Cơhội (opportunity) là sựkết hợp hài hòa giữa không gian, thời gian (cơ
bản) cùng với sựtương tác lẫn nhau (nhận thức) giữa khách thểvà chủthể.
Trước hết, vấn đềcơhội là vấn đề được đặt ra cho mọi đối tượng trong đời sống
xã hội. Ai cũng cần có cơhội, làm gì muốn thành công cũng phải quan tâm đến
cơhội. Có cơhội cho một đời người (chẳng hạn một cuộc tình), có cơhội cho
một dân tộc (chẳng hạn một cuộc cách mạng), có cơhội cho một phi vụlàm ăn
(trong buôn bán, trong sản xuất). Thậm chí trong những trò chơi cơhội cũng
đóng một vai trò quan trọng (một cầu thủbỏqua cơhội sút bóng vào khung
thàng đối phương). Cơhội có thểngắn, có thểdài tùy thuộc vào từng điều kiện
cụthể. Tục ngữViệt Nam có những câu rất hay: Trâu chậm uống nước đục.
Khi gặp được cơhội thì Cờ đến tay ai người ấy phất. Không gặp cơhội thì
nhiều khi Thất cơlỡvận.
Tuy nhiên trong cơhội lại thường tiềm ẩn những nguy cơ. Tục ngữcó câu:
Tham bát bỏmâmlà vì thế. Điều này có nghĩa là tận dụng cơhội nhưng không
lường hết hậu quảcủa nó. Thí dụ, những năm gần đây đầu tưcủa tưbản nước
ngoài vào Việt Nam là rất lớn ởrất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một cơhội
để đất nước chúng ta phát triển và giải quyết nhiều vấn đềxã hội. Chẳng hạn:
hàng trăm khu công nghiệp mọc lên tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người,
hàng hóa làm ra dồi dào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, ngân sách
nhà nước tăng lên, hạtầng cơsởcó điều kiện đểcải tạo và xây dựng mới, nhiều
thành phốmới được xây, nhiều khu nhà cao tầng xuất hiện. Tóm lại là trong tình
hình hiện nay chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi đểvươn lên. Tuy
nhiên từ đó chúng ta lại phải đối mặt với những nguy cơlớn: Tiền lương công
nhân rẻmạt, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, bãi công, đình công xảy ra
thường xuyên, và sau đó là nạn thất nghiệp. Chưa hết, nông dân mất đất, dồn
vào thành phốlàm ăn với đủloại nghềkhác nhau: chạy xe ôm, bán vé số, bán
hàng rong, làm thợhồ, khuân vác, làm người giúp việc Giới trẻnông thôn ra
thành phốlàm thuê cho các khu công nghiệp, bỏ đất đai canh tác cho người già
và trẻem. Điều quan trọng hơn, lực lượng này mang tâm thức và bản lĩnh nông
dân vào cuộc sống đô thị. Chúng ta đang nói đến công cuộc đô thịhóa nông
thôn nhưng chúng tôi lại nghĩrằng đô thịViệt Nam đang bịnông thôn hóa
một cách mạnh mẽ. Điều này thểhiện rõ trong hiểm họa ô nhiễm môi trường và
1
tai nạn giao thông. Đối với Việt Nam hiện nay, việc nắm bắt cơhội là cảmột
vấn đềsống còn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tếnhưng dựbáo được những nguy cơ
cũng là vấn đềmang ý nghĩa sống còn không kém. Trong xu thếhội nhập của
đất nước với thếgiới ngày nay, cơhội gắn liền với thông tin và tri thức cùng với
những dựbáo mang tính toàn cầu hoặc ít ra cũng khu vực. Những bài học về
xuất khẩu cá basa, cá tra, tôm, điều, cà phê, hay lúa gạo hoặc nhập khẩu những
dây chuyền máy móc, thiết bịnhững năm gần đây cho chúng ta thấy điều đó.
Gia nhập WTO, nền kinh tếViệt Nam có điều kiện đểphát triển mạnh mẽnhưng
cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi một thành phần kinh tế,
mỗi một cá thểtrong cộng đồng có tri thức vềnó. Có nghĩa là mặt bằng dân trí
phải được quan tâm đặc biệt.
