Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với nó, quá trình đô
thị hóa cũng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Nhu cầu xây dựng đòi hỏi một nguồn
nguyên vật liệu rất lớn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Nhưng chúng ra đã
biết, một phần nguồn gach nguyên liệu được cung cấp từ các lò gạch sản xuất thủ công,
công nghệ lỗi thời và phần khác thì phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một điều bất
lợi cho ngành xây dựng của chúng ta. Chất lượng gạch làm theo phương pháp thủ công
có chất lượng thấp, không đa dạng về kiểu dáng. Sản xuất gạch theo phương pháp thủ
công lại tốn rất nhiều sức lao động cũng như không tận dụng được hết nguồn nguyên
liệu đầu vào, gây lãng phí và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó gạch nhập
khẩu lại có giá thành đắt hơn. Với nhu cầu xây dựng rất lớn như hiện nay, một đòi hỏi
bức thiết được đặt ra là phải làm sao vừa có thể sản xuất loại gạch có chất lượng tương
đương như gạch nhập ngoại mà giá thành lại hợp lý với đại đa số người dân.
Từ năm 2001, các doanh nghiệp, lò gạch tư nhân đã chủ động tìm tòi và học hỏi công
nghệ sản xuất gạch của Trung Quốc. từ đó nâng cao được chất lượng gạch, tiết kiệm
được chi phí nhân công cũng như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
“Chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu
đứng “
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với nó, quá trình đô
thị hóa cũng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Nhu cầu xây dựng đòi hỏi một nguồn
nguyên vật liệu rất lớn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Nhưng chúng ra đã
biết, một phần nguồn gach nguyên liệu được cung cấp từ các lò gạch sản xuất thủ công,
công nghệ lỗi thời và phần khác thì phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một điều bất
lợi cho ngành xây dựng của chúng ta. Chất lượng gạch làm theo phương pháp thủ công
có chất lượng thấp, không đa dạng về kiểu dáng. Sản xuất gạch theo phương pháp thủ
công lại tốn rất nhiều sức lao động cũng như không tận dụng được hết nguồn nguyên
liệu đầu vào, gây lãng phí và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó gạch nhập
khẩu lại có giá thành đắt hơn. Với nhu cầu xây dựng rất lớn như hiện nay, một đòi hỏi
bức thiết được đặt ra là phải làm sao vừa có thể sản xuất loại gạch có chất lượng tương
đương như gạch nhập ngoại mà giá thành lại hợp lý với đại đa số người dân.
Từ năm 2001, các doanh nghiệp, lò gạch tư nhân đã chủ động tìm tòi và học hỏi công
nghệ sản xuất gạch của Trung Quốc. từ đó nâng cao được chất lượng gạch, tiết kiệm
được chi phí nhân công cũng như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, chúng tôi xin được giới thiệu về Công nghệ lò nung
gạch kiểu đứng và hợp đồng chuyển giao công nghệ này giữa Viện nghiên cứu nhiệt-
lạnh và một cơ sở sản xuất gạch tư nhân do ông Nguyễn Quí Mão làm chủ.
Phần II – Chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
I. Giới thiệu công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
Lò gạch liên tục kiểu đứng là một trong các công đoạn quan trọng của dây chuyền
sản xuất gạch đất sét nung.
Quá trình nung, gạch thành phẩm trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn sấy: đặc trưng của giai đoạn này là quá trình bốc hơi nước trong viên
gạch. Giai đoạn này viên gạch được gia nhiệt ở nhiệt độ thấp, từ nhiệt độ môi
trường đến khoảng 250oC.
- Giai đoạn trước khi nung: trong giai đoạn này, nhiệt độ viên gạch tăng dần đến
nhiệt độ nung, các chất hữu cơ trong viên gạch bị đốt cháy, gạch chuyển dần sang
trạng thái kết khối.
- Giai đoạn nung: tùy theo loại đất và thị hiếu của khách hàng, nhiệt độ nung sẽ biến
đổi từ 800 đến 1050oC để tạo điều kiện cho quá trình kết khối diễn ra hoàn toàn
trong viên gạch.
- Giai đoạn làm nguội: trong giai đoạn này, gạch nung được làm nguội từ từ đến
nhiệt độ môi trường để thành gạch thành phẩm.
Việc sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ VSBK đã có từ những năm 1970
tại Trung Quốc.
Công nghệ này đã được nhiều tổ chức Quốc tế đánh giá là mô hình có khả năng tiết
kiệm năng lượng nhất và chuyển giao sang các nước đang phát triển như: Ấn Độ,
Nêpan, Pakistan,...
