Tồn tại trong giới kinh doanh xưa nay có câu: “Thương trường như chiến trường”. Quả thật như vậy, nếu chịu khó quan sát một góc nào đó trong tổng thể bức tranh nền kinh tế toàn cầu nói chung , thị trường Việt Nam nói riêng, ta vẫn có thể cảm nhận từng nhịp thở dồn dập, hối hả của từng tế bào trong đó. Chiến tranh thâu tóm, sáp nhập, cá lớn nuốt cá bé đang từng ngày diễn ra quá đỗi khốc liệt. Chính trong bối cảnh đó, mỗi cá thể nếu muốn đứng vững, tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhanh chóng tìm con đường ngắn nhất đề rèn luyện “sức khỏe” của mình, tăng sức đề kháng cần thiết để không bị kẻ thù nuốt chửng rồi biến mất. Và một trong những khía cạnh mang tính chất quyết định trong cuộc chiến ấy chính là việc các “đại gia” không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với mục đích thu hẹp đất sống của kẻ thù, giành giật từng m2 thị trường, từng % thị phần trên mảnh đất thương trường vốn đã từ lâu “đất chật người đông”. Thực hiện đề tài tiểu luận “Cuộc chiến sản phẩm mới giành khách hàng” là một cơ hội tốt cho nhóm thực hiện bước sâu hơn vào lĩnh vực cạnh tranh thông qua con đường sản phẩm mới với các tính năng nhằm thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, từ đó có một cái nhìn sâu sắc hơn cho bản thân mình.
Phương pháp thực hiện bài tiều luận này là dựa trên phân tích cở cở lý thuyết đã học, nắm vững nền tảng lý luận và các khái niệm về môi trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh cũng như các biện pháp khắc phục khó khăn qua các giai đoạn của các công ty qua đó, áp dụng vào một thực thể kinh doanh là một công ty tự chọn, phân tích tình hình thực tế của công ty đó và xem xét mối tương quan giữa những gì đã học và thực trạng cạnh tranh sản phẩm mới ngoài thị trường là như thế nào?
Mục đích của đề tài:
nhằm tìm hiểu để có 1 cái nhìn sâu sắc hơn về tính chất quyết liệt và sự thành bại của các tập đoàn kinh tế trong cuộc chiến sản phẩm mới giành khách hàng.
Phạm vi nghiên cứu:
Một số vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới tung ra thị trường của các công ty.
34 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc chiến sản phẩm mới giành khách hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP K8407A
ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ MARKETING
CUỘC CHIẾN SẢN PHẨM MỚI GIÀNH KHÁCH HÀNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
MBA. TRẦN THỊ Ý NHI NHÓM 2
(Danh sách đính kèm ở trang sau)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SỐ 2:
VÕ TRƯỜNG AN K084071142
CÙ PHƯỚC ĐẠI K084071165
NGUYỄN XUÂN HOÀNG K084071181
KIỀU TRỌNG HỮU K084071188
MAI MINH KHÔI K084071191
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG MINH K084071204
PHẠM TIẾN NAM K084071205
VÕ MINH SANG (NT) K084071225
ĐỖ HỒNG SON K084071226
HỒ NGỌC SƠN K084071227
LÊ MINH THUẬN K084071242
NGÔ PHÚ MỸ TIÊN K084071245
NGÔ MINH TRÍ K084071254
NGUYỄN MINH HẢI TÚ K084071259
LÊ ANH TUẤN K084071261
BÙI THỊ HỒNG VÂN K084071264
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM MỚI 5
1.1. Khái niệm sản phẩm mới và phát triển sản phẩm mới 5
1.1.1. Khái niệm sản phẩm: 5
1.1.2. Khái niệm “Sản phẩm mới” 5
1.1.3. Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới trong điều kiện kinh doanh hiện đại: 6
1.2. Lý thuyết về phát triển sản phẩm mới 7
1.2.1. Hai phương pháp phát triển sản phẩm mới: 7
1.2.2. Các bước tiếp cận thành công trong phát triển sản phẩm mới 8
1.2.3. Chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường 8
CHƯƠNG 2: “ĐẠI GIA” LÀNG CÔNG NGHỆ GIẢI TRÍ APPLE CÂU CHUYỆN ĐỘT PHÁ IPOD & CUỘC CHIẾN GIÀNH THỊ PHẦN 11
2.1. Lịch sử hình thành các dòng sản phẩm Ipod: 11
2.1.1. “Product” của iPod 11
2.1.2. “Place” của iPod 14
2.1.3. “Promotion” của iPod 15
2.2. Đánh giá sản phẩm và chiến lược Marketing của iPod 17
2.2.1. Ưu điểm 17
2.2.2. Khuyết điểm 18
2.3. Dự đoán về tương lai thị trường máy nghe nhạc MP3 và iPod 19
2.3.1. Tương lai các dòng máy nghe nhạc MP3 19
2.3.2. Tương lai của iPod 19
2.4. Mục tiêu giải pháp và định hướng giải pháp 20
2.4.1. Ưu điểm 20
2.4.2. Khuyết điểm 21
CHƯƠNG 3: CUỘC CHIẾN DÒNG SẢN PHẨM CẢI TIẾN COMFORT VS DOWNY 23
3.1. Comfort thơm lâu và Downy đậm đặc 24
3.1.1. Comfort thơm lâu : 24
3.1.2. Downy đậm đặc : 25
3.2. Comfort thơm lâu 14 ngày và Downy đậm đặc thơm gấp 4 lần 26
3.2.1. Comfort thơm lâu 14 ngày 26
3.2.2. Downy đậm đặc thơm gấp 4 lần 26
3.3. Comfort 1 lần xả và Downy 1 lần xả 26
3.3.1. Comfort 1 lần xả 26
3.3.2. Downy 1 lần xả 28
3.4. Comfort công nghệ tỏa hương mới vs Downy nước hương hoa 29
3.4.1. Comfort công nghệ tỏa hương mới 29
3.4.2. Downy nước hương hoa: Đam mê và Sức hút 31
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC THAM KHẢO 33
LỜI MỞ ĐẦU
Tồn tại trong giới kinh doanh xưa nay có câu: “Thương trường như chiến trường”. Quả thật như vậy, nếu chịu khó quan sát một góc nào đó trong tổng thể bức tranh nền kinh tế toàn cầu nói chung , thị trường Việt Nam nói riêng, ta vẫn có thể cảm nhận từng nhịp thở dồn dập, hối hả của từng tế bào trong đó. Chiến tranh thâu tóm, sáp nhập, cá lớn nuốt cá bé đang từng ngày diễn ra quá đỗi khốc liệt. Chính trong bối cảnh đó, mỗi cá thể nếu muốn đứng vững, tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhanh chóng tìm con đường ngắn nhất đề rèn luyện “sức khỏe” của mình, tăng sức đề kháng cần thiết để không bị kẻ thù nuốt chửng rồi biến mất. Và một trong những khía cạnh mang tính chất quyết định trong cuộc chiến ấy chính là việc các “đại gia” không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với mục đích thu hẹp đất sống của kẻ thù, giành giật từng m2 thị trường, từng % thị phần trên mảnh đất thương trường vốn đã từ lâu “đất chật người đông”. Thực hiện đề tài tiểu luận “Cuộc chiến sản phẩm mới giành khách hàng” là một cơ hội tốt cho nhóm thực hiện bước sâu hơn vào lĩnh vực cạnh tranh thông qua con đường sản phẩm mới với các tính năng nhằm thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, từ đó có một cái nhìn sâu sắc hơn cho bản thân mình.
Phương pháp thực hiện bài tiều luận này là dựa trên phân tích cở cở lý thuyết đã học, nắm vững nền tảng lý luận và các khái niệm về môi trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh cũng như các biện pháp khắc phục khó khăn qua các giai đoạn của các công ty…qua đó, áp dụng vào một thực thể kinh doanh là một công ty tự chọn, phân tích tình hình thực tế của công ty đó và xem xét mối tương quan giữa những gì đã học và thực trạng cạnh tranh sản phẩm mới ngoài thị trường là như thế nào?
Mục đích của đề tài:
nhằm tìm hiểu để có 1 cái nhìn sâu sắc hơn về tính chất quyết liệt và sự thành bại của các tập đoàn kinh tế trong cuộc chiến sản phẩm mới giành khách hàng.
Phạm vi nghiên cứu:
Một số vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới tung ra thị trường của các công ty.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM MỚI
Khái niệm sản phẩm mới và phát triển sản phẩm mới
Khái niệm sản phẩm:
Theo quan điểm truyền thống:
Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hoá học, sinh học... có thể quan sát được, dùng thoả măn những nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống.
Theo quan điểm của MARKETING:
Sản phẩm là thứ có khả năng thoả măn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản sau đây:
Yếu tố vật chất.
Yếu tố phi vật chất.
Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đă có”, vừa là cái “đang và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất, khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô h́ình của sản phẩm.
Khái niệm “Sản phẩm mới”
Sản phẩm mới ở đây có thể là mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm cải tiến và nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua những nỗ lực nghiên cứu phát triển của mình.
Sản phẩm mới ở đây phải được nhìn nhận từ hai góc độ là người sản xuất và người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể được coi là mới ở thị trường này nhưng lại không được coi là mới ở thị trường khác.
Công ty có thể bổ sung những sản phẩm mới thông qua việc thôn tính hay phát triển sản phẩm mới.
+ Con đường thôn tính có thể là: Mua đứt các công ty khác, có thể mua những bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất kinh doanh của công ty khác.
+ Con đường phát triển sản phẩm mới có thể là: Tự nghiên cứu hay ký hợp đồng với những người nghiên cứu độc lập bên ngoài công ty.
Sản phẩm mới tương đối (sản phẩm cải tiến)
Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn.
Sản phẩm mới tuyệt đối (sản phẩm đột phá)
Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (h́ình thức bên ngoài hay chất lượng), thì sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
Sản phẩm mới ở đây phải được nhìn nhận từ hai góc độ là người sản xuất và người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể được coi là mới ở thị trường này nhưng lại có thể lại không được coi là sản phẩm mới ơ thị trường khác
Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới trong điều kiện kinh doanh hiện đại:
Sản phẩm mới hôm nay có thể bị lạc hậu vào ngày mai. Do đó đòi hỏi mọi công ty đều phải tiến hành phát triển sản phẩm mới.
Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Mỗi khi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thay đổi thì đòi hỏi các phương thức để thỏa mãn nó cũng thay đổi theo. Sản phẩm là các phương tiện dùng để thỏa mãn các nhu cầu Vì vậy cách tốt nhất để thỏa mãn các nhu cầu là tìm ra sản phẩm mới.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ đã làm cho các phương tiện kỹ thuật trước đây bị lạc hậu. Các phương tiện kỹ thuật lạc hậu dần bị thay thế bởi các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sản phẩm tạo ra ngày càng mới hơn và tốt hơn trước đây.
Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại, bất kỳ một sản phẩm nào rồi cũng đến thời kỳ suy thoái, lúc này sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm ra sản phẩm mới để duy trỳ và tạo ra mức tiêu thụ trong tương lai.
Tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn, công ty muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường thì phải có những chiến lược kinh doanh thích hợp để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó phải kể đến chiến lược phát triển sản phẩm mới.
Lý thuyết về phát triển sản phẩm mới
Hai phương pháp phát triển sản phẩm mới:
Hoàn thiện sản phẩm hiện có:
Sự hoàn thiện sản phẩm này nhằm đáp ứng một cách tốt hơn đòi hỏi người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự hoàn thiện sản phẩm hiện có lại được thực hiện với những mức độ khác nhau:
Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức: Giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi như thay đổi nhãn mác, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn hơn với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán.
Hoàn thiện sản phẩm về nội dung: Có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm không đổi. Ví dụ đó là sự thay đổi công nghệ sản phẩm.
Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung: Có cả sự thay đổi về hình dáng bên ngoài, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm lẫn sự thay đổi về cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn:
Khó khăn: chi phí cao, rủi ro lớn, cần có kế hoạch dài hạn, công nghệ khoa học tiên tiến và kết quả nghiên cứu thị trường đúng.