Việt Nam có hơn 50 dân tộc khác nhau, trong đó Lâm Đồng có hơn 40 dân
tộc anh em. Tuy nhiên sựphát triển giữa các dân tộc là không đồng đều, đặc biệt
dân tộc thiểu số ởvùng sâu, vùng xa. Vềcơbản, các dân tộc thiểu sốlà ởvùng
sâu vùng xa nên cuộc sống của họgắn liền với nghèo đói và lạc hậu. Bởi vậy, cơ
hội tiếp cận và thụhưởng giáo dục còn rất hạn chế. Sựtương tác giữa chủthể
tiếp cận và khách thểtạo cơhội chưa mang lại hiệu quảnhưmong muốn. Chúng
tôi chọn nghiên cứu đềtài này trước hết là muốn tìm hiểu trong điều kiện hiện
nay giáo dục tiểu học ởLâm Đồng thực chất đã phát triển đến mức độnào. Từ
đó chỉra những bất cập, kiến giải những nguyên nhân. Trong sựgắn kết này
chúng tôi muốn nâng cao tính thực tiễn của những công trình nghiên cứu khoa
học đối với địa phương chứkhông muốn sau khi nghiệm thu xong chúng rơi vào
quên lãng với một mớlý thuyết vô bổ. Đềtài phải được ứng dụng vào đời sống,
trước hết là một đóng góp thực sự đối với tình hình giáo dục của cảnước hiện
nay nói chung và của Lâm Đồng nói riêng.
Lý do thứhai là bởi những bức xúc hiện nay của ngành giáo dục. Tính chaát
aùp ñaët, coâng thöùc vaø hình thöùc chuû nghóa ñang laø caên beänh traàm kha cuûa giaùo
duïc Vieät Nam. Giaùo duïc cuûa chuùng ta ngay töø baäc tieåu hoïc ñaõ naëng veà cung
caáp kieán thöùc maø nheï veà ñaøo taïo nhaân caùch. Muốnhội nhập với thếgiới ngoài
kinh nghiệm phải có tri thức, đồng thời phải có ý thức vềnhân cách dân tộc.
Như đã biết, nhân cách dân tộc phải được kết tinh từnhân cách của từng thành
viên của dân tộc ấy. Nói rõ hơn, muốn khẳng định nhân cách một cộng đồng
phải có sựkhẳng định nhân cách của từng cá thể. Cùng với những thuận lợi,
trong quá trình hội nhập chúng ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.
Vấn đềcấp bách đặt ra ở đây là tương quan giữa mặt bằng tri thức cũng như
2
Lý do thứba khi tiến hành nghiên cứu đềtài này là sựquan tâm đến trình
độdân trí của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau hơn 30 năm đất nước hoàn toàn
giải phóng, mặt bằng dân trí đồng bào thiểu số ởTây Nguyên trong đó có Lâm
Đồng vẫn còn là một vấn đềnan giải. Đã có rất nhiều chủtrương chính sách của
Đảng và nhà nước Việt Nam thểhiện sựquan tâm sâu sắc đến cuộc sống của
đồng bào dân tộc thiểu số, thếnhưng hiệu quảlại rất khiêm tốn. Chúng ta đã đầu
tưrất nhiều tiền của đểnâng cao mức sống cho đồng bào thiểu sốqua các dựán
lớn của chính phủtrung ương và chính quyền địa phương. ỞLâm Đồng hệ
thống điện, đường, trường, trạm đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa nhất. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là đồng bào thiểu sốthích “ con cá” hơn là “cái cần
câu”. Bởi thếsự đầu tưcủa nhà nước được họxem là chuyện đương nhiên. Tại
sao nhưvậy? Suy cho cùng vẫn là vấn đềdân trí. Nói tới dân trí tức là nói tới
giáo dục các cấp, trong đó giáo dục tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Không thểphủnhận những nỗlực lớn lao mà ngành giáo dục thểhiện
trong những năm gần đây. Với hàng trăm triệu đôla đi vay và 20% ngân sách
nhà nước hằng năm chi cho giáo dục qua việc trảtiền lương, đổi mới chương
trình và sách giáo khoa, xây dựng cơsởvật chất, các dựán phát triển giáo dục
cho vùng sâu vùng xa v.v.cùng với hàng trăm ngàn thầy cô giáo đang cống
hiến những năm tháng đẹp nhất của đời mình nơi thâm sơn cùng cốc, giáo dục
đã có những chuyển động đáng mừng. Tuynhiên, thực trạng chất lượng giáo
dục được nâng cao bao nhiêu và nhưthếnào nhất là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn là một câu hỏi cần được trảlời. Vấn đề đặt ra ở đây là Đầu tưvà
Hiệu quả. Naêm hoïc 2006 –2007 caû nöôùc coù gaàn 15 vaïn hoïc sinh boû hoïc, trong
ñoù cô baûn laø hoïc sinh tieåu hoïc (Nguoàn: Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo).
Thứtư, cơhội và nguy cơthường đi với nhau. Cơhội tiếp cận và thụ
hưởng giáo dục của cộng đồng cưdân ởLâm Đồng là rất tốt nhưng còn tiềm ẩn
những nguy cơgì cần dựbáo?! Chẳng hạn, nếu không có sự đồng bộthì đường
càng tốt tiềm ẩn tai nạn giao thông càng nhiều. Một thí dụkhá sinh động: người
nông dân ra thành phố, đi trên đường cao tốc như đi trong ngõ xóm hay bờ
ruộng quê nhà. Đó là một nguy cơ. Một thí dụkhác: một giáo viên rất nhiệt tình
với nghềdạy học, được đào tạo bài bản vềtri thức, nhưng lại không biết tiếng
dân tộc, không biết gì vềvăn hóa bản địa nơi anh ta làm việc. Đó là một nguy
cơ. Thực hiện đềtài này chúng tôi cũng muốn chỉra những nguy cơ ấy.
3
Từnhững tiền đềtrên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: Cơhội tiếp
cận và thụhưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu sốtỉnh Lâm
Đồng. Chúng tôi cũng xem đây là một đánh giá độc lập (đánh giá ngoài) đối với
giáo dục tiểu học Lâm Đồng – một cách đánh giá có ý nghĩa khách quan đã
được áp dụng phổbiến trên thếgiới và ởViệt Nam.
80 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ hội (opportunity) là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, thời gian (cơ
bản) cùng với sự tương tác lẫn nhau (nhận thức) giữa khách thể và chủ thể.
Trước hết, vấn đề cơ hội là vấn đề được đặt ra cho mọi đối tượng trong đời sống
xã hội. Ai cũng cần có cơ hội, làm gì muốn thành công cũng phải quan tâm đến
cơ hội. Có cơ hội cho một đời người (chẳng hạn một cuộc tình), có cơ hội cho
một dân tộc (chẳng hạn một cuộc cách mạng), có cơ hội cho một phi vụ làm ăn
(trong buôn bán, trong sản xuất). Thậm chí trong những trò chơi cơ hội cũng
đóng một vai trò quan trọng (một cầu thủ bỏ qua cơ hội sút bóng vào khung
thàng đối phương). Cơ hội có thể ngắn, có thể dài tùy thuộc vào từng điều kiện
cụ thể. Tục ngữ Việt Nam có những câu rất hay: Trâu chậm uống nước đục.
Khi gặp được cơ hội thì Cờ đến tay ai người ấy phất. Không gặp cơ hội thì
nhiều khi Thất cơ lỡ vận.
Tuy nhiên trong cơ hội lại thường tiềm ẩn những nguy cơ. Tục ngữ có câu:
Tham bát bỏ mâm là vì thế. Điều này có nghĩa là tận dụng cơ hội nhưng không
lường hết hậu quả của nó. Thí dụ, những năm gần đây đầu tư của tư bản nước
ngoài vào Việt Nam là rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một cơ hội
để đất nước chúng ta phát triển và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Chẳng hạn:
hàng trăm khu công nghiệp mọc lên tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người,
hàng hóa làm ra dồi dào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, ngân sách
nhà nước tăng lên, hạ tầng cơ sở có điều kiện để cải tạo và xây dựng mới, nhiều
thành phố mới được xây, nhiều khu nhà cao tầng xuất hiện. Tóm lại là trong tình
hình hiện nay chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi để vươn lên. Tuy
nhiên từ đó chúng ta lại phải đối mặt với những nguy cơ lớn: Tiền lương công
nhân rẻ mạt, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, bãi công, đình công xảy ra
thường xuyên, và sau đó là nạn thất nghiệp. Chưa hết, nông dân mất đất, dồn
vào thành phố làm ăn với đủ loại nghề khác nhau: chạy xe ôm, bán vé số, bán
hàng rong, làm thợ hồ, khuân vác, làm người giúp việc… Giới trẻ nông thôn ra
thành phố làm thuê cho các khu công nghiệp, bỏ đất đai canh tác cho người già
và trẻ em. Điều quan trọng hơn, lực lượng này mang tâm thức và bản lĩnh nông
dân vào cuộc sống đô thị. Chúng ta đang nói đến công cuộc đô thị hóa nông
thôn nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng đô thị Việt Nam đang bị nông thôn hóa
một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ trong hiểm họa ô nhiễm môi trường và
1
tai nạn giao thông. Đối với Việt Nam hiện nay, việc nắm bắt cơ hội là cả một
vấn đề sống còn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhưng dự báo được những nguy cơ
cũng là vấn đề mang ý nghĩa sống còn không kém. Trong xu thế hội nhập của
đất nước với thế giới ngày nay, cơ hội gắn liền với thông tin và tri thức cùng với
những dự báo mang tính toàn cầu hoặc ít ra cũng khu vực. Những bài học về
xuất khẩu cá basa, cá tra, tôm, điều, cà phê, hay lúa gạo…hoặc nhập khẩu những
dây chuyền máy móc, thiết bị những năm gần đây cho chúng ta thấy điều đó.
Gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để phát triển mạnh mẽ nhưng
cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi một thành phần kinh tế,
mỗi một cá thể trong cộng đồng có tri thức về nó. Có nghĩa là mặt bằng dân trí
phải được quan tâm đặc biệt.
Việt Nam có hơn 50 dân tộc khác nhau, trong đó Lâm Đồng có hơn 40 dân
tộc anh em. Tuy nhiên sự phát triển giữa các dân tộc là không đồng đều, đặc biệt
dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Về cơ bản, các dân tộc thiểu số là ở vùng
sâu vùng xa nên cuộc sống của họ gắn liền với nghèo đói và lạc hậu. Bởi vậy, cơ
hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục còn rất hạn chế. Sự tương tác giữa chủ thể
tiếp cận và khách thể tạo cơ hội chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài này trước hết là muốn tìm hiểu trong điều kiện hiện
nay giáo dục tiểu học ở Lâm Đồng thực chất đã phát triển đến mức độ nào. Từ
đó chỉ ra những bất cập, kiến giải những nguyên nhân. Trong sự gắn kết này
chúng tôi muốn nâng cao tính thực tiễn của những công trình nghiên cứu khoa
học đối với địa phương chứ không muốn sau khi nghiệm thu xong chúng rơi vào
quên lãng với một mớ lý thuyết vô bổ. Đề tài phải được ứng dụng vào đời sống,
trước hết là một đóng góp thực sự đối với tình hình giáo dục của cả nước hiện
nay nói chung và của Lâm Đồng nói riêng.
Lý do thứ hai là bởi những bức xúc hiện nay của ngành giáo dục. Tính chaát
aùp ñaët, coâng thöùc vaø hình thöùc chuû nghóa ñang laø caên beänh traàm kha cuûa giaùo
duïc Vieät Nam. Giaùo duïc cuûa chuùng ta ngay töø baäc tieåu hoïc ñaõ naëng veà cung
caáp kieán thöùc maø nheï veà ñaøo taïo nhaân caùch. Muốn hội nhập với thế giới ngoài
kinh nghiệm phải có tri thức, đồng thời phải có ý thức về nhân cách dân tộc.
Như đã biết, nhân cách dân tộc phải được kết tinh từ nhân cách của từng thành
viên của dân tộc ấy. Nói rõ hơn, muốn khẳng định nhân cách một cộng đồng
phải có sự khẳng định nhân cách của từng cá thể. Cùng với những thuận lợi,
trong quá trình hội nhập chúng ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.
