Trong văn xuôi, thể kí văn học đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng bởi những đặc
điểm khả năng có tính ưu trội của mình. Là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén kí đã lôi
cuốn khơi gợi lòng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời sống. Khám
phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đời
sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡ
của những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực
Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều đóng
góp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. HPNT đã tìm thấy
thể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của một đời cầm bút. Là nhà
văn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm thể loại nào ông
cũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng nhắc đến sáng tác của ông đầu tiên
người ta thường nhớ tới là các tác phẩm kí đầy ám ảnh có sức lay động lòng người. Kí của
HPNT được coi là những sáng tạo tiêu biểu gắn liền với quá trình vận động phát triển của văn
học với hiện thực đấu tranh, xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc, con người Việt Nam
hiện đại.
Lí do của việc lựa chọn đề tài này bởi vì chúng tôi là giáo viên dạy môn Văn ở THPT.
Sách giáo khoa lớp 12 có in tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những tác
phẩm kí xuất sắc nhất của HPNT nói riêng và trong nền văn học nước ta nói chung. Tác
phẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự hưởng ứng,
thích thú của nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một tác phẩm hay đôi khi lại không dễ
dạy, không dễ học. Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô giáo
và học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí. Đi nghiên
cứu sâu về kí của HPNT sẽ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy bộ môn ở
THPT. Đồng thời, xuất phát từ tình cảm yêu mến trân trọng tài năng và tâm hồn nhà văn, ấn
tượng với sự linh hoạt hiện đại của thể kí trong nền văn xuôi hiện đại chúng tôi đã lựa chọn đi
sâu nghiên cứu đề tài: Đặc điểm kí của HPNT dưới góc nhìn thể loại
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5015 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường
dưới góc nhìn thể loại
Vi Thị Thanh Huệ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Đức
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Nghiên cứu hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghiên cứu một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
Keywords. Văn học Việt Nam; Bút kí; Truyện kí
Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong văn xuôi, thể kí văn học đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng bởi những đặc
điểm khả năng có tính ưu trội của mình. Là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén kí đã lôi
cuốn khơi gợi lòng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời sống. Khám
phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đời
sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người…ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡ
của những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực…
Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều đóng
góp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. HPNT đã tìm thấy
thể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của một đời cầm bút. Là nhà
văn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào ông
cũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng nhắc đến sáng tác của ông đầu tiên
người ta thường nhớ tới là các tác phẩm kí đầy ám ảnh có sức lay động lòng người. Kí của
HPNT được coi là những sáng tạo tiêu biểu gắn liền với quá trình vận động phát triển của văn
học với hiện thực đấu tranh, xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc, con người Việt Nam
hiện đại.
Lí do của việc lựa chọn đề tài này bởi vì chúng tôi là giáo viên dạy môn Văn ở THPT.
Sách giáo khoa lớp 12 có in tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những tác
phẩm kí xuất sắc nhất của HPNT nói riêng và trong nền văn học nước ta nói chung. Tác
phẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự hưởng ứng,
thích thú của nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một tác phẩm hay đôi khi lại không dễ
dạy, không dễ học. Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô giáo
và học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí. Đi nghiên
cứu sâu về kí của HPNT sẽ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy bộ môn ở
THPT. Đồng thời, xuất phát từ tình cảm yêu mến trân trọng tài năng và tâm hồn nhà văn, ấn
tượng với sự linh hoạt hiện đại của thể kí trong nền văn xuôi hiện đại chúng tôi đã lựa chọn đi
sâu nghiên cứu đề tài: Đặc điểm kí của HPNT dưới góc nhìn thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay các công trình nghiên cứu về HPNT khá phong phú và nhiều cấp bậc, từ các
công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí cho đến luận văn, luận án tiến sĩ. Hầu hết
các bài viết công trình đều thể hiện sự dày công và nghiêm túc trong nghiên cứu và bày tỏ
tình cảm đặc biệt mến mộ tài năng, tâm hồn của HPNT đã được thể hiện qua những sáng tác
của ông.
Tạp chí sông Hương đã đăng tương đối nhiều bài viết liên quan đến sáng tác của HPNT
như của Trần Hoàng, Đông Hà, Lê Thị Hường, Đặng Nhật Minh, Trần Thuỳ Mai, Trần Thị
Thu Nga…Tạp chí Cửa Việt có đăng công trình nghiên cứu khoa học của Lê Đức Dục, Ngô
Minh Hiền… Nhìn chung, đọc tiêu đề các bài viết ta đã có thể phần nào hình dung giá trị của
những sáng tác cũng như vẻ đẹp tâm hồn của tác giả HPNT. Các bài viết thể hiện sự tìm tòi
nghiên cứu công phu, sự am hiểu sâu sắc sáng tác của HPNT ở một trong những khía cạnh
như: thiên nhiên, chất Huế, hình ảnh biểu tượng, yếu tố văn hoá, tâm linh, tính cách…Đó là
những phát hiện đặc sắc có giá trị chiều sâu song chưa thực sự mang tính bao quát.
Hiện nay, tương đối nhiều sinh viên học viên ở một số trường đại học lựa chọn nghiên
cứu các sáng tác của HPNT để làm luận văn, luận án, Đi tìm hiểu vấn đề chúng tôi thấy ở mỗi
công trình nghiên cứu đều ghi nhận giá trị từ những trang kí của HPNT cũng như đóng góp
của ông đối với thể kí nói riêng và văn học nói chung. Khi đọc qua tên đề tài ta cảm tưởng
như có sự trùng lặp nội dung nhưng thực chất ngoài những vấn đề mà mọi công trình đều
thừa nhận, chung quan điểm khi đánh giá, ta cần ghi nhận có những cố gắng tìm tòi phát hiện
riêng trong mỗi công trình. Chính điều đó đã bồi đắp cho kí của HPNT những giá trị mới, mở
ra nhiều cánh cửa để bạn đọc tiếp cận với tác phẩm kí của ông.
Nghiên cứu Đặc điểm kí của HPNT dưới góc nhìn thể loại không phải là vấn đề thực sự
mới mẻ song là điều cần thiết bởi ở mỗi đề tài đều đem lại cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâu
vấn đề cho người tham gia nghiên cứu. Đây là điều kiện giúp ta đi sâu hiểu đặc trưng làm nên
giá trị độc đáo cho thể kí bằng những lí luận, thống kê mang tính khoa học.Việc nghiên cứu
này cũng giúp ta có cái nhìn tổng thể toàn diện về giá trị tác phẩm kí của HPNT cũng như tìm
thấy những giá trị mới trong tác phẩm của ông.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Chất trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực, những nhân
tố mới làm nên giá trị và phong cách riêng cho kí của HPNT khi soi chiếu dưới góc độ đặc
trưng thể loại là những vấn đề cơ bản mà luận văn lựa chọn trình bày.
Kí của HPNT không phải là một thể loại thuần nhất. Trong sáng tác của ông ghi nhận
có sự giao thoa, thâm nhập của nhiều tiểu loại khác nhau như: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm,
truyện kí…Nhắc đến ông độc giả thường chú ý nhiều đến bút kí – tiểu loại đem đến không
chỉ áp đảo về số lượng mà còn ở giá trị nội dung và nghệ thuật phong phú độc đáo của chúng.
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát nhàn đàm, bút kí của HPNT gói gọn trong
các cuốn: Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 1 (Nhàn đàm); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc
Tường tập 2 (Bút kí); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 3 (Bút kí), Nhà xuất bản Trẻ,
2002.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu so sánh - liên hệ đối chiếu.
- Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc.
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp liên ngành.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Chương 2: Hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỂ KÍ - THỂ KÍ TRONG SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
1.1. Khái quát về thể kí
1.1.1. Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam
Ở Việt Nam, nếu tính cả một số thể có tính chất vay mượn từ Trung Quốc như bi, kí,
tự, bạt…kí xuất hiện từ thời Lí, Trần, càng về sau các tác phẩm càng trở nên phong phú, sáng
tạo và có giá trị. Nửa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, hoàn cảnh xã hội Việt Nam có
nhiều biến động sâu sắc, hiện thực đời sống vô cùng phong phú, là thời kì ghi nhận sự phát
triển sôi động của đời sống văn học. Nền văn học dân tộc thuộc ý thức hệ phong kiến đạt đến
đỉnh cao. Liên quan đến yêu cầu thời đại và ý thức xã hội mới nền văn học đã đặt ra yêu cầu
phải có những loại thể mới phù hợp với nội dung đang cần phản ánh cùng với quan điểm
thẩm mỹ, trình độ tác giả đang ngày càng nâng cao…và kí là sự lựa chọn phù hợp. Từ đó đã
cho ra đời một số tác phẩm kí tiêu biểu của một số tác giả Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác,
Nguyễn Trãi, Ngô Gia văn phái…Dù các tác phẩm là những ghi chép mang tính lịch sử nhiều
song là những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, có giá trị về mặt tư tưởng, thẩm mĩ.
Sang thế kỉ XX, với những biến động lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội sâu sắc diễn ra
trên toàn thế giới giai đoạn đầu thế kỉ đã tạo nên sự phát triển có tính chất bùng nổ của kí. Sự
bùng nổ ấy cũng chính bởi khả năng phản ánh hiện thực một cách sinh động, linh hoạt, nhạy
bén, tính thời sự cập nhật của chúng.
Sự phát triển của báo chí và công nghệ in ấn sau này cũng là điều kiện quan trọng cho
kí phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Đầu thế kỉ XX trước hiện thực lịch sử đầy sôi động kí đã thể hiện được vai trò đấu
tranh chính trị của mình. Những năm 1930-1945, kí để lại dấu ấn với một số tác phẩm mang
đậm giá trị hiện thực trong sáng tác của một số tác giả như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp,
Tam Lang…các giá trị nội dung nghệ thuật trong kí ngày một phong phú và nâng cao. Kí
ngày càng thể hiện vị thế của mình đóng góp tích cực cho công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc trên mọi phương diện.
Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị nhất định như của
Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Trần Đình Vân, Hoàng Phủ Ngọc
Tường v.v…Đó thường là những trang kí ca ngợi nhân dân đất nước trên con đường đấu
tranh anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc.
Sau khi chiến tranh chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi đất nước thống nhất, sự phong
phú nhiều chiều của hiện thực đời sống, chính sách cởi mở của thời kì Đổi mới đã tạo điều
kiện cho các cây bút thoả sức sáng tạo song cũng đặt ra cho yêu cầu thách thức làm sao ở
nhiều thể loại trong đó có kí sự phản ánh kịp thời, phong phú đầy đủ và ở thế trực tiếp nhất
hiện thực phong phú sôi động ấy.
1.1.2 Những quan niệm khác nhau và đặc trưng của kí văn học
Từ khi bắt đầu xuất hiện kí được nhìn nhận như là một hình thức ghi chép về sự thật
đời sống. Vai trò của kí đối với đời sống xã hội và đời sống văn học là vô cùng quan trọng
nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu và thừa nhận. Chính vì vậy, có nhiều quan niệm, cách
đánh giá trái chiều về thể loại này.
Chúng tôi giới thiệu ý kiến, quan điểm khác nhau của một số nhà nghiên cứu M.Gorki,
Tô Hoài, nhà nghiên cứu lí luận Hà Minh Đức. Về đặc trưng riêng của kí, việc tôn trọng tính
chân thực, tính thời sự của đối tượng miêu tả đã trở thành nguyên tắc đối với người viết kí.
Hiện thực đời sống được nói đến trong kí văn học phải mang tính chắt lọc, tập trung song
cũng rất cần bù đắp thêm cho hiện thực ấy những giá trị sáng tạo mới. Sự bù đắp ấy cũng
phải trong phạm vi cho phép có thể chấp nhận được theo yêu cầu riêng cho thể loại. Tính chất
tự do, phóng khoáng, linh hoạt của kí đã giúp cho nhà văn có thể thực hiện được điều đó.
Vấn đề trên đã đặt ra thử thách cho người viết kí đó là vốn hiểu biết sâu rộng phong
phú về cuộc sống, năng lực chọn lọc, phản ánh những sự việc tiêu biểu ở tính có vấn đề và
mang giá trị nghệ thuật.
Không dừng lại ở cấp độ thông tin, tính sự kiện, kí văn học còn là nơi cất lên tiếng nói
của trái tim, của lương tri chuyển tải cảm xúc của con người nên tư tưởng tình cảm của nhà
văn đối với vấn đề đang được nói đến trong tác phẩm là rất quan trọng. Tính chất chủ quan và
trữ tình đậm nét trong thể văn này. Như vậy, các tác phẩm kí đích thực là nơi hội tụ cái tâm
và tài năng của nhà văn ở đó cái tôi của nhà văn bộc lộ sâu sắc nhất rõ nét nhất chi phối mọi
phương diện nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.
Hiện thực khách quan phản ánh trong kí văn học được tái tạo thông qua cảm xúc thẩm
mĩ của nhà văn. Với vấn đề hư cấu trong kí, HPNT là một trong số ít tác giả làm được điều
này và tạo nên nét riêng trong kí của ông.
Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú,
bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại.
Hiện nay nếu ta chỉ căn cứ điểm nào nổi trội trong tác phẩm để quy về một thể loại nhất
định sẽ là phiến diện bởi trên thực tế có sự giao thoa giữa các thể loại. Thể kí trong sáng tác
của HPNT có hiện tượng giao thoa khó phân định rạch ròi giữa các tiểu loại. Một số tiểu loại
chủ yếu xuất hiện trong kí của HPNT: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm, truyện kí…trong số đó
HPNT viết nhiều bền bỉ nhất vẫn là bút kí. Dù viết dưới hình thức nào kí của ông vẫn là
những bức tranh chân thực về đời sống qua đó tác giả có dịp bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy tư,
quan điểm của mình trước những hiện tượng của đời sống, nơi gặp gỡ của những nhân tố: trí
tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực.
1.2. Kí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Huế - mảnh đất của sông Hương, núi Ngự nên thơ, của điệu hò ngọt ngào sâu lắng,
những lăng tẩm đền đài trầm tư in dấu tháng năm chứa đựng trong chúng bao giá trị văn hoá
tinh thần…tất cả in đậm trong tâm trí HPNT trở thành gốc rễ máu thịt. Mẹ cha sinh ra hình
hài, văn hoá xứ sở nơi con người sinh ra lớn lên trao tặng cho họ diện mạo tinh thần. Xứ Huế
đã ban tặng cho HPNT diện mạo tinh thần, làm nên “chất Huế”, “tính cách Huế”, “diện mạo
tinh thần Huế” trong cuộc sống đời thường cũng như trong sáng tác của ông.
Thời gian học tập giảng dạy đã mở ra cơ hội cho HPNT trau dồi lượng tri thức lớn về
mọi lĩnh vực của đời sống, ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho - Phật - Đạo của triết học phương
Đông; tư duy biện chứng, chủ nghĩa Hiện sinh (Existentialism) của triết học phương Tây.
Thời đại HPNT sống là thời đại lịch sử dân tộc đang có những bước chuyển mình lớn
lao đã đánh thức thế hệ trẻ Việt Nam một thời trong đó có ông. Tiếp nhận tư tưởng triết học
của chủ nghĩa hiện sinh một cách có chọn lọc kết hợp với sự thấu nhận tinh thần của quẻ Vị
Tế trong Kinh Dịch của tư tưởng triết học phương Đông, HPNT không giam mình trong sự
cô đơn với phản ứng “nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời” thường thấy của một bộ phận thanh
niên nông nổi một thời không tìm thấy đường đi trong chiến tranh - ảnh hưởng từ chủ nghĩa
hiện sinh. HPNT đã sống với triết học hiện sinh ở phương diện tư tưởng khác đó là chúng
giúp ông gợi lên những suy tư, trăn trở về thân phận con người, ý thức trách nhiệm trước tình
cảnh đất nước và chọn lựa thái độ ứng xử cũng như hành động nhập cuộc vì thế nhân. Tham
gia sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào HPNT cũng gặt
hái được những thành công nhất định nhưng bao giờ những tác phẩm kí nói chung bút kí nói
riêng cũng được coi là những sáng tạo tiêu biểu có giá trị hơn cả. Bút kí của ông luôn in đậm
dấu ấn riêng, vừa mê đắm, vừa tài hoa, bộc lộ bản lĩnh sáng tạo đặc sắc của người nghệ sĩ. Là
nhà viết kí giàu tâm huyết, HPNT muốn đưa bạn đọc đến với những bức tranh chân thực nhất
của đời sống bằng tất cả tình cảm khát vọng mãnh liệt nhất của ông dành cho thế hệ sau mình
đồng thời bày tỏ những ý kiến quan điểm chân thành của cá nhân tác giả trước đời sống.
HPNT đến với kí vì nối nghiệp cơ cừu cha mẹ truyền lại song còn bởi cái duyên nghề nghiệp
khi ông đã tìm được thể loại phù hợp để gắn bó suốt cuộc đời mình. HPNT viết kí như là một
cách thức để trải lòng mình để suy nghiệm về cuộc sống thực tại cũng như những năm tháng
đã qua của đời sống cá nhân, của lịch sử đất nước dân tộc. Đặc biệt với bút kí, ông viết nhiều,
viết hay và tự lúc nào bút kí đã trở thành máu thịt, một phần tất yếu của cuộc đời ông. Cho dù
viết nghiêng theo tiểu loại nào của kí các vấn đề của đời sống chuyển tải trong trang viết của
ông đều mang dư vị bút kí. Viết kí không dễ, viết cho hay lại càng khó vậy mà HPNT hầu
như gắn bó gần hết cuộc đời mình cho kí. Kí nói chung và bút kí nói riêng đã cùng ông trên
mọi nẻo đường và theo ông suốt bao tháng năm dài. Ngay cả khi đổ bệnh nằm liệt giường
HPNT vẫn miệt mài lao động sáng tạo. Giống với lối chơi độc tấu, các trang kí vẫn xuất hiện
đều đặn như là cách để ông trả món nợ cuộc đời đã ấn định cho người nghệ sĩ. HPNT đã kế
thừa phát huy xuất sắc thể kí của thế hệ đi trước đồng thời ông thổi hồn vào thể bút kí, tạo
nên sự biến đổi về chất, làm cho thể bút kí mang một sức sống mới. Chính HPNT đã làm cho
thể bút kí thăng hoa và ngược lại, thể văn cũng làm nên một HPNT với vị trí xứng tầm với
thế hệ đàn anh, là một trong số những nhà bút kí tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tính đến nay đã có 9 tập bút kí của ông được xuất bản. Gần đây nhất cuốn Tuyển tập
Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập I – II - II và IV) có thể tạm xem như là Toàn tập của HPNT.
