Sau các cuộc phát kiến địa lý để tìm ra những con đường thương mại mới giữa phương Đông và Phương Tây nó đã mở ra một thời kỳ đen tối của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Đó là quá trình xâm thực và thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đến các nước trong các khu vực này, nhằm cướp bóc nguyên liệu, nguồn lao động cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ. Tùy vào bản thân các nước nước thực dân xâm lược thì có những chính sách thống trị khác và điều đó nó qui định mức độ và phương pháp đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh sau khi rơi vào vòng xoáy xâm lược của chủ nghĩa thực dân Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX thì phong trào đấu tranh chống xâm lược của các nước cũng nổ ra rầm rộ khắp nơi với nhiều xu thế cũng như lôi kéo được nhiều giai tầng trong xã hội tham gia đấu tranh và tùy theo đặc điểm của từng nước thì phong trào đấu tranh cũng do nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội lãnh đạo để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Tiêu biểu trong số phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Á có phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Trung Hoa. Nó mạng những nét đặc trưng điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Nó trải qua thử nghiệm của tất cả các xu hướng, con đường cứu nước ở Châu Á từ đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến đến đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và cuối cùng là con đường cách mạng vô sản – con đường đưa đến thành công cho cách mạng Trung Quốc để cho ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949. Thực tiễn đã chứng minh quá trình thực hiện con đường cứu nước này là có sự trải nghiệm, đúc kết từ những bài học xương máu của cách mạng Trung Hoa qua các giai đoạn trước đó.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Con đường cứu nước đúng đắn dẫn đến thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1919-1949: Con đường cách mạng vô sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Sau các cuộc phát kiến địa lý để tìm ra những con đường thương mại mới giữa phương Đông và Phương Tây nó đã mở ra một thời kỳ đen tối của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Đó là quá trình xâm thực và thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây đến các nước trong các khu vực này, nhằm cướp bóc nguyên liệu, nguồn lao động cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ. Tùy vào bản thân các nước nước thực dân xâm lược thì có những chính sách thống trị khác và điều đó nó qui định mức độ và phương pháp đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh sau khi rơi vào vòng xoáy xâm lược của chủ nghĩa thực dân Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX thì phong trào đấu tranh chống xâm lược của các nước cũng nổ ra rầm rộ khắp nơi với nhiều xu thế cũng như lôi kéo được nhiều giai tầng trong xã hội tham gia đấu tranh và tùy theo đặc điểm của từng nước thì phong trào đấu tranh cũng do nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội lãnh đạo để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Tiêu biểu trong số phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Á có phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Trung Hoa. Nó mạng những nét đặc trưng điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Nó trải qua thử nghiệm của tất cả các xu hướng, con đường cứu nước ở Châu Á từ đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến đến đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và cuối cùng là con đường cách mạng vô sản – con đường đưa đến thành công cho cách mạng Trung Quốc để cho ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949. Thực tiễn đã chứng minh quá trình thực hiện con đường cứu nước này là có sự trải nghiệm, đúc kết từ những bài học xương máu của cách mạng Trung Hoa qua các giai đoạn trước đó.
MỤC LỤC
Bài tập: Qua các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. Anh chị hãy lựa chọn một phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu. Giải thích lý do vì sao lựa chọn phong trào đó?
MỞ BÀI
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1
1. Thế giới 1
2. Trong nước 2
II. ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở TRUNG QUỐC 5
1. Xu hướng đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc 5
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công 8
3. Phong trào độc lập dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản – cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản không triệt để 10
4. Phong trào Ngũ Tứ - bước phát triển mới của cách mạng Trung Quốc, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới 12
5. Đánh giá con đường cứu nước ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1919 13
III. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 – 1949) – CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 14
1. Nhân tố quyết định đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản 14
2. Quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trước sự đối trọng với Quốc dân Đảng 15
3. Ý nghĩa việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sự toàn thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc 19
4. Con đường cứu nước ở Trung Quốc mang đặc điểm tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á 20
KẾT LUẬN
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1. Thế giới
Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có nhiều biến động lớn, tác động sâu sắc đến con đường giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và ở Trung Quốc nói riêng.
