngày 17/05/1792 tại Wall Street, 24 nhà môi giới (broker) và thương gia (merchant) đã chính thức ký thỏa thuận Buttonwood thành lập thị trường chứng khoán New York - tiền thân của thị trường chứng khoán NYSE, Hoa Kỳ. Một thị trường thứ hai là Hiệp hội Curbstone Association hình thành năm 1870, tiền thân của Thị trường chứng khoán AMEX, Hoa Kỳ. Một mô hình tương tự đã phát triển từ thị trường Luân Đôn nói trên (1566), vào cuối thế kỷ 17 đã có khoảng 140 công ty cổ phần được niêm yết, nhưng công việc giao dịch lại được thực hiện ở các quán Cà phê. Mãi đến năm 1801, một "Phòng đăng ký mua chứng khoán" được thành lập và qua quá trình lịch sử được thay thế bằng toà nhà 26 tầng ở Capel Court là Trung tâm của thị trường chứng khoán Luân Đôn hiện nay.
Nếu trong thời kì đầu, thị trường chứng khoán xuất hiện tại những nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh... thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào vận hành và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Thị trường chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương đi vào hoạt động muộn hơn vào ngày 14/7/2005.
Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Hay thị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi, thông qua đó một bộ phận vốn được huy động và luân chuyển trong nền kinh tế. Đây là nơi tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, là cầu nối giữa cung và cầu vốn. Khác với những thị trường khác, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra việc trao đổi các hàng hóa đặc biệt - chứng khoán - là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc được bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với vốn hoặc tài sản người phát hành, nên nó cũng mang trong mình những đặc trưng và những nguyên tắc riêng có.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Thứ nhất, thị trường chứng khoán đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp. Người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính;
Thứ hai, thị trường chứng khoán gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có rất nhiều người mua và người bán, tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường; không có sự áp đặt giá cả mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin liên quan tới chứng khoán; các thông tin được phản ánh trên thị trường này là chính xác, kịp thời;
Thứ ba, thị trường chứng khoán về cơ bản là một thị trường liên tục. Khi một ngày giao dịch ở nơi này kết thúc thì một ngày giao dịch ở nơi khác vẫn còn đang hoạt động hoặc lại bắt đầu, tạo ra sự luân phiên, không ngừng nghỉ.
1.1.4.Chức năng của thị trường chứng khoán
Thứ nhất, thị trường chứng khoán huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên thị trường có rất nhiều lựa chọn cho phép các doanh nghiệp có thể tăng vốn của mình, tuy nhiên với các hình thức tài chính gián tiếp, con đường tiếp cận với nguồn vốn của doanh nghiệp còn khá xa xôi và nhiều trở ngại. Với cách thức đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn, thông qua việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn từ tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi với khối lượng lớn đáp ứng các nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Xét theo tầm vĩ mô, việc huy động vốn cho các dự án, các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, việc cung cấp các dịch vụ hàng hóa công cộng, trong khi nguồn vốn Ngân sách hạn hẹp, thì huy động vốn qua các công cụ của thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu và hiệu quả đối với Chính phủ, đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.
Thứ hai, thị trường chứng khoán cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.Với các loại chứng khoán đa dạng và phong phú về thời hạn, độ rủi ro, giá cả trên thị trường chứng khoán, công chúng tùy vào tiềm lực, sự kì vọng, mức ngại rủi ro và mức sinh lời kì vọng của mình mà có thể lựa chọn cho mình những danh mục đầu tư phù hợp mang lại khả năng sinh lời cao nhất có thể. Chính vì vậy thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm để đầu tư.
Thứ ba, thị trường chứng khoán cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Các nhà đầu tư, những người nắm giữ chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán thành tiền mặt bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Thị trường chứng khoán càng hoạt động năng động, có hiệu quả thì tính thanh khoản trên thị trường càng cao.
Thứ tư, thị trường chứng khoán đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình kinh tế. Thị trường chứng khoán được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, nền kinh tế lành mạnh, tăng trưởng hay suy thoái đều được phản ánh qua các chỉ số chứng khoán; các chỉ số cao và ổn định ở mức phù hợp báo hiệu một nền kinh tế đang đà phát triển tốt, và ngược lại thì sẽ là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn đầy biến động. Xét trên khía cạnh các doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp có cao thể hiện qua các chỉ số chứng khoán của doanh nghiệp ấy, tình hình của doanh nghiệp đều được phản ánh chính xác qua những chỉ số cơ bản. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư cải tiến sản phẩm.
Thứ năm, thị trường chứng khoán giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thị trường chứng khoán luôn cung cấp và phản ánh các thông tin chính xác về thị trường, thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt Ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Phân loại thị trường chứng khoán
Căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường giao ngay và thị trường tương lai.
- Thị trường giao ngay (thị trường thời điểm): là thị trường giao dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày).
- Thị trường tương lai: là thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…).
Căn cứ vào tính chất các chứng khoán được giao dịch, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh.