Lò gạch liên tục kiểu đứng được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2001 và
đã được cải tiến nhiều chi tiết giúp đạt hiệu quả cao hơn.
Ban đầu, lò VSBK chỉ sản xuất gạch đặc, đến nay lò VSBK đã sản xuất được các
loại gạch lỗ xuyên tâm có độ rỗng 25-30%, và gạch ống có độ rỗng đến 50%, rất phù
hợp với nhu cầu của các địa phương Việt Nam.
2. Đặc tính kỹ thuật của lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
Các mô đun lò nung được thiết kế chuẩn hóa, có hệ số không khí thừa thích hợp
đảm bảo nhiên liệu cháy kiệt, hạn chế quá trình hòan nguyên của khí CO, và hấp thụ
tối đa các khí thải độc hại khác như: SOx, NOx, H2S,. Các kết quả đo kiểm, đánh giá
môi trường khí thải của lò nung do các cơ quan độc lập thực hiện đều đạt tiêu chuẩn
TCVN 5937:1995, TCVN 5939:2005.
Kết cấu và kiểu dáng lò nung đa dạng, phù hợp với nhiều điều kiện về kinh tế, kỹ
thuật và điều kiện của các vùng miền địa phương trong toàn quốc. Việc xây dựng các
mô hình theo thiết kế và đúng chủng loại vật liệu nhiệt có khả năng tiết kiệm đến 50%
năng lượng so với lò thủ công tại một số địa phương. Khí thải dẫn qua ống khói được
đặt cao 15m so với cốt 0,0m của lò, nhiệt độ khói thải trung bình nhỏ hơn 100oC.
Việc trang bị các thiết bị phụ cho lò nung như: vận thăng, vít me - động cơ, kích
thủy lực, hệ thống các can nhiệt và đồng hồ hiển thị giúp tăng tính cơ giới hóa của dây
chuyền, giảm lao động nặng nhọc và tăng hiệu quả kinh tế của dây chuyền.
Việc tăng giảm công suất và sản lượng được quyết định bởi số môđun, thời gian
vận hành. Số mô đun được cơ sở xây dựng thường là: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 10. Thời gian vận
hành lò thường duy trì từ 300 đến 330 ngày/năm.
Công suất lò VSBK được thiết kế theo mô đun, mỗi mô đun có công suất khoảng
1,5 triệu viên gạch đặc kích thước 215x100x60mm hoặc khoảng 3 triệu viên gạch
thông tâm 35% kích thước 215x100x60mm trong một năm.
Bảng 1. Một số thông số kỹ thuật lò nung VSBK
TT Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật
1 Kích thước ruột lò nung M < 2,2x1,2x5,5
2 Kích thước phủ bì 1 lò nung M DxRxH=6x5,5x7,5
3 Vị trí phát tán khói so với cốt 0,0m M ~ 15
4 Nhiệt độ vách ngoài lò nung Độ C < 60
5 Nhiệt độ khói thải của ống khói Độ C < 150
6 Nhiệt độ gạch thành phẩm đầu ra Độ C < 60
7 Sản lượng gạch đặc tiêu chuẩn trong 24h Viên ~ 5.000
8 Sản lượng gạch thông tâm tiêu chuẩn trong 24h Viên ~ 10.000
9
Số lao động cần thiết cho cơ sở 6 triệu viên gạch
thông tâm tiêu chuẩn /năm
Người ~35
3. Ưu điểm của lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến môi trường làm việc của
công nhân vận hành lò.
- Tiết kiệm từ 45% đến 50% lượng than sử dụng so với lò truyền thống.
- Đạt trên 90% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ dưới 10%.
- Chất lượng gạch cao hơn lò thủ công về cường độ nén, cường độ uốn và độ hút
nước nhỏ hơn.
- Đa dạng hóa sản phẩm gạch nung: gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch đặc.
- Do sản xuất liên tục nên tạo công ăn việc làm, dễ bố trí lao động.
