Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, một sự kiện được đánh
dấu là mở cửa trên đường hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, ngày 28 tháng 7 năm 2000 với hồi chuông vang lên từ sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử với phiên giao dịch
chứng khoán đầu tiên đã được thực hiện. Khi bắt đầu chỉ có hai công ty niêm yết với
mã cổ phiếu là REE và SAM. Trải qua bao sóng gió trên thị trường và trên lộ trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dịch cho đến thời điểm ngày 7 tháng 3 năm 2008 đã có hơn 145 cổ
phiếu niêm yết trên sàn.
Thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế đối với các nước phát triển trên
thế giới, ở Việt Nam thị trường cũng đi vào hoạt động được hơn 7 năm, nhưng thật sự
sôi động từ tháng 11 năm 2006. Thị trường vừa là kênh huy động vốn cho các doanh
nghiệp và cũng là nơi cho các nhà đầu tư mua bán giao dịch cổ phiếu. Trong thời gian
vừa qua với biểu hiện tình trạng bong bóng chứng khoán trên thị trường, sự hoan mang
của các nhà đầu tư trong nước khiến chỉ số VN-Index không ngừng biến động và các
chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thật sự không dự báo được.
Hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư chỉ đầu cơ giá lên, khi
giá xuống tới mức nào đó thì bán để cắt lỗ. Thật sự chưa có công cụ bảo vệ các nhà đầu
tư. Đây cũng là lý do mà em chọn đề tài nghiên cứu mang tên “Công cụ phòng ngừa
cho thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài này em sẽ đi sâu tìm hiểu về thực trạng
thị trường chứng khoán Việt Nam để thấy được sự cần thiết ra đời sản phẩm phái sinh
mang tên quyền chọn cổ phiếu: vừa là công cụ phòng ngừa hữu hiệu, vừa là kênh đầu
tư mới cho nhà đầu tư. Có thể nói đây cũng là thời điểm chín mùi để quyền chọn cổ
phiếu ra đời không những đáp ứng nhu cầu đông đảo từ phía các nhà đầu tư mà quyền
chọn cổ phiếu còn có thể là công cụ bảo vệ, bình ổn thị trường từ đó có thể giúp thị
trường phát triển bền vững hơn
70 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
Chương 1 Cấu trúc thị trường quyền chọn chứng khoán
1.1. Quyền chọn chứng khoán 1
1.2. Đặc điểm quyền chọn chứng khoán 4
1.3. Thực hiện quyền chọn 4
1.4. Các thành phần tham gia giao dịch quyền chọn 7
1.5. Chi phí giao dịch quyền chọn 7
1.6. Một số thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới 8
1.6.1 Thị trường Chicago Board Options Exchange (CBOE) 8
1.6.2 Thị trường Tokyo (TSE) 18
Chương 2 Thị trường chứng khoán Việt Nam và quyền chọn chứng
khoán
2.1 Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 22
2.2 Sự bất ổn của thị trường chứng khoán 25
2.2.1 Quan sát chung toàn thị trường 25
2.2.2 Quan sát trên một số cổ phiếu cụ thể 27
2.3 Những bất cập còn tồn tại 29
2.4 Thị trường quyền chọn Việt Nam 34
2.4.1 Thị trường quyền chọn vàng 34
2.4.2 Thị trường quyền chọn ngoại tệ 33
Chương 3 Giải pháp cho thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam
3.1 Đối với Uỷ ban chứng khoán 39
3.1.1 Hành lang pháp lý cho giao dịch quyền chọn chứng khoán 39
3.1.2 Xây dựng cơ chế giao dịch 43
3.2 Đối với Công ty chứng khoán 44
3.2.1 Một số quy định cơ bản 44
3.2.2 Cách thức giao dịch và khớp lệnh 45
3.2.3 Định giá quyền chọn 47
Kết luận 54
Phụ lục và tài liệu tham khảo
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK: Thị trường chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HASTC: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
CP: cổ phiếu
MỤC LỤC HÌNH, BẢNG:
Trang
Hình 1.1.1: Quyền chọn mua cổ phiếu ..................................................................... 2
Hình 1.1.2: Quyền chọn bán cổ phiếu ...................................................................... 3