Thứ nhất, khoảng những thập niên 70 của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc, với nhiều hình thức bóc lột ngày một tinh vi hơn đối với nhân dân thuộc địa và cả nhân dân chính quốc. Chúng xâu xé và tranh giành nhau từng thị trường để vơ vét tài nguyên thiên nhiên, lao động và thị trường tiêu thụ, đồng thời khẳng định vị thế của mình. Từ những chính sách bóc lột đó đã nảy sinh xã hội thuộc địa với những lực lượng mới (tư sản, vô sản) đông đảo, ngày càng ý thức được trách nhiệm và vai trò lịch sử của mình.
Đối với Anh vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX là quốc gia có thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, sau nhiều năm tiến hành chiến tranh xâm lược tàn bạo chủ nghĩa thực dân Anh đã xây dựng được cơ sở vững chắc Ấn Độ, Ôxtrâylia, Canađa, Miến Điện,… Còn Mỹ sau cuộc nội chiến vào cuối những thập niên 60 của của thế kỷ XIX đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản Mỹ tiếp tục phát triển lên bước cao hơn trở thành một quốc gia công nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Riêng Đức, sau thắng trận trong chiến tranh Pháp-Phổ đã trở nên lớn mạnh, được Pháp bồi thường 5 tỷ phrăng và thu được hai khu vực mang lại nguồn lợi kinh tế cao từ Pháp là Andat và Loren, tiến hành chiến tranh chiếm các đảo Carôlina, Marian, thành lập những căn cứ quân sự ở Châu Úc và Đông Nam Á. Còn về phía Pháp sau khi bại trận trong chiến tranh với Đức đã tiến hành tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa ở Châu Phi và Châu Á. Ngoài các nước đế quốc điển hình trên thì còn có cả Nga, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… là những nước đế quốc điển hình tiến hành xâm lược và gieo rắc chủ nghĩa thực dân khắp các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh trên khắp thế giới. Tuy có khác nhau về con đường và biện pháp xâm lược nhưng chúng đều cùng chung một mục tiêu là vơ vét nguyên liệu, thị trường và nguồn lao động ở thuộc địa. Và một trong những miếng mồi ngon mà các nước tiến hành nhòm ngó và xâu xé lúc bấy giờ là Trung Quốc.
Thứ hai, sự phân chia khu vực ảnh hưởng không đều là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc năm 1914 giữa hai phe: phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau thêm Nhật, Ý) và phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, sau thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari) để chia lại thị trường thế giới. Các nước đế quốc tham chiến tăng cường bóc lột thuộc địa về người và của để đổ vào cuộc chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1918, sự vơ vét, bóc lột càng thêm xiết chặt dù là nước thắng trận hay bại trận đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cần phải có chi phí khôi phục và bồi thường chiến phí. Và chính sự vơ vét bóc lột ngày một dã man đó, nó đã khuấy động và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa ngày một lên cao.
Thứ ba, giai cấp vô sản dần dần nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình và ngày càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trên vũ đài chính trị thế giới. Sau khi nhà nước vô sản đầu tiên tan rã sau 72 ngày tồn tại và sự thất bại của quốc tế II thì lần đầu tiên giai cấp vô sản đã khẳng định được địa vị chính trị của mình trên trường quốc tế bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, giai cấp vô sản đã thắng thế giành lấy thành công cuộc cách mạng cho giai mình. Cùng với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành ngọn đuốc sáng soi đường chỉ lối cho các dân tộc bị áp bức Á, Phi, Mỹ Latinh tìm đường giải phóng dân tộc mình.
Thứ tư, tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Matxcơva đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Đây là thời gian hàng loạt các Đảng Cộng sản ra đời: Đảng Cộng sản Pháp(1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc(1921), Đảng Cộng sản Việt Nam (1930),… trở thành các tổ chức chính trị lãnh đạo ngọn cờ cách mạng của dân tộc dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
2. Trong nước
Cuối thế kỷ XIX, tình hình Trung Quốc trở nên rối ren, xã hội bất ổn, kinh tế suy sụp, các con đường cứu nước trước đây đều lần lượt bị thất bại. Cùng với đó là sự vây hãm xâu xé của các nước đế quốc bên ngoài. Đất nước Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và trở nên tê liệt.
Về chính trị: Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy thoái, cuộc sống của nhà vua xa hoa, trụy lạc làm cho bọn hoạn quan có điều kiện hoành hành.