Vấn đề cấp bách đặt ra ở đây là tương quan giữa mặt bằng tri thức cũng như
2
Lý do thứ ba khi tiến hành nghiên cứu đề tài này là sự quan tâm đến trình
độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau hơn 30 năm đất nước hoàn toàn
giải phóng, mặt bằng dân trí đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên trong đó có Lâm
Đồng vẫn còn là một vấn đề nan giải. Đã có rất nhiều chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước Việt Nam thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của
đồng bào dân tộc thiểu số, thế nhưng hiệu quả lại rất khiêm tốn. Chúng ta đã đầu
tư rất nhiều tiền của để nâng cao mức sống cho đồng bào thiểu số qua các dự án
lớn của chính phủ trung ương và chính quyền địa phương. Ở Lâm Đồng hệ
thống điện, đường, trường, trạm đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa nhất. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là đồng bào thiểu số thích “ con cá” hơn là “cái cần
câu”. Bởi thế sự đầu tư của nhà nước được họ xem là chuyện đương nhiên. Tại
sao như vậy? Suy cho cùng vẫn là vấn đề dân trí. Nói tới dân trí tức là nói tới
giáo dục các cấp, trong đó giáo dục tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Không thể phủ nhận những nỗ lực lớn lao mà ngành giáo dục thể hiện
trong những năm gần đây. Với hàng trăm triệu đôla đi vay và 20% ngân sách
nhà nước hằng năm chi cho giáo dục qua việc trả tiền lương, đổi mới chương
trình và sách giáo khoa, xây dựng cơ sở vật chất, các dự án phát triển giáo dục
cho vùng sâu vùng xa v.v...cùng với hàng trăm ngàn thầy cô giáo đang cống
hiến những năm tháng đẹp nhất của đời mình nơi thâm sơn cùng cốc, giáo dục
đã có những chuyển động đáng mừng. Tuy nhiên, thực trạng chất lượng giáo
dục được nâng cao bao nhiêu và như thế nào nhất là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn là một câu hỏi cần được trả lời. Vấn đề đặt ra ở đây là Đầu tư và
Hiệu quả. Naêm hoïc 2006 – 2007 caû nöôùc coù gaàn 15 vaïn hoïc sinh boû hoïc, trong
ñoù cô baûn laø hoïc sinh tieåu hoïc (Nguoàn: Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo).
Thứ tư, cơ hội và nguy cơ thường đi với nhau. Cơ hội tiếp cận và thụ
hưởng giáo dục của cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng là rất tốt nhưng còn tiềm ẩn
những nguy cơ gì cần dự báo?! Chẳng hạn, nếu không có sự đồng bộ thì đường
càng tốt tiềm ẩn tai nạn giao thông càng nhiều. Một thí dụ khá sinh động: người
nông dân ra thành phố, đi trên đường cao tốc như đi trong ngõ xóm hay bờ
ruộng quê nhà. Đó là một nguy cơ. Một thí dụ khác: một giáo viên rất nhiệt tình
với nghề dạy học, được đào tạo bài bản về tri thức, nhưng lại không biết tiếng
dân tộc, không biết gì về văn hóa bản địa nơi anh ta làm việc. Đó là một nguy
cơ. Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng muốn chỉ ra những nguy cơ ấy.
3
Từ những tiền đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Cơ hội tiếp
cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm
Đồng. Chúng tôi cũng xem đây là một đánh giá độc lập (đánh giá ngoài) đối với
giáo dục tiểu học Lâm Đồng – một cách đánh giá có ý nghĩa khách quan đã
được áp dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Mô tả thực trạng toàn diện và đầy đủ về điều kiện tiếp cận, thụ hưởng giáo
dục tiểu học ở tỉnh Lâm Đồng, theo các tiêu chí: cộng đồng dân cư (trong đó
trung tâm là trẻ em ở độ tuổi tiểu học), địa bàn cư trú, hoàn cảnh gia đình, độ
tuổi đến trường, điều kiện trường lớp, đội ngũ giáo viên tiểu học… Các mô tả
này không chỉ là những con số thống kê thuần tuý mà sẽ kết hợp với những
phân tích và đánh giá định tính.