Hình 1.1.3: Đồ thị quyền chọn mua - quyền chọn bán ............................................. 3
Hình 1.3.1: Sơ đồ giao dịch quyền chọn .................................................................. 6
Hình 2.1.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP 2000 - 2007 của Việt Nam ................................ 23
Hình 2.1.2: Tốc độ tăng trưởng tổng mức vốn hoá thị trường từ 2005 – 2007 .......... 23
Hình 2.1.3: Biểu đồ thể hiện số lượng thành viên tham gia nhập TTCK năm 2007 .. 24
Hình 2.1.4: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng giá trị giao dịch tại hai sàn năm 2007 ........ 24
Hình 2.2.1.1: Biểu đồ VN-INDEX từ tháng 6/2006 đến tháng 3/2008 ..................... 28
Hình 2.2.2.1: Bảng thể hiện tỷ suất sinh lợi và mức độ dao động của cổ phiếu từ tháng
8/2004 đến tháng 3/2008 ......................................................................................... 28
Bảng 3.1.1.1: Các mã cổ phiếu có thể giao dịch quyền chọn .................................... 41
Hình 3.2.3.1: Cơ chế giao dịch trực tiếp .................................................................. 46
Hình 3.2.3.2: Cơ chế giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ............................. 47
Hình 3.2.4.1: Bảng tóm tắt các nguyên tắc định giá quyền chọn .............................. 49
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, một sự kiện được đánh
dấu là mở cửa trên đường hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, ngày 28 tháng 7 năm 2000 với hồi chuông vang lên từ sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử với phiên giao dịch
chứng khoán đầu tiên đã được thực hiện. Khi bắt đầu chỉ có hai công ty niêm yết với
mã cổ phiếu là REE và SAM. Trải qua bao sóng gió trên thị trường và trên lộ trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dịch cho đến thời điểm ngày 7 tháng 3 năm 2008 đã có hơn 145 cổ
phiếu niêm yết trên sàn.
Thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế đối với các nước phát triển trên
thế giới, ở Việt Nam thị trường cũng đi vào hoạt động được hơn 7 năm, nhưng thật sự
sôi động từ tháng 11 năm 2006. Thị trường vừa là kênh huy động vốn cho các doanh
nghiệp và cũng là nơi cho các nhà đầu tư mua bán giao dịch cổ phiếu. Trong thời gian
vừa qua với biểu hiện tình trạng bong bóng chứng khoán trên thị trường, sự hoan mang
của các nhà đầu tư trong nước khiến chỉ số VN-Index không ngừng biến động và các
chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thật sự không dự báo được.
Hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư chỉ đầu cơ giá lên, khi
giá xuống tới mức nào đó thì bán để cắt lỗ. Thật sự chưa có công cụ bảo vệ các nhà đầu
tư. Đây cũng là lý do mà em chọn đề tài nghiên cứu mang tên “Công cụ phòng ngừa
cho thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài này em sẽ đi sâu tìm hiểu về thực trạng
thị trường chứng khoán Việt Nam để thấy được sự cần thiết ra đời sản phẩm phái sinh
mang tên quyền chọn cổ phiếu: vừa là công cụ phòng ngừa hữu hiệu, vừa là kênh đầu
tư mới cho nhà đầu tư. Có thể nói đây cũng là thời điểm chín mùi để quyền chọn cổ
phiếu ra đời không những đáp ứng nhu cầu đông đảo từ phía các nhà đầu tư mà quyền
chọn cổ phiếu còn có thể là công cụ bảo vệ, bình ổn thị trường từ đó có thể giúp thị
trường phát triển bền vững hơn.
Chương 1
Cấu trúc thị trường quyền chọn chứng khoán
1.1. Quyền chọn chứng khoán.
Khái niệm:
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán – trong đó cho người
mua có quyền thực hiện hợp đồng nhưng không bắt buộc để mua hoặc bán một tài sản nào đó
vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn.
Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khoản của hợp
đồng nếu người mua muốn thế.
