Đề tài Công nghệ phụ trợ cho da giầy ở Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 4 và là 1 trong 10 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới. Tuy nhiên theo nhận xét của giới kinh doanh da giày, trên thị trường thế giới không hề thấy bóng dáng một đôi giày mang nhãn hiệu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo các doanh nghiệp là do ngành da giày Việt Nam hiện chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất dưới thương hiệu của mình. Nhìn xa hơn 5, 10 năm nữa, nếu vẫn chỉ gia công và nhập nguyên phụ liệu như hiện nay thì rất khó để ngành da giày khẳng định thế đứng là một ngành xuất khẩu chủ lực Chúng ta có thể nói rằng các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển. Nhận định này được đưa ra dựa trên ba bằng chứng, đó là luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi chính phủ và chính quyền các cấp phải có khuôn khổ chính sách phù hợp, và sự hỗ trợ đúng mức cho quá trình này. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ của chính quyền các cấp là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong việc nhận biết tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, và trong việc xây dựng và phát triển những ngành như thế từ nỗ lực của chính bản thân họ. Các biện pháp chính sách và sự tích cực chủ động mang tính liên tục sẽ góp phần làm tăng nhận thức và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt nam đối với mục tiêu này. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết các cơ quan chức năng của Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ. Một phần của nguyên nhân này là người ta đó quá quen với sản xuất tích hợp theo chiều dọc của nhà nước - từng là trụ cột của nền kinh tế - là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế mà việc thực thi có hiệu quả việc thúc đẩy các ngành này vẫn cũng hạn chế. Bản thân chúng ta vẫn không biết làm thế nào để xác định đúng các ngành này.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ phụ trợ cho da giầy ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 4 và là 1 trong 10 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới. Tuy nhiên theo nhận xét của giới kinh doanh da giày, trên thị trường thế giới không hề thấy bóng dáng một đôi giày mang nhãn hiệu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo các doanh nghiệp là do ngành da giày Việt Nam hiện chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất dưới thương hiệu của mình. Nhìn xa hơn 5, 10 năm nữa, nếu vẫn chỉ gia công và nhập nguyên phụ liệu như hiện nay thì rất khó để ngành da giày khẳng định thế đứng là một ngành xuất khẩu chủ lực Chúng ta có thể nói rằng các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển. Nhận định này được đưa ra dựa trên ba bằng chứng, đó là luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi chính phủ và chính quyền các cấp phải có khuôn khổ chính sách phù hợp, và sự hỗ trợ đúng mức cho quá trình này. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ của chính quyền các cấp là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong việc nhận biết tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, và trong việc xây dựng và phát triển những ngành như thế từ nỗ lực của chính bản thân họ. Các biện pháp chính sách và sự tích cực chủ động mang tính liên tục sẽ góp phần làm tăng nhận thức và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt nam đối với mục tiêu này. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết các cơ quan chức năng của Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ. Một phần của nguyên nhân này là người ta đó quá quen với sản xuất tích hợp theo chiều dọc của nhà nước - từng là trụ cột của nền kinh tế - là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế mà việc thực thi có hiệu quả việc thúc đẩy các ngành này vẫn cũng hạn chế. Bản thân chúng ta vẫn không biết làm thế nào để xác định đúng các ngành này. Vì vậy, việc phát triển ngành Da giầy cần phải được sự hỗ trợ, gắn với sự phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ như quy hoạch phát triển, định hướng phat triển các nhà máy, xí nghiệp sản xuất da và các sản phẩm phụ liệu cho ngành Da giày như: chỉ may, kim may, khóa kéo, cúc nhựa, keo dán... các loại hợp chất tẩy,thuéc để thay thế hàng nhập khẩu, thiết bị phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, bao bì...qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu em xin trình bày hiểu biết của em về “Công nghệ phụ trợ cho da giầy ở Việt Nam” Em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Phần I tổng quan về ngành da giầy việt nam và quá trình hình thành công nghệ phụ trợ 1. Lịch sử phát triển ngành dầy dép Ngay từ thế kỷ thứ 15 ngành dầy dép việt nam đã được hình thành dựa trên sự kiên trì học hỏi kinh nghiệm của người trung quốc cùng với sự sáng tạo của người dân việt nam.Trải qua bao thời gian và biến động của lịch sử nganh giầy dép Việt Nam da khẳng định mình và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghiệp. Cách đây gÇn 22 năm, ngày 11/10/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định số 1261/HĐBT thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Da - Giầy Việt Nam, tổ chức tiền thân của Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam ngày nay. Liên hiệp các Xí nghiệp Da - Giầy Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc da và các xí nghiệp sản xuất giầy từ Công ty Tạp phẩm thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, trong đó có chương trình gia công mũ giầy giữa Việt Nam và Liên Xô cũ (Hiệp định 19-5). Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp các Xí nghiệp Da - Giầy Việt Nam đã được chuyển đổi qua các tên Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Da - Giầy (1989), Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam (1993), Công ty Da - Giầy Việt Nam (1995) và Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam ngày nay(th¸ng 11 nam 1996) Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, được thành lập theo quyết định 90/TTg của Chính phủ, Tổng công ty có nhiệm vụ tổ chức, quản lý sản xuất - kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành Da - Giầy Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam được Nhà nước giao nhiệm vụ là đầu mối quản lý ngành Da - Giầy, thực hiện các nhiệm vụ tư vấn đầu tư, thông tin quảng cáo, tổ chức các hội chợ chuyên ngành, dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo cho ngành. Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam là thành viên nòng cốt của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong ngành Da - Giầy. Qua 22 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty đã có sự trưởng thành nhanh chóng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về năng lực sản xuất (đến năm 2007 xuất khẩu đạt hơn 500triệu đôi) về trình độ quản lý, về tay nghề của công nhân Công nghệ sản xuất, từ chỗ chỉ có những cơ sở, những thiết bị may mũ giầy gia công cho Liên Xô (1986-1991), đến nay, Tổng công ty đã có gần 750 dây chuyền sản xuất giầy dép hoàn chỉnh có khả năng sản xuất được tất cả các loại giầy dép như giầy vải, giầy da, giầy nữ, giầy thể thao, các loại giầy dép thời trang, giầy phục vụ bảo hộ lao động, giầy chuyên dùng cho ngành điện, than, dầu khí, hoá chất, lâm nghiệp... 2. Công nghệ phụ trợ ở Việt Nam Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn, các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe... thường không được kể là công nghiệp phụ trợ vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành này, công nghiệp phụ trợ là da giày, da, các chất phụ gia, keo… Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng (broadening) vừa thâm sâu (deepening). Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu11. Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền cung cấp (supply chain management) nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác. Vì lý do này, công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành. Theo các chuyên gia, ở các nước đang phát triển, tiến trình của CNPT thường trải qua 5 giai đoạn: Sản phẩm CNPT ít, để đáp ứng nhu cầu chủ yếu phải nhập khẩu; Số lượng đã tăng lên, nhưng chất lượng không cao, chưa có khả năng cạnh tranh; Khối lượng sản phẩm CNPT ngày một tăng và đặc biệt đã xuất hiện những sản phẩm độc đáo, thoả dụng phần nào nhu cầu của các công nghiệp chính, nên lượng nhập khẩu bắt đầu giảm; Sản xuất CNPT phát triển cao hơn với nhiều nhà sản xuất nên đã xuất hiện sự cạnh tranh ngay trong nội địa, từ đó tạo ra động lực nâng cao chất lượng, hạ giá thành; Năng lực của CNPT được phát triển, bắt đầu xuất khẩu nhập khẩu sản phẩm CNPT. Thực tế khó tách bạch từng giai đoạn, vì giữa các giai đoạn đều làm tiền đề và kế thừa lẫn nhau. Và, sự ngắn dài của mỗi giai đoạn tuỳ thuộc vào sự phát triển của chính kinh tế nước đó cộng với sự hỗ trợ của các nền kinh tế phát triển. Thực trạng khiêm nhường Việt Nam hiện nay có chừng 24 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Đối chiếu với 5 phân kỳ trên đây, CNPT của ta mới ở giai đoạn 2 và 3, được biểu hiện một phần qua tỷ lệ phụ tùng nội địa sản xuất cung ứng cho công nghiệp chính, gọi tắt là “tỷ lệ nội địa hoá”. Có lẽ thành công nhất là ngành bao bì, cung cấp hầu hết bao bì bằng giấy, gỗ, nhựa… cho đóng gói sản phẩm. Ngành sản xuất phụ tùng xe máy, đáp ứng gần 80% nhu cầu của lắp ráp xe máy gồm: các chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại, khung xe, xăm lốp, bình điện… Ngành CNPT cho ôtô còn kém phát triển, tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng 5-10%, chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp, như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Để hỗ trợ cho ngành điện - điện tử, tỷ lệ nội địa hoá được chừng 20-40% và đang tăng dần trong mấy năm gần đây do có thêm các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI). Ngành dệt may, da giày dù có kim ngạch xuất khẩu trong top dẫn đầu nhưng tỷ lệ nội địa hoá vẫn khiêm nhường, bởi phải nhập khẩu tới 80% vải, vải giả da, kim, chỉ cao cấp, nút áo, khuy bấm, dây khoá kéo kim loại, vật liệu dựng độn. Trong các thứ kể trên, có thứ ta sản xuất được như vải, dây khoá kéo, song ít được sử dụng cũng vì chất lượng chưa ổn. Công nghiệp nhựa được xem là dễ làm với trên 200 DN, nhưng kỹ thuật mới dừng ở hàng tiêu dùng thông thường, rất ít sản phẩm là các chi tiết đủ tiêu chuẩn về sức bền chắc, độ chính xác để lắp ráp máy móc, ôtô, điện - điện tử. Sự đầu tư dàn trải với công nghệ chậm đổi mới làm cho ngành cơ khí tuy đội quân khá đông nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ngành xử lý bề mặt cũng không hơn gì, bởi chỉ có ít dây chuyền tĩnh điện, xì, mạ hiện đại, nên chưa đảm bảo “phủ bì” những sản phẩm cao cấp… Nguyên nhân trước hết và cơ bản là nền công nghiệp của nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Từ cấp quản lý đến cơ sở, từ ý tưởng đến khâu triển khai hầu như chưa có khái niệm đầy đủ về CNPT, nên chưa quan tâm đúng mức để đầu tư phát triển. Tuy chỉ là “sản phẩm phụ trợ” nhưng nền CNPT lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, nhân lực kỹ thuật cao trong khi đó hầu hết các DN Việt Nam đều là DN vừa và nhỏ, chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đó. Dung lượng về sản phẩm CNPT của thị trường Việt Nam chưa đủ lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, nên trong khi đầu tư vào sản xuất sản phẩm chính tại Việt Nam để xuất khẩu, họ thường “bao sân” việc cung ứng toàn bộ nguyên phụ liệu qua nhập khẩu, không muốn dùng chi tiết, phụ tùng, phụ liệu do DN Việt Nam sản xuất. Đồng thời tâm lý tiêu dùng thời thượng đều muốn sắm các sản phẩm mà phụ tùng của nó đều phải là hàng nhập. Khi đã hội nhập với cộng đồng kinh tế quốc tế, việc phát triển CNPT vừa mở ra thời vận lớn nhưng cũng sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ. Việt Nam có thể thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của thế giới chẳng những tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước với sự trưởng thành của các DN, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, từ đó có thể nhanh chóng mở ra các ngành CNPT cho công nghệ nói chung và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Tuy vậy nếu chúng ta không vươn mạnh, thì các sản phẩm CNPT của thế giới theo lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ ùn ùn kéo vào tiếp tục nhấn sâu nước ta trong vòng gia công hàng hoá cho thế giới, chỉ hưởng tiền công rẻ mạt, còn chuỗi giá trị gia tăng tạo được lại tiếp tục rơi vào các nhà đầu tư nước ngoài. Và trong tình thế này ngay các cơ sở sản xuất trong nước cũng sẽ hướng tới dùng sản phẩm của CNPT nước ngoài, đồng nghĩa với việc thị trường nội địa bị lấn chiếm. Theo Viện trưởng Viện chiến lược công nghiệp Phan Đăng Tuất - một trong những tác giả bản dự thảo, cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào cho ngành công nghiệp phụ trợ ë Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp nội địa tăng lên khá nhanh nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện có kích cỡ cồng kềnh và công nghệ đơn giản. Ông Tuất chỉ ra 3 hình thức phổ biến của công nghiệp phụ trợ hiện nay. Phụ trợ "ruột" đang được một số công ty triển khai, chẳng hạn VMEP đã xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp gồm 17 công ty, tập trung sản xuất các linh kiện, phụ tùng mà các doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được hoặc với số lượng chưa đủ. Hình thức "hợp đồng" phổ biến ở công nghiệp xe máy. Đây là cam kết giữa các nhà cung ứng với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm nhất định. Trong hệ thống các nhà cung ứng cho các công ty lắp ráp tại VN, số doanh nghiệp nội địa ít và tỷ lệ giá trị thấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất có thể bán linh kiện trên thị trường, không theo một cam kết nào đối với các nhà lắp ráp. Hình thức này chưa được phát triển ở Việt Nam vì các nhà lắp ráp ngại mua sắm sản phẩm đầu vào trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nguyên phụ liệu, phần lớn vẫn phải nhập từ nước ngoài.Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Trong nghành da giày được hình thành từ phần lợn những nguyen phụ liệu từ nước ngoài đặc biệt từ TQ. 90% trong tæng doanh thu xuất khẩu da giày 3.8 tỷ USD năm 2007 bắt nguồn từ gia công cho đối tác nước ngoài. Tình trạng gia công hàng chẳng những đã làm biến mất thương hiệu da giày Việt Nam trên thương trường quốc tế mà còn ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất nguyên phụ liệu da giày nội địa. Vì vậy cần có những chính sách hợp lý để phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu trong nước nhằm xây dựng thương hiệu trên chính thị trường nội địa mặt khác giải quyết việc làm cho lao động. 3. Vai trß c«ng nghØÖp phô trî Lâu nay, khi nói đến hạn chế trong thu hút đầu tư vào nước ta người ta thường đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng bất cập, thủ tục hành chính rườm rà…Tuy nhiên, sau khi nhiều địa phương đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhưng sức hút đầu tư xem ra vẫn rất yếu. Đến nay, các nhà quản lý đã nhận ra mọt trong những điểm mấu chốt là do chính nội tại các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ (CNPT) là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính. Ngành CNPT rất đa dạng bao gồm cả gia công cơ khí, chế tạo khuôn đúc, rèn, đúc, nhiệt luyện, xử lý bề mặt. Sản xuất những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…bao gồm cả những cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. CNPT tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. CNPT đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng mở rộng và chuyên sâu. CNPT phát triển sẽ kéo theo các công ty lắp ráp và sản xuất thành phẩm cuối cùng khác thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào nhập khẩu. Giá nhập khẩu những sản phẩm đó có thể rẻ nhưng phí tổn chuyên chở bảo hiểm sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng cao. Ngoài ra, còn chưa kể đến rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. CNPT phát triển có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Một thực tế cho thấy, tỉ lệ chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm, nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Phần II thực trạng phát triển công nghệ phụ trợ cho giầy dép ở việt nam. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày Việt Nam cũng không phải đơn giản mà rất cần có một cách nhìn và cách làm thấu đáo, dài hạn. Hiện tại, trong cả nước việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu và thuộc da đang tiến triển tốt hơn, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho sản xuất nguyên, phụ liệu và thuộc da. Các cơ sở sản xuất đế giày, da váng, tráng PU, keo, phụ liệu có quy mô không lớn được hình thành để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp giày. Một số cơ sở tại khu thuộc da Phú Thọ Hòa ra đời. Công ty Hào Dương, Công ty PouYuen, Công ty thuộc da Samwoo, Công ty Green Tech đã đi vào sản xuất ổn định cùng với nhiều dự án đồng loạt triển khai như: nhà máy thuộc da Hào Dương tại TP.HCM, Nhà máy Thuộc da Primer Vũng Tàu… cùng với Công ty Thuộc da Samwoo, Green Tech và một số cơ sở nhỏ ở khu vực thuộc da Phú Thọ Hòa, đang góp phần cung cấp nguyên liệu da thuộc chất lượng cao để sản xuất hàng xuất khẩu cao cấp. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất phụ liệu như đế giày, da váng có tráng PU, keo, phụ liệu… cũng giúp các DN giày tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, do giá thành sản xuất trong nước còn cao nên nhiều DN vẫn chọn con đường nhập khẩu nguyên phụ liệu. Theo giới kinh doanh da giày, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót... thì đến 70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại. Chỉ riêng về da, Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu từ việc chăn nuôi bò, heo. Tuy nhiên tập quán chăn nuôi thiếu tập trung và chưa áp dụng triệt để những kỹ thuật chăm sóc gia súc của người chăn nuôi nhỏ khiến da nguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp, buộc nhà sản xuất phải tốn thêm nhiều chi phí để xử lý da thuộc. "Nếu cộng tất cả các khoản chi phí đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng như công sức lao động... thì giá thành da thuộc trong nước cao hơn giá da ngoại", ông Doãn nói. Do đó muốn nâng chất lượng da thuộc thì đầu tiên cần phải quy hoạch vùng nuôi gia súc lấy da và có chiến lược phát triển, đầu tư vào công nghệ thuộc và xử lý da. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành da giày cho rằng, muốn làm được việc này phải có sự phối hợp của nhiều ngành, đặc biệt là công - nông nghiệp. Cũng như nhiều ngành nghề khác, ngành da giày đang phải chịu áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng 30-40% so với năm 2006, nhưng vẫn phải gồng mình chịu đựng chứ không thể tăng giá đầu ra được. "Thậm chí có đơn hàng chúng tôi phải giảm giá chào mới cạnh tranh nổi với đối thủ Trung Quốc", ông Nguyễn Văn Độ, chủ cơ sở giày dép da Hoàng Diệu cho biết. Các doanh nghiệp ngành da cho rằng, nếu giải quyết được vấn đề nguyên vật liệu trong nước thì khả năng cạnh tranh của giày da Việt sẽ cao hơn rất nhiều. "Nếu hoàn thành quy trình sản xuất khép kín trong nước, từ khâu nguyên phụ liệu đến thiết kế, sản xuất, kinh doanh thì đảm bảo giày Việt sẽ tự tin xuất khẩu bằng thương hiệu của mình", ông Đinh Ngọc Tuấn quả quyết. Đây cũng là kinh nghiệm mà giới kinh doanh da giày Việt Nam học được từ Trung Quốc. Nhìn xa hơn 5, 10 năm nữa, nếu vẫn chỉ gia công và nhập nguyên phụ liệu như hiện nay thì rất khó để ngành da giày khẳng định thế đứng là một ngành xuất khẩu chủ lực. "Về lâu dài nếu không có giải pháp ở tầm vĩ mô để quy hoạch lại ngành da giày thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp tồn tại", ông Lê Quang Doãn nói. Cũng theo ông này, nếu 10 năm trước Việt Nam có một nhà máy lọc dầu thì bây giờ ngành da giày được "nhờ" rất nhiều vào nguồn nguyên liệu hóa chất, dung môi xử lý, hóa dầu... cung cấp từ nhà máy này. Theo đề xuất của các doanh nghiệp giày da, trước mắt Chính phủ cần xem xét l
Luận văn liên quan