Bảng 2. So sánh thông số đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng
với lò thủ công tính cho 1000 viên gạch đặc (2kg/viên)
Thông số Lò liên tục Lò thủ công
Tiêu hao than cám 6, kg 100 220
Lượng củi đốt khởi động lò, ste 0 0,06
Nhân công, công 2,1 3,1
Tỷ lệ hưu hao, % <5% 15%
Đất nguyên liệu, m3 2,1 2,2
Chất lượng sản phẩm, TCVN 6355-98 Đạt Kém đạt
Bảng 3. Nồng độ khí thải tại môi trường người lao động trên mặt lò gạch VSBK
Thông số Đơn vị Giá trị đo Tiêu chuẩn
CO mg/m3 13.5 40* 40#
CO2 mg/m3 0.06 0.1 -
NO2 mg/m3 0.19 10 0.4
SO2 mg/m3 0.40 10 0.5
Bụi mg/m3 0.25 6 0.3
* - Tiêu chuẩn 373/2002/ QĐ/ BYT # - Tiêu chuẩn: TCVN 5937-1995
4. Các địa bàn đã áp dụng công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK)
Lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK) rất phù hợp với các loại gạch có kích thước lớn
và nặng tại Miền Bắc và Miền Trung, gạch thẻ tại Miền Nam.
Hiện nay công nghệ này đã được xây dựng tại các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây,
Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Bình
Định, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Dương, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai...
Hình 1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò gạch VSBK
Hình 2. Kết cấu chính của buồng nung của lò gạch VSBK
5. Một số công trình VBSK đã chuyển giao: ( bạn insert image như trong slide ná
^^)
Phần III. Hợp đồng chuyển giao công nghệ lò nung gạch liên tục kiểu
đứng(VSBK)
1. Chủ thể của hợp đồng:
a. Bên A: CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH TƯ NHÂN NGUYỄN QUÝ MÃO
- Đại diện: Ông Nguyễn Quý Mão
- Địa chỉ : Xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
b. Bên B: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH
- Đại diện là ông: Bùi Thanh Hùng
- Chức vụ: Phó Viện Trưởng
- Chủ nhiệm Hợp đồng là ông : Nguyễn Đức Quyền
- Địa chỉ : Phòng 101 - Nhà C7 - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 8692331/2121519 ; Fax: (04) 8684342; DD: 0912.302740
- Tài khoản số: 102010000014230 - Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi
nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Mã số thuế: 0101088561.
2. Nội dung của hợp đồng:
Bên B nhận thực hiện các công việc theo thứ tự như sau:
2.1 Tư vấn về các thông số của công nghệ lò nung gạch liên tục kiểu đứng.
2.2 Kiểm tra chất lượng đất mỏ và đem đất đi thử nghiệm tại một cơ sở tương thích. Cơ
sở tự thực hiện dưới sự giám sát và tư vấn của bên B hoặc trả kinh phí 19.500.000
đồng ( Số tiền bằng chữ: mười chín triệu năm trăm ngàn đồng chẵn). Kết quả phân
tích tại phòng thí nghiệm và gạch thử nghiệm tại một cơ sở có công nghệ VSBK sẽ gửi
lại cho chủ đầu tư sau 45 ngày. Kinh phí này không nằm trong giá trị của Hợp đồng.
2.3 Cung cấp bản vẽ thiết kế lò nung, hầm sấy hoặc nhà sấy, tài liệu hướng dẫn xây
dựng, hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố của lò nung.
2.4 Cử cán bộ hướng dẫn, giám sát xây dựng, xây ruột lò, hướng dẫn vận hành lò nung
và các công đoạn sản xuất.
2.5 Tư vấn, kiểm tra các thông số kỹ thuật của trang thiết bị, vật tư xây dựng cơ sở:
gạch chịu lửa; gạch xốp; bông thủy tinh, kích thủy lực, vít me, động cơ, vận thăng, quá
trình tạo hình gạch mộc,...
3. Giá trị hợp đồng và hình thức thanh toán
Giá trị hợp đồng là: 99.200.000đồng (Số tiền bằng chữ: Chín mươi chín triệu hai
trăm ngàn đồng chẵn), cụ thể được tính theo các nội dung mã thứ tự theo nội dung
của hợp đồng như sau (đơn vị tính bằng đồng Việt Nam):
Mã thứ tự Đơn vị Số lượng Nhân công Thành tiền Địa điểm
2.1 Lượt 01 buổi 01 1.000.000 Hà Nội (HN)
2.2 Bộ 02 - 20.000.000 HN
2.3 Ngày 95-120 01 42.000.000 HN - Cơ sở
2.4 Lượt Lượt 01 10.000.000
2.5 Đi lại/lượt 05 01 5.000.000 HN - Cơ sở
Cộng 77.500.000
Thuế các loại % 28% 21.700.000
Tổng cộng 99.200.000
Ghi chú: thuế các loại bao gồm: thuế VAT, quản lý phí của Viện và Trường, thuế thu
nhập cá nhân. Kinh phí đi lại thay đổi tuỳ theo địa bàn và khoảng cách so với Hà Nội –
bảng trên dự trù kinh phí tối thiểu.