Những bài viết của HPNT phản ánh chân thực một thời kì quá độ gian nan của dân tộc. Đề tài
trong tác phẩm của HPNT rộng lớn bao quát nhiều mặt của đời sống ở đó chất trí tuệ, dựa trên
vốn kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn học, kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn
trong hành văn súc tích, say đắm và tài hoa lịch lãm. Tình cảm tác giả dành cho đất nước, quê
hương, bè bạn, thiên nhiên mang đậm tính nhân văn đã vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, có
sức lay động mạnh mẽ tâm tư người đọc
1.2.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường - từ con người đến trang kí
1.2.2.1 Con người nhập thế sôi nổi, đầy trách nhiệm với đời
Đọc ký của ông ta thấy có một thời tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết với những cuộc xuống
đường, những lần tranh đấu trong lòng địch, những cuộc vượt thoát lên chiến khu tìm đến với
cách mạng với niềm tin cháy bỏng. HPNT đã chọn cho mình hướng đi đúng đắn tích cực và
có được những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời mình. Thái độ nhập thế sôi nổi đầy trách
nhiệm với đời của HPNT đã chứng tỏ quan điểm sống tích cực, khát vọng vươn ra biển lớn
ấy là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người Việt Nam đó là lòng yêu nước một cách tự
nguyện, ý thức trách nhiệm của một công dân với dân tộc. HPNT đã sống một đời bằng tâm
thế của “kẻ lên đường”, “kẻ vượt sông” luôn nhìn về phía trước hăm hở trong niềm khát
vọng nhập thế, để thâm nhập sâu vào đời sống xã hội. Có thể thấy đây là yếu tố đặc biệt cần
của con người cầm bút.
1.2.2.2. Bản lĩnh sống, bề dày kinh nghiệm của người cầm bút
Với vốn hiểu biết sâu rộng về mọi mặt nhà văn cung cấp cho bạn đọc một lượng thông
tin phong phú, đa dạng và có độ tin cậy thuyết phục.
Mọi tri thức về văn học, địa lý, lịch sử …được HPNT vận dụng linh hoạt để đi sâu
khám phá tận cùng đối tượng đang được ông nói đến để rồi suy tư chiêm nghiệm những giá
trị của cuộc đời.
Ký của HPNT cung cấp cho bạn đọc những tri thức phong phú mới mẻ đồng thời đưa ra
những kiến giải khá hợp lý và có cơ sở, chất trí tuệ đậm đặc lan toả trong từng câu chữ, trang
viết. Đây là yếu tố quan trọng thứ hai không thể thiếu trong những trang kí nhưng không phải
người viết nào cũng trang bị được. Cũng chính bởi vốn tri thức uyên bác ấy đã bồi đắp bản
lĩnh văn hoá, bản lĩnh chính trị cho nhà văn như là một sự tất yếu.
Nhờ vốn tri thức uyên thâm, những vấn đề đáng quan tâm nhà văn soi chiếu chúng dưới
nhiều góc độ khác nhau rồi chủ động đề xuất nét nghĩa mới, giá trị mới. Chất trí tuệ cũng là
yếu tố quan trọng đối với người viết ký nhưng hiện thực cuộc sống đủ đầy, ý tưởng đầy ắp
vẫn cần đến tài năng của tác giả với vai trò chỉ huy dàn nhạc. Ý tưởng hay, kiến thức phong
phú song phải viết hay, độc đáo mới đi được vào lòng độc giả, cái hay trong ký của HPNT là
bằng vốn hiểu biết sâu, rộng về mọi lĩnh vực đã cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin, tri
thức phong phú, mới lạ và bằng chính tình cảm của mình. Tất cả đã gieo vào tâm hồn bạn đọc
hạt giống của những giá trị nhân bản, nhân cách cao đẹp.
1.2.2.3. Cái tâm của con người cháy hết mình trong những trang viết
Như có lần tác giả đúc kết: “một chữ Tâm có sức chứa đựng tất cả”. Chữ “Tâm” giờ
đây được dùng quá nhiều đã trở thành một thuật ngữ sáo mòn, nhưng dưới ngòi bút HPNT
vẫn luôn trọn vẹn ý nghĩa chân thật của nó bởi ông định nghĩa chữ “Tâm” một cách giản dị
chân thật. Với cái nhìn nghiêm túc trước đời sống, yêu đời đắm say đến độ mê mải kí của
HPNT sẽ còn là những trăn trở suy tư trước những vấn đề của cuộc sống…Tất cả được xuất
phát từ tình cảm của một con người “ có cái tâm đỏ thắm