Về kinh tế: Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh làm cho nền thương nghiệp không phát triển. Lực lượng sản xuất cũng không phát triển mà ngày càng trở nên nghèo nàn lạc hậu, kiềm hãm sự phát triển công thương nghiệp. Nông nghiệp với kĩ thuật sản xuất lạc hậu, người nông dân bị bần cùng hóa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nạn tham nhũng của quan quân triều đình làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia. Quốc khố trống rỗng do triều đinh tiêu xài phung phí và chi cho khoản bồi thường chiến phí.
Về xã hội: Sau khi cuộc chiến tranh thuốc phiện với thực dân Anh bị thất bại do sự nhu nhược và hèn yếu của chính quyền Mãn Thanh, Trung Quốc đã kí với thực dân Anh hiệp ước Nam Kinh (1842) với những điều khoản nặng nề, phải bồi thường cho Anh 21 triệu bảng Anh và mở 5 cửa biển quan trọng cho Anh tự do thông thương: Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải. Anh được quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc còn kí với các nước đế quốc khác hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng: kí với Mỹ hiệp ước Vọng Hạ (7 - 1884), với Pháp hiệp ước Hoàng Phố(10 -1884), … các điều ước đó đã đáp ứng một phần thị trường buôn bán có lợi cho bon đế quốc và đẩy Trung Quốc vào tình trạng phụ thuộc.
Phong trào đấu tranh phản Thanh phục Minh (Thiên địa Hội, Hồng hoa Hội,…) diễn ra ngày càng rầm rộ, cuộc đấu tranh của nhân dân ngày mở rộng khắp nơi. Đó là những nguyên nhân làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ.
Chính sách giáo dục ngày càng lỗi thời, lạc hậu không bắt nhịp những tiến bộ thời đại, giao lưu với thế giới.
Xã hội Trung Quốc sau khi cấm thuốc phiện trong thời gian không bao lâu thì nay với chính sách mở của của thực dân Anh thì khói thuốc phiện càng tràn ngập khắp nơi. Thị trường Trung Quốc bị mở toan với sự tràn ngập và cạnh tranh của hàng hóa các nước đế quốc, làm lũng đoạn nền kinh tế trung Quốc. Trước tình cảnh đó, triều đình đã bất lực nay lại còn lao vào con đường ăn chơi sa đọa, sách hạch những nhiễu người dân bằng thuế khóa và lao dịch rất nặng nề, tất cả những gánh nặng của xã hội đều đè nặng trên vai của nhân dân. Chính sự rối ren đó đã biến xã hội Trung Hoa trở thành nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn: giữa đế quốc với nhân dân, nội bộ phe chủ chiến và chủ hòa trong triều đình, tư sản với vô sản, triều đình phong kiến với nhân dân yêu nước chống đế quốc phong kiến, tất cả những mâu thuẫn đó làm cho xã hội Trung Quốc đã rối ren nay lại còn xáo trộn hơn.
Sự thất bại của các con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến (Thái bình Thiên quốc, Nghĩa Hòa Đoàn) khuynh hướng tư sản (Duy tân Mậu tuất) và dân chủ tư sản (cách mạng Tân Hợi – 1911), đã đưa đến sự khủng hoảng trong con đường giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bởi lập trường đấu tranh chưa vững chắc, tư tưởng còn thủ cựu, tư tưởng đổi mới còn nữa vời, không được triều đình ủng hộ tuyệt đối, không phổ quát sâu rộng trong quần chúng nhân dân, cách mạng dân chủ tư sản lại không triệt để… nên việc thất bại chỉ là sớm muộn. Lúc này cách mạng Trung Quốc đã bế tắc đang lâm vào bước đường cùng, trong bóng tối cuối đường hầm. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp bách đặt ra cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ là phải có một con đường đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước.
Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình Trung Quốc đầy biến động, nhưng Trung Quốc vẫn tự cho mình là dân tộc phát triển với nền văn minh cao. Cho đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm Trung Quốc mới thấy mình thấp kém như thế nào. Vì vậy, việc mất nước không phải là một điều tất yếu. Nguyên nhân chính là do những mặt tiêu cực trong các chính sách đối nội và đối ngoại của vương triều phong kiến Mãn Thanh đã kiềm hãm sự phát triển đất nước, làm cho xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong trầm trọng hơn. Sự suy yếu đó, về khách quan đã tạo điều kiện cho các cuộc xâm lược của thực dân phương Tây, chính sách đối nội của Mãn Thanh sai lầm nghiêm trọng nên không có khả năng tập hợp lực lượng quần chúng để chống ngoại xâm mà còn đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Thậm chí triều đình còn bạc nhược, mờ nhạt trong các cuộc đấu tranh chỉ vì đặt quyền lợi dòng tộc lên trên quyền lợi dân tộc đã từng bước nhượng bộ rồi đầu hàng, cuối cùng làm tay sai cho thực dân. Do đó, việc mất nước tù chỗ không tất yếu đã dẫn đến tất yếu.
Đến giai đoạn sau, cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nội phản đã do nhân dân đảm nhận. Đặc biệt với sự ra đời của giai cấp công nhân, thành lập Đảng Cộng sản. Năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời trở thành ngọn cờ tiên phong lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh. Đồng thời cùng chạy đua song song với Quốc dân Đảng để giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Đến cuộc nội chiến năm 1946 - 1949, Đảng Cộng sản đã khẳng định được vị thế của mình trong cuộc chạy đua này và dẫn dắt nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang thì quyền lợi của dân tộc, nhân dân đã giành lại hoàn toàn.
II. ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở TRUNG QUỐC
1. Xu hướng đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc
Trong bối cảnh chung của châu Á, châu Phi vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi nước, đặc biệt là lực lượng và tương quan của các giai cấp (nhất là những giai cấp chống lại sự thống trị của thực dân) đã xuất hiện những con đường, phương thức cứu nước khác nhau. Muốn có con đường cứu nước hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, các dân tộc thuộc địa đã phải trải qua cuộc đấu tranh, sự lựa chọn từ thấp lên cao cùng với sự trưởng thành của các tầng lớp xã hội và ý thức của họ. Cho nên con đường đi đến cái đích độc lập cũng khác nhau. Trong đó có Trung Quốc.
a. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc
Phong trào Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc tồn tại trong khoảng thời gian (1851 – 1864), là một tổ chức đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Cuộc đấu tranh kéo dài hơn 14 năm trời, đã xây dựng được một chính quyền và thi hành nhiều biện pháp cách mạng tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch Trung Quốc có sự bình đẳng giới giữa nam và nữ. Người phụ nữ được quan tâm tôn trọng, được biết đến cái gọi là bình đẳng.
Thực hiện chế độ bình quân ruộng đất, “có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc,….”. Lần đầu tiên người dân được nắm trong tay tài sản do mình tạo ra. Điểm tiến bộ của phong trào còn thể hiện: đây là cuộc khởi nghĩa có cương lĩnh đầy đủ và là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nông dân thời phong kiến.
Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc cũng có hạn chế:
Mặc dù thực hiện hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, song đó là vì cuộc sống đấu tranh cho sự tồn tại của bản thân nó, chứ không phải vì giai cấp lãnh đạo đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Cách mạng nổ ra trong giai đoạn lịch sử phức tạp: bọn đế quốc đang xâm nhập và xâu xé mạnh mẽ thị trường Trung Quốc, bọn phong kiến nhu nhược từng bước đầu hàng. Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: phong kiến với nông dân, nhân dân với đế quốc.
Những người lãnh đạo phong trào hy vọng xây dựng một xã hội lý tưởng, nhưng trong điều kiện lịch sử xã hội bấy giờ chỉ là không tưởng.
Nguyên nhân thất bại của phong trào:
Nguyên nhân khách quan: sự đàn áp của thế lực phản động phong kiến trong nước cấu kết với bọn đế quốc bên ngoài. Yếu tố thời đại không phù hợp khi chế độ phong kiến suy tàn thì chiến tranh nông dân không đủ sức giải quyết nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kỳ này; lật đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc (lúc này Trung Quốc là nước chịu sự xâu xé của nhiều liên minh đế quốc).
