Đề tài Công nghệ thành lập web map

1, Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Hiện nay , việc áp dụng công nghệ số , công nghệ mạng vào lĩnh vực đời sống đã trở nên phổ biến và đã tạo ra được các sản phẩm công nghệ rất hữu ích cho đời sống con người . Áp dụng những công nghệ đó trong thành lập và sản xuất bản đồ cũng đã cho ra các sản phẩm về Wep map rất hữu ích . Đối với nhiều nước trên thế giới thì công nghệ bản đồ số và gis đã sớm được áp dụng để thành lập các bản đồ mạng ( web map ) . Ở Việt Nam , cũng khá sớm chúng ta đã thành lập được Web Map . Và hiện nay có khá nhiều địa phương cũng đã áp dụng được công nghệ số để thành lập nên các bản đồ số cũng như các bản đồ mạng . Việc nghiên cứu “ công nghệ thành lập web map ’’ đối với các nhân là rất cần thiết , nó cung cấp cho bản thân sinh viên vốn kiến thức cơ bản lẫn nâng cao về môn học nói chung và về công nghệ web map nói riêng , đồng thời giúp bản thân tìm tòi học hỏi những lợi ích thiết thực mà web map đem lại cho bản thân và công động . Từ những nghiên cứu đó có thể góp phần nào trong việc giúp web map phát triển. 2, Ý Nghĩa Nghiên Cứu Các kết quả nghiên cứu của đồ án về cơ sở , quy trình công nghệ thành lập và phát hành web map có thể phục vụ cho việc học tập nghiên cứu, ngoài ra có thể ứng dụng hỗ trợ cho công tác thành lập bản đồ mạng của một số địa phương phục vụ cho công tác quản lý

docx21 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ thành lập web map, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục Lục 1 Mở đầu .. 3 Tính cấp thiết của đề tài 3 Ý nghĩa của đề tài . 3 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ MẠNG 4 1.1, Khái niệm về bản đồ mạng.. 4 1.2, Lịch sử hình thành phát triển của bản đồ mạng . 4 1.3, Đặc điểm của bản đồ mạng. 5 1.4, Phân loại bản đồ mạng 6 CHƯƠNG II : CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ THÀNH LẬP WEB MAP. 7 2.1, Các phương pháp thành lập bản đồ mạng . 7 2.1.1, Phương pháp thành lập các Web Map từ các bản đồ dạng ảnh . 7 2.1.2, Phương pháp thành lập các Web Map từ các bản đồ dạng Vector và có khả năng tương tác .. 7 2.1.3, Phương pháp thành lập các hệ thống Web Map như một hệ thống WebGis .. 8 2.2, Một số phần mềm thiết kế Web 8 2.2.1, Phần mềm Flash 9 2.2.2, Phần mềm Macromedia Dreamweaver.. 9 2.2.3, Phần mềm Macromedia Director.. . 9 2.2.4, Phần mềm Fronpage.. 10 2.3, Các phần mềm thành lập WebMap... 10 CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP PHÁT HÀNH WEB MAP 11 3.1, Cơ sở công nghệ thành lập Web Map 11 3.1.1, Công Nghệ Thành Lập Bản Đồ 11 3.1.2, Công Nghệ Tin Học Lập Trình.. 11 3.1.3, Công Nghệ Mạng Toàn Cầu Dịch Vụ .. 11 3.2, Các công nghệ phát hành Webmap 12 3.3, Các công nghệ bảo mật dữ liệu . 13 3.4, Công nghệ đóng gói và phát hành sản phẩm 13 3.5, Nguyên tắc thiết kế mô hình và giao diện của Webmap... 13 3.6. Nguyên tắc thiết kế bố cục Web map. 14 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU ỨNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA WEB MAP TRONG THỰC TẾ.. 15 4.1, Ứng dụng WebGis trong quản lý cơ sở dữ liệu du lịch .... 15 4.2, Thành lập bản đồ mạng phục vụ tra cứu thông tin giao thông thành phố Hà Nội ... 17 4.3, Ứng dụng công nghệ WebGis xây dựng bản đồ sạt lở đất 18 Kết luận 20 Tài liệu tham khảo .. 