Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dù đã đi qua nhưng hậu
quả mà nó để lại cho nền kinh tế của nhiều nước là rất nặng nề, thậm chí đến
lúc này nhiều nước vẫn còn đang vật lộn trong những khó khăn mà cuộc
khủng hoảng qua đi vẫn còn để lại. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
Cuộc khủng hoảng xuất phát từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế
giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Vậy do đâu mà cuộc khủng hoảng tài chính này lại có sức phá hoại
ghê gớm như vậy? Nguyên nhân của nó là gì? Những hậu quả mà nó gây ra
đối với các nền kinh tế thế giới và Việt Nam ra sao? Và các nước nói chung
cũng như Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp gì để ứng phó với cuộc
khủng hoảng này?
Xuất phát từ những thắc mắc trên, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến
hành tìm hiểu để từ đó có được những hiểu biết một cách khái quát nhất về
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cuộc khủng hoảng kinh tế - Tài chính thế giới 2007 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THẾ GIỚI 2007-2010
HUẾ 25/11/2010
2ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1
1. Nguyễn Tấn Tường
2. Nguyễn Duy Tài
3. Hồ Văn Tình
4. Phạm Dũng
5. Trần Đức Phú
6. Hồ Phi Định
7. Đinh Văn Trung
8. Hoàng Gia Trung
9. Nguyễn Đăng Hoàng
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 3
ĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THẾ GIỚI 2007-2010
GIỚI THIỆU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
II. NỘI DUNG ................................................................................................5
1. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................5
2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu.............5
3. Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng ................................................................5
3.1 Đối với Hoa Kỳ .................................................................................5
3.2 Đối với thế giới .................................................................................7
3.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam................................8
4. Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và Việt
Nam ...........................................................................................................10
4.1 Các nước..........................................................................................10
4.2 Việt Nam .........................................................................................11
III. KẾT LUẬN.............................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................12
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1......................................................13
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 4
CHI TIẾT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dù đã đi qua nhưng hậu
quả mà nó để lại cho nền kinh tế của nhiều nước là rất nặng nề, thậm chí đến
lúc này nhiều nước vẫn còn đang vật lộn trong những khó khăn mà cuộc
khủng hoảng qua đi vẫn còn để lại. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
Cuộc khủng hoảng xuất phát từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế
giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Vậy do đâu mà cuộc khủng hoảng tài chính này lại có sức phá hoại
ghê gớm như vậy? Nguyên nhân của nó là gì? Những hậu quả mà nó gây ra
đối với các nền kinh tế thế giới và Việt Nam ra sao? Và các nước nói chung
cũng như Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp gì để ứng phó với cuộc
khủng hoảng này?
Xuất phát từ những thắc mắc trên, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến
hành tìm hiểu để từ đó có được những hiểu biết một cách khái quát nhất về
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu:
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu
- Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng
- Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và
Việt Nam
- Sự phục hồi kinh tế thế giới hậu khủng hoảng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010
- Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực kinh tế lớn của thế giới như: Mỹ,
EU, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) và khu vực Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam.
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 5
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm kiếm thông tin về đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn: sách,
báo, tạp chí, Internet. Tổng hợp và phân tích các thông tin có được để đi đến
nhận định.
II. NỘI DUNG:
1. Một số khái niệm cơ bản:
- Khủng hoảng tài chính: là sự thất bại của một hay một số nhân tố
của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của
mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:
+ Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi
tiền.
+ Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng xếp loại A cũng không
thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng.
+ Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao
gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình
trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên
thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu:
- Bong bóng tài chính và bất động sản cùng với giám sát tài chính
thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở
nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan
hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều
nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới,
dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
- Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2010 xuất phát từ Mỹ có
nguồn gốc từ sự tập trung thái quá đầu tư với lãi suất rẻ và cho vay thế chấp
dưới chuẩn vào thị trường bất động sản đồng thời có sự bùng nổ các công cụ
nợ phát sinh trên thị trường này nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội. Khi
thị trường bất động sản đảo chiều, trì trệ, bất động sản xuống giá các khoản
nợ đáo hạn mất khả năng thanh toán dẫn đến những đổ vở tín dụng và dẩn
đến khủng hoảng kinh tế - tài chính
3. Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng:
3.1 Đối với Hoa Kỳ:
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 6
Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng.
Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng
trưởng chậm lại. Bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của
người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm
2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng
nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ
vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những
ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng
tài chính và kinh tế trước đây như Lehman Brothers, Morgan Stanley,
Citigroup, AIG… cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho
khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình
là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ
rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Cơ quan quốc gia về nghiên cứu
kinh tế Mỹ (NBER) dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở
Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng
1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc
làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng
lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng.
Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất
khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp
đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập
và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp
khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị
phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General
Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã
nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm
12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy
của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới
mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy
cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là
phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư
toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy
dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 7
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007
3.2 Đối với thế giới
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi
kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước
theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản,
Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác
đều tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động
nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị
phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như
Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy
thoái. Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng
Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa
Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu
vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng
hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về
dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này
lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về
bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới
giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo
thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường
chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng.
Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ
mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền
này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của
Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 8
xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ
khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế
giới xấu đi
3.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam:
Mở cửa kinh tế và hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam
nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn
khi xảy ra biến động. Tác động của cuộc khủng hoảng này có tính hai mặt,
song chủ yếu là tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu cũng như của Việt
Nam. Do hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới nên Việt
Nam cũng chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.
- Tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế:
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố ngày 8/10/2008
của IMF, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại và thất nghiệp gia
tăng. Dự kiến lúc đầu tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ đạt khoảng
6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%. Tuy nhiên, thực
tế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt 6,23%, mức thấp nhât trong 9 năm qua.
Khủng hoảng tác động tới mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam, trong đó tầng
lớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp. Sản xuất bị thu hẹp, số
người thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút.
- Tác động đến FDI:
Những quan điểm ban đầu về tác động của khủng hoảng đến FDI vào
Việt Nam: Nghiên cứu tình hình FDI vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng,
về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam, do
dòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ
trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Các nước
châu Á chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Mỹ chỉ đứng thứ 11
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 9
trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt
Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD. Mặt khác,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thường mang tính
dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Mặc dù vậy, về dài hạn,
khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực
tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế
và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến to ra lo ngại hơn về nguồn vốn FDI vào
Việt Nam. Thứ nhất, do nguồn tín dụng của thế giới đang dần trở nên cạn
kiệt, nên các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ suy giảm trên phạm vi
toàn cầu và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, do nhu cầu tiêu thụ giảm
sút, nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể.Theo ý kiến một số chuyên
gia, trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn FDI vào Việt Nam đã tăng bất thường,
không có cơ sở chắc chắn: Việt Nam không thể tiêu thụ quá 5 tỷ đôla/năm
với hạ tầng, môi trường kinh doanh như hiện nay. Bởi vậy trong tương lai,
chính Việt Nam sẽ không thể tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn những gì đã diễn
ra.
Trái với tất cả nhiều dự đoán ban đầu, nếu nhìn trên các con số, tình
hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 đã
tăng cao kỷ lục trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút
FDI. Kết thúc năm 2008, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) thì tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính đến ngày
19/12/2008 đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Vốn giải
ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số
11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
- Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam:
Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng
hoảng. Kinh tế Mỹ suy thoái đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, do
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Suy thoái hay tăng
trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và
sức mua của người dân Mỹ. Yếu tố này kết hợp chính sách đồng Đô la yếu
nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại của chính phủ Mỹ đã khiến xuất
khẩu của nhiều nước vào Mỹ giảm.
Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc
độ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của
năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đã giảm từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng
đầu năm 2008.
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 10
Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quan
hệ Trung Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng
Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tiêu dùng tại Mỹ giảm, khiến hàng Trung Quốc
rẻ hơn và cạnh tranh hơn với hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời,
khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó chuyển hướng sang các thị
trường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn,
gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất
khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị
trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc
khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi
tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu
hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra
những biến động chưa từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế
hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá
hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập
khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thị
trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng
9/2008. Theo đó, xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Những biến động của giá
cả trên đã đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của doanh nghiệp, cũng
như hoạch định, dự kiến của nhà điều hành chính sách. Điều này càng gây
thêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Tình hình trên đã đưa đến kết quả là xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt
khoảng 64 tỉ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Xuất khẩu đã giảm không
chỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp
khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.
4. Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và Việt
Nam:
4.1 Các nước:
Để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhiều
biện pháp đã được chính phủ các nước thực thi. Nhìn lại những biện pháp
ấy, ta thấy được chúng gồm những nhóm chính sau:
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 11
ST
T
Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước
01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân
02 Kiểm soát các quỹ đầu tư
03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính
04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài
05 Hạ lãi suất cơ bản
06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế
07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân
hàng lớn trong 02 năm.
08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém
09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản
10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá
sản
11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài
12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng
hoảng
13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ
4.2 Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam đã đề ra 05 nhóm giải pháp cơ bản như sau:
- Giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu
- Giải pháp đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng
- Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt
- Thực hiện sâu rộng chính sách an sinh và xã hội
- Phối hợp tốt trong tổ chức chỉ đạo, điều hành
III. KẾT LUẬN:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2010 đã tác động
sâu rộng vào mọi mặt của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều quốc gia đã
và vẫn đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng này gây
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010
NHÓM 1 12
ra: đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế,
lạm phát, thất nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những nổ lực đối phó mang tính
toàn cầu của các nước, vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, Kinh tế thế giới đã
bước đầu có những dấu hiệu phục hồi: từ mức tăng trưởng âm năm 2008,
năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 1.1% và Theo dự báo của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%.
Mặc dù vậy vẫn là thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai năm 2006,
2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005 (là giai đoạn trước khi
cuộc khủng hoảng nổ ra). Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho
thấy kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn phục hồi. Cùng với sự phát triển
năng động của các nước Châ