Đề tài Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền. Bạo lực gia đình là những hành vi mang tính chất bạo lực được các thành viên trong gia đình dùng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm lý lâu dài cho người chịu bạo lực. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em là rất nghiêm trọng. Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng là một đối tượng của công tác xã hội.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền. Bạo lực gia đình là những hành vi mang tính chất bạo lực được các thành viên trong gia đình dùng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm lý lâu dài cho người chịu bạo lực. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em là rất nghiêm trọng. Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng là một đối tượng của công tác xã hội. Bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em. Bạo lực gia đình . Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.(Luật hônnhângiađình2000) nhưng hiện nay gia đình đang có rất nhiều vấn đề đáng báo động và bạo lực gia đình cũng là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Có thể nói cách hiểu chung nhất về bạo lực gia đình là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó. Theo Khoản 2 Điều 1 của luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đỗi với các thành viên khác trong gia đình. - Các hành vi bạo lực gia đình: Theo Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì các hành vi sau được coi là hành vi bạo lực gia đình: + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác gây xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; + Lăng mạ hoặc các hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhâm phẩm; + Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; + Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ, chồng; giữa anh, chị, em với nhau; + Cưỡng ép quan hệ tình dục; + Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; + Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; + Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. + Hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Như vậy, về hình thức bạo lực của gia đình thì có những cách phân chia sau : Theo mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì có hai loại bạo lực chủ yếu là bạo lực đối với vợ/chồng và bạo lực đối với con cái. Theo tính chất của bạo lực thì có những hình thức khác nhau nhưng có những loại thường được nhắc đến nhiều hơn cả đó là bạo lực về thân thể ( bạo lực thể chất) và bạo lực tinh thần ( tình cảm,tâm lý)…bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế. Trẻ em và bạo lực gia đình đối với trẻ em. Có rất nhiều khái niệm về trẻ em: Tâm lí học định nghĩa: “ Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển- nghiên cứu con người” Theo công ước Quốc tế: “ Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn” Còn theo lụât bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em 1991:“ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Khái niệm của Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em phù hợp với bối cảnh chung của Việt Nam và điều luật có liên quan trong quá trình can thiệp với trẻ. Vì vậy, bài này xin chọn khái niệm: “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Như vậy, bạo lực gia đình đối với trẻ em là những hành vi bạo lực thể chất, tinh thần, tình cảm, tình dục do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em. Nguyên nhân,thực trạng, hậu quả bạo lực gia đình với trẻ em hiện nay. Nguyên nhân Nạn bạo hành trẻ em hiện nay có rất nhiều nguyên nhân từ kinh tế, xã hội, văn hóa, thói quen… đồng thời biểu hiện sự thiếu vắng của việc thực thi luật pháp. Một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn bạo hành trẻ em trong gia đình xuất phát từ quan niệm đèn nhà ai nấy rạng, hoặc sợ bị trả thù nên không dám báo chính quyền, đến khi sự việc diễn ra trầm trọng mới lên tiếng”. Ở đây, nỗi sợ kẻ thủ ác đã lớn hơn sự tôn trọng pháp luật. Nói khác đi, ở nhiều địa phương hiện nay, nhận thức pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhiều người dân còn rất yếu kém và việc thực thi pháp luật cũng chưa đồng bộ. Pháp luật hầu như chưa truy cứu trách nhiệm những người thờ ơ, vô cảm với những vụ bạo hành trẻ em Trong khi đó, chính sự vô cảm, thờ ơ, né tránh đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho nạn bạo hành trẻ em phát triển. Còn một nguyên nhân khác là nhiều người lớn vì bế tắc, thất vọng, bất lực