21 MỞ ĐẦU * * * 1, Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Hiện nay , việc áp dụng công nghệ số , công nghệ mạng vào lĩnh vực đời sống đã trở nên phổ biến và đã tạo ra được các sản phẩm công nghệ rất hữu ích cho đời sống con người . Áp dụng những công nghệ đó trong thành lập và sản xuất bản đồ cũng đã cho ra các sản phẩm về Wep map rất hữu ích . Đối với nhiều nước trên thế giới thì công nghệ bản đồ số và gis đã sớm được áp dụng để thành lập các bản đồ mạng ( web map ) . Ở Việt Nam , cũng khá sớm chúng ta đã thành lập được Web Map . Và hiện nay có khá nhiều địa phương cũng đã áp dụng được công nghệ số để thành lập nên các bản đồ số cũng như các bản đồ mạng . Việc nghiên cứu “ công nghệ thành lập web map ’’ đối với các nhân là rất cần thiết , nó cung cấp cho bản thân sinh viên vốn kiến thức cơ bản lẫn nâng cao về môn học nói chung và về công nghệ web map nói riêng , đồng thời giúp bản thân tìm tòi học hỏi những lợi ích thiết thực mà web map đem lại cho bản thân và công động . Từ những nghiên cứu đó có thể góp phần nào trong việc giúp web map phát triển. 2, Ý Nghĩa Nghiên Cứu Các kết quả nghiên cứu của đồ án về cơ sở , quy trình công nghệ thành lập và phát hành web map có thể phục vụ cho việc học tập nghiên cứu, ngoài ra có thể ứng dụng hỗ trợ cho công tác thành lập bản đồ mạng của một số địa phương phục vụ cho công tác quản lý CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ MẠNG 1.1, Khái Niệm Về Bản Đồ Mạng Bản đồ mạng ( Web map ) hay còn gọi là bản đồ Web trước hết nó là một dạng của bản đồ , là một loại hình bản đồ điện tử được trình bày theo công nghệ và hình thức của một trang web để phát hành lên mạng internet, cho phép đông đảo người dùng khai thác và sử dụng thông qua dịch vụ WWW Bản đồ mạng là hình thức lưu hành mới của bản đồ số , là dạng tồn tại và khai thác chủ yếu của bản đồ điện tử Thành lập bản đồ mạng là quá trình thiết kế , thực hiện , tạo ra và cung cấp bản đồ trên mạng thông qua dịch vụ Web. Thành lập bản đồ mạng chủ yếu mang ý nghĩa công nghệ , bản đồ mạng làm một nhánh mới trong ngành bản đồ học, một hướng nghiên cứu mới về mặt lý thuyết xây dựng và sử dụng bản đồ mạng , đánh giá và cải thiện các kỹ thuật truyền thông tin , về hiệu quả sử dung của nó đối với xã hội 1.2,Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Của Bản Đồ Mạng - Sự ra đời và phát triển của bản đồ mạng gắn liền với quá trình phát triển của bản đồ số , bản đồ điện tử , cũng như công nghệ mạng và dịch vụ web. Bản đồ mạng thực sự xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi có mạng internet và công nghệ thiết kế web phát triển . - Từ những năm 2000 trở lại đây với sự phát triển của mạng diện rộng việc thành lập web map cũng tăng trưởng theo và ngày càng trở thành một xu thế mới cho việc phát hành bản đồ. - Bản đồ đầu tiên được phát hành vào năm 1993 là bản đồ của Map Viewer, thuộc trung tâm nghiên cứu của Xerox Palo Alto ( Mỹ) - 1995 đại học Caniphonia đã phát triển hệ thống GRASSlink và tạo ra trang bản đồ web cho các dữ liệu GRASSGIS - 1996 tạo ra trang bản đồ Mapquest một trong những trang bản đồ trực tuyến của Mỹ . - 1997 cục điều tra dân số Hoa Kỳ đã phát triển một giao diện WEB để khai thác các tập dữ liệu bản đồ của hệ thống máy chủ TIGER - 2010 TIGER MAP SERVER đã được chuyển sang phiên bản mới . Tiger Web là một tập hợp ứng dụng và dịch vụ dựa trên Web. - Đến nay bản đồ mạng đã trở thành đã trở thành một dạng bản đồ phổ biến với sự trợ giúp của các giao diện sử dụng bản đồ của các nhà phân phối : google map, wikimapia, yahoo map 1.3, Đặc Điểm Của Bản Đồ Mạng Có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền thống như: phản ánh các thông tin địa lý, tuân theo cơ sở toán học, có tổng quát hoá, sử dụng hệ thống ký hiệu nhưng mọi thông tin trên bản đồ được ghi ở dạng số. Thông tin của bản đồ mạng được cấu trúc theo kiểu raster hoặc vector, có kèm theo topology, tổ chức thành các file bản đồ riêng rẽ, hoặc liên kết thành thư mục trong các cơ sở dữ liệu bản đồ hoặc GIS. Các bản đồ mạng nằm trong trang Web lấy trình bày thể hiện các bản đồ là mục tiêu và nội dung chính. Chú giải của bản đồ mạng được trình bày và điểu khiên giống như trên bản đồ số. Ngoài ra các yếu tố nội dung khác được thiết kế theo giao diện và cách quản lý của một trang Web. Các ký hiệu bản đồ được thiết kế theo các nguyên tắc hiển thị và độ phân giải của màn hình máy tính với đơn vị là Pixel. Màu sắc sử dụng cho bản đồ mạng là hệ màu RGB, các thông tin được quản lý theo lớp cho phép đóng mở theo yêu cầu của người dùng Các bản đồ Web có tính tương tác cao được hiển thị theo yêu cầu của người dùng và có khả năng tương tác với người dùng. Các thay đổi thể hiện tức thời khi người dùng kích chuột vào các yếu tố liên kết của bản đồ. Các bản đồ mạng tương tác luôn được liên kết với một CSDL quản lý tại máy chủ bản đồ. Một số bản đồ mạng còn cho phép người dùng tự thể hiện bản đồ theo ý tưởng của mình. Các bản đồ có khả năng cập nhật thông tin, thường xuyên thay đổi nội dung theo sự biến đổi của thực tế (ví dụ các bản đồ thời tiết, bản đồ chỉ dẫn giao thông,) 1.4, Phân Loại Bản Đồ Mạng Theo tiến sỹ bản đồ người Hà Lan J.M.Kraak, trong bối cảnh công nghệ hiện tại , cơ sở để phân loại bản đồ mạng chính là phương pháp sử dụng chúng . Trên cơ sở này , bản đồ mạng được phân loại thành : bản đồ tĩnh và bản đồ động . Trong đó cả hai bản đồ này đều phân thành hai loại đó là bản đồ chỉ đọc và bản đồ tương tác. Tuy nhiên , cách phân loại này không phải là bất biến .Trong tương lai , do ảnh hưởng của công nghệ mà bản đồ mạng có thể sẽ được phân loại theo những tiêu chí khác . CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẦM MỀM HỖ TRỢ THÀNH LẬP WEB MAP 2.1, Các Phương Pháp Thành Lập Bản Đồ Mạng 2.1.1, Phương Pháp Thành Lập Các Web Map Từ Các Bản Đồ Dạng Ảnh Đó là các bản đồ theo kiểu truyền thống được quét hoặc chuyển từ bản đồ số ra dạng ảnh (Raster) theo các định dạng như: JPEG, GIF, PNG, BMP, TIFF, sau đó được cấu trúc và liên kết vào các trang Web để tạo lên một trang bản đồ mạng. Loại Web Map này thường chỉ được sử dụng mang tính chất tham khảo, vì các bản đồ không thể thay đổi hoặc cập nhật các thông tin. 2.1.2, Phương Pháp Thành Lập Các Web Map Từ Các Bản Đồ Dạng Vector Và Có Khả Năng Tương Tác Đó là sự kết hợp của các bản đồ số với hệ thống thông tin địa lý và các công nghệ thiết kế Web, công nghệ Multimedia đã tạo ra được một hệ thống Web map có khả năng tương tác Các bước thực hiện công tác xây dựng bản đồ loại này bao gồm: + Thiết kế bố cục nội dung. + Lựa chọn phần mềm GIS để lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu. + Lựa chọn phần mềm GIS để lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu. + Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. + Tạo các bản đồ chuyên đề với tỷ lệ theo thiết kế của trang Web Map. + Chuyển đổi định dạng bản đồ theo yêu cầu của chương trình thiết kế Web Map được lựa chọn. + Thiết kế giao diện quản lý và hiển thị bản đồ, liên kết các bản đồ và modul hỗ trợ để tạo ra Web map + Phát hành lên mạng internet Với phương pháp thành lập Web Map từ các công nghệ hỗ trợ như hệ thống thông tin địa lý, công nghệ multimedia, các công nghệ thiết kế web thì hệ thống có thể dễ dàng tạo ra một cơ sở dữ liệu của Web Map giúp cho việc theo dõi, cập nhật và chỉnh thông tin một cách dễ dàng. Từ hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng có thể thiết kế nhiều bản đồ dẫn xuất khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu của họ. Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người khai thác dữ liệu từ Web Map 2.1.3, Phương Pháp Thành Lập Các Hệ Thống Web Map Như Một Hệ Thống WebGis Phương pháp này khác với phương pháp trên là chỉ với một cơ sở dữ liệu thống nhất, sau đó dùng các thuật toán, các phương pháp khái quát tức thời để tạo ra các bản đồ với các thông tin được lựa chọn theo yêu cầu. Toàn bộ trang Web Map là một cơ sở dữ liệu được thành lập ở tỷ lệ cơ bản nhất theo thiết kế với các bản đồ và các yếu tố đa phương tiện hỗ trợ khác. Các bản đồ và các thông tin hiển thị trên màn hình được biên tập chiết xuất từ CSDL nhờ các thuật toán và hệ thống các phần mềm chuyên dụng. Với phương pháp này các thuật toán và hệ thống các phần mềm chuyên dụng. Với phương pháp này không cần xây dựng CSDL đa tỷ lệ mà bản đồ được tạo ra tức thời ở các tỷ lệ phù hợp với mức độ thu phóng bản đồ mà không tạo ra các file dữ liệu mới. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ xây dựng một CSDL gốc, các bản đồ hiển thị được thành lập từ cùng một nguồn nên có độ chính xác và tính thống nhất cao. Tuy nhiên, các phần mềm phải có các chức năng khái quát hóa tự động tức thời theo yêu cầu của người dùng. Đây vẫn là khó khăn vì thuật toán rất phức tạp, chưa được hoàn thiện. Phương pháp này hiện đang được chú ý phát triển để Atlas hoạt động như một hệ thống thông tin địa lý mạng ( Internet Gis ). 2.2, Một Số Phần Mềm Thiết Kế Web Các bản đồ mạng đều được tổ chức và khai thác sử dụng với giao diện dưới dạng các trang web. Các bản đồ số từ các phần mềm đồ họa chuyên dụng được đổi sang các khuôn dạng khác nhau theo kiểu raster hoặc vector để có thể đưa vào các giao diện kiểu trang web. Lúc này các bản đồ điện tử được khai thác không phụ thuộc vào các phần mềm thành lập bản đồ ban đầu nữa. Các công nghệ thiết kế web sẽ tạo giao diện và hệ thống các công cụ liên kết các nội dung bản đồ, các trang bản đồ vào cấu trúc chung đối với các Web Map và cho phép đóng gói chạy độc lập trên các trình duyệt web.Các công nghệ thiết kế web đều là những phần mềm có kết nối đa phương tiện cho phép liên kết bản đồ với các hình ảnh, bài viết,để xây dựng atlas tĩnh hoặc có thể tương tác. Phần mềm Flash Phần mềm frontpage Macro media director Macro media dreamweaver Phần mềm thiết kế Website 2.2.1, Phần mềm Flash Được dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiện thị chúng . Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng . Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác , các hoạt cảnh . Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh , hình ảnh động. Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình . Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg để phù hợp với các ứng dụng của người sử dụng như trên Web, CD . 2.2.2 Phần mềm Macromedia Dreamweaver Macromedia Dreamweaver là một trong những chương trình thiết kế Web phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp , nó cho phép bạn phát triển các trang Web chuyên nghiệp và thân thiện với người sử dụng giao diện của nó. Tương thích với nhiều đối tượng nhúng ( Flash, Shockwave, Active X,) 2.2.3. Phần mềm Macromedia Director Macromedia Director là một phần mềm dùng trong multimedia của hãng macromeida, nó là một trong những công cụ rất mạnh và phù hợp cho việc thiết kế các sản phẩm bài giảng điện tử dạng multimedia ( sản phẩm này dùng ngôn ngữ lingo để viết , đây là ngôn ngữ kịch bản khá dễ viết vì có nối viết gần giống với C) Director luôn được biết đến như là một ứng dụng multimedia tương tác. Phiên bản Macromedia Director thậm chí còn đưa mọi thứ tiến xa hơn nữa nhờ việc đưa vào khả năng 3D mà các nhà thiết kế Shockware và những người làm multimedia chuyên nghiệp hằng mong ước. Việc kết hợp khả năng 3D với sự hỗ trợ của Flash , máy chủ Multiuser , Network Lingo tinh tế , Imaging Lingo , khả năng điều khiển , kiểm soát video và âm thanh hàng đầu đã làm cho Director mạnh hơn bao giờ hết . 2.2.4 Phần mềm Fronpage Fronpage là một trong những phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế các trang web , thiết kế bố cục và chèn nội dung vào trang web một các dễ dàng và đơn giản trên hệ điều hành windows. Người dùng có thể sử dụng câu lệnh để thiết kế , hoặc sử dụng các câu lệnh để tạo bố cục của trang web. 2.3, Các Phần Mềm Thành Lập Web Map Số lượng phần mềm thương mại hỗ trợ cho công tác thành lập bản đồ mạng nói chung và Web Atlas nói riêng tương đối phong phú. Mỗi phần mềm đều có một thế mạnh riêng và đi kèm một công nghệ riêng biệt. Các phần mềm được sử dụng nhiều và phổ biến gồm: + Các phần mềm của hãng ESRI gồm có Internet Map Servers và Map Objects. + Mapinfo có phần mềm MapXtreme. + Hãng Intergraph có chương trình GeoMedia Web Map dựa trên mã nguồn mở. Có thể kết hợp các dữ liệu GIS khác nhau trong một bản đồ. + Hãng Autodesk Autocad có sản phẩm MapGuide,... Phần mềm Internet Map Servers và Map Objects CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP , PHÁT HÀNH WEB MAP 3.1 , Cơ Sở Công Nghệ Thành Lập Web MapCông nghệ Cad , Graphic Công nghệ Gis Công nghệ và phương thức quản trị web , atlas Phương thức quản lý và kiến trúc web, atlas Công nghệ phát hành web , atlas Công nghệ bảo mật dữ liệu Công nghệ đóng gói và phát hành web, atlas Các công nghệ thành lập Web Map Công nghệ thành lập bản đồ Công nghệ mạng toàn cầu Công nghệ tin học lập trình Các công nghệ hỗ trợ khác 3.1.1, Công Nghệ Thành Lập Bản Đồ - Công nghệ Cad , graphic : là công nghệ cho phép thành lập các bản đồ số dạng vector , đây là các bản đồ được thành lập từ các phần mềm hỗ trợ thiết kế Cad - Công nghệ Gis: là công nghệ cho phép xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu cả về mặt không gian và thuộc tính , bản chất của đối tượng. 3.1.2, Công Nghệ Tin Học Lập Trình Công nghệ tin học và lập trình được thực hiện với nhất nhiều các ngôn ngữ khác nhau . Tuy nhiên , khi xây dựng Web Map thì ngoài việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình Web cần phải sử dụng các hàm , thư viện bản đồ trong quá trình lập trình cho Web Map 3.1.3, Công Nghệ Mạng Toàn Cầu Dịch Vụ Các Công Nghệ Và Phương Thức Quản Trị Web Map Web Map là một dạng Bản đồ số được đưa lên mạng cho mọi người dùng chung . Người dùng có thể truy cập vào các địa chỉ của Web Map là có thể khai thác thông tin của Web Map. Trên Internet có rất nhiều dịch vụ trong đó có web. Theo định nghĩa của W3C( Worl Wide Wed Consortium- các chuẩn cho internet)dịch vụ web là một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các ứng dụng trên các máy tính khác nhau thông qua mạng internet. 3.2, Các Công Nghệ Phát Hành Webmap Sau khi xây dựng xong hệ thống Web Map cần phải cấu hình lại hệ thống và đưa lên mạng internet để phục vụ đa người dùng. Muốn đưa bản đồ lên mạng phải thông qua các dịch vụ internet. Lúc này người sử dụng không còn đọc bản đồ thông qua các phần mềm quản lý bản đồ nữa mà chỉ cần thông qua các trình duyệt web.Vì thế tại các máy chủ (Map server) dữ liệu bản đồ phải được cấu hình theo các định dạng dữ liệu trên web để có thể trình bày theo ngôn ngữ HTML hoặc XML. Bản đồ có thể ở nhiều định dạng khác nhau, ở các môi trường khác nhau nhưng khi chuyển lên mạng internet thì đều phải về một định dạng mà HTML hiểu được. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà lập trình đã thiết kế và viết lập trình theo các môi trường phát triển đã định trước đó theo các môi trường phát triển đã định trước đó. Như vậy theo phương thức kiến trúc và quản lý Web map thì bản đồ phải được biến đổi chuẩn hóa theo khuôn dạng dữ liệu mạng, cần có các công nghệ để thực hiện công việc này. Đây chính là nhóm công nghệ phát hành bản đồ mạng được thiết lập tại các máy chủ bản đồ. Hiện nay có nhiều công nghệ hỗ trợ nhằm đưa các dữ liệu địa lý lên mạng internet nhưng đều tập chung vào hai hướng phát triển công nghệ đó là: công nghệ theo hướng có bản quyền và công nghệ theo hướng mã mở nguồn . Với hướng phát triển công nghệ có bản quyền thương mại, người dùng phải chi phí một khoản kinh phí không nhỏ cho việc mua bản quyền phần mềm, nhưng đầu tư cho lập trình không lớn và quy trình biên tập bản đồ và phát hành lên mạng có tính chuyên nghiệp cao. Nếu lựa chọn hướng phát triển công nghệ theo mã nguồn mở thì không cần chi phí cho bản quyền phần mềm mà các chức năng cơ bản như hiển thị, phân tích, truy vấn dữ liệu địa lý đều được áp dụng . Tùy nhiên cần có độ lập trình cao hơn và công tác biên tập Atlas lại nhiều và phức tạp hơn . 3.3, Các Công Nghệ Bảo Mật Dữ Liệu Cũng như các bản đồ điện tử, thì Web Map sau khi biên tập, xây dựng và liên kết xong các ứng dụng thì cần được chuyển đổi các định dạng phù hợp để bảo mật dữ liệu. Đối với các phần mềm thương mại đều có cơ chế bảo mật bằng phép mã hóa dữ liệu để bảo vệ dữ liệu gốc. Các phần mềm chuyên dụng khác nhau cũng có các dữ liệu để bảo vệ dữ liệu gốc. Các phần mềm chuyên dụng khác nhau cũng có các modul chuyển đổi thực hiện bảo mật thích hợp cho từng loại khuôn dạng bản đồ riêng . 3.4, Công Nghệ Đóng Gói Và Phát Hành Sản Phẩm Đối với Web map thì phải tiến hành hoàn thiện tổng thể như một website hoàn chỉnh. Sau đó đăng ký tên miền, chuyển dữ liệu vào Mapserver, cấu hình cho hệ thống Web map để quản lý , khai thác và đưa lên mạng 3.5, Nguyên Tắc Thiết Kế Mô Hình Và Giao Diện Của Web Map Đối với các bản đồ truyền thống xuất bản trên giấy thì bố cục của bản đồ là toàn bộ sự sắp xếp nội dung bản đồ trên một trang giấy. Tuy nhiên, với Web map thì bố cục toàn bộ của nó là toàn bộ màn hình máy tính, bao gồm giao diện phần nội dung bản đồ và các liên kết thành phần, mỗi trang web map có thể có bố cục khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và mục đích của bản đồ. Mặc dù có nhiều kiểu bố cục cho Web map nhưng nhìn chung đều có chung 2 hợp phần: Giao diện quản trị và giao diện người dùng Thiết kế giao diện Giao diện người dùng Giao diện quản trị 3.6. Nguyên tắc thiết kế bố cục Web map A : là phần giới thiệu chung cho toàn bộ web map, gồm có tên tập bản đồ, tên cơ quan thành lập , các đường dẫn đến các hướng sử dụng của wep map. B: là mục lục hay các chương của web map, đây cũng là đường dẫn liên kết đến các chương mục này C : là phần hiển thị các trang bản đồ ( chiếm phần lớn diện tích của màn hình ) là bản đồ dạng truyền thống với các bảng chú giải đi kèm hoặc phần chú giải được thể hiện trên một phần của cửa sổ độc lập. Trong phần bản đồ có các công cụ để xem và phân tích bản đồ như : phóng to, thu nhỏ, in ấn , di chuyển , tìm kiếm , đo khoảng cách , xem thông tin . D : phần thông tin thể hiện cho bản đồ đang thể hiện , đây là đường dẫn đến các thông tin bổ sung như tài liệu thành lập bản đồ , xuất xứ, các thuyết minh , hình ảnh , video , đường dẫn đến các bản đồ và thông tin liên quan khác. E: đường dẫn để xem tiếp hoặc quay lại các trang bản đồ trước D E B A D E B A CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA WEP MAP TRONG ĐỜI SỐNG 4.1 Ứng Dụng Web Gis Trong Quản Lý Cơ Sở Dữ Liệu Du Lịch Để có thể xây dựng được một cơ sở dữ liệu cho Gis cần phải xây dựng hai loại dữ liệu đó là : 1, Dữ liệu không gian Xây dựng bản đồ du lịch thì các đối tượng với