Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường.
Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ.
Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được”.
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Để thực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan.
47 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5106 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đề tài
Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Lời mở đầu
1.Lý do chọn đềTrải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường.Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ.Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng. Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội là không kiểm soát được”.Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Để thực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan.Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu và trong thực tế công việc, tôi quyết định chọn đề tài “Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam và phù hợp với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tế đến nay. Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép.
3.Phương pháp luận nghiên cứuPhương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu trong và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong phân tích và nhận xét.Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề.4.Bố cục của đề tàiĐề tài được trình bày theo bố cục như sau:Chương 1: Công ty xuyên quốc gia và hoạt động chuyển giáChương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt NamChương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia MỤC LỤCCHƯƠNG 1: CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế1.1.1 Khái niệm1.1.2 Đặc trưng của TNC1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của TNC 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của TNC1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá1.3 Các yếu tố thúc đẩy TNC chuyển giá1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) 1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) 1.4 Các tác động của chuyển giá 1.4.1 Dưới góc độ TNC 1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ 1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam 2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam 2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam 2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam 2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp 2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ 2.2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường 2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất 2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãiCHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá 3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam 3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch 3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành 3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầutư nước ngoài 3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Chương 1: Công ty xuyên quốc gia và các hoạt động chuyển giá:
1.1:Khái niệm, mục tiêu và các tác động của công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế
1.1.1:Khái niệm:
Công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất, là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.Các công ty xuyên quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.Công ty xuyên quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.Các công ty xuyên quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.Đó là những tổ chức kinh doanh có quyền sở hữu hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra trên địa bàn nhiều quốc gia.Trong kinh tế thường có sự phân biệt giữa Công ty quốc tế(International Corporation) với Công ty đa quốc gia( Multunational Corporation) và Công ty xuyên quốc gia( Transnational Corporation). Trong đó, Công ty quốc tế là công ty có sự quốc tế hóa thị trường, tức là hoạt động cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài. Công ty đa quốc gia là công ty quốc tế có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức có chủ đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau. Công ty xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc 1 quốc tịch.
1.1.2: Đặc trưng của TNC:
TNCs có những đặc trưng nhất định như công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí hiện đại, năng lực cạnh tranh cao, mạng lưới hoạt động rộng, lượng tài sản sở hữu lớn, doanh thu lớn, thương hiệu mạnh… Cho đến nay, theo UNCTAD, các TNCs sở hữu tới 80% kỹ thuật mới của thế giới, 60% đầu tư quốc tế và 40% thương mại toàn cầu. Các TNCs có những đặc điểm đặc thù về sở hữu và những đặc điểm này quyết định các đặc trưng khác của các TNCs và tạo cho các TNCs có những lợi thế quan trọng phát sinh từ lợi thế sở hữu so với các chủ thể khác trong giao dịch quốc tế.
Nó là một tập đoàn xuyên quốc gia có một sự hiện diện toàn cầu thực sự lây lan giữa các nước. Tuy nhiên, nó sẽ là quá nhiều của một đơn giản hóa để gọi một công ty xuyên quốc gia nếu nó có một sự hiện diện ở một số nước hoặc có giao dịch bằng ngoại tệ nhiều. Chất lượng thực sự của một công ty xuyên quốc gia rõ ràng là khả năng theo đuổi một sự pha trộn đúng đắn của địa phương đáp ứng thông qua các tùy biến, giảm chi phí thông qua các tiêu chuẩn và cấu hình chuỗi giá trị tối ưu. Ví dụ, một công ty với một cũng nghĩ ra mạng lưới sản xuất ở các nước khác nhau, để làm cho nó tiền tệ trung tính 5 sẽ được nhiều hơn xuyên quốc gia trong đó xuất khẩu từ nước nhà của mình và sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hợp đồng kỳ hạn để loại bỏ nguy cơ ngoại hối. Tương tự như vậy, một công ty phát triển một mạng lưới các hoạt động mà làm cho nó ít dễ bị tổn thương trước các rủi ro chính trị tại các thị trường cá nhân ở nước ngoài, xuyên quốc gia sẽ được nhiều hơn một mà không có một mạng lưới.Các tập đoàn xuyên quốc gia kết hợp các thuộc tính khác nhau mà vượt ra ngoài tầm với của các công ty mà chủ yếu cạnh tranh ở thị trường trong nước của họ.