Hình thức thanh toán: bên A chuyển trả cho bên B bằng tiền mặt (có giấy biên nhận)
hoặc chuyển khoản. Tiền được chuyển trả theo khối lượng và nội dung công việc mà
bên B đã thực hiện, nhưng không được chậm hơn khi bên B đã bắt đầu hoàn thành 1/3
khối lượng công việc tương ứng.
Các dòng kinh phí của hợp đồng kể cả kinh phí phát sinh được hai bên thống nhất phải
được trả trước khi bên B cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn vận hành lò nung VSBK. Tổng
giá trị này không nhỏ hơn 60% giá trị của hợp đồng.
Sau khi lò nung vận hành ổn định, bên A trả tiếp 20% kinh phí của hợp đồng. Hai bên
nghiệm thu kỹ thuật và hợp đồng được thanh lý. Hóa đơn giá trị gia tăng chỉ được
chuyển cho bên A khi bên B đã nhận đủ số tiền của hợp đồng và không quá 15 sau đó.
Các hợp đồng khác phát sinh ngoài nội dung của hợp đồng này sẽ không liên đới và
giải quyết hoàn toàn độc lập với nhau.
4. Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng
Các ngày làm việc của cán bộ kỹ thuật tại cơ sở sẽ được ghi vào nhận ký và có sư xác
nhận của hai bên. Thời hạn tối đa không quá số ngày như đã ghi tại điều 3.
Địa điểm thực hiện hợp đồng: tại Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh và tại cơ
sở sản xuất gạch tư nhân Nguyễn Quý Mão, xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên.
Bên A thông báo cho bên B kế hoạch thực hiện liên quan đến nội dung của hợp đồng
trước 10 ngày để bên B chuẩn bị và cử cán bộ đi công tác.
Các nội dung công việc chỉ được thực hiện khi các điều kiện của hợp đồng được đảm
bảo.
5. Trách nhiệm của mỗi bên
5.1 Trách nhiệm chung của các bên
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung của hợp đồng đã ký kết, tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật của quy trình công nghệ, quy trình vận hành trang
thiết bị và các nội quy về an toàn, phòng cháy chữa cháy. Bên nào vi phạm sẽ phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
5.2 Trách nhiệm bên A
- Bố trí việc ăn, ở của 01 cán bộ kỹ thuật trong thời gian làm việc tại cơ sở của bên A.
Việc đi lại từ Hà Nội về cơ sở do bên B chi trả.
- Tuân thủ toàn bộ các nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Phối hợp với
bên B bố trí mặt bằng xây dựng công trình.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng và chất lượng nguyên vật liệu trong quá
trình xây lò.
- Chuẩn bị và bố trí số lượng công nhân phù hợp cho việc xây và vận hành lò.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ bên B thực hiện các công việc của hợp đồng, cụ
thể như: địa điểm ăn - ở của cán bộ kỹ thuật, điện chiếu sáng, điện cho máy công trình
trong quá trình thi côngvà sư phối hợp hiệu quả giữa các bên trong quá trình thực hiện
các nội dung của hợp đồng.
- Thanh toán hợp đồng theo thoả thuận và lịch trình đã nêu tại điều 2 của bản hợp đồng
này.
- Chuẩn bị đất nguyên liệu và than nhiên liệu đủ chất lượng và số lượng theo yêu cầu
của bên B cụ thể.
o Chuẩn bị nguồn đất mỏ tập kết về bãi chứa và phong hóa ít nhất 6 tháng trước khi
đưa vào sản xuất – tạo hình gạch mộc. Thông số cơ lý của gạch như sau: cường độ mộc
trước nung cần đạt 4-6 kG/cm2; độ co tổng (gồm co sấy và co nung của gạch) <7%;
hàm lượng Fe2O3 nằm từ 7-8%, hàm lượng AL2O3 nằm từ 16 đến 23%, hàm lượng
SiO2 nằm từ 57 đến 67%. Gạch mộc trước khi đưa vào lò nung có độ ẩm <5%.
o Sử dụng than nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh (S) trung bình theo mẫu khô
<0,9%. Phối trộn than nhiên liệu (đã nghiền nhỏ với cỡ hạn <1mm) theo tỷ lệ từ 90-
95% vào trong đất trước khi tạo hình gạch mộc.
o Tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật xây và vận hành lò theo tài liệu và hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật.
