Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai (từ năm 2007-2009)

Huyện Phú Thiện là một huyện miền núi Phú Thiện là một huyện mới tách ra ngày 26 tháng 4 năm 2007 theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 3 năm 2007 từ huyện AyunPa cũ, đồng thời với việc thành lập thi xã Ayun Pa. Phú Thiện là một thị trấn nhỏ của huyện AyunPa, nằm ở vị trí đông nam của tỉnh Gia Lai, trên đường Quốc lộ 7 (nay là Quốc lộ 25) nối từ thị trấn Chư Sê đi Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), là tiền thân của huyện AyunPa cũ, lãnh thổ huyện Phú thiện nằm gọn trong lòng chảo nơi có con sông Yun bắt nguồn từ cao nguyên Kon Tum chảy qua. Có vị trí: - Phía đông giáp Thị Xã Ayunpa; - Phía tây giáp huyện Chư Sê; - Phía nam giáp tỉnh Đăk Lăk; - Phía bắc giáp huyện Ia Pa. Toàn huện có tổng diện tích đất tự nhiên là 50.472,99 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 20.712,01 ha, chiếm 41,03%; diện tích đất lâm nghiệp là 23.552,40 ha, chiếm 46,66%; diện tích đất ở là 1.747,50 ha, chiếm 3,46%; diện tích đất ao hồ là 119,57 ha, chiếm 0,23%; và diện tích các loại đất khác là 4.341,51 ha, chiếm khoảng 8,6%.

doc42 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai (từ năm 2007-2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ THIỆN Phần I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ THIỆN I.KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ THIỆN 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Huyện Phú Thiện là một huyện miền núi Phú Thiện là một huyện mới tách ra ngày 26 tháng 4 năm 2007 theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 3 năm 2007 từ huyện AyunPa cũ, đồng thời với việc thành lập thi xã Ayun Pa. Phú Thiện là một thị trấn nhỏ của huyện AyunPa, nằm ở vị trí đông nam của tỉnh Gia Lai, trên đường Quốc lộ 7 (nay là Quốc lộ 25) nối từ thị trấn Chư Sê đi Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), là tiền thân của huyện AyunPa cũ, lãnh thổ huyện Phú thiện nằm gọn trong lòng chảo nơi có con sông Yun bắt nguồn từ cao nguyên Kon Tum chảy qua. Có vị trí: Phía đông giáp Thị Xã Ayunpa; Phía tây giáp huyện Chư Sê; Phía nam giáp tỉnh Đăk Lăk; Phía bắc giáp huyện Ia Pa. Toàn huện có tổng diện tích đất tự nhiên là 50.472,99 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 20.712,01 ha, chiếm 41,03%; diện tích đất lâm nghiệp là 23.552,40 ha, chiếm 46,66%; diện tích đất ở là 1.747,50 ha, chiếm 3,46%; diện tích đất ao hồ là 119,57 ha, chiếm 0,23%; và diện tích các loại đất khác là 4.341,51 ha, chiếm khoảng 8,6%. 2. Địa lý hành chính Huyện có 9 xã và 1 thị trấn bao gồm: Thị trấn Phú Thiện, các xã Ayun Hạ, Chư A Thai, Ia A Ke, IaSol, Ia Yeng, Ia Peng, Ia Piar, Chrôh Pơ nan, Ia Hiao. Có 103 thôn làng, trong đó có 71 thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Tình hình kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự điều hành năng động của các cấp và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã thu được những kết quả: 3.1 Kinh tế Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2009 thu 92,019 tỷ đồng đạt 124,69% kế hoạch tỉnh và 121,30% kế hoạch huyện. Trong đó thu trên địa bàn 14,437 tỷ đồng đạt 114% kế hoạch tỉnh. Tổng chi ngân sách huyện 91,753 tỷ đồng đạt 133,42% kế hoạch huyện. Trong đó, chi thường xuyên 69,1755 tỷ đồng chiếm 127,95% kế hoạch, chi đầu tư xây dựng cơ bản 11,415 tỷ đồng chiếm 156,37% kế hoạch, chi bổ sung ngân sách xã 11,002 tỷ đồng chiếm 151,04% kế hoạch và các khoản chi bằng nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách 161 triệu đồng, đạt 133,92 % kế hoạch. Tuy mới thành lập cách đây 2 năm nhưng huyện đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; đảm bảo cân đối lương thực trên địa bàn; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển cả về số lượng và loại hình; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế - xã hội phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc hơn. 3.2 Cơ cấu dân số - lao động – việc làm: 3.2.1. Cơ cấu dân số: Tổng số dân toàn huyện là 71.217 người. Trong đó: Dân tộc Kinh là 30.218 người, chiếm tỷ lệ 42,43%; dân tộc Jarai là 34.462 người, chiếm tỷ lệ 48,38%; dân tộc Bahna là 1.559 người, chiếm tỷ lệ 2,18%, các dân tộc thiểu số khác là 4.978 người, chiếm tỷ lệ 6,98%. 3.2.2. Lao động và việc làm: Do điều kiện tự nhiên của huyện thích hợp trồng các loại cây như cây lúa, cây điều, cây mía, các loại đậu,…nên phần lớn lao động phân bố trong lĩnh vực nông nghiệp. Lao động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp chiếm 51,1%; công nghiệp- xây dựng chiếm 21,6%; dịch vụ chiếm 27,3%. 3.3 Giáo dục – đào tạo Tổng kết năm học 2008-2009, huyện có tổng số 33 trường với 18.040 học sinh. Hoàn thành chương trình Mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, chương trình Tiểu học đạt 98,6%, tốt nghiệp THCS đạt 90,7% và tốt nghiệp THPT đạt 84,36%. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98%. Tỷ lệ duy trì sĩ số 97%. Trong năm học triển khai nhiều phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục. Các đơn vị trường học tích cực thực hiện các cuộc vận động : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chú trọng giáo dục toàn diện về kiến thức, đạo đức, thể chất cho học sinh. 3.4 Y tế Thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Trong năm không xảy ra dịch bệnh lớn. Trung tâm y tế của huyện tập huấn nghiệp vụ phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh dịch cho nhân viên y tế thôn, làng các xã. Tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và tuyên truyền cho người dân kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là người đồng bào dân tộc thiểu số năm 2009 là 11,5%. 3.5 Xã hội Huyện chú trọng chăm lo đời sống và giải quyết chế độ cho gia đình chính sách. Chi trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng người có công với cách mạng, con em các thương binh, bệnh binh đang theo học tại các cơ sở giáo dục. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm triển khai có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo trên toàn huyện tính đến hết năm 2009 là 11,5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số là 80,87%. Thu nhập bình quân đầu người/ năm là 4 triệu900 ngàn đồng/người/năm. Số dân được sử dụng mạng lưới điện quốc gia 86% và tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt đạt 80%. Số hộ đồng bào người dân tộc thiểu số, buôn làng đã được định canh, định cư theo Quyết định 193/2006/QĐ – CP là 96 hộ; theo Quyết định 33/2008/QĐ – CP là 35 hộ. 3.6 An ninh chính tri và trật tự an toàn xã hội Nhìn chung tình hình chính trị trên địa bàn khá ổn định, huyện đã đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tăng cường bám địa bàn, nắm tình hình, nắm đối tượng. Tuy nhiên, lợi dụng việc tranh chấp đất đai giữa đồng bào nên một số phần tử gây kích động người dân gây rối. Qua theo dõi và phát hiện xử lý, ngăn chặn kịp thời. Uỷ ban nhân dân huyện dã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động, giải quyết ngay khi vụ việc vừa mới phát sinh, không để kéo dài làm phức tạp thêm tình hình. 4. Thuận lợi và khó khăn 4.1 Thuận lợi Với tổng diện tích đất tự nhiên lớn và phần lớn là đất pha cát cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ngành nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên địa bàn huyện có công trình thủy lợi Ayun Hạ, đây là thế mạnh của huyện trong việc canh tác cây lúa nước, và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt. 4.2 Khó khăn. Là một huyện mới được chia tách với cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn. Là địa bàn có tới 57,67% là người đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng, trình độ dân trí còn thấp nên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế chung của huyện. Thời tiết thay đổi thất thường, mùa khô kéo dài và thường gây hạn hán, gây nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tình hình lạm phát dẫn đến giá cả các mặt hàng tăng cao, dịch cúm gia cầm, dịch rầy nâu hại lúa, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Căn cứ vào những điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của từng đơn vị hành chính trên địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân đã tiến hành sắp xếp, phân loại chính quyền cơ sở để đánh giá về tình hình thực tế tại địa phương và hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã. Qua đó có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an ninh chính trị, phát triển kinh tế ở các xã một cách hợp lý: BẢNG XẾP LOẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ STT Tên đơn vị hành chính cấp xã Kết quả đánh giá, phân loại Loại A Loại B Loại C 1 Xã Chư A Thai B 2 Xã Ia A Ke A 3 Xã AyunHạ A 4 Xã IaYeng A 5 Xã IaPeng A 6 Xã IaHiao B 7 Xã Chrôh Pơnan A 8 Xã Ia Piar B 9 Xã IaSol A 10 Thị trấn Phú Thiện A Cộng 7 3 0 II. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ THIỆN. Vai trò, vị trí Theo Điều 2 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân(HĐND) và Uỷ ban nhân dân(UBND): UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; lập dự toán thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn vận dụng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của UBND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách; phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn. 2.2. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai: Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình, giải quyết tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật. 2.3.Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn. 2.4.Xây dựng, giao thông vận tải: Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo phân cấp, quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng và kiểm tra thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn. 2.5.Thương mại, dịch vụ, du lịch: Xây dựng, phát triển mạng lưới, kiểm tra việc thực hiện quy tắc về an toàn vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn. 2.6.Văn hóa, thông tin, giáo dục, y tế, xã hội, thể thao: Xây dựng các chương trình, đồ án phát triển, văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và quản lý các công trình công cộng được phân cấp, kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trên. 2.7.Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường: Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương; tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt. 2.8.Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập ngũ, gia quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và sử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 2.9.Chính sách dân tộc, tôn giáo: Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo. Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chính sách dân tộc, tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không tôn giáo nào của công dân tại địa phương. 2.10.Thi hành pháp luật: Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thực hiện công tác hộ tịch, thi hành án theo quy định của pháp luật.Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. 2.11. Xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp; quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện. Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, tách, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương. 3. Tổ chức và hoạt động UBND huyện chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND huyện và UBND cấp tỉnh. UBND họp ít nhất mỗi tháng 1 lần, các quyết định phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành. UBND thảo luận theo tập thể và quyết định theo đa số. 4. Cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân huyện Phú thiện có 12 phòng ban chuyên môn và 6 đơn vị sự nghiệp: - Các phòng ban chuyên môn gồm: P.Nội vụ, Văn phòng HĐND – UBND, P.Tài chính – Kế hoặch, P.Tư pháp, P.Thanh tra, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản , P.Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, P.Lao động – Thương binh & Xã hội, P.Công thương, P.Văn hóa – Thông tin, P.Ytế, P.Giáo dục và đào tạo. - Các đơn vị sự nghiệp: Trạm khuyến nông, Hội chữ Thập đỏ, Uỷ ban Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm y tế, Ban quản lý dự án, Ban quản lý chợ. Cải cách hành chính 5.1.Cải cách về thể chế Chú trọng việc xây dựng và ban hành các văn bản mới đáp ứng kịp thời cho quá trình quản lý các lĩnh vực của địa phương. Các văn bản đã được ban hành đúng quy trình soạn thảo nên đảm bảo về nội dung, hình thức, có tính khả thi. 5.2 Về tổ chức bộ máy Toàn huyện có 12 phòng ban tham mưu, giúp UBND huyện trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của các Bộ có liên quan và UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của từng phòng, ban đơn vị theo hướng dẫn của tỉnh. Tiếp tục thực hiện đề án thu hút và sử dụng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp về công tác trên địa bàn huyện giai đoạn 2007- 2010 để tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. 5.3 Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thực hiện các quy định của Chính phủ mới ban hành tại các Nghị định số 114, 115, 116, 117, 121. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo từng giai đoạn. Trên cơ sở đó đưa ra tiêu chuẩn đối với việc tuyển dụng và tiếp nhận công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo điều hành ở địa phương trong tình hình mới. 5.4 Tài chính công Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Các phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp công việc, bố trí cán bộ, công chức hợp lý. 5.5 Thủ tục hành chính Tại 10 xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, xã đã niêm yết đầy đủ, rõ ràng các quy định về thủ tục giấy tờ trong hồ sơ của từng loại công việc, phí, lệ phí, thời gian giải quyết đối với từng loại công việc. Kết quả giải quyết công việc theo từng lĩnh vực tại bộ phận “một cửa” của huyện như sau (số liệu có đến ngày 15/11/2009): - Lĩnh vực đất đai: Tiếp nhận và giải quyết 326 hồ sơ. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận QSDĐ: 105 hồ sơ Cấp mới: 123 hồ sơ. Chuyển nhượng, tặng cho: 65 hồ sơ. Cấp đổi: 05 hồ sơ Chuyển mục đích sử dụng: 03 hồ sơ. - Lĩnh vực đăng ký kinh doanh: tiếp nhận và giải quyết 290 hồ sơ. Cấp giấy phép xây dựng 07 hồ sơ. - Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo: tiếp nhận 85 đơn khiếu nại, tố cáo. - Lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch: đăng ký khai sinh cho 2.869 trường hợp, trong đó đúng hạn 929, quá hạn 1.796, đăng ký lại 144 trường hợp; cải chính hộ tịch cho 08 trường hợp; cấp lại bản chính khai sinh cho 80 trường hợp. III. TÌM HIỂU VỀ PHÒNG NỘI VỤ Vị trí, chức năng Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. Nhiệm vụ và quyền hạn Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoặch dài hạn, năm năm và hàng năm. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao; Về tổ chức bộ máy: Tham mưu giúp UBND cấp huyện; trình UBND huyện quyết định hoặc trình cấp trên có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; Xây dựng chính quyền; Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện; Công tác cán bộ, công chức, viên chức; Về cải cách hành chính Văn thư lưu trữ; Về công tác tôn giáo; UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ; Công tác thi đua khen thưởng Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền; Thực hiện công tác thống kê thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, công tác triển khai công tác nội vụ trên địa bàn; Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn. Tổ chức biên chế Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ, công chức. Biên chế: biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện. Phần II ĐỀ TÀI BÁO CÁO Phần II ĐỀ TÀI BÁO CÁO I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BÁO CÁO Tên đề tài: “CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ THIỆN- TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2007-2009. Lý do chọn đề tài Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên miền Trung có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Đây cũng là nơi mà mỗi tên đất, tên làng đều gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Ngày nay, Tây Nguyên ngày càng khẳng định tầm quan trọng chiến lược về kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, hơn nữa có vị trí địa lý quan trọng va hết sức nhạy cảm. Huyện phú thiện là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai có đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm 57,67%, có đời sống kinh tế, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc hết sức hạn chế. Vì vậy nếu cán bộ không gắn bó mật thiết với cơ sở, với nhân dân, không được dân tin, dân mến thì không thể truyền đạt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với người dân được. Đồng thời, thực tế cũng cho thấy, ở đâu cán bộ xa rời dân, ở đó thường xuyên xuất hiện các “điểm nóng” về an ninh trật tự do bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo. Thực trạng trên cùng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tâm lý, phong tục tập quán, vai trò của cán bộ dân tộc ở xã, thị trấn khiến cho bộ máy chính quyền đặt việc chỉ đạo, thực hiện công tác cán bộ là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ ở xã, thị trấn nói chung và cán bộ là người dân tộc thiểu số nói riêng được coi là một vấn đề chiến lược có vị trí quan trọng đặc biệt. Những năm qua, Đảng và Nhà nước không ngừng quan t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHẦN I (BAO CAO).doc
  • rarĐÊ CUONG.rar
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMau bia 4 (Co dien 2)hoc vien hc.doc
  • docmuc luc.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • docPhiếu nhận xét thực tập.doc
  • docso nhat ky thuc tap.doc
  • rarSO NKTTAP.rar
  • docSTT.doc
Luận văn liên quan