trong cuộc sống và quen hành xử theo quan niệm: “Con (cháu) tôi thì tôi có quyền đánh đập, hành hạ” và xem đó như là một phương cách để “xả tức giận”, “xả xui”. Theo nhận định của nhiều người, đây cũng là biểu hiện của trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, dẫu có giải thích, có biện minh thế nào thì xã hội vẫn không thể chấp nhận được việc chính người làm mẹ lại đang tâm hành hạ con mình khi đứa trẻ vô tội không có chút khả năng nào để tự vệ, né tránh, trốn chạy! Thực trạng bạo lực gia đình với trẻ em. Bạo lực gia đình đối với trẻ em là hiện tượng khá phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu quy mô và toàn diện về bạo lực gia đình với trẻ em và hậu quả của nó. Những dữ liệu có được về bạo lực gia đình đối với trẻ em thường được lồng ghép trong những nghiên cứu khác nhau về gia đình, giới và sức khỏe, hoặc trong những nghiên cứu về bạo lực gia đình. Mức độ các vụ bạo hành trẻ em ngày một nghiêm trọng, nguy hiểm hơn, số vụ trẻ bị chính những người thân, ruột thịt trong gia đình đánh đập, gây thương tích đang ngày một nhiều. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với chục năm về trước... Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang... Không khó khăn gì để thấy được thực trạng bạo lực đối với trẻ em trong gia đình khi mà chúng ta vẫn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng những sự việc đau lòng liên quan đến vấn đề này. Điển hình như hiện nay, dư luận bàng hoàng và căm phẫn trước tình trạng hàng loạt em bé bị người thân hành hung dã man. Em Hồ Thị Bông (9 tuổi - TPHCM) bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin. Do không kiếm đủ số tiền như quy định, Bông đã bị bà mẹ này đổ nước sôi lên người làm bỏng nặng. Bé Nguyễn Thị Hảo (3 tuổi - Phước Long) bị chính mẹ ruột của mình là Nguyễn Thị Mỳ đánh đập đến hôn mê, toàn thân nhiều thương tích, đầu và mặt bầm tím, một ngón tay cái mất móng do bị cắt, gân gót chân và vành tai trái cũng bị cắt... Tháng 10.2008, bé Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2 tuổi - Hải Phòng) bị cha dượng là Lê Quang Đức đánh bằng dây điện đến ngất lịm, chân sưng ụ không đi lại được. Đây không phải là lần đầu tiên Phương bị cha dượng hành hung. Đầu năm 2008, khi trời lạnh, nhiệt độ xuống 7 - 8 độ C, nửa đêm thấy bé Phương đái dầm, Đức lôi bé ra rồi lấy nước lạnh giội vào người làm thân thể bé Phương tím tái. Chưa hết, Đức dùng chiếc cốc thuỷ tinh nhằm vào bé Phương mà ném làm cháu phải khâu 7 mũi... Đỉnh điểm của sự hành hung là tối 19.10, khi đi làm về, Đức thấy cửa nhà mở, nghĩ là bé Phương đã mở cửa nên Đức gọi bé Phương vào trong phòng, dùng dây điện quất tới tấp vào bé. Chỉ đến khi bé Phương ngất lịm đi với hàng chục vết bầm tím hằn sâu trên khắp cơ thể thì Đức mới chịu dừng tay... Bé Hà Thục Hiền (8 tuổi - Quảng Nam) bị người chú ruột là Hà Thanh Phi hành hung gây thương tích nặng nhưng không được điều trị kịp thời nên phải cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh trong tình trạng nôn mửa, được nghi là chấn thương sọ não kín. Theo bà Đặng Thị Phương Lan, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội, kết quả một cuộc điều tra năm 2009 tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương và Hà Tĩnh cho thấy, hình thức bạo lực với trẻ nhiều nhất là về thể chất như đánh, tát, roi vọt, chiếm trên 50%. Người thường dùng bạo lực với trẻ nhất là bố (52%), mẹ (42%), ngoài ra còn có ông bà, anh chị em. Bạo lực tinh thần như chửi bới, sỉ nhục, lạnh nhạt, bỏ rơi và nhiều hành vi khác tuy khó nhận biết nhưng số liệu điều tra cũng cho thấy hình thức bạo lực này khá phổ biến. Thậm chí, nhiều trường hợp, cha mẹ còn làm nhục con giữa nơi công cộng, trước đông người khiến các em bị tổn thương. Lý do của những hình phạt này có khi chỉ vì các em trốn học, học kém… Có thể thấy, có hai hình thức phổ biến hơn cả là bạo lực về thể chất là tinh thần. Hậu quả của bạo lực gia đình với trẻ em. Bạo lực gia đình với trẻ em dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, có thể dẫn tới tử vong và là nguyên nhân của các em phải bỏ nhà ra đi. Ở Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy, theo thống kê của Bộ Nội Vụ thì có tới 70% các vu đánh trẻ thành thương tật và giết hại trẻ lại do chính bố mẹ gây ra (Lê Thị Qúy, 1996 : 156). Hình phạt gây tổn thương ở 33,9% trẻ bị đánh và 26,5% trẻ nói chung. Trẻ trai thường bị đánh và tổn thương nhiều hơn (Lê Ngọc Lan – Trần Đình Long). Có đến 43,6% trẻ sợ hãi, hốt