Lợi ích: Chúng cũng có thể đem tới một nguồn lợi lớn và quan trọng đối với một số doanh nghiệp nếu họ phải tránh bị phá sản hoặc bị đối thủ cạnh tranh mua lại.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào phát triển sản phẩm mới, rất dễ bị "quét sách" khỏi thị trường bởi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Các bước tiếp cận thành công trong phát triển sản phẩm mới
Phân đoạn khách hàng để tìm ra những cơ hội sản phẩm mới. Phần khách hàng này sẽ là những người có ý định mua hàng.
Tìm kiếm ý tường về sản phẩm mới bằng các cuộc điều tra phản ứng của khách hàng. "Cách dễ dàng nhất để điều tra thị hiếu của khách hàng là đề nghị họ xếp hạng năm đến mười sản phẩm họ yêu thích nhất và giải thích lí do lựa chọn những sản phẩm đó.
Cần tận dụng triệt để khả năng của các liên doanh, liên kết marketing chuyên nghiệp.
Bán hàng cho các kênh phân phối trước. "Giới thiệu một sản phẩm mới cần có đà. Nếu như thị trường coi sản phẩm mới đó là "tốt", nó sẽ bán chạy."
Sơ đồ : Quá trình phát triển sản phẩm mới trong Marketing
Chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn tìm kiếm các sản phẩm mới để hấp dẫn người tiêu dùng, nhưng mấy ai dám chắc được thành công là bao nhiêu phần trăm khi nó được tung ra trên thị trường? Điều này chỉ có được khi nhà sản xuất có một chiến lược cụ thể.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, bạn thường quên nguyên tắc này. Bạn không coi trọng việc nghiên cứu đối thủ vì bạn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên sản phẩm hay dịch vụ của bạn không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái” và phù hợp với thực tế thị trường, trong khi thị trường lại bắt đầu bằng chính những đối thủ của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồng với sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang có ý định tung ra. Ngay cả khi bạn cho rằng sản phẩm mới của bạn là chưa từng được biết đến, là duy nhất, hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết được phản ứng của họ với sản phẩm này như thế nào. Một khi bạn đã xác định được các đối thủ cạnh tranh, hãy nghiên cứu những công cụ marketing của họ: áp phích, quảng cáo, website. Đánh giá mối tương quan giữa sản phẩm của bạn với sản phẩm của các đối thủ. Hãy xác định xem bạn có thể đương đầu với sự cạnh tranh như thế nào, đặc biệt là với những doanh nghiệp có mối đe dọa thực sự.
Xác định mục tiêu khách hàng
Bất cứ sản phẩm nào cũng có đối tượng khách hàng riêng của nó, bạn không thể bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng trung lưu hoặc những mặt hàng bình dân thì thường không được giới thượng lưu để ý. Phân đoạn khách hàng mà bạn nhắm tới có thể là những người hiện đang tiêu dùng một sản phẩm tương đồng của đối thủ cạnh tranh hoặc những người thích cái mới với đặc tính mới có sức thuyết phục. Những khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn sẽ là những người hiểu được tính hữu dụng của sản phẩm.Với một khoản chi phí nhỏ, bạn chỉ nên hướng đến những khách hàng có tiềm năng nhất.
Khác biệt hóa tạo nên giá trị
Đây chính là lợi thế cạnh tranh của bạn. Đối với mọi sản phẩm khi tung ra thị trường, bạn phải hiểu đâu là đặc tính phân biệt nó với những sản phẩm khác. Bạn phải tự đặt câu hỏi “Sản phẩm của tôi mang lại điều gì mà những sản phẩm của các đối thủ khác không có?” Đặt ra câu hỏi dạng này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn điều mà sản phẩm bạn cần có để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Chiến lược và chiến thuật marketing riêng biệt nào cho sản phẩm
Bạn sẽ quảng bá cho sản phẩm mới như thế nào? Bạn sẽ bán nó dưới hình thức nào? Ở đâu? Bạn có cần đến nhà phân phối hay trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng? Chiến lược marketing nào được sử dụng, truyền thống, nhằm tới từng cá nhân hay trực tiếp? Vai trò của truyền hình, báo chí trong quá trình xâm nhập thị trường? Đó là tất cả những gì bạn phải lưu ý để đạt được mục tiêu bán hàng.
Tổng kiểm duyệt: “Tất cả đã hợp lý chưa?”