− Đánh giá chính sách: Đánh giá các chính sách của chính quyền địa phương
và của nhà nước để tìm hiểu mức độ, hiệu quả, ảnh hưởng của các chính sách
đó đối với giáo dục và đào tạo cho các cộng đồng dân cư và những vấn đề lên
quan.
− Đánh giá nhu cầu: Tiếp cận, lắng nghe nhu cầu của người dân chuẩn bị cho
kế hoạch phát triển giáo dục cho các cộng đồng dân cư trong tầm nhìn trung
hạn và dài hạn.
− Xây dựng và đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan
đến cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của các cộng đồng dân cư
tỉnh Lâm, và xem xét vai trò của hệ thống các trường tiểu học cũng như tập
thể giáo viên tiểu học trong khu vực.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Điểm và diện kết hợp
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là điều tra cơ bản ở cả hai mặt:
điểm và diện kết hợp. Về điểm, chúng tôi chọn một trường ở thành phố Đà Lạt
là trường tiểu học Nguyễn Trãi và những trường ở vùng sâu vùng xa nhất như
Đồng Nai Thượng (Cát Tiên), Đạ Tong (Đạm Rông), Đinh Trang Thượng (Di
Linh), Long Lanh (Lạc Dương), Lộc Bắc (Bảo Lâm)…là những nơi có đồng bào
dân tộc thiểu số sống tập trung. Về diện, phổ điều tra của chúng tôi là khá rộng
về đối tượng cũng như khu vực địa lý. Chúng tôi chọn cả ba vùng: vùng 100%
dân tộc thiểu số, vùng xen Kinh, vùng thành phố. Đối tượng khảo sát là học sinh
4
3.2. Đối chứng
Quy trình thực hiện: về tận trường cơ sở tổ chức ra đề thi, tổ chức coi thi,
không có thời gian chuẩn bị trước cho học sinh (kiểm tra đột xuất), sau đó tổ
chức chấm thi ở một trường khác, đồng thời khảo sát luôn học sinh một trường
đối chứng cùng đề thi ấy với tư cách là một trường chuẩn quốc gia, cuối cùng là
so sánh kết quả giữa các trường. Nội dung đề thi phù hợp với chương trình hiện
hành. Độ khó của đề thi là ở mức trung bình. Chấm thi dựa vào tiêu chí của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đối với từng khối lớp. Có một trường chúng tôi cho khảo
sát ở hai năm học khác nhau nhưng cùng một thời điểm. Chúng tôi đã khảo sát
09 trường tiểu học và 05 trường trung học cơ sở ở 05 huyện khác nhau trong
tỉnh với sự tham gia của 2177 học sinh trung học cơ sở và 2433 học sinh tiểu
học. Kết quả thu được theo chúng tôi là đáng tin cậy bởi tính khách quan.
Cập nhật, so sánh với các nguồn thông tin và số liệu khác nhau về chất
lượng giáo dục: Ngân hàng thế giới, Cục thống kê, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm
Đồng, địa bàn cơ sở.
3.3. Lấy ý kiến trực tiếp
Bên cạnh công tác điều tra cơ bản bằng phiếu thăm dò chúng tôi còn tham
khảo ý kiến của lãnh đạo các địa phương, các ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là ý
kiến của các thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các trường vùng sâu. Và
cuối cùng, tổ chức một cuộc hội thảo để tham khảo những ý kiến khác nhau trên
tinh thần dân chủ, khoa học về những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5
PHẦN 2: NHỮNG CƠ HỘI TIẾP CẬN VÀ THỤ HƯỞNG
GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.1. Những định hướng chung
Thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, từ 1986 đến năm 2000, đặc biệt là
10 năm gần đây (1995-2005), cùng với chính sách chung về phát triển kinh tế –
xã hội của cả nước, tỉnh Lâm Đồng đã có những chủ trương, chính sách cụ thể
về phát triển giáo dục – đào tạo , trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục – đào
tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Sự nghiệp đổi mới đất nước, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một
nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế – xã hội trong
thời kỳ mới, trong đó có nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số. Để đảm bảo
giáo dục – đào tạo đáp ứng được yêu cầu đó, Tỉnh Lâm Đồng đã kịp thời đề ra
các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục – đào tạo trong đó đặc biệt
quan tâm đến giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Từ năm 1991, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ V đã đề
ra nhiệm vụ của giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nhằm
hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo cán bộ và đội ngũ
lao động có kỹ thuật theo yêu cầu nền kinh tế – xã hội; có biện pháp tích cực đào
tạo nhân tài của địa phương… Phát triển giáo dục phổ thông và trung học
chuyên nghiệp theo hướng coi trọng chất lượng…, có khả năng thích ứng với thị
trường lao động. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục… Tăng cường phổ cập
giáo dục cấp I và xoá mù chữ, phần lớn thanh niên phải được học hết cấp II.