Hợp đồng quyền chọn có hai loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Quyền chọn mua cổ phiếu
Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuận cho phép người mua có quyền mua tài sản từ người
bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Người mua quyền chọn mua sẽ trả cho người bán quyền chọn mua một khoản tiền, gọi là giá
trị quyền chọn hay phí quyền chọn và người mua quyền chọn mua sẽ có quyền được mua
nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng
hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai
(theo kiểu châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (theo kiểu Mỹ). Người bán quyền
chọn mua nhận được tiền từ người mua quyền chọn mua nên họ có trách nhiệm phải bán một
số lượng cổ phiếu nhất định theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định
trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua quyền chọn mua muốn thực
hiện quyền được mua.
Hình 1.1.1 Quyền chọn mua
Trên đồ thị ta cũng dễ dàng thấy được, khi mua quyền chọn mua cổ phiếu nếu giá thực hiện ở
80.000đ/cp và phí quyền chọn là 2000đ/cp, điểm hoà vốn khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng
lên 82.000đ/cp. Người mua quyền chọn có vùng lời không giới hạn và lỗ có giới hạn còn
người bán quyền chọn thì ngược lại. Ngoài ra người mua quyền chọn cũng có thể bán hợp
đồng quyền chọn của mình khi hợp đồng chưa đáo hạn đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ.
Nhưng nếu giá cổ phần ABC không tăng lên theo dự đoán của bạn, nó giảm liên tục, cho tới
ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì bạn sẽ không thực hiện quyền chọn mua của
mình và bạn chỉ lỗ phí quyền chọn mà thôi.
Điểm hoà vốn quyền chọn mua = Giá thực hiện + Phí quyền chọn mua
82.000 đ = 80.000 đ + 2.000 đ
Quyền chọn bán cổ phiếu
Hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu: là thỏa thuận cho phép người bán bán một số lượng cổ
phiếu nhất định ghi trong hợp đồng cho người mua với giá đã thoả thuận trong tương lai vào
ngày đáo hạn hợp đồng hoặc trước ngày đáo hạn nhưng không bắt buộc thực hiện.
Trong giao dịch bán quyền chọn cũng có 2 bên tham gia: người mua quyền chọn bán và người
bán quyền chọn bán.
Hình 1.1.2 Quyền chọn bán
Người mua quyền chọn bán sẽ trả cho người bán quyền chọn bán một khoản tiền – phí quyền
chọn. Người bán quyền chọn bán nhận được tiền từ người mua, nên người bán sẽ có trách
nhiệm phải mua một cổ phiếu nhất định theo một mức giá đã được thỏa thuận trước vào một
ngày xác định trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua quyền chọn
bán muốn thực hiện cái quyền được bán của nó.
Hình 1.1.3
Ví dụ: giá cổ phần ABC là 80.000 đ, dự báo giá cổ phần ABC sẽ giảm trong thời gian tới. Vậy
để có lời, bạn sẽ vay cổ phiếu của người khác và bán nó đi. Sau đó nếu giá cổ phần giảm
80.000 đ, bạn sẽ mua lại để trả cho khoản vay cổ phiếu trước đó. Nhưng nếu thực tế giá trị cổ
phiếu ABC trên thị trường lên 100.000 đ/cp chẳng hạn, nếu bạn muốn an toàn, ít rủi ro và vẫn
thực hiện được dự báo của mình (cổ phiếu ABC giảm giá), bạn thử đầu tư vào quyền chọn
bán, cụ thể bạn mua quyền chọn bán cho cổ phần ABC với giá thoả thuận trước là 80.000
đ/cp, với mức phí là 2.000 đ cho 1 quyền chọn bán 1 cổ phiếu ABC, nếu đầu tư 1.000 cổ phiếu
thì phí quyền chọn bán là 2.000.000 đ. Nếu giá cổ phiếu ABC giảm theo đúng dự báo, giảm
xuống còn 50.000 đồng/cổ phiếu, thì bạn sẽ được quyền bán cổ phiếu ABC với giá thoả thuận
trước 80.000 đồng/cổ phiếu, so với giá thị trường bạn sẽ có chênh lệch là 30.000 đồng/cổ
phiếu, trừ phí mua quyền chọn bán 2.000 đồng/cổ phiếu, bạn sẽ có lợi ròng là 28.000 đồng/cổ
phiếu, 1.000 cổ phiếu thì bạn sẽ có lợi nhuận là 28 triệu đồng.
