Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói, giảm nghèo. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng khai thác thế mạnh về nông nghiệp với rất nhiều chương trình trọng điểm khác nhau

pdf102 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN ĐỨC NHÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN ĐỨC NHÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60.31.01.02 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: TS NGỌ VĂN DUY HÀ NỘI - 2015 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chương trình Thành ủy CTr/TU Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Nxb CTQG Nghị quyết Trung ương NQ/TU Quyết định Thủ tướng QĐ – TTg Quyết định Ủy ban nhân dân QĐ – UBND Tổng sản phẩm quốc nội GDP Ủy ban nhân dân UBND MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ N NH N N N HI Ở TH NH HỐ HỒ CHÍ MINH 10 1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 10 1.2 Quan niệm; nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 20 Chương 2 THỰC TRẠN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ N NH N N N HI Ở TH NH PHỐ HỒ CHÍ MINH V NHỮN VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN IẢI QUYẾT 34 2.1 Tổng quan ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 34 2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 39 Chương 3 QUAN ĐIỂM V IẢI HÁ ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ N NH N N N HI P Ở TH NH HỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN TỚI 59 3.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới 59 3.2. Những giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới 68 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC T I LI U THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói, giảm nghèo. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng khai thác thế mạnh về nông nghiệp với rất nhiều chương trình trọng điểm khác nhau. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trong điểm phía Nam và cả nước. Những năm vừa qua, nhờ có sự quan tâm của chính quyền Thành phố và Trung ương, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng có những thay đổi và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp của Thành phố đang đứng trước những thách thức mới: Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh nông sản hàng hóa; đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, manh mún và suy thoái nghiêm; tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa hợp lý. Sự lạc hậu của cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng đang là một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. 4 Do vậy, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, đóng góp tích cực vào CNH, HĐH của Thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là khâu then chốt trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài đã có nhiều công trình được công bố nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận khác nhau: Đề tài, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam - Thông tin chung” của PGS,TS Bùi Tất Thắng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2009. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, những tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ các ngành. Phân tích, khái quát tác động của những nhân tố mới cả trên thế giới và trong nước đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam, sách do Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội, 1996. Ở công trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế, trên cơ sở đó xem xét, đánh giá nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế với cơ cấu vùng kinh tế, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 5 với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của PGS, TS Bùi Tất Thắng, sách do Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội 1997. Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố khoa học - công nghệ. Đề tài, “Nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 – 2004” - Đề tài khoa học của Cục thống kê Thanh Hoá năm 2005. Trên cơ sở số liệu thể hiện mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2004. Trong đó, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và chuyển dịch trong nội bộ ngành. Đề tài tập trung phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó chỉ ra những nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện nay”, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của Phạm Hữu Hùng, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, năm 2012. Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá những năm qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế và những mâu thuẫn đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả đã đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm 6 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá. “Chuyển ịch cơ cấu nông nghiệp ở Cộng h a ân ch nhân ân ào hiện nay”, luận án Tiến sĩ kinh tế chính trị của Hum Pheng Xay Na Sin, bảo vệ năm 2001, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án nêu ra nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và những vẫn đề có tính quy luật của quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của nước Lào, đánh giá thực trạng những năm qua đến năm 2000, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách phù hợp để thúc đẩy nông nghiệp theo hướng tiến bộ. “ ảng Cộng ản ãnh đạo chuyển ịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1996 - 2006”, luận án tiến sĩ lịch s của Đặng Kim anh, bảo vệ năm 2011, Học viện Khoa học ã hội và Nhân văn. Nghiên cứu chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 199 đến năm 200 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổng kết các kết quả đạt được của ngành nông nghiệp trong 20 năm và rút ra bài học kinh nghiệp của Đảng trong quá trình lãnh đạo. “Những phương hướng và giải pháp ch yếu nh m chuyển chuyển cơ cấu kinh tế nông - âm nghiệp tỉnh H a ình”, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Hồng, bảo vệ năm 199 . Luận án trình bày cơ sở lý luận về chuyển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và nội bộ ngành nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch nông - lâm nghiệp, đánh giá thực trạng từ năm 1990 đến năm 1994 và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2000. Dưới dạng các bài báo khoa học, có các công trình: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra” của TS Trần Anh Phương, Tạp chí Cộng sản, số 1(1 9), năm 2009. Tác giả cho rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, đồng thời khái quát nội dung chuyển 7 dịch cơ cấu kinh tế, kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, chỉ rõ những mâu thuẫn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó đề xuất và kiến nghị năm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới.“Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnh báo”, của tác giả Đào Ngọc Lâm, Tạp chí Cộng sản, số 1 năm 2005. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thời kỳ đổi mới. Khái quát tính tất yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trên cơ sở đó đề xuất những mục tiêu đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và chỉ tiêu cụ thể đối với các ngành kinh tế. “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Phan Ngọc Mai Hương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5, năm 2006. Tác giả tập trung trình bày về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những ưu, khuyết điểm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất các quan điểm có tính chất định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Gia ai” của tác giả Hải Thu, Tạp chí Ngoại thương, số 34 năm 2004. Theo tác giả, Gia Lai là một tỉnh miền núi, có điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tác giả khẳng định vai trò của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai. Vì vậy, tác giả đã luận giả và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Gia Lai, từ đó đề xuất những định hướng nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các công trình khoa học trên đây đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng; những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở nhiều địa 8 phương và một số nước mà tác giả có thể kế thừa một cách có chọn lọc... Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ là một luận văn Kinh tế chính trị thì chưa có tác giả nào đề cập nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận và thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Thành phố thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số liệu, tư liệu từ năm 2011 đến nay. 9 5. hương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận văn s dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch s của chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài s dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của các tác giả trong nước, vận dụng vào điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dựa vào các Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh qua các kỳ Đại hội, Báo cáo sơ, tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố đã được công bố từ năm 2005 đến nay. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của công trình có thể là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chủ trương của lãnh đạo, chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được s dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 11 Chương 1 CƠ CỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ N NH N N N HI P Ở TH NH HỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Quan niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 1.1.1. Quan niệm về cơ cấu kinh tế * Cơ cấu kinh tế Lịch s phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển. Theo đó, nền sản xuất xã hội được phân chia thành các ngành, các lĩnh vực khác nhau; khi đó tất yếu đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chính sự phân công lao động xã hội và mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các lĩnh vực là cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng, phản ánh tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Khi nghiên cứu quá trình phân công lao động xã hội, trong tác phẩm “Góp phần phê phán kinh tế chính trị học”, C.Mác viết: Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất. Theo C.Mác đó là: Sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình xã hội. Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khái niệm cơ cấu kinh tế cũng được C.Mác chỉ ra một lần nữa khi Người khẳng định rằng: Do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ cho nên làm đảo 12 lộn kết cấu kinh tế của xã hội. Cho đến nay, ở nước ta có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế với những cách tiếp cận khác nhau. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Như vậy, nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến sự phân chia các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng trong nền kinh tế. Theo quan điểm lý thuyết hệ thống thì: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian, những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Cũng có quan niệm: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng vận động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Hiểu một cách đầy đủ là một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phục hợp với những mục tiêu được xác định của nền kinh tế Mặc dù tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, song nhìn chung các quan niệm cơ cấu kinh tế đều được biểu hiện như là sự tập hợp những mối liên hệ, liên kết hữu cơ giữa các bộ phận, các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Theo đó, cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những mối quan hệ tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện 13 kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên đây, có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế à tổng thể các ngành, ĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành. Với những biến động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực hay từng địa phương đòi hỏi cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà phải luôn vận động chuyển dịch cần thiết và thích hợp. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của cơ cấu kinh tế mà không tính đến sự tương thích với những biến đổi của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, các mục tiêu kinh tế - xã hội. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế chính là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, nó phản ánh mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của nền kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, chúng ta cần tiếp cận trên cả hai góc độ đó là vật chất - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Một à, ưới góc độ vật chất - kỹ thuật thì bao gồm: Cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh tế: Nó phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các ngành nghề, lĩnh vực bộ phận cấu thành nền kinh tế; trình độ lực lượng sản xuất hiện có. Trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội sẽ hình thành cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực tương ứng. Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công
Luận văn liên quan