Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thì hố ngăn cách giữa các nước nghèo và các nước giàu, giữa người giàu và người nghèo, đang trở nên sâu sắc hơn. Một trong những căn nguyên của xu hướng đó chính là cái được gọi là lợi ích của "kẻ mạnh" nguy cơ các nước nghèo nhóm người nghèo bị gạt ra bên lề phát triển tăng lên. Càng nghèo, càng lạc hậu thì khả năng nhập cuộc càng thấp, nguy cơ mất cơ hội phát triển càng cao. Đây là thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển lựa chọn định hướng phát triển kinh tế xã hội và đối với nước ta cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tích phát triển nổi bật, rút ngắn đáng kể khoảng cách chênh lệch phát triển với các nước đi trước. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế thể hiện bằng việc chính phủ Mỹ tuyên bố chính thức quan hệ ngoại giao với nước ta (7/1995) quan hệ thương mại và đầu tư Quốc tế được mở rộng, đã gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ và hiện nay chúng ta đang tiến hành đàm phán để ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra cho nền kinh tế nước ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Vậy nền kinh tế nước ta phải có quá trình chuyển dịch cơ cấu như thế nào để không những đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong nước mà còn phải hoà nhập được với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu năm 2002 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại như đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Với ý nghĩa đó em đã quyết định chọn đề tài "chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá". Nội dung gồm 3 phần I. Cơ sở lý luận về việc đẩy mạnh kinh tế theo hướng côg nghiệp hoá - hiện đại hoá. II. Thực trạng của cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay III. Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu nước ta từng thời gian tới