Hãy sẵn sàng chuẩn bị cho việc hoàn thiện sản phẩm. Một tập đoàn thực phẩm đã rất thành công trong bước này. Khi khách hàng tới cửa hàng để mua những sản phẩm đã có trước đây, nhân viên mời họ dùng thử sản phẩm mới, sau đó đưa cho khách hàng bản nhận xét với câu hỏi “Ông/bà có thích món ăn này không? Hãy cho chúng tôi biết ông /bà thích dùng nó ở đâu? Theo ông/bà, ai sẽ thích món ăn như thế này?” Thật đơn giản với cách làm này mà hiệu quả lại cao. Hãy tổ chức một nơi gặp gỡ để mời khách hàng dùng thử sản phẩm và yêu cầu họ phát biểu cảm nghĩ, bạn sẽ có những lời khuyên trị giá hàng triệu mà không tốn mấy xu.
Tiến hành chiến dịch
Hãy nói về sản phẩm của bạn và nắm lấy tất cả mọi cơ hội để nói về nó. Đăng một bài báo nói về sản phẩm hay sắp xếp một cuộc trả lời phỏng vấn. Đây là thời điểm rất nhạy cảm vì nó tạo ra mối thiện cảm hay ác cảm từ công chúng, vì vậy phải thật khéo léo để tạo ra dư luận tốt cho sản mới của mình.
Chiến dịch trong bao lâu?
Sau bước đầu bạn nhận được phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng. Bạn chọn đây là thời điểm dừng lại? Đừng mắc phải sai lầm này, chiến lược tuần đầu tiên đã hết, bạn cần phải có chiến lược cho những tháng đầu tiên, những năm đầu tiên và nên lưu ý tới vòng đời của sản phẩm để có sự thay đổi thích hợp.
“ĐẠI GIA” LÀNG CÔNG NGHỆ GIẢI TRÍ APPLE CÂU CHUYỆN ĐỘT PHÁ IPOD & CUỘC CHIẾN GIÀNH THỊ PHẦN
Lịch sử hình thành các dòng sản phẩm Ipod:
“Product” của iPod
Ý tưởng Ipod xuất phát từ Tony Fadell, một chuyên gia phần cứng cho Philips. Ông đã trình bày ý tưởng với một số công ty nhưng đã bị từ chối, trừ Apple. Đầu năm 2000, "Quả táo" thành lập cho ông một nhóm 30 người từ chuyên gia thiết kế Jonathan Ive, lập trình viên Micheal Dhuey đến kỹ sư phần cứng Jon Rubinstein. Ipod ban đầu khá xấu xí, chỉ như đài FM với hàng loạt nút bấm rườm rà và hỗ trợ không quá 10 bài hát.
Giám đốc điều hành Steve Jobs của Apple quan tâm đến thiết kế, hình khối, sự dễ dùng và những cảm nhận mà sản phẩm đem lại. Sau rất nhiều cuộc họp về thiết kế, tính năng, âm lượng, vào ngày 23/10/2001 dòng Ipod thế hệ 1 đã xuất hiện trên thị trường với giá 400 USD. Trước đó, vào tháng 1/2001, Apple đã công bố phần mềm iTunes, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi CD thành các file nhạc nén kỹ thuật số để nghe trên máy tính và Internet.
28/04/2003
Phiên bản iPod thế hệ 3 với dung lượng bộ nhớ 10GB, 15GB, 20GB, 30GB và 40GB. Tháng 9 năm 2003, Apple phát hành phần mềm iTunes phiên bản dành cho HĐH Windows của Microsoft, giúp các máy iPod có thể kết nối và đồng bộ với Windows.
19/07/2004
Công nghệ cảm ứng clickwheel thay thế các nút vật lý cùng với thiết kế đẹp hơn, mỏng và nhẹ hơn. Mức dung lượng là 20GB và 40GB. Hai phiên bản khác của iPod thuộc thế hệ 4 cũng được Apple giới thiệu đó là iPod Photo và iPod Color với màn hình màu và khả năng xem ảnh, mức dung lượng lớn nhất đạt 60GB.