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị , điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty xuyên quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.
Và đặc biệt là về các đặc trưng sở hữu của các công ty xuyên quốc gia.
1.2: Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm chuyển giá của TNC:
1.2.1: Các nghiệp vụ mua bán nôi bộ (chuyển giao nội bộ):
Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của TNC là những hoạt động mua bán qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của TNC với nhau. Các công ty con của TNC hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giao dịch nội bộ của các TNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiều và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua việc tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực, qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển.
Trong thực tế, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được các nhà quản lý của TNC định giá sao cho tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên bình diện toàn tập đoàn, đây chính là hành vi chuyển giá. Hành vi này không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của TNC mà còn tác động lên ngân sách quốc gia. Để hạn chế hành vi chuyển giá, các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc dựa trên nguyên lý giá thị trường ALP (The Arm’s – Length Principle) trong việc định giá các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại. Nguyên tắc ALP chính là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia.Nguyên tắc này đòi hỏi các nghiệp vụ mua bán nội bộ trong các TNC phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên độc lập với nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan hệ thị trường.
Định giá chuyển giao và các phương pháp định giá chuyển giao:
Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ một TNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của TNC đang hoạt động.
Việc định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các thành viên trong các TNC, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hoạt động chuyển giá, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp chính phủ xác định xem các TNC có thực hiện chuyển giá hay không.
+)Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price
Method -CUP)
Nội dung: so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao
trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá và
dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được.
Cơ sở: thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dựa trên quan hệ không quen biết).
Nếu có sự khác biệt không lớn lắm giữa các nghiệp vụ chuyển giao của bên có liên kết với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chất lượng hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệ thanh toán, có thể thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh”. Phương pháp CUP có điều chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong các nghiệp vụ chuyển giao giữa các bên có liên kết và không liên kết mà việc điều chỉnh rất khó thực hiện, hoặc không thực hiện được. Những sự khác biệt đó bao gồm: khác biệt về chất lượng sản phẩm; khác biệt thị trường về mặt địa lý; khác biệt về cấp độ thị trường; khác biệt về số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến việc bán hàng
+)Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost plus method - CPM)
Phương pháp giá vốn cộng thêm chi phí dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc
giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mức lợi nhuận này phải được tính toán sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của TNC và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau.
Điều quan trọng là tính phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi nhuận
tăng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
•Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi
công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng thêm
này sẽ được tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý.
•Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm vừa bán cho công ty mẹ và công ty độc lập khác
thì phần lợi nhuận tăng thêm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phải so sánh giá cả hàng hóa dịch vụ trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập
•Thêm vào đó, một số yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ kéo
theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp .
• Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng về thời gian, số
lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi…
Phương pháp này thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
•Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên kết, gia
công chế biến và phân phối
Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
•Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết.
+)Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method–RPM)
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.
Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho (:) giá bán ra (doanh thu thuần). Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân phối không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần).
Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) như:
•Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);
•Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào để bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ, ...);
Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán)
+)Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method- PSM)
Phương pháp PSM được sử dụng trong những trường hợp, các TNC có mối liên kết mua bán qua lại quá chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng lớn và phức tạp (với những trường hợp này, các phương pháp như CUP, RPM tỏ ra không hiệu quả).
Phương pháp này dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết, tổng hợp của nhiều thành viên trong TNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán lợi nhuận cho từng thành viên tham gia liên kết giống như cách các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong những điều kiện tương đương.
Các giao dịch tổng hợp thường là các giao dịch đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ về các đặc tính sản phẩm.
Trong thực tế phương pháp chiết tách lợi nhuận thường được áp dụng cho các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sỡ hữu trí tuệ duy nhất.
+)Phương pháp so sánh lợi nhuận (Comparable profit method - CPM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi.Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện gia