1.2. Đặc điểm quyền chọn chứng khoán.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:
- Không ràng buộc nghĩa vụ đối với bên mua hợp đồng quyền chọn phải mua hay bán
một lượng cổ phiếu nhất định khi hợp đồng quyền chọn đến hạn.
- Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực
hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả phí quyền chọn,
giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. Tương
tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán.
- Tùy theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào
trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn.
1.3. Thực hiện quyền chọn.
Đặt lệnh mở: Sau khi mở tài khoản ở công ty môi giới, khi tham gia giao dịch các nhà đầu tư.
Một cá nhân đặt lệnh quyền chọn đầu tiên phải mở một tài khoản ở công ty môi giới. Sau đó
cá nhân này sẽ đặt lệnh thông qua người môi giới. Người môi giới gởi lệnh đến người môi giới
sàn giao dịch của công ty trên sàn giao dịch quyền chọn. Tất cả các lệnh phải được thực hiện
trong giờ giao dịch bình thường, trong trường hợp có thay đổi trung tâm giao dịch sẽ thông
báo.Các giao dịch được thực hiện tại các trạm giao dịch thiết kế cho các quyền chọn riêng biệt.
Một nhà giao dịch có thể đặt nhiều lệnh:
Lệnh thị trường chỉ thị cho các nhà môi giới trên sàn giao dịch nhận giá tốt nhất.
Lệnh giới hạn quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua hoặc mức giá thấp
nhất chấp nhận bán, các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho đến khi bị huỷ hoặc có giá
trị trong ngày.
Lệnh dừng ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại.
Lệnh tất cả hoặc không cho phép người môi giới thực hiện một phần lệnh giá này, và
phần còn lại với giá khác.
Lệnh tất cả hoặc không, cùng giá yêu cầu người môi giới hoặc là thực hiện toàn bộ
lệnh với cùng một mức giá hoặc là không thực hiện lệnh.
Vai trò của trung tâm thanh toán: Sau khi các giao dịch được thực hiện. Trung tâm thanh toán
(Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn OCC) là một công ty độc lập đảm bảo cho việc thực
hiện của người bán. OCC là trung gian cho mỗi giao dịch. Người mua thực hiện giao dịch
không hướng vào người bán mà hướng vào OCC vì vậy OCC thực hiện một trách nhiệm quan
trọng là bảo đảm cho việc thực hiện của người bán quyền. Người mua không cần biết đến hay
nhận dạng của người bán.
Vì là công ty thanh toán thành viên nhận lấy một số rủi ro, OCC áp đặt một yêu cầu vốn tối
thiểu cho công ty này. OCC có quyền đối với thành viên thanh toán về tài khoản ký quỹ của
họ trong trường hợp họ không thể chi trả. Để nâng tính bảo vệ hơn, OCC duy trì một mức ký
quỹ đặc biệt được hỗ trợ bởi các thành viên. Nếu quỹ bị kiệt quệ, OCC có thể đánh giá chất
lượng của các thành viên khác để đảm bảo sự tồn tại của mình cũng như thị trường quyền
chọn nói chung.
Dĩ nhiên trên OTC không có trung tâm thanh toán nên người mua nhạy cảm với rủi ro tín dụng
từ phía người bán.
Đặt lệnh bù trừ: Giả định một nhà đầu tư đang nắm giữ một quyền chọn. Giá cổ phiếu hiện
nay đang tăng, và giá của quyền chọn hiện nay đã cao hơn nhiều so với giá mua lúc đầu. Tính
thanh khoản của thị trường quyền chọn cho phép các nhà đầu tư kiếm lời bằng cách bán quyền
chọn trên thị trường. Lệnh này được thực hiện giống lệnh mở.
Thực hiện một quyền chọn: Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày
nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn kiểu Châu âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo
hạn.
Vào ngày đáo hạn, nếu bạn cho rằng giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, hoặc đối với quyền
chọn bán, giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, bạn để cho quyền chọn hết hiệu lực bằng cách
không làm gì cả.