- Thị trường cổ phiếu: là thị trường nơi các cổ phiếu (cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi) được phát hành và giao dịch.
- Thị trường trái phiếu: là thị trường nơi các trái phiếu được phát hành và giao dịch.
- Thị trường chứng khoán phái sinh: là thị trường nơi các chứng khoán phái sinh được phát hành và giao dịch. Thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm thị trường các hợp đồng tương lai, các hợp đồng quyền chọn,...
Căn cứ vào sự luân chuyển nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp.
- Thị trường chứng khoán sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán được phát hành lần đầu hay còn được gọi là thị trường phát hành. Nó là tiền đề cho sự ra đời, phát triển của thị trường chứng khoán. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán sơ cấp là kênh huy động vốn cho nền kinh tế, đồng thời nó còn là một kênh phân bổ vốn hiệu quả; thêm vào đó nó giúp các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn một cách hữu hiệu; ngoài ra nó còn giúp Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Và vì thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới nên nó mang những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục. Bởi nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới. Các đợt phát hành chứng khoán mới thường không liền nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tăng vốn đầu tư vào hoạt động sản suất kinh doanh.
Thứ hai, chủ thể tham gia thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư, trong trường hợp việc phát hành chứng khoán được thực hiện theo phương thức bảo lãnh phát hành thì mới có sự tham gia của các nhà bảo lãnh.
Thứ ba, tiền bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động trên thị trường này làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
Cuối cùng, khối lượng và nhịp độ giao dịch thấp hơn nhiều thị trường thứ cấp, đó là do khối lượng giao dịch bị giới hạn bởi số lượng chứng khoán mới được phát hành.
Thị trường chứng khoán sơ cấp có hai phương thức phát hành chứng khoán là phương thức phát hành riêng lẻ và phát hành chứng khoán ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ là hình thức phát hành chứng khoán cho một số lượng hạn chế nhất định các nhà đầu tư. Biểu hiện của phương thức này là phát hành thông qua phương tiện thông tin đại chúng (kể cả Internet) trừ các hội nghị hẹp với các nhà đầu tư tiềm năng, chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư.
Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó các chứng khoán được chào bán rộng rãi và công khai cho tất cả các cá nhân và tổ chức đầu tư với các điều kiện và thời gian như nhau. Nó được tiến hành thông qua phương tiện thông tin đại chúng; chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số nhà đầu tư không xác định.
- Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Vì vậy thị trường chứng khoán thứ cấp có những đặc điểm sau:
Một là: thị trường chứng khoán thứ cấp có tính chất cạnh tranh hoàn hảo. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường được thực hiện chủ yếu thông qua cạnh tranh, cạnh tranh giữa các người mua với nhau, các người bán với nhau về giá cả chứng khoán. Giá được hình thành trên cơ sở cung cầu, thông tin trên thị trường được công bố kịp thời và công khai cho mọi thành viên trên thị trường và công chúng.
Hai là: thị trường chứng khoán thứ cấp có tính liên tục. Vì thị trường này tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư mua bán chứng khoán một cách thường xuyên. Tại thị trường này các giao dịch được thực hiện theo những nguyên tắc và thủ tục xác định đảm bảo một lượng lớn các giao dịch được giải quyết một cách nhanh chóng.
Ba là: khối lượng và nhịp độ giao dịch tại thị trường chứng khoán thứ cấp gấp nhiều lần thị trường chứng khoán sơ cấp vì trên thị trường sơ cấp, chứng khoán được mua đi bán lại nhiều lần nhất là cổ phiếu.
Bốn là: hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và tiền cho nhau.
1.1.4.Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
Nguyên tắc cạnh tranh tự do: Theo nguyên tắc này, trên thị trường chứng khoán giá cả phản ánh mối quan hệ cung cầu về chứng khoán, thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng - hàng hóa vốn nên thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
Nguyên tắc trung gian mua bán: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
Nguyên tắc đấu giá: nguyên tắc này do mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
Căn cứ vào các hình thức đấu giá có hình thức đấu giá trực tiếp và hình thức đấu giá gián tiếp.
- Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian (chuyên gia chứng khoán) tại quầy giao dịch để thương lượng giá.
- Đấu giá gián tiếp: Là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp gặp nhau, mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.
- Đấu giá tự động: Là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy chủ của Sở giao dịch với hệ thống máy tính của các công ty chứng khoán thành viên.
Căn cứ vào phương thức đấu giá có hình thức đấu giá định kì và đấu giá liên tục
- Đấu giá định kì: Là việc tập hợp và khớp lệnh các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, tìm ra một giá để tại đó khối lượng giao dịch được thực hiện nhiều nhất.
- Đấu giá liên tục: Là việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục bằng cách khớp các lệnh giao dịch ngay khi có các lệnh giao dịch có thể phối hợp được với nhau.
1.1.5.Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
1.1.5.1. Sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
Điều hành thị trường là các hoạt động tổ chức quản lí được tiến hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường của thị trường (thường được tiến hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định).
Giám sát thị trườ