hoảng khi bị đánh, 24,9% trẻ bị đánh tỏ ra lầm lì, không phản ứng (Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển). Bạo lực gia đình đối với trẻ em còn có thể dẫn đến tử vong hoặc tự sát là một trong những giải pháp tiêu cực của nạn nhân. Bạo lực gia đình còn có thể tác động xấu tới trẻ em. Những tác động này có thể bao gồm các vấn đề như sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin và thất vọng. Sự rối nhiễu tam lý và trầm cảm của trẻ em cũng có nguyên nhân từ bạo lưc gia đình “ Khả năng có sự trầm cảm cũng cao hơn rất nhiều khi thanh niên và vị thành niên đã từng bị người ngoài đánh chấn thương hoặc đặc biệt là bị người trong gia đình đánh bị thương (Nguyễn Hữu Minh, 2006 :32). Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề, mức độ thấu cảm kém. Bạo lực nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra có thể dẫn tới bất ổn tinh thần sau chấn thương như tê liệt cảm giác hoặc bị ám ảnh bởi những hành vi bạo lực mà trẻ em là nạn nhân và dẫn tới những hậu quả tiêu cực sau này như học kém và phạm pháp… Từ phương diện xã hội học, chúng ta không thể phủ nhận môi trường gia đình có vai trò quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa, hình thành nhân cách của trẻ em và theo thuyết học hỏi xã hội ( thuyết tập nhiễm) thì vấn đề bạo lực với trẻ em có ảnh hưởng lâu dài cả về cuộc sống sau này của các em. Các nhà lý luận cho rằng hành vi bạo lực là một hành vi được học hỏi, bắt chước từ môi trường gia đình và xã hội, cá nhân buộc phải thích nghi để ứng phó với nó cũng bằng bạo lực. Trẻ em trong gia đình biết đến bạo lực là do được chứng kiến hoặc là nạn nhân của những hành vi bạo lực của cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình. Nếu việc sử dụng hành vi đen lại phần thưởng ( giành được quyền lực với người khác, khiến người khác nghe theo) thì nó sẽ được củng cố. Ngược lại, nếu hành vi bạo lực bị phản đối thì nó sẽ bị giảm bớt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có hiện tượng “ chuyển giao hành vi bạo lực gia đình cho thế hệ sau”. Theo các chuyên gia tâm lý, những người chứng kiến cảnh bạo lực hoặc chính họ là nạn nhân thì ít nhiều sẽ tiếp nhận hành vi bạo lực đó trong tâm trí. Với trẻ em sống trong gia đình có hành vi bạo lực, lớn lên ra ngoài xã hội có thể sẽ rụt rè, sợ hãi người khác, không dám bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng cũng có thể dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống. Trong những năm gần đây, ở nước ta những vụ việc do hành vi bạo lực của thanh thiếu niên gây ra như đánh nhau, đâm chém nhau, đánh thầy giáo, hành hung cha mẹ…đang ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luậtkhiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh -  Theo số lượng trường học và học sinh hiện này thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau. - Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các hiện tượng, vụ việc: Học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, coi như là một “chiến tích” để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quãng Ngãi, An Giang…). Học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra chết người (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). (Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp ,Đăng bởi VNSW vào October 15, 2010 Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ đem lại sự đau khổ, tấm gương xấu cho trẻ thơ mà còn có thể tạo nên những thế hệ kế tiếp có hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến xã hội. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Nhu cầu của trẻ em bị bạo lực gia đình. Trẻ em bị bạo lực gia đình cũng như những đứa trẻ khác và nhu cầu của những người bình thường khác. Áp dụng bậc thang nhu cầu của Maslov ta có thể thấy đối với trẻ em bị bạo hành, bị tổn thương về cả thể chất và tâm lý thì nhu cầu an toàn của trẻ là nhu cầu thiết yếu và cấp thiết hơn cả. Đó là nhu cầu được khám chữa bệnh, an toàn về thân thể, được sống trong gia đình, được yêu thương. Nhu cầu vật chất : Thức ăn, nước uống, nơi ở, … Nhu cầu an toàn xã hội: Được khám chữa bệnh, An toàn thân thể, được sống trong gia đình,được yêu thương… Nhu cầu được coi trọng : được tôn trọng, không phán xét đến tình trạng bệnh tật. bienphapthuchanhctxhvoitreemhiv 1 thư vinh ly 16:58 Ngày 12 tháng 10 năm 2009 Tới: windcolen@gmail.com Trong số mấy tài liệu tìm được thì 3 tài liệu này thấy đúng với phần cần tìm và có ích nhất. Khá dài nên tổng hợp siêu tóm tắt vào là đủ rồi không thì bài dài lắm. 1 Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và thái độ của cộng đồng (Tamly) – Đứng trước người bị nhiễm HIV/AIDS, nếu chúng ta cảm thấy sợ hãi, ghê tởm, lo lắng bị lây nhiễm, về vô thức chúng ta thường có hành động né tránh, phớt lờ và chỉ tiếp xúc khi cần thiết. Ước tính trên thế giới có khoảng hơn 1.000.000 trẻ em bị nhiễm HIV. Khoảng bốn trong số mười đứa trẻ bị HIV thường chết trước khi chúng được một tuổi. Hơn một nửa số trẻ bị nhiễm HIV có thể sống tới năm năm. Một số ít trẻ sau mười năm mới biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, nếu trẻ được chăm sóc tốt [1]. Điều này có ý nghĩa quan trọng rằng: trẻ bị nhiễm HIV vẫn có quyền được sống một cuộc sống bình thường. Trẻ rất cần được vui chơi, được hoà đồng với chúng bạn, trẻ vẫn cần được đến trường, bởi những trẻ bị nhiễm HIV không thể truyền bệnh cho người khác qua những hoạt động thông thường.   Thông qua nhiều cuộc tập huấn "Hỗ trợ kỹ năng tâm lý, xã hội cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS" cho các nhân viên xã hội đang chăm xóc trực tiếp trẻ em bị nhiễm HIV tại các Trung tâm bảo trợ xã hội (Chương trình tập huấn do UNICEF tài trợ cho bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2001, 2002 và 2003), chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và thái độ của cộng đồng đối với những trẻ em này. Một sự hiểu biết toàn diện về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ giúp chúng ta có ý thức và có trách nhiệm hơn với nhóm trẻ này và cũng giúp các em sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân và xã hội hơn. Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS - Các em là ai? Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi đến (không ngoại trừ trường hợp các em bị bỏ rơi được gom về). Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình mình. Các em dễ bị mất gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế. Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Hầu như các em không đến trường học, không có những người bạn mà các em thích. Các em thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình thương yêu, sự vuốt ve như các trẻ nhỏ khác. Trẻ bị nhiễm HIV bị hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã hội. Các em thường bị sống cách li và được chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí cả từ những người chăm xóc các em.       Nhìn về tương lai, trẻ em bị lây nhiễm HIV/ AIDS mang bệnh cho đến lúc chết. Sức đề kháng cơ thể kém, các em thường dễ đau ốm vặt. Các em không có nghề nghiệp cho tương lai do không có sức khoẻ, không được học văn hoá, học nghề và cơ bản các em thường chết trước tuổi trưởng thành. Nếu trẻ vị thành niên bị HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội ... Nhìn chung trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay là không có tương lai.       Xem xét nguồn gốc gia đình, các em bé bị nhiễm HIV đa phần có cha mẹ cũng bị nhiễm căn bệnh này. Cha mẹ các em thường nghèo khó, mất nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ, hoặc đã bị chết. Với những trẻ đang còn cha mẹ, sự mặc cảm, đau buồn, tủi nhục hay vô trách nhiệm với bệnh của các em đã khiến họ tránh, giảm liên hệ với các em. Hầu như họ phó thác các em cho các Trung tâm xã hội, bệnh viện. Nhìn chung, các gia đình có người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khó đương đầu tốt với dư luận cộng đồng, với mặc cảm bản thân, với bệnh tật và với kinh tế. Do đó các gia đình này thường khó lập được kế hoạch đối phó với những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng: Quyền con người của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị chối bỏ, trong đó chủ yếu là các quyền cơ bản sau    1. Quyền tự do không bị phân biệt đối xử (điều 2) 2. Quyền được sống, tồn tại và phát triển 3. Nghĩa vụ của nhà nước trong việc hỗ trợ cha mẹ và những người bảo trợ hợp pháp trong việc nuôi trẻ em (điều 18) 4. Quyền có được tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc y tế và sức khoẻ (điều24) 5.Quyền có được tiêu chuẩn sống đầy đủ và tiếp cận phúc lợi xã hội (điều27) 6. Quyền được biết tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến bản thân đứa trẻ (điều12) 7. Quyền được học hành và tiếp cận thông tin (điều 28 và 13 ) 8. Quyền được nhận sự chăm sóc thay thế thích hợp khi gia đình không có khả năng chăm sóc (điều 20 và 21 ) Thái độ của cộng đồng đối với t
Luận văn liên quan