- Có vấn đề gì chưa rõ, hai bên trao đổi và làm việc bằng văn bản, bên A gửi văn bản
trực tiếp về cho chủ nhiệm Hợp đồng.
5.3 Trách nhiệm bên B
- Thực hiện đầy đủ các nội dung công việc ghi ở điều 1 điều 2 và điều 3.
- Cử chuyên gia hướng dẫn, giám sát các công đoạn kỹ thuật quan trọng: đổ bê tông
khung cột, kỹ thuật xây ruột lò, công tác chế biến tạo hình gạch mộc, kỹ thuật xây hầm
sấy hoặc nhà sấy, kỹ thuật vận hành lò cho công nhân của cơ sở sản xuất trong vòng số
ngày đã quy định tại điều 2.
- Chịu trách về các thông số kỹ thuật do mình tư vấn.
- Là một đối tác cung cấp thiết bị nếu có yêu cầu của cơ sở sản xuất.
6. Hủy bỏ hợp đồng
6.1 Tạm dừng thực hiện hợp đồng
Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng:
- Do lỗi của Bên giao thầu hoặc Bên nhận thầu gây ra;
- Các trường hợp bất khả kháng;
- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải
báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện
đúng hợp đồng kinh tế đó ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm
dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.
Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc
phục .
6.2 Hủy bỏ hợp đồng
a/ Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi
phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đó thoả thuận hoặc pháp luật có quy
định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
b/ Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ; nếu
không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi
thường;
c/ Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và
các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền
7. Điều khoản chung
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi thanh lý hợp đồng và trả hết tiền.
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng.
- Khi có vấn đề phát sinh, hai bên cùng trao đổi và tìm hướng giải quyết.
- Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong hợp đồng này, sẽ được các bên
thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế và
dịch vụ khoa học kỹ thuật.
- Hợp đồng này được làm thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản, Viện KH&CN Nhiệt –
Lạnh giữ 01 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
8. Kết quả thực hiện hợp đồng:
Cơ sở sản xuất gạch tư nhân Nguyễn Quý Mão là một trong sáu cơ sở đầu tiên trong
tòan quốc tiến hành xây dựng thử nghiệm công nghệ VSBK. Đây là kết quả của dự án
được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu kết hợp với Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt
Việt Nam, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Hưng Yên, đơn vị hỗ trợ kỹ
thuật là Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội diễn ra từ năm 2001 đến năm 2003. Mô hình đầu tiên được xây dựng có một
buồng nung, công suất 1,5 triệu viên gạch đặc/năm. Theo thời gian, bản thân chủ cơ sở
cùng các con cháu đã tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ này cho hàng
chục tỉnh thành khác nhau trong toàn quốc. Chỉ tính trong vòng 2 năm triển khai mô
hình thí điểm tại địa phương, cơ sở của ông Mão đã được 2.000 lượt đoàn khách trong
toàn quốc ghé thăm.
Với điều kiện có hạn về diện tích của khu vực sản xuất và nguồn đất mỏ. Hiện nay cơ
sở ông Mão có 6 buồng đốt, công suất của toàn cơ sở vào khoảng 9 triệu viên gạch
đặc/năm.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian chuyển giao và áp dụng cùng với một số cải tiến vè công nghệ lò
nung gạch kiểu đứng, chúng ta có thể nhận ra được rất nhiều lợi ích mà công nghệ này
mang lại. Chất lượng gạch được nâng cao rõ rêt, kiểu dang đa dạng hơn, và tiết kiệm
được nguồn nhân công vận hành lò và giá thành lại hợp lý, đặc biệt là giảm thiểu lượng
khí thải gây ô nhiễm môi trường từ các lò gạch thủ công trước đây. Tuy nhiên, do trình
độ còn hạn chế, khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển giao chính là việc đào tạo
cho công nhân kĩ thuật để vận hành lò nung. Bên cạnh đó do một số đặc trưng về
nguyên liệu cũng như địa hình thổ nhưỡng tại Việt Nam, chúng ta cũng phải có những
cải tiến nhất định trong cấu trúc, cũng như các thông số kĩ thuật để lò nung đạt hiệu
quả cao nhất.
Nhờ việc nhanh chóng tiếp thu công nghệ từ các nước bạn mà chúng ta đã có thể chủ
động trong nguồn cung ứng gạch xây dựng cho các công trình trong nước. Đây là bước
đi cần thiết của Việt Nam trong quá trình hội nhập với các nước đang phát triển khác
thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ.