Mỗi một nghệ sĩ chân tài là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm phải đi sâu vào lòng người và có tính chất kết tinh. Chất kết tinh ấy là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Qua ngôn ngữ, độc giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh túy mà người tạo nên tác phẩm muốn truyền đạt.
Victo Huygô từng nhận định: “Ngôn từ, từ ngữ giống như những sinh mệnh, những cổ máy vận hành, những tư tưởng của con người đi xa”. Giữa nghệ thuật kiến tạo ngôn từ và thông điệp nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm luôn có mối quan hệ biện chứng sâu sắc.
Đến với Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, người đọc sẽ có cơ hội khám phá và đón nhận những tình cảm, cảm xúc trữ tình chân thành của tác giả. Điều này bộc lộ trực tiếp qua những ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích của nhà văn.
Để có thể giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà Vũ Bằng kí thác trong Thương nhớ mười hai, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ. Việc tìm hiểu, khám phá và lý giải tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm sẽ giúp ta hiểu thêm về thế giới nghệ thuật văn chương.
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8706 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng ngôn ngữ trong "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi một nghệ sĩ chân tài là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm phải đi sâu vào lòng người và có tính chất kết tinh. Chất kết tinh ấy là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Qua ngôn ngữ, độc giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh túy mà người tạo nên tác phẩm muốn truyền đạt.
Victo Huygô từng nhận định: “Ngôn từ, từ ngữ giống như những sinh mệnh, những cổ máy vận hành, những tư tưởng của con người đi xa”. Giữa nghệ thuật kiến tạo ngôn từ và thông điệp nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm luôn có mối quan hệ biện chứng sâu sắc.
Đến với Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, người đọc sẽ có cơ hội khám phá và đón nhận những tình cảm, cảm xúc trữ tình chân thành của tác giả. Điều này bộc lộ trực tiếp qua những ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích của nhà văn.
Để có thể giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà Vũ Bằng kí thác trong Thương nhớ mười hai, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ. Việc tìm hiểu, khám phá và lý giải tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm sẽ giúp ta hiểu thêm về thế giới nghệ thuật văn chương.
Đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tác giả và tác phẩm. Qua đó, chúng ta còn thấy được sự bất diệt của những giá trị nghệ thuật đích thực. Bởi, ngôn ngữ chính là cánh cửa tuyệt vời nhất để chúng ta tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hoàng Ngọc Hiến từng nhận định: “Một tác phẩm nghệ thuật thật sự là một tác phẩm nghệ thuật không đáy”. Thật vậy, đối với những bài thơ, những truyện ngắn, những tiểu thuyết,…có giá trị thì người nghiên cứu và thẩm bình văn chương không bao giờ vơi cạn cảm xúc để khám phá và đánh giá. Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng là một trường hợp như thế.
Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền văn học hiện đại Việt Nam, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng. Mà là một hiện tượng khá đặc biệt. Bởi thế, việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tác phẩm văn chương của nhà văn không phải là việc dễ làm. Vũ Bằng là một nhà văn tài năng nhưng hình như không gặp may (chữ dùng của Vương Trí Nhàn). Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với một khối lượng sáng tác đồ sộ. Đặc biệt, tác phẩm Thương nhớ mười hai của nhà văn được đánh giá là hay nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Thế nhưng, trong những năm gần đây, nhờ sự “công bằng, sáng suốt, viết hay trong phê bình văn học” [18, tr 420 - 421] cũng như trong đời sống mà Vũ Bằng đã được quan tâm, đánh giá ở nhiều phương diện, nhất là trong lĩnh vực văn chương.
Tổng hợp từ các công trình viết về Vũ Bằng của các nhà nghiên cứu tài năng và tâm huyết, chúng tôi nhận thấy xuất hiện hai dạng thức nghiên cứu, đánh giá về nhà văn.
* Những đánh giá, giới thiệu và hồi ức chung về Vũ Bằng:
Có thể nói, ngay khi xuất hiện trên văn đàn với những tiểu thuyết đầu tay: Một mình trong đêm tối, Tội ác và hối hận,…cái tên Vũ Bằng đã gây được sự chú ý cho giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên giới thiệu công khai về Vũ Bằng. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương Vũ Bằng: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật [14, tr 435].
Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Tạ Tỵ đã giới thiệu Vũ Bằng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ. Bài viết Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê đã nói về sự nghiệp của nhà văn với bao chua cay và thăng trầm. Sự đóng góp với nghề, một vài đặc điểm về văn phong,…của Vũ Bằng.
Nguyễn Vỹ, tác giả của Văn thi sĩ tiền chiến, giới thiệu về Vũ Bằng: “Vũ Bằng thích viết văn khôi hài, nhưng về miếng ăn, anh ta không khôi hài chút nào cả. Anh thích ăn ngon và rất háu ăn” [20, tr 285]. Tác giả quả quyết: “Người ta phải nói đến Vũ Bằng, trong văn học sử Việt Nam thế kỉ XX, Vũ Bằng phải có một địa vị xứng đáng” [20, tr 286].
Năm 2000, cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng mới thực sự được công nhận qua sự xác minh của Bộ quốc phòng. Đây là một dấu son quan trọng đối với bản thân nhà văn và người thân, bạn bè. Mở ra một chặng đường mới cho giới phê bình, nghiên cứu cũng như độc giả có điều kiện rộng rãi hơn trong việc giới thiệu, tìm hiểu về Vũ Bằng.
Trong Lời giới thiệu cuốn Tạp văn Vũ Bằng, tác giả Nguyễn Ánh Ngân kể: “Trong kí ức của các nhà văn đương thời, Vũ Bằng được nhắc đến với lòng trìu mến và ít nhiều tri ân. Đó là một nhà văn mang nặng nỗi niềm xa quê đau đáu, về cuối đời ngậm ngùi an phận mà hồi tưởng quá khứ tung hoành [12, tr 33].
Tác giả Trần Mạnh Thường trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX nhận định, Vũ Bằng là “một nhà văn tài hoa, nhà báo nổi tiếng lại có những hi sinh, những cống hiến, những chiến tích thầm lặng cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Tổ quốc, của dân tộc” [17, tr 1232].
Trong Chân dung các nhà văn hiện đại của nhóm tác giả, Nguyễn Đăng Điệp đã phác thảo về cuộc đời và những nét chính trong tác phẩm của nhà văn. Công trình cũng đề cập đến những đánh giá sai lầm của một số người về nhà văn trước đây. Các trang viết Cuộc dấn thân đẹp đẽ và mang tính phiêu lưu [4, tr 238], Người chung thân với lao động chữ nghĩa [4, tr 243], Lõi trầm đã kết trong cây [4, tr 247] đều góp phần khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thiện với Phong cách và Đời văn đã không ngớt lời khen ngợi: “Trên lĩnh vực văn chương, Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, tài hoa mang dấu ấn phong cách rõ rệt. Ông thành công trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và kí, đặc biệt về hồi kí và tùy bút, tạp văn [18, tr 420 - 421].
Cũng trong năm này, nhà văn Triệu Xuân đã ra mắt bạn đọc Vũ Bằng toàn tập. Trong công trình, nhà văn đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình trước một nhân cách lớn: “Cả cuộc đời say mê văn chương, cả một đời yêu nước thương nòi, vậy mà Vũ Bằng phải chịu quá nhiều oan ức khổ đau! Thương thay một kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê hương mình” [21, tr 20].
* Các bài viết, công trình nghiên cứu sâu hơn về Vũ Bằng và tùy bút “Thương nhớ mười hai”:
Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng khá đồ sộ nhưng nổi bật với bộ ba: Bốn mươi năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai.
Theo Từ điển văn học (bộ mới), “…Cùng với Bốn mươi năm nói láo và Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai đã góp phần định hình kiểu hồi kí trữ tình độc đáo. Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn Vũ Bằng vào thể kí nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung” [11, tr 2020].
Nhà văn Tô Hoài với “Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai” đã nêu cảm nhận của mình: “Mỗi trang văn của Vũ Bằng là một u uẩn, một ước mong không nguôi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy” [9, tr 226].
Với Nguyễn Đăng Điệp, tác giả nhận thấy Vũ Bằng luôn sống trong thế giới hoài niệm trong thời gian rời Hà Nội thương yêu vào Sài Gòn. Theo Nguyễn Đăng Điệp, “Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội và hàng loạt các tác phẩm khác đi ra từ vòm trời thương nhớ vời vợi ngàn trùng, cô đơn khắc khoải. Trong số đó có thật nhiều trang văn tài hoa, đẹp đến nhói đau. Ông thật sự là một nghệ sĩ lớn đã tấu lên khúc nhạc hồn non nước tâm huyết nhất của đời mình” [4, tr 250].
Triệu Xuân lại rất hào phóng mĩ từ khi nói về Thương nhớ mười hai: “Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: Sắp sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời ngay: Một trong những cuốn tôi mang theo là “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng!…” [21, tr 11].
Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài viết Nghệ thuật so sánh trong tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng lại nhìn nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật. Tác giả nhận định: “Vũ Bằng vận dụng hết sức linh hoạt, uyển chuyển và biến hóa (…), Vũ Bằng đã thôi miên người đọc vào mê hồn trận của những so sánh. Những so sánh đẹp với nhiều liên tưởng thú vị như thứ men làm say lòng độc giả, để rồi lúc chợt tỉnh, họ thán phục rằng: Khó có thể so sánh gợi cảm và hay hơn được nữa” [10, tr 11 - 12].
Giáo sư Hoàng Như Mai đã dành tặng cho Thương nhớ mười hai những lời đánh giá thật đẹp trong Lời nói đầu của tác phẩm: “…Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang…” [1, tr 6].
Nhìn chung, các công trình, bài viết chủ yếu tập trung đi vào tìm hiểu cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn. Việc nghiên cứu, đánh giá các tác phẩm của Vũ Bằng còn đang ở bước đầu của chặng đường tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đặc biệt, Thương nhớ mười hai hãy còn là một mảnh đất màu mỡ đang chờ người nhiệt tâm khai phá. Có một số công trình đã đi vào đánh giá những cái hay, cái đẹp và giá trị của tác phẩm. Nhưng đến nay, vẫn chưa thể giải mã hết được thế giới bí ẩn và cái đẹp đang hàm chứa trong tùy bút này. Đó là một trong những khó khăn đối với chúng tôi khi tìm tư liệu cho đề tài của mình.
Để hóa giải sự bất lực của bản thân, chúng tôi đã mượn đến chiếc chìa khóa ngôn từ. Cánh cửa của thế giới nghệ thuật dần được hé mở và sự bất lực phần nào được hóa giải.
Với tính chất mới mẻ của đề tài, chúng tôi hi vọng rằng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai để thấy được sự tài hoa của nhà văn. Thấy được sự giàu - đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu những đặc trưng về ngôn ngữ mà Vũ Bằng đã thể hiện trong tác phẩm Thương nhớ mười hai.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi dựa vào tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng do nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, Hà Nội ấn hành năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” là một đề tài hấp dẫn và mới mẻ. Song, không mấy dễ dàng để thấu hiểu hết. Việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành bằng phương pháp sau:
+/ Phương pháp khảo sát - thống kê
+/ Phương pháp phân tích - tổng hợp
+/ Phương pháp so sánh - đối chiếu
+/ Phương pháp ngôn ngữ học
Việc vận dụng kết hợp các phương pháp nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài một cách sâu rộng, nhiều chiều và đạt được hiệu quả tốt nhất trong hành trình khám phá, làm nổi rõ đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
5. Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước hết, đề tài đã bước đầu tổng hợp được những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn chương của Vũ Bằng qua tùy bút Thương nhớ mười hai ở phương diện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu góp một tiếng nói nhỏ vào hành trình khám phá và khẳng định tài năng của Vũ Bằng. Một ngòi bút có vị trí không nhỏ trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Hơn nữa, việc tìm hiểu góp phần phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu ở trường đại học hiện nay. Giúp người nghiên cứu mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết về tác giả, tác phẩm,…Đặc biệt, cảm nhận được sự giàu có và vẻ đẹp vô tận của ngôn ngữ văn chương - ngôn ngữ dân tộc.
Đây là một trải nghiệm quan trọng giúp người nghiên cứu trưởng thành. Là một hành trang để bước vào đời.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi gồm ba chương:
Chương 1: Chân dung nhà văn Vũ Bằng
Chương 2: Các phương thức nghệ thuật ngôn từ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
Chương 3: Thương nhớ mười hai - Phong cách ngôn ngữ đặc sắc của tùy bút Vũ Bằng
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHÂN DUNG NHÀ VĂN VŨ BẰNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1. Vũ Bằng - Người con Bắc Việt xa xứ
Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, Vũ Bằng là một nhà báo, một nhà cách mạng và hơn hết ông là một nhà văn tài năng ở nhiều phương diện. Song, trong một thời gian dài, cuộc đời và con đường văn chương nghệ thuật của Vũ Bằng tưởng như chìm vào quên lãng và dường như bị phủ nhận bởi cái án “dinh tê”, “về thành”, “quay lưng với kháng chiến”, “di cư vào Nam theo giặc”,… Những điều như vậy đã khiến cho bản thân ông cùng những tác phẩm nghệ thuật của ông và ngay cả gia đình phải chịu nhiều éo le, thiệt thòi trong cuộc sống. Cho dù mãi sau này sự thật mới được sáng tỏ, nhưng công bằng mà nói: khi nhắc đến thế hệ những nhà văn tiền chiến Việt Nam, nhắc đến những con người đã mang lại cho đời những áng văn tuyệt bút nặng nghĩa nặng tình về quê hương, về những tình cảm sâu đậm của lòng người… và hơn hết là về những giá trị đích thực của nghệ thuật thì không thể không công nhận một Vũ Bằng tài hoa trong văn học nghệ thuật.
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ngày mùng 03 tháng 06, năm 1913 tại Hà Nội (trong Vũ Bằng toàn tập, Triệu Xuân cho rằng Vũ Bằng sinh năm 1914). Vũ Bằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống khoa bảng nhiều đời ở miền đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Bằng đã theo học Trường Lycée Albert Sarraut - một trường Trung học Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ chỉ dành cho con em người Pháp và những gia đình người Việt “có máu mặt”. Thực ra gia đình Vũ Bằng cũng không giàu có gì, nhưng do gia đình ông có một cửa hàng buôn bán giấy và sách (nhà sách Quảng Thịnh) nên có quen một vài người Pháp và nhờ mối quen biết này Vũ Bằng đã được vào học.
Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Vào những năm cuối tại trường trung học Albert Sarraut, Vũ Bằng đã sao nhãng việc học để theo nghề viết báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Những bài báo đầu tiên của Vũ Bằng được đăng trên An Nam tạp chí và sau đó là tờ Đông Tây… Những năm trước cách mạng, Vũ Bằng viết văn và làm báo với rất nhiều bút danh khác nhau như: Vũ Bằng, Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Trâm… và làm việc ở rất nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc Tân văn, Công dân, Ích hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san,…
Khoảng năm 1934 – 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuộc hôn nhân của hai người gặp nhiều sự phản đối của gia đình, bè bạn do bà Quỳ đã qua một đời chồng và có một người con riêng. Tuy nhiên sau đó Vũ Bằng và người phụ nữ này vẫn đến với nhau và sinh được một người con tên là Vũ Hoàng Tuấn. Gia đình Vũ Bằng sống rất hạnh phúc cho tới khi Vũ Bằng vào Nam.
Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến sau đó ông “dinh tê” về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng (khoảng cuối năm 1948). Năm 1954, được sự phân công của tổ chức ông đành để lại vợ và con trai (Vũ Hoàng Tuấn và người con riêng của vợ tên là Khoái) ở lại Hà Nội để vào Nam làm nhiệm vụ.
Do tính chất của công việc tình báo và cũng do hoàn cảnh nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ Bằng đã lập gia đình với một người phụ nữ Nam Bộ tên là Lương Thị Phấn quê ở Cần Thơ. Hai người có với nhau sáu mặt con. Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông không được suôn sẻ và ngày càng ngày túng. Khi viết Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã phải viết vừa “ngồi hứng từng chậu nước đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ (…) Buổi trưa đến cây xăng Cống bà xếp ngồi giữa hơi xăng và đống dầu mỡ mà viết”. Trong những năm sinh sống ở Sài Gòn, có lúc Vũ Bằng đã ký tên bác sĩ Lê Tâm viết cả những sách tính dục như Gái dậy thì nên biết… để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. Chính những việc làm “phân tán và tạp nham ấy đã hủy hoại khả năng và khát vọng của người viết mà anh không tự biết”.
Trong hoàn cảnh có vợ con ở miền Nam nhưng Vũ Bằng vẫn luôn hướng lòng mình về miền Bắc, về người vợ cũ nơi cố hương. Năm 1967, ông nhận được tin người vợ Nguyễn Thị Quỳ mất nhưng vẫn không thể về thăm. Mặc dù rất đau khổ nhưng nhà văn Vũ Bằng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.
Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn sinh sống tại miền Nam. Có lẽ là do hoàn cảnh gia đình, hoặc do mặc cảm và nhất là khi thân phận của ông vẫn chưa được tiết lộ và minh oan nên ông không thể quay về Bắc Việt - nơi mà ông luôn hằng mong ước trở về. Cuộc sống túng thiếu và bệnh tật kéo dài cho đến những ngày đầu tháng tư năm 1984 thì chấm dứt đối với Vũ Bằng vì ông đã đi vào cõi vĩnh hằng, khi đó ông đã 70 tuổi.
Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà nước. Ngày 01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc phòng đã xác nhận Vũ Bằng là nhà văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo sự phân công của cấp trên. Đến ngày 13 tháng 02 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
1.1.2. Những bước đường văn nghiệp
Vũ Bằng không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn rất mực tài hoa. Từ khi quyết định gắn cuộc đời mình với cây bút, sức viết của ông vô cùng dồi dào, phong phú, sung sức trên nhiều lĩnh vực với nhiều thể loại, chú trọng đến những khía cạnh phong hóa xã hội và đôi khi thuần túy văn nghệ. Sáng tác đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của Vũ Bằng là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên mục Bút mới báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời, Vũ Bằng đã liên tục cho ra mắt một khối lượng tác phẩm lớn nhưng theo tình hình thực tế thì cho đến nay mới phát hiện được hơn một nửa.
Từ những năm trước cuộc Cách mạng tháng Tám, Vũ Bằng đã say mê nghiệp văn, nghiệp báo. Tác phẩm văn học đầu tay của ông là tập tùy bút châm biếm Lọ văn ra đời khi ông mới 16 tuổi nhưng đã đón nhận sự yêu thích từ mọi người.
Tập tiểu thuyết Một người trong đêm tối (1937) viết về cuộc đời của một thanh niên trụy lạc và một thiếu phụ hoang dâm, qua đó tác giả muốn phơi bày cái nhơ nhớp của một bộ phận tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ.
Tiểu thuyết Truyện hai người (1940) viết về chuyện một viên thư kí tên Hải say mê một cô gái điếm tên Trân.
Tập truyện ngắn Để cho chàng khỏi khổ (1941) thể hiện rõ nhất lối văn phong dí dỏm, ngộ nghĩnh và chất trào lộng của Vũ Bằng.
Từ sau năm 1945 đến 1954, Vũ Bằng viết một số truyện dài như: Chớp bể mưa nguồn (1949), Thư cho người mất tích (1950), Bến cũ (1950) và hàng chục truyện ngắn khác đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Lúc này Vũ Bằng tập trung miêu tả về cuộc sống vùng đô thị tạm chiếm Hà Nội qua đó bộc lộ tình cảm của mình đối với kháng chiến của toàn dân tộc.
Sau năm 1954, Vũ Bằng tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo ở miền Nam như: Hòa bình, Dân chúng, Đồng Nai, Sài Gòn, Mai, Tiếng dân, Vịt vịt, Tin điện, Sao trắng, Thế giới. Mặt khác, ông cho ra đời nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau như: Khảo về tiểu thuyết (tiểu luận, 1955), Miếng ngon Hà Nội (ký, 1960), Món lạ miền Nam (ký, 1960), Bốn mươi năm nói láo (ký, 1969), Thương nhớ mười hai (ký, 1971), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (giai thoại, 1971), Cái đèn lồng (tập truyện, 1971), Bát cơm (tập truyện ký, 1971), Bảy đêm huyền thoại (truyện ký, 1972), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mệ Hoát (truyện, 1973)… Nhưng trong số đó xuất sắc hơn cả là bộ ba tác phẩm ký: Bốn mươi năm nói láo (1969), Miếng ngon Hà Nội (bắt đầu viết năm 1952 và hoàn chỉnh năm 1969) và Thương nhớ mười hai (1971).
Bốn mươi năm nói láo là cuốn sách đầu tiên viết về việc làm báo ở Việt Nam. Đây là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, lịch sử Việt Nam mà cũng vừa là cuốn tạp ghi về sinh hoạt báo chí nước ta từ lúc tác giả mới bước chân vào làng báo tại Hà Nội (1928 – 1929) cho đến cuối đời tại Sài Gòn (1970). Qua tác phẩm này, tác giả ghi lại được tiến trình báo chí Việt Nam với các báo ở miền Bắc (trước năm 1954) và báo ở miền Nam (trước 1975).
Sá