Nguyên nhân chủ quan: lực lượng lãnh đạo là trí thức nông dân còn mang nhiều yếu tố phong kiến: hẹp hòi, tự ti, bảo thủ,…Không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo phong trào, giai cấp nông dân có khả năng lật đổ phong kiến nhưng khi đẩy cách mạng đến đỉnh cao thì quay lại con đường cũ, quay về chế độ phong kiến, các lãnh tụ phong trào sống xa hoa, trụy lạc, bè cánh, chia rẽ,. Phong trào thiếu tính tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng, mâu thuẫn với nhau (do tranh giành quyền lực đã chia bè phái sâu sắc), làm mất lòng quần chúng nhân dân (tư lợi riêng) do muốn tiêu hủy hết truyền thống dân tộc.
Tính chất của phong trào Thái Bình Thiên Quốc, đây không phải là cuộc chiến tranh mang tính chất tôn giáo, vì nó chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức. Đây cũng không phải là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất mới. Về thực chất, Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân với quy mô rộng lớn, mang một màu sắc của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sau này.
Phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại nhưng đã để lại một bài học sâu sắc, đã chứng tỏ rằng nông dân không những là lực lượng quan trọng chống phong kiến mà còn là lực lượng nồng cốt chống ngoại xâm, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình cách mạng dân chủ Trung Quốc.
Phong trào khởi nghĩa thu hút nhiều và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ. Phong trào đã tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến cũng như đập tan ý tưởng thống trị trực tiếp của các nước tư bản Âu, Mỹ ở Trung Quốc.
Mặc dù đây là cuộc khởi nghĩa nông dân thuần túy nhưng chưa có đường lối tiến bộ để giải quyết các nhiệm vụ thòi đại đặt ra. Cuộc cách mạng này đã chỉ rõ; con đường cứu nước chống phong kiến, đế quốc không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất bình quân chủ nghĩa. Đồng thời, cũng chứng minh tỏ, giai cấp nông dân cũng không đủ sức lãnh đạo cách mạng, càng không thể tự giải phóng được đất nước Trung Quốc ra khỏi ách nô dịch của đế quốc và phong kiến trong thời đại khi mà chủ nghĩa đế quốc thực dân đang lên mạnh mẽ.
b. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn; có nghĩa nôm na là phong trào xã hội công bằng và hòa hợp.
Cuộc đấu tranh Nghĩa Hòa Đoàn bắt nguồn từ vùng Sơn Đông, đồng thời đây cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm chống lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 3 năm (1898 – 1901).
Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và tấn công vào sự thống trị của các nước đế quốc. Phong trào lan rộng đến cả Thiên Tân và Bắc Kinh, khống chế cả triều đình Mãn Thanh. Buộc nhà Thanh hợp tác với nghĩa quân để chống lại bọn đế quốc. Tuy nhiên, bọn triều đình đứng đầu là Từ Hi thái hậu bất lực và mặt khác lại hợp tác với bọn đế quốc bên ngoài. Liên quân 8 nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Ý và Áo-Hung) tập trung trên 20.000 quân, hợp lực chống lại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Sự kiện đó đã dẫn đến việc triều đình Mãn Thanh kí kết hiệp ước đầu hàng Tân Sửu (1901), đã thực sự làm cho Trung Quốc mất chủ quyền và trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.
Phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn là phong trào nông dân lớn nhất vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX ở Trung Quốc. Mặc dù phong trào đã thất bại nhưng nó đã thể hiện được sức mạnh của nhân dân. Khẳng định được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phong trào còn thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần ngăn cản sự xâm lược của các nước phương Tây vào Trung Quốc.
Tóm lại, từ khi đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ XIX, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của quần chúng nhân dân với mức độ ngày càng mạnh mẽ và sôi sục ý chí tinh thần chống phong kiến và ngoại xâm, đồng thời họ cũng thấy được hai nhiệm vụ cần kíp của cách mạng (đả phá phong kiến, đánh đuổi đế quốc). Tuy nhiên, do thời đại lịch sử và hạn chế giai cấp nên không đủ sức lãnh đạo, thực hiện mục tiêu cách mạng nên dẫn đến thất bại. Như vậy, cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến trong thời kỳ này thật sự đã không còn phù hợp, không còn vai trò lãnh đạo trong sự nghiệp cứu vãn nền độc lập cho đất nước. Do đó đòi hỏi một ý thức tiến bộ hơn để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh của nhân dân.
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công