Đề tài Đặc điểm cơ lý của một vài giếng khoan ở mỏ Đại Hùng – bồn trũng Nam Côn Sơn

Trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năng lượng là một nhu cầu cấp bách, là một vấn đề mang tính sống còn, vì thế nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Hiện nay đối với nước ta cũng như trên toàn thế giới, một trong những ngành công nghiệp mang tính chiến lược và mũi nhọn chính là ngành công nghiệp dầu khí. Cùng với lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam thực sự bắt đầu vào những năm 1970. Ngày 26/6/1986, tấn dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ và từ đó, hàng loạt cấu tạo chứa dầu khí được phát hiện ở thềm lục địa Việt Nam như: Đại Hùng, Sư Tử Đen, Rạng Đông, Lan Tây – Lan Đỏ và gần đây nhất là phát hiện dòng dầu thương mại ở cấu tạo Cá Ngừ Vàng. Trải dài trên toàn bộ thềm lục địa Việt Nam đã có gần 30 Công ty Dầu khí quốc tế đang hoạt động nhộn nhịp. Trong vòng từ năm 1986 đến nay, sản lượng dầu thô khai thác đạt trên 60 triệu tấn, chỉ tính riêng năm 2003 sản lượng dầu thô khai thác là 17 134 triệu tấn, thêm vào đó nhiều công trình khác đang được xây dựng: đường ống dẫn khí dài hơn 100 km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền đến Bà Rịa cung cấp xấp xỉ 1 triệu m3/ngày đêm cho nhà máy điện Bà Rịa có công suất 215 MW; dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 ở Dung Quất với công suất 6 triệu tấn/năm đã được Chính phủ phê duyệt; dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 tại Vũng Tàu cũng đang được Chính phủ xem xét. Như vậy, ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta hiện nay đang ở giai đoạn phát triển nhất và chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Để có thể phát triển ngành công nghiệp dầu khí ngày càng mạnh hơn đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa và việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại là một điều hết sức cần thiết. Việc xác định thông số vỉa để từ đó đánh giá trữ lượng của mỏ là hết sực quan trọng, nó quyết định mỏ có giá trị thương mại hay không để từ đó có kế hoạch khai thác một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Với đề tài “Đặc điểm cơ lý của một vài giếng khoan ở mỏ Đại Hùng – bồn trũng Nam Côn Sơn”, tác giả hy vọng đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ các vấn đề trên. Trong quá trình hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy PHAN VĂN KÔNG, giảng viên bộ môn Địa chất Dầu khí trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh, kỹ sư NGUYỄN HỒNG MINH, Viện Dầu khí Viện Nam (VPI) chi nhánh phía Nam, cũng như sự chỉ bảo giúp đỡ của CÁC THẦY CÔ khoa Địa chất trường trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh và các bạn lớp ĐC 2001A. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận này. Do thời gian là khóa luận ngắn, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế và với trình độ của một sinh viên nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn cho đề tài được hoàn thiện.

doc81 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm cơ lý của một vài giếng khoan ở mỏ Đại Hùng – bồn trũng Nam Côn Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên