Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thành phần đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác như đất, nước, sinh vật luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vai trò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn nhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dài theo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậu nước ta có sự phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên cao. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểm khí hậu đặc trưng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nét riêng của khí hậu Tây Bắc. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phân hóa đai cao đầy đủ nhất, rõ rệt nhất.
Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu, các loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các ưu đãi của khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả hơn nữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước nói chung.
Với lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”. Đề tài nghiên nghiên cứu đặc điểm khí hậu lào cai, các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phục tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy tiềm năng vốn có cùa Lào Cai.
28 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô trong khoa Khoa học Môi Trường và Trái đất trường Đại Học Khoa Học. Những người đã và đang dìu dắt, dạy dỗ em trong quá suốt trình học tập, rèn luyện tại trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn T.S Hoàng Lưu Thu Thủy – viện địa lý Hà nội. Người đã tận tình chu đáo hướng dẫn, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho chúng em, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 11 năm 2017
Sinh viên
Ma Công Hải
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thành phần đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác như đất, nước, sinh vật luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vai trò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn nhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dài theo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậu nước ta có sự phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên cao. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểm khí hậu đặc trưng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nét riêng của khí hậu Tây Bắc. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phân hóa đai cao đầy đủ nhất, rõ rệt nhất.
Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu, các loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các ưu đãi của khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả hơn nữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước nói chung.
Với lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”. Đề tài nghiên nghiên cứu đặc điểm khí hậu lào cai, các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phục tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy tiềm năng vốn có cùa Lào Cai.
2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu và các đặc điểm chính của khí hậu tỉnh Lào Cai, bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
2.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu, đặc điểm của khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố của thời tiết và khí hậu, trên cơ sở đó bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là phạm vi tỉnh Lào Cai, gồm lãnh thổ tự nhiên của 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố) là thành phố Lào Cai (Tp. Lào Cai) và các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn.
2.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích và làm rõ các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố khí hậu và các đặc trưng riêng biệt của khí hậu.
- Bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập những tài liệu liên quan từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu trong tỉnh, quốc gia, viện địa lý Hà Nội. Trong đó các số liệu khí hậu chủ yếu được lựa chọn từ kết quả đo đạc và lưu trữ tại các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, số liệu khí tượng thủy văn chương trình tiến bộ khoa học kĩ thuật cấp nhà nước 42A của Tổng cục khí tượng thủy văn, số liệu khí hậu của tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và số liệu quan trắc trong thời gian 20 năm gần đây của Lào Cai (1994 – 2013).
3.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu
Phương pháp phân tích – tổng hợp dùng để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành khí hậu, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, so sánh sự khác biệt và các đặc điểm khí hậu giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như giữa Lào Cai với các tỉnh, vùng khác và trong cả nước.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI
Bức xạ Mặt Trời
Vị trí địa lí Lào Cai nằm trong khoảng từ 21051’B đến 22051’B nên Lào Cai mang nét đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nhiệt đới thiên về chí tuyến. Trong năm vẫn có hiện tượng hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng khoảng cách rất gần nhau, lần thứ nhất vào khoảng trung tuần tháng 6 (từ 16- 20/6), lần thứ hai vào hạ tuần tháng 6 (24-28/6) (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai
Địa điểm
Vĩ độ
Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ nhất
Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ hai
Khoảng cách
Cực Bắc
22051’B
20/6
24/6
04 ngày
Mường Khương
22046’B
19/6
25/6
06 ngày
Bắc Hà
22032’B
18/6
26/6
08 ngày
Tp.Lào Cai
22030’B
18/6
26/6
08 ngày
Hoàng Liên Sơn
22021’B
18/6
26/6
08 ngày
Sa Pa
22020’B
18/6
26/6
08 ngày
Cực Nam
21051’B
16/6
28/6
12 ngày
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc nên mặc dù có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm nhưng khoảng cách giữa hai lần là rất ngắn. Ở phía Nam của Lào Cai, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong nằm dài nhất là 12 ngày, càng lên phía Bắc, khoảng cách đó càng bị rút ngắn (tại Cực Bắc của Lào Cai khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là 04 ngày). Do đó, khác với các tỉnh khác ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 160B, trong chế độ nhiệt của Lào Cai không có hiện tượng xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu trong năm, mà chế độ nhiệt của Lào Cai chỉ có một cực đại và một cực tiểu. Cực đại trong chế độ nhiệt xảy ra vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 (ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai), cực tiểu rơi vào khoảng thời gian có độ cao Mặt Trời nhỏ nhất (khoảng tháng 1). Như thế, chế độ nhiệt của Lào Cai có tính chất nhiệt đới cận chí tuyến.
Bên cạnh thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, một khía cạnh cũng rất tiêu biểu của chế độ bức xạ là độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa của ngày 15 hàng tháng (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai (độ)
Địa điểm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Mường Khương
46,0
53,4
65,0
76,9
86,0
89,5
88,8
81,4
70,3
58,8
48,8
43,9
Tp. Lào Cai
46,3
54,7
65,3
77,2
86,3
89,2
89,1
81,7
70,6
59,1
49,1
44,2
Sa Pa
46,5
54,9
65,5
77,4
86,5
89,0
89,3
81,9
70,8
59,3
49,3
44,4
Bảo Hà
46,6
55,0
65,5
77,4
86,5
89,9
89,4
82,0
71,0
59,4
49,4
44,6
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Từ bảng 1.2 cho thấy Lào Cai có độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa thấp nhất là tháng 11, tháng 12 và tháng 1 với trị số góc nhập xạ nhỏ hơn 500. Đến tháng 2, tháng 3 độ cao Mặt Trời có sự tăng dần lên nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt trên dưới 600, riêng Mường Khương độ cao Mặt Trời tháng 2 vẫn còn thấp (đạt 53,40). Đây là trị số khá thấp so với các địa phương khác trong cả nước, nhất là so với các địa phương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hay các địa phương ở Trung và Nam Bộ. Từ tháng 4 đến tháng 9, độ cao Mặt Trời tăng dần, hầu hết các trạm quan sát đều có góc nhập xạ lớn hơn 700, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7 có góc nhập xạ cao nhất, phù hợp với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm.
Về số giờ nắng, Lào Cai là tỉnh có số giờ nắng thuộc loại trung bình so với các địa phương khác trong cả nước. Số giờ nắng trung bình năm dao động khoảng 1400 – 1600 giờ (so với trung bình cả nước là từ 1400 – 3000 giờ/năm, so với các tỉnh Nam Bộ dao động từ 2200 – 2800 giờ/năm). Trong các địa phương trong tỉnh thì Tp. Lào Cai có số giờ nắng cao nhất, đạt 1588,4 giờ/năm. Một số huyện trị số giờ nắng thấp như Sa Pa 1445,3 giờ/năm, Bắc Hà 1474,3 giờ/năm
Theo qui luật chung, số giờ nắng ở Lào Cai cũng phân hóa tuân theo chu kì ngày và năm, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình. Theo chu kì ngày thì ban đêm bằng 0, từ sáng sớm tăng dần và cực đại lúc giữa trưa, sau đó lại giảm dần đến tối. Theo chu kì năm thì có sự khác biệt giữa các tháng và các khu vực địa hình. Các vùng thấp hơn thì có số giờ nắng cao nhất vào khoảng tháng 5 (như Tp. Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, hay cao hơn là huyện Bắc Hà số giờ nắng có thể đạt trên 170 giờ). Ở những nơi có độ cao lớn như Sa Pa thì tháng có số giờ nắng cao là tháng 3, tháng 4 với trị số trên dưới 170 giờ nắng/tháng (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (giờ)
Trạm
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Bắc Hà
75,8
88,1
122,7
150,1
176,4
140,9
146,1
132,8
116,2
114,5
98,2
112,5
1474,3
Tp. Lào Cai
80,4
76,9
105,0
144,9
189,2
148,9
166,6
168,1
162,5
129,9
105,4
110,6
1588,4
Hoàng Liên Sơn
147,9
151,1
185,8
176,6
127,1
75,2
76,7
103,9
102,4
123,3
110,3
151,1
1531,4
SaPa
116,4
112,2
156,4
168,9
150,5
91,8
110,0
114,3
97,8
95,9
104,6
126,5
1445,3
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A)
Ở Lào Cai, số giờ nắng ít liên quan đến vị trí gần chí tuyến Bắc, thêm vào đó lại có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mưa phùn vào mùa đông nên trời nhiều mây, u ám, ảnh hưởng đến số giờ nắng. Mùa hạ, số giờ nắng nhiều địa phương thấp liên quan đến mùa mưa, lượng mây và mưa lớn làm cho số giờ nắng không cao. Đặc biệt tại Sa Pa và trạm Hoàng Liên Sơn các tháng mùa hạ số giờ nắng ít, do chịu ảnh hưởng của độ cao và nằm ở sườn đón gió Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, nên lượng mưa lớn, mây mù bao phủ nhiều nên số giờ nắng ít, vào tháng 7 và tháng 8 số giờ nắng ở Hoàng Liên Sơn chỉ đạt 75-76 giờ/tháng.
Nhìn chung, độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng và số giờ nắng là những chỉ số thể hiện rõ nét nhất chế độ bức xạ của Lào Cai. Và tất yếu theo qui luật chung, độ cao Mặt Trời càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài, số giờ nắng trong năm càng lớn thì lượng bức xạ tổng cộng nhận được trong năm càng lớn. Lượng bức xạ tổng cộng không chỉ dùng để tính toán sự thu – chi năng lượng, để từ đó làm cơ sở đánh giá cán cân bức xạ mà đó còn là một trong những cơ sở để xác định thời gian mùa mưa, mùa khô ở mỗi khu vực khác nhau.
1.1.1. Bức xạ tổng cộng
Là một tỉnh nằm gần chí tuyến Bắc, lại không có mùa khô sâu sắc kéo dài như các địa phương khác trên cả nước, lượng mây lớn trong năm nên Lào Cai có lượng bức xạ ở mức trung bình. Tổng lượng bức xạ thu được trong điều kiện quang mây ở các địa điểm có thể đạt từ 150 – 200 kcal/cm2/năm. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào trời cũng quang mây mà có những tháng lượng mây chiếm quá 2/3 bầu trời (75 – 80%), điều đó làm cho lượng bức xạ tổng cộng đo được tại mặt đất (lượng bức xạ thực tế) ở mức tương đối thấp (bảng 1.6).
Bảng 1.4: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (kcal/cm2)
Trạm
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Sa Pa
5,0
5,6
8,5
11,7
10,4
11,6
5,4
8,1
5,4
4,9
3,4
6.0
86,0
Bảo Hà
4,8
5,7
7,8
10,0
12,4
11,1
11,6
10,2
9,8
7,9
6,2
5,0
102,5
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Lượng bức xạ tổng cộng có sự thay đổi theo khu vực và theo mùa. Các khu vực thấp, lượng mưa và độ mây che phủ thấp nên có lượng bức xạ cao hơn (Bảo Hà bức xạ tổng cộng 102,5 kcal/cm2/năm), ngược lại, nơi có địa hình cao, mây mù bao phủ nhiều tháng trong năm, nhất là mùa đông nên lượng bức xạ nhận được thấp hơn nhiều (Sa Pa chỉ đạt 86,0 kcal/cm2/năm).
Theo mùa, lượng bức xạ tổng cộng tại Lào Cai cao hơn vào các tháng mùa hạ, nhất là các tháng từ tháng 4 đến tháng 8 (tháng 4 tại Sa Pa là 11,7 kcal/cm2/năm, tháng 5 tại Bảo Hà là 12,4 kcal/cm2/năm). Riêng tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất ở Lào Cai nhưng lượng bức xạ tổng cộng lại không phải cao nhất, điều đó liên quan đến lượng mây và mưa trong tháng này. Tháng 7 cũng là tháng có lượng mưa lớn, phần nào ảnh hưởng đến sự bao phủ của mây trên bầu trời, do đó lượng bức xạ của tháng 7 tương đối thấp. Các tháng có bức xạ tổng cộng thấp là các tháng đầu và giữa mùa đông (từ tháng 11 – tháng 2), lượng bức xạ tổng cộng chỉ đạt từ 3,0 – 6,0 kcal/cm2/tháng).