Hình 1.3.1 Sơ đồ giao dịch quyền chọn
(1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho người môi giới riêng của mình tiến hành một
giao dịch quyền chọn.
(2a) (2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên sàn của công
ty mình thực hiện giao dịch.
(3) Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá cả.
(4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ.
(5a) (5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua và người
bán.
(6a) (6b) Người môi giới của người bán và người mua thông báo giá về cho người bán và
người mua.
(7a) (7b) Người mua (người bán) ký gửi phiếu quyền chọn cho người môi giới.
(8a) (8b) Người môi giới của người mua và người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ
cho công ty thanh toán của mình.
(9a) (9b) Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí quyền
chọn và tiền quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.
1.4. Các thành phần tham gia giao dịch quyền chọn.
Nhà tạo lập thị trường: Vai trò của nhà tạo lập thị trường trên sàn giao dịch là đảm bảo cho các
lệnh mua bán của các nhà đầu tư công chúng luôn luôn được khớp lệnh, khi các nhà đầu tư
mua hay bán quyền chọn mà không có nhà đầu tư khác bán hay mua quyền chọn thì nhà tạo
lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó.
Nhà tạo lập thị trường về bản chất là một doanh nghiệp, các nhà tạo lập thị trường sử dụng đa
dạng các biện pháp kỹ thuật để giao dịch quyền chọn một cách thông minh và để có lợi nhuận.
Môi giới sàn giao dịch: thực hiện giao dịch cho các thành viên công chúng có thể nhận được
một mức lương thuần hoặc nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện được. Nhà môi giới trên sàn
không quan tâm đến việc giá tăng hay giảm. Tuy nhiên một nhà môi giới sẽ làm việc mẫn cán
để đạt được một kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Nhân viên giữ sổ lệnh (OBO): đảm bảo cho lệnh giới hạn của công chúng luôn luôn được thực
hiện trước lệnh của các nhà tạo lập thị trường.
Các hệ thống giao dịch quyền chọn: Các sàn giao dịch đã đưa các tiện ích của công nghệ hiện
đại vào hoạt động xử lý lệnh của họ, sử dụng nhiều phương tiện điện tử để đẩy nhanh tốc độ
thực hiện lệnh. Ví dụ hầu hết các nhà kinh doanh của CBOE hiện nay đều sử dụng thiết bị đầu
cuối cầm tay thay vì cấp thẻ viết tay hoặc các mảnh giấy để gửi theo dõi các giao dịch của
mình.
Những nhà kinh doanh quyền chọn trên sàn: Các tổ chức lớn như quỹ hưu bổng, quỹ uỷ thác,
quỹ hỗ tương, số lượng các tổ chức nước ngoài giao dịch quyền chọn cũng tăng lên. Ngoài ra
còn có nhiều nhà đầu tư có tổ chức lớn, dĩ nhiên là nhiều cá nhân – giàu có hoặc không – mua
bán quyền chọn. Số tiền tham gia giao dịch quyền chọn trên sàn khá nhỏ nên hầu hết bất cứ ai
cũng có thể tham gia.
1.5. Chi phí giao dịch quyền chọn.
Phí giao dịch trên sàn và phí thanh toán: là khoản phí tối thiểu do sàn giao dịch ấn định, chi
phí này trả cho trung tâm thanh toán và các thành viên xử lý các giao dịch trên sàn. Đối với
những nhà kinh doanh thông qua môi giới, các phí này được tính gộp trong hoa hồng của
người môi giới. Đối với người tạo lập thị trường thì các khoản này do công ty thanh toán của
nhà tạo lập thị trường thu.
Công ty thanh toán ký kết một thoả thuận theo hợp đồng với một nhà tạo lập thị trường để
thanh toán giao dịch với mức phí thường được tính trên cơ sở từng hợp đồng.
Trên thực tế tại các sàn giao dịch thì các nhà tạo lập thị trường đều phải tốn chi phí nhất định
cho mỗi giao dịch, chi phí này còn tuỳ thuộc vào khối lượng giao dịch. Ngoài ra nhà tạo lập
thị trường còn phải gánh chịu một số chi phí cố định.
Đối với quyền chọn trên thị trường OTC, không phải gánh chịu các dạng chi phí này, nhưng
có những khoản chi phí tương đương. Liên quan đến hoạt động giao dịch của công ty và liên
quan đến việc xử lý các giao dịch được thiết lập theo yêu cầu của khách hàng.
Hoa hồng: Một trong những lợi thế chính của việc sỡ hữu seat trên sàn giao dịch là tránh được
việc phải trả hoa hồng cho mỗi giao dịch. Nhà tạo lập thị trường chỉ gián tiếp thông qua chi
phí cơ hội của các khoản tiền liên quan đến giá của seat, công sức thực hiện giao dịch, bỏ qua
các lợi nhuận có thể thu được theo một kênh khác. Tuy nhiên khoản hoa hồng tiết kiệm được
thì rất đáng kể.
Các nhà môi giới chiết khấu thu tỷ lệ hoa hồng thấp nhất nhưng các giao dịch thường xuyên và
các giao dịch lớn đôi khi cần phải tận dụng lợi thế về giá. Các công ty môi giới chiết khấu cho
bạn những lời khuyên và không cung cấp các nghiên cứu như các nhà môi giới trọn gói. Mặc
dù vậy, nhà môi giới trọn gói sẻ cho bạn nhiều thông tin một cách đầy đủ hơn.
Hoa hồng quyền chọn dựa trên một khoảng giá trị cố định tối thiểu và một khoảng phí trên
mỗi hợp đồng.
Khi thực hiện quyền chọn cổ phiếu, nhà đầu tư phải trả hoa đồng cho việc mua bán cổ phiếu.
Nếu một nhà đầu tư thực hiện một quyền chọn thanh toán bằng tiền, giao dịch này chỉ kéo
theo một bút toán kế toán. Một công ty môi giới không thực hiện việc tính phí thanh toán
quyền chọn bằng tiền. Khi bất kỳ quyền chọn nào hết hiệu lực mà không được thực hiện
thường thì công ty môi giới không tính hoa hồng.
Đối với quyền chọn OTC thường không cần trả hoa hồng, vì người mua và người bán quyền
chọn thường giao dịch trực tiếp với đối tác.
Chênh lệch giá mua bán: Mức chênh lệch do nhà tạo lập thị trường đưa ra là một khoản phí
giao dịch đáng kể. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nhà đầu tư có thể kiếm lời. Giá
quyền chọn mua có thể tăng giá đáng kể trước khi quyền chọn được bán đi, nhưng nếu khoản
chênh lệch không đổi, giá hỏi mua phải tăng lên ít nhất bằng khoản chênh lệch giá mua – bán
rồi mới có thể kiếm được lợi nhuận.
Các chi phí giao dịch khác: Ngoài ra không có các chi phí như: tiền ký quỹ và thuế. Hầu hết
các nhà kinh doanh quyền chọn đều giao dịch cổ phiếu. Vì vậy chi phí giao dịch cổ phiếu cũng
là nhân tố ảnh hưởng chi phí giao dịch quyền chọn.
Yêu cầu ký quỹ đối với quyền chọn cổ phiếu: Khoản ký quỹ ban đầu thấp nhất đối với mua và
bán khống cổ phiếu là 50%. Mức ký quỹ duy trì thấp nhất là 25%. Nhiều công ty môi giới
cộng thêm khoản 5% hay hơn nữa với các mức yêu cầu này.
1.6. Một số thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới
1.6.1. Thị trường Chicago Board Options Exchange (CBOE).
Thông tin về thị trường Quyền chọn
Trong thập niên 80 thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán và hợp đồng
future đã phát triển ở Mỹ. Thị trường CBOE trao đổi quyền chọn chỉ số chứng khoán của S &
P 100 và S & P 500. Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch quyền chọn về chỉ số chứng khoán
của một số thị trường chính, và thị trường chứng khoán New York giao dịch chỉ số NYSE.
Hầu hết các thị trường đều giao dịch quyền chọn đối với những hợp đồng future. Thị trường
CBOE giao dịch quyền chọn đối với