Phát triển trường Văn hoá – Lao động nội trú cho thanh, thiếu niên dân tộc ở các
huyện hoặc cụm huyện, có chính sách khuyến khích để đào tạo nhân tài, học
sinh dân tộc và học sinh nghèo…”.
Những chủ trương của tỉnh đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ V của tỉnh
đã định hướng sự phát triển giáo dục ngày càng gắn chặt hơn với nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội. Hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng đa
dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục tiểu
học và xoá mù chữ được tập trung thực hiện quyết liệt nhằm mục tiêu hoàn thành
phổ cập tiểu học và xoá mù chữ đạt chuẩn quốc gia trước năm 2000.
6
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
(khoá V) về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo. Nghị quyết đã đánh giá: Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn
song sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở tỉnh ta đã có những tiến bộ và từng bước phát
triển. Hệ thống mạng lưới trường, lớp các cấp học, ngành học… bước đầu được
sắp xếp lại theo hướng đa dạng hoá, đáp ứng một bước nhu cầu học tập ngày
càng tăng của nhân dân. Công tác xoá mù chữ và phổ cập tiểu học có bước tiến
bộ mới, nhiều trẻ em thất học, bỏ học đã được thu hút vào các lớp phổ cập, lớp
tình thương… Công tác giáo dục ở vùng dân tộc, vùng kinh tế mới đã được quan
tâm hơn, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh và huyện được củng
cố và phát triển, góp phần tạo nguồn cán bộ dân tộc ở địa phương. Ngân sách
Nhà nước dành cho công tác giáo dục, đào tạo hàng năm đều tăng. Một số chế
độ chính sách, chế độ đối với giáo viên, học sinh nhất là đối với giáo viên công
tác ở vùng nông thôn, vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế mới cũng được ban
hành và thực hiện tốt. Nhiều cấp ủy và chính quyền các cấp đã chú ý huy động
sức dân và các đơn vị kinh tế đóng góp để tu sửa, xây dựng mới thêm một số
trường, lớp và mua sắm trang, thiết bị cần thiết phục vụ việc dạy và học.
2.2. Nhận định về tình hình giáo dục của Tỉnh Lâm Đồng
Bên cạnh mặt tích cực, sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở tỉnh Lâm Đồng vẫn
còn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là ở vùng kinh tế mới, vùng dân tộc thiểu số,
công tác giáo dục phát triển chậm, hiệu quả thấp, số người mù chữ và trẻ em thất
học còn nhiều. Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm, có mặt giảm sút, đội ngũ
giáo viên còn một bộ phận chưa được tiêu chuẩn hoá, một số ít tinh thần trách
nhiệm và lương tâm nhà giáo còn thiếu. Cơ sở vật chất trường, lớp, phương tiện
dạy và học còn thiếu, nhất là các trường ở vùng dân tộc thiểu số, kinh tế mới và
vùng xa xôi, hẻo lánh.
Trên cơ sở đánh giá mặt tích cực và mặt hạn chế của giáo dục – đào tạo
thời gian qua, Nghị quyết Tỉnh ủy đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
của sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Cụ thể là: Tiếp tục đổi mới và phát triển sự
nghiệp giáo dục – đào tạo phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của
tỉnh, trước hết là phục vụ 6 chương trình kinh tế – xã hội do Đại hội V Đảng bộ
tỉnh đã đề ra. Sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng đa dạng hoá và xã hội
7
2.3. Những nhiệm vụ trọng tâm
Nhằm đạt mục tiêu đề ra, Nghị quyết đã đưa ra 6 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó
có một nhiệm vụ rất quan trọng là: củng cố và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục
ở vùng dân tộc, vùng kinh tế mới, sớm thực hiện những biện pháp cấp bách nhằm
ổn định và ngăn ngừa sự sa sút của chất lượng giáo dục vùng dân tộc. Tiếp tục đầu
tư củng cố, hoàn thiện trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và các huyện; tăng
cường giáo viên có chất lượng, phương tiện thiết bị tốt để đảm bào việc học văn
hoá và học nghề ở các trường dân tộc nội trú đạt chất lượng cao. Đẩy mạnh công
tác chống mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc và huy động trẻ em đi học đúng độ
tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh bỏ học nửa chừng.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và cụ thể hoá Quyết định
72/HĐBT và Chỉ thị 525/CP của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục – đào tạo,
ngành giáo dục tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành một số nhiệm vụ cụ thể để phát
triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số là:
- Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp hợp lý, mở phân trường đến tận
buôn để triệt để huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp.
- Tăng cường xây dựng mới, tu sửa cơ sở vật chất trường học, khắc phục
dần tình trạng lớp học tranh tre, nứa lá tạm thời.
- Bố trí đủ đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học, thực hiện phương
châm địa phương hoá giáo viên.
- Mở các lớp mẫu giáo 5 tuổi gắn với trường tiểu học.
- Mở thêm và nâng cấp hệ thống các trường nội trú và các trường phổ thông
có học sinh dân tộc lưu trú.
- Huy động số trẻ em trong độ tuổi 6–14 tuổi bỏ học, trẻ em mù chữ và
thanh niên từ 15–35 tuổi ra lớp.
- Thực hiện các chương trình học 100 tuần, 120 tuần (đến nay đã là 165
tuần) cho học sinh tiểu học, lớp ghép; biên chế năm học theo tập quán sản
xuất, phong tục của từng vùng.
Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Lâm Đồng về tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào
dân tộc nhằm mục tiêu đến năm 2000 cơ bản không còn tình trạng đói giáp hạt,
mù chữ và thất học, hạn chế dịch bệnh, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở
8
Đây là một chỉ thị nhằm đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển vùng đồng
bào dân tộc một cách toàn diện, trong đó sự nghiệp giáo dục – đào tạo chiếm
một vị trí hết sức quan trọng. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 25-CT/TU của Tỉnh
uỷ, sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng khó khăn của tỉnh đã có một bước phát triển mới cả về số lượng và
chất lượng. Mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy-học và đội
ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trong 27 xã đặc biệt khó
khăn, số trường học các cấp là: Trường mẫu giáo độc lập 4, cộng với hàng chục
lớp mẫu giáo 5 tuổi gắn với tiểu học, 27/27 xã có trường tiểu học tập trung và
hàng chục phân trường, điểm trường; trường phổ thông cơ sở 9/27 xã, trường
dân tộc nội trú liên huyện có 3 trường và 1 trường THPT nội trú của tỉnh. Tổng
số học sinh dân tộc các cấp tăng nhanh, học sinh mẫu giáo 800 cháu (năm 1994
hầu như không có), học sinh tiểu học tăng 2.852 em, tỷ lệ huy động ra lớp trên
96%, học sinh THCS tăng 2.504 em, tỷ lệ duy trì sĩ số đạt trên 95%, đưa tỷ lệ
người đi học trên số dân là 6/1 (trước đây là 15/1). Công tác xoá mù chữ và phổ
cập tiểu học được đẩy mạnh, có 25/27 xã được công nhận hoàn thành xóa mù
chữ và phổ cập tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tỉnh đã hỗ trợ giáo viên dạy vùng
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn là 70% lương, nhằm thu
hút và ổn định đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh mặt tiến bộ, mặt hạn chế của giáo dục vùng dân tộc là chất lượng
giáo dục, nhất là văn hoá còn thấp, cơ sở