1.1.2. Cán cân bức xạ
Cán cân bức xạ là đại lượng đặc trưng cho khả năng thu và chi năng lượng của mặt đất. Nó phản ánh các đặc điểm vĩ độ và chế độ Mặt Trời nhưng lại phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm. Do đó, trị số của cán cân bức xạ không đồng nhất mà có sự thay đổi tùy từng khu vực, tùy thời điểm khác nhau.
Tại Lào Cai, cán cân bức xạ luôn dương, nhưng trị số không cao, dao động từ 40 – 65 kcal/cm2/năm. Đó là do nằm ở vĩ độ cận chí tuyến, góc chiếu sáng của Mặt Trời không lớn, lại chịu tác động của gió mùa cực đới, mùa khô không rõ rệtCán cân bức xạ này thấp hơn cán cân bức xạ của vùng nhiệt đới điển hình (75 kcal/cm2/năm) (bảng 1.5).
Bảng 1.5: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (kcal/cm2)
Trạm
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Sa Pa
2,9
3,0
4,7
5,3
3,8
4,6
3,1
7,3
3,8
2,2
1,2
2,8
44,7
Bảo Hà
2,1
2,8
4,4
7,5
8,7
7,5
8,0
7,4
6,5
4,6
3,0
2,0
64,5
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Tương tự như lượng bức xạ tổng cộng, cán cân bức xạ tại Lào Cai có sự khác biệt giữa các khu vực, tại vùng núi cao, cán cân bức xạ đạt giá trị rất thấp (Sa Pa đạt 44,7 kcal/cm2/năm), vùng địa hình thấp, bức xạ Mặt Trời lớn hơn nên cán cân bức xạ cao hơn (Bảo Hà 64,5 kcal/cm2/năm). Nếu xem xét về biến trình cán cân bức xạ trong năm, dễ dàng nhận thấy giá trị cán cân bức xạ cao vào các tháng mùa hạ (tháng 4 đến tháng 8) với trị số dao động khoảng từ 3,0 – 9,0 kcal/cm2/tháng. Các tháng mùa đông có cán cân bức xạ thấp hơn, một phần do lượng bức xạ thu được trong mùa đông ít (do độ cao Mặt Trời nhỏ, trời nhiều mây lại có mưa phùn), năng lượng mặt đất tỏa ra khá lớn nên cán cân bức xạ nhỏ. Vào các tháng trong mùa đông, cán cân bức xạ chỉ dao động từ 1,0 – 3,0 kcal/cm2/năm, thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh (thành phố) khác, đặc biệt là các tỉnh (thành phố) ở phía nam dãy Bạch Mã.
Biên độ trung bình của cán cân bức xạ tại Lào Cai dao động từ 6,0 – 7,0 kcal/cm2/năm. Trị số này tương đương với trị số biên độ cán cân bức xạ của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Tây Nguyên; nhưng so với các tỉnh Nam Bộ thì trị số này cao hơn khá nhiều (Nam Bộ có biên độ cán cân bức xạ từ 3,0 – 6,0 kcal/cm2/năm).
Tóm lại, cán cân bức xạ tại Lào Cai ở mức trung bình và có sự phân hóa khá lớn giữa các tháng trong năm. Thời gian có góc nhập xạ lớn và lượng bức xạ lớn thường rơi vào các tháng trước và sau ngày hạ chí. Lãnh thổ Lào Cai không lớn, nằm trọn trong 10 vĩ tuyến nên sự phân hóa về bức xạ và cán cân bức xạ theo khu vực là không nhiều. Trị số bức xạ tổng cộng và cán cân bức xạ của Lào Cai tương đương với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhưng thấp hơn so với các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chính điều kiện địa lí là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến phân hóa các yếu tố bức xạ, đặc biệt là phân hóa theo đai cao và kinh độ.
Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên khí hậu Lào Cai chịu tác động sâu sắc của hoàn lưu khí quyển của đới và của vùng. Đó là sự tác động thường xuyên của các trung tâm khí áp ở vùng cận nhiệt đới (cao áp cận nhiệt Thái Bình Dương), vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo) đồng thời chịu tác động theo mùa của các trung tâm khí áp hình thành và hoạt động theo mùa như áp cao lục địa châu Á, áp thấp lục địa châu Úc trong mùa đông, áp thấp lục địa châu Á, áp cao lục địa châu Úc, áp cao Bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ.
Nét đặc trưng cơ bản của vùng nội chí tuyến là sự hoạt động của gió mậu dịch (gió tín phong). Dưới tác động của cao áp cận nhiệt đới Thái Bình Dương, một luồng không khí hoạt động ở tầng thấp của khí quyển xuất phát từ rìa Tây Nam của cao áp này đến Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng Đông Bắc. Ngược lại trên tầng cao, luồng không khí di chuyển theo hướng Tây Nam từ vùng xích đạo về chí tuyến Bắc, trong đó có Lào Cai, tạo thành vòng hoàn lưu mậu dịch.
Gió mậu dịch hoạt động quanh năm nhưng mức độ mạnh yếu tùy từng thời kì, khi mà gió mùa cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp, thì gió mậu dịch hoạt động ở tầng cao hoặc xen kẽ giữa các đợt gió mùa cực đới. Trong các tháng giữa mùa hạ, cao áp cận nhiệt Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ nhất, phạm vi hoạt động cũng mở rộng về lục địa châu Á, do đó gió mậu dịch được tăng cường hơn. Tuy nhiên, khi đó áp thấp châu Á và áp cao châu Úc đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất, nên gió mùa mùa hạ hoạt động thịnh hành ở Việt Nam trong đó có Lào Cai. Biểu hiện của sự thiết lập gió mùa mùa hạ là vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới, vị trí vùng hội tụ giữa hai luồng mậu dịch Nam – Bắc bán cầu trong tháng 7 ở khoảng 200B nước ta. Sau đó, sự suy yếu của gió mùa mùa hạ vào cuối mùa đã làm cho dải hội tụ nhiệt đới bị đẩy lùi vào phía Nam.
Trong mùa đông hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì hoạt động của gió mậu dịch giảm bớt. Vào tháng 1, vị trí front cực (mặt tiếp xúc giữa không khí cực đới và không khí cận nhiệt Thái Bình Dương) ở vĩ độ 17 – 180B. Như thế hoạt động của gió mậu dịch có sự thay đổi trong năm, không thường xuyên chi phối khí hậu miền Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
Tóm lại do tác động của hoàn cảnh địa lí, gió mùa hoạt động tại Lào Cai không thuộc một cơ chế thuần nhất. Nó được tạo thành từ nhiều khối không khí của các trung tâm tác động khác nhau, thường xuyên tranh chấp, lấn át nhau. Sự tác động của hoàn lưu gió mùa đã tạo ra nét đặc sắc của khí hậu Lào Cai là phân thành hai mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, đôi khi chịu tác động của hiệu ứng phơn.
Đặc điểm của bề mặt đệm
1.3.1. Địa hình
Lào Cai là một tỉnh vùng núi cao với địa hình rất phức tạp và độ chia cắt lớn. Độ cao trung bình của toàn tỉnh khoảng 1000m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ và có tính phân bậc rõ nét: Bậc độ cao từ 200m đến 500m chiếm khoảng 28,1%, bậc độ cao từ 500m đến 1000m chiếm 26,7% diện tích, phần còn lại là bậc độ cao từ 1000m – 2000m và bậc độ cao trên 2000m. Đặc biệt mức chênh lệch độ cao tuyệt đối ở Lào Cai là rất lớn. Nơi có độ cao thấp nhất là 80m so với mực nước biển (thuộc huyện Bảo Thắng), ngay cả Tp. Lào Cai cũng chỉ cao khoảng 100m so với mực nước biển. Các cao nguyên Mường Khương (772m), Bắc Hà (974m) hay thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1570m so với mực nước biển có khí hậu mát mẻ. Đỉnh cao nhất là Phanxipan cao 3143m.
Nhìn tổng quan, địa hình Lào Cai có thể chia thành hai dải với các đặc điểm khác nhau, mà ranh giới của hai dải địa hình đó là thung lũng sông Hồng.
1.3.2 Thủy văn
Thủy văn là một yếu tố có tác động rất lớn đến các đặc điểm khí hậu nói chung và của khí hậu Lào Cai nói riêng. Thủy văn vừa là một trong những yếu tố góp phần tạo nên cảnh quan chung, lại vừa là nhân tố thể hiện rõ các đặc trưng khí hậu của tỉnh Lào Cai. Thủy văn tham gia trực tiếp vào vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ cảnh quan. Tại Lào Cai, với tí