12/10/2005
iPod thế hệ 5 là đợt nâng cấp đánh dấu bước ngoặt của Apple, nó có thiết kế khác các bản trước đó với màn hình to hơn, mỏng và nhẹ hơn cùng với khả năng chơi video. Năm 2006, Apple nâng cấp dung lượng bộ nhớ cho thế hệ này lên cao nhất là 80GB đi kèm với bản 30GB. Năm 2005 cũng là năm đánh dấu thời điểm Apple trang bị màn hình màu cho toàn bộ dòng iPod.
05/09/2007
iPod thế hệ 6 tên gọi "Classic" với nhiều thay đổi đáng kể như vỏ hợp kim nhôm, giao diện người dùng mới và ra mắt dưới 3 phiên bản gồm 80GB, 120GB và 160GB. Thời lượng pin cũng nâng cao đáng kể, phiên bản 160GB có thời gian sử dụng khoảng 40 tiếng cho nghe nhạc và 6 tiếng chơi video.
06/01/2004
Mini là hệ máy iPod nhỏ nhất chỉ vỏn vẹn hai phiên bản ra mắt năm 2004 và 2005 với dung lượng bộ nhớ là 4GB và 6GB. iPod Mini là chiếc máy đầu tiên được trang bị tính năng điều khiển cảm ứng (clickwheel)
07/09/2005
iPod Nano có độ mỏng chỉ như một chiếc bút chì và đầu tiên dùng bộ nhớ flash (giảm thiểu kích thước trong khi dung lượng không hề giảm) Thế hệ 1 có hai màu đen và trắng gồm các phiên bản 1GB, 2GB và 4GB, màn hình màu, thời gian chơi nhạc đạt 24 tiếng.
12/09/2006
iPod thế hệ 2 ra mắt với nhiều màu sắc hơn (6 màu). Vỏ nhựa của thế hệ trước bị thay bằng vỏ nhôm. Nó hiện diện dưới 3 phiên bản 2GB, 4GB và 8GB.
05/09/2007
iPod Nano thế hệ 3 được trang bị công nghệ màn hình QVGA với kích thước 2". Clickwheel thiết kế nhỏ hơn, giao diện người dùng mới (cover flow) và khả năng chơi video. Nó có 2 phiên bản 4GB và 8GB, thời gian dùng pin là 24 tiếng.
09/09/2008
Giống như iPhone, iPod Nano thế hệ này được tích hợp gia tốc kế, giúp việc xem ảnh, video ngang màn hình dễ dàng hơn. Vỏ ngoài làm từ nhôm và gồm 9 phiên bản màu sắc khác nhau với các mức dung lượng bộ nhớ là 4GB, 8GB, 16GB.
09/09/2009
iPod nano thế hệ 5 đánh dấu sự tiến hóa của dòng máy nghe nhạc iPod với khả năng quay video. Ngoài ra, nó còn có màn hình lớn hơn, đài FM tích hợp, loa ngoài và vỏ ngoài được sơn bóng bắt mắt hơn. Phiên bản 4GB của thế hệ 4 đã bị loại bỏ, chỉ còn 8GB và 16GB.
11/01/2005
iPod Shuffle thế hệ 1 được Apple trang bị cổng kết nối USB. Mức giá dễ chịu hơn với bản 512MB có giá 100USD, bản 1GB là 150USD. Chuyển sang dùng bộ nhớ flash
11/03/2009
iPod Shuffle thế hệ 3 có thêm chức năng điều khiển bằng giọng nói (Voice Over) giúp việc chọn bài hát dễ dàng hơn rất nhiều. Với hai bản 2GB và 4GB, thời lượng pin là 10 tiếng.
05/09/2007
iPod Touch thế hệ 1 được ra mắt cùng năm với iPhone. Tích hợp công nghệ cảm ứng đa chạm nổi tiếng của Apple, kết nối wifi và một thiết kế sang trọng, bắt mắt. Bề ngoài của iPod Touch hoàn toàn giống iPhone và chức năng bên trong cũng gần như tương tự. Thế hệ đầu có các phiên bản 8GB, 16GB và 32GB.
09/09/2008
Apple nâng cấp chiếc iPod Touch lên thế hệ 2 với dung lượng bộ nhớ giữ nguyên, vỏ sau được mạ crom sáng bóng. Thời lượng dùng pin cũng được