Đề tài Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án khách sạn Mường Thanh Cửa Lò

Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, diện tích 28,71 km2, dân số 70389 người(năm 2010), thuận lợi về giao thông xuyên Việt và quốc tế. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh, tỉnh lị tỉnh Nghệ An 16 km về phía Đông, Sân bay Vinh 10km về phía Tây, Thủ đô Hà Nội gần 300 km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, thủ đô Viên Chăn của Lào 400 km. Cửa Lò nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía Nam và Sông Cấm ở phía Bắc.

doc17 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án khách sạn Mường Thanh Cửa Lò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Sự cần thiết phải đầu tư II. Căn cứ pháp lý của dự án III.Giới thiệu dự án đầu tư Giới thiệu về Tập đoàn Mường Thanh 2. Tóm tắt nội dung dự án PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA DỰ ÁN I. Thực trạng dự án II. Rủi ro của dự án Các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.2. Môi trường 1.3. Biến động bất ngờ của thị trường Rủi ro do các nguyên nhân kĩ thuật Trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao Do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro Hạn chế rủi ro 6.1. Giải pháp về hạn chế tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài 6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho phân tích tài chính dự án 6.3. Giải pháp về việc vận hành và bảo quản các thiết bị công nghệ cao 6.4. Giải pháp về thu thập thông tin PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Sự cần thiết phải đầu tư - Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, diện tích 28,71 km2, dân số 70389 người(năm 2010), thuận lợi về giao thông xuyên Việt và quốc tế. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh, tỉnh lị tỉnh Nghệ An 16 km về phía Đông, Sân bay Vinh 10km về phía Tây, Thủ đô Hà Nội gần 300 km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, thủ đô Viên Chăn của Lào 400 km. Cửa Lò nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía Nam và Sông Cấm ở phía Bắc. - Cửa Lò được tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là 1 trong những bãi biển lý tưởng nhất Việt Nam: với chiều dài trên 10 km, được bao bọc bởi 2 con sông hai đầu. Cát trắng phau, mịn màng. Rừng phi lao xanh tốt. Nước biển trong xanh, độ mặn thích hợp từ 3,4% đến 3,5%. Đặc điểm nổi bật là nước biển trong và sạch, bãi biển thoải. Bãi tắm chia làm 3 bãi nhỏ: bãi tắm Lan Châu, bãi tắm Xuân Hương, bãi tắm Song Ngư. Lý thú nhất là món ăn mực nhảy: chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50 đến 100 m, du khách đi Thúng (có người điều khiển) sẽ được câu mực và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được câu lên. Một món ăn mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên. - Sau 16 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 18 -20%. Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò năm 2010 đạt 1 triệu 850 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 3 nghìn lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn năm 2010 đạt 725 tỷ đồng. Năm 2011 với việc khai thác du lịch đảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu hút trên 2 triệu lượt khách. Ngoài du lịch, cảng Cửa Lò có tổng lượng hàng hoá thông quan năm 2007 đạt 1 triệu 380 nghìn tấn. - Cảng nước sâu Cửa Lò: Đã được khởi công xây dựng ngày 7/12/2010 tại xã Nghi Thiết cách cảng Cửa Lò 5 km về phía Bắc,tổng số vốn đầu tư cho dự án là 491 triệu USD, được chia làm 2 giai đoạn. Khu vực hậu cần cảng là 110 ha, chiều dài bến là 3.020m. Khi hoàn thành cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT. - Dự án khách sạn Mường Thanh Cửa Lò nằm trên trục đường Bình Minh – trực đường chính cần xây dựng để phát triển và làm đẹp cho Cửa Lò. Ngoài ra nó còn đáp ứng nhu cầu về phòng nghỉ cho khách du lịch và nhà ở, chung cư của nhân dân trong vùng. Việc hình thành khách sạn tại đây sẽ đóng góp quan trọng trong việc giúp cho nền kinh tế của thị xã càng ngày càng phát triển. Đặc biệt trên địa bàn thị xã chỉ mới có những khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở xuống chưa đáp ứng được nhu cầu của 1 số du khách thượng lưu. Nhận thấy tiềm năng phát triển của thị xã Cửa Lò nói chung và những lợi thế phát triển du lịch, đồng thời hiểu rõ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của du khách nhất là nhu cầu lưu trú. Với chính sách thu hút vốn đầu tư của thị xã với các điều kiện, đặc điểm trên, Cửa Lò cần mở rộng và phát triển thêm khách sạn là cần thiết. Đặc biệt là một dự án đầu từ lớn Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò. II. Căn cứ pháp lý của dự án Luật xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 7/04/2010 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐCP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2010 TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007của Bộ xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Thông tư số 03/2008/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng điều chỉnh dự toán công trình XDCB; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án ĐTXD công trình tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng; Quyết định số 957/QĐ-BXD, ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/03/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư; Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về cấp phép xây dựng; Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 cùa Bộ xây dựng vè việc ban hành định mức quy hoạch xây dựng; Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/04/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công XDCT; Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; III. Giới thiệu dự án đầu tư 1. Giới thiệu về tập đoàn Mường Thanh Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là "Chuỗi Khách Sạn Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam" với một hệ thống gồm 24 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3,4 và 5 sao trải dài trên cả nước. Mang màu sắc dân tộc, những nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt, đặc biệt là tình cảm chân thành mến khách của con người Việt luôn là ấn tượng đáng nhớ với bất cứ du khách nào dù chỉ một lần ghé qua khách sạn Mường Thanh. Mỗi khách sạn Mường Thanh đều mang nét độc đáo riêng của mỗi vùng miền nơi khách sạn tọa lạc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách sạn, tập đoàn khách sạn Mường Thanh đang ngày càng phát triển và nâng cao phạm vi cũng như chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm. 2. Tóm tắt nội dung dự án - Tên dự án: Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò - Chủ đầu tư: Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh - Địa điểm thực hiện dự án: Số 232, đường Bình Minh, khối Hiếu Hạp, phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An - Tòa nhà: 27 tầng – đạt tiêu chuẩn 4 sao - Quy mô: 252 phòng khách sạn, 84 căn hộ chung cư cao cấp - Tổng diện tích: 4500 m2 - Mục tiêu của dự án: +Mục tiêu chung: Mở rộng chuỗi khách sạn của tập đoàn, nhằm mục đích tăng thêm hiệu quả kinh tế. Tận dụng vùng du lịch biển, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống người dân. Từ đó giúp phát triển kinh tế địa phương. Bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. +Mục tiêu dự án: Đáp ứng, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ mát cho khách du lịch. Đáp ứng nhu cầu chung cư, nhà ở cho người dân. Tận dụng tối đa lợi thế vị trí địa lý, đảm bảo phát huy tiềm năng sẵn có và tạo động lực phát triển đô thị. Khai thác cảnh quan trên trục đường chính của thị xã. Kế thừa hợp lý các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư đã được nghiên cứu và phê duyệt trong khu vực. - Hình thức đầu tư: đầu tư xây mới - Nguồn vốn: chủ sở hữu - Hình thức tổ chức và quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án - Thời gian hoạt động của dự án: kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh - Thời gian thực hiện: Tổ chức thi công : tháng 10 năm 2013 Hoàn thành : tháng 4 năm 2015. PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA DỰ ÁN I. Thực trạng dự án - Hiện trạng kiến trúc cảnh quan: Khu vực xây dựng là đất du lịch, bên phải là khách sạn Hoa Biển, bên trái là khách sạn Quân Khu 4, phía sau là đường đi rộng 16m, phía trước là trục đường Bình Minh và đối diện bãi biển. Xung quanh hầu hết là khách sạn vừa và nhỏ, ít có lợi thế cạnh tranh. - Hiện trạng sử dụng đất: Khách sạn được xây dựng trên một khu đất bỏ hoang. - Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật: Trong khu vực xây dựng chưa có hạ tầng kĩ thuật. - Trật tự an ninh, xã hội: Tốt - Hiện trạng cấp, thoát nước: Khu vực xây dưng địa hình bằng phẳng. Toàn bộ lượng nước mưa sẽ thoát xuống cống ngầm dưới phía trước và sau khách sạn. Trong khu vực có hệ thống cấp nước máy sạch của thị xã. - Hiện trạng giao thông: Khu vực xây dựng có giao thông thuận tiện. Giao thông đối ngoại: phía Tây Nam giáp với quốc lộ 46 hướng lên TP Vinh. Giao thông trong khu vực: trục đường Bình Minh chạy trước khách sạn. - Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện: tuyến điện cao thế 220 KV. Phía Tây ngoài khu xây dựng có trạm biến áp nằm cạnh. Toàn thị xã Cửa Lò có 250 trạm biến áp, dùng điện từ lưới điện quốc gia. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP Nhìn chung đây là một khu đất có tiềm năng phát triển lớn rất thích hợp cho việc xây dựng khách sạn. Đây sẽ là nơi lý tưởng đáp ứng nhu cầu nghỉ mát, nhà ở cho mọi du khách và người dân trong khu vực. Tuy nhiên việc chi phí đầu tư hạ tầng rất lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực và sự hỗ trợ về phía chính quyền địa phương. II. Rủi ro của dự án 1. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài: 1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng đặc điểm khí hậu của miền Trung, đồng thời là thị xã ven biển nên phải trực tiếp chịu đựng nặng nề về yếu tố gió bão từ biển. - Chế độ nhiệt: có 02 mùa rõ rệt và chênh lệch giữa 02 mùa khá cao. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,50-24,50, cao nhất 40 0 Mùa lạnh nhiệt độ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,50-20,50, có khi xuống đến 6,20c. - Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm, nhỏ nhất là 1.100mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào mủa cuối tháng 8 đến tháng 10 và đây cũng là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiểm khoảng 10% lượng mưa cả năm. - Chế độ gió: có 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia thổi tràn vào Vịnh Bắc Bộ, gọi là gió mùa Đông Bắc, thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. - Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Cửa Lò còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió Tây khô nóng. - Gió Phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng bắc Trung Bộ. Ở thị xã Cửa Lò thường xuyên xuất hiện vào các tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn thị xã. Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (Tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% vào tháng 7. Lượng bố hơi nước: Bình quân năm 943mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng là 140mm từ tháng 5 đến tháng 9, lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59mm từ tháng 9, 10, 11. - Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 10, mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn, hủy hoại đất nhất là điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý. Tổng quan chung có thể thấy điều kiện tự nhiên ở thị xã Cửa Lò khá phức tạp đặc biệt là mùa mưa bão rất khó dự đoán, được đánh giá là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn. Đặc điểm của ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên nó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí của dự án. 1.2. Môi trường Việc thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh khuôn viên khách sạn và khu vực lân cận, tác đông trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực này. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong khi tiến hành xây dựng. - Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi(xi măng, đất, cát...) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất, cát...hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn. - Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặc chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước. - Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo dòng nước gây tắc nghẽn đường thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây phần lớn phế thải xây dựng(cát, sỏi...) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý ngay. Những tác động trên sẽ chịu sự phản ánh từ người dân xung quanh và người dân trong khu vực thị xã dẫn đến việc có thể bị đình chỉ công tác xây dựng làm chậm tiến độ công trình. 1.3. Biến động bất ngờ của thị trường Xây dựng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và chiếm một lượng vốn đầu tư rất lớn của nền kinh tế quốc dân. Những biến động lớn và bất ngờ của thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến các dự án xây dựng. Các biến động này đem theo các rủi ro về mặt tài chính đối với dự án đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. 2. Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật Liên quan đến việc đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các máy móc thiết bị đó. - Rủi ro trong đầu tư mua sắm máy móc thiết bị: Khả năng thu hồi vốn đầu tư thấp Rủi ro do hao mòn vô hình: do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra Rủi ro do đầu tư mua sắm thiết bị không đồng bộ dẫn đến việc làm chậm quá trình đưa máy móc thiết bị vào sử dụng, gây ứ đọng vốn đầu tư và kéo theo các ảnh hưởng lớn khác đến dự án. Rủi ro do thiếu thông tin, kinh nghiệm trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị nên phải sử dụng công nghệ lạc hậu. - Rủi ro trong việc sử dụng máy móc thiết bị: Không có sự phù hợp giữa trình độ của người sử dụng và máy móc công nghệ mới: máy móc thiết bị hiện đại trong khi người công nhân chưa được đào tạo, chưa biết cách thao tác hoặc chưa thành thạo, các điều kiện bảo trì chưa đảm bảo. Khả năng thực tế của máy móc thiết bị và người sử dụng: công suất hoạt động của máy móc thiết bị mới nhiều khi chưa thể xác định chính xác ngay từ đầu; năng suất lao động của người công nhân hay kỹ thuật viên điều khiển các máy móc thiết bị mới đó chưa đạt yêu cầu trong thời gian đầu sử dụng. Người công nhân thiếu kinh nghiệm khi sử dụng các thiết bị Ý thức kỷ luật của người công nhân khi sử dụng thiết bị thấp Điều kiện khí hậu ở Cửa Lò có thể đem đến các rủi ro làm cho máy móc thiết bị dễ hư hỏng nên không thực hiện đúng chế độ bảo quản. 3. Trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao Do khâu kiểm tra giám sát thường xuyên không được coi trọng theo đúng quy chế. Do các hiện tượng tiêu cực giữa giám sát thi công của chủ đầu tư và điều hành thi công của tổ chức xây dựng. 4. Do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý Rủi ro do sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi các khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của tập đoàn. Rủi ro do sự thay đổi hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác. Rủi ro do sự thay đổi các quy định về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định mức lương tối thiểu, thay đổi chế độ làm việc (như thời gian làm việc trong ca, số ngày làm việc trong tuần ) Rủi ro do sự thay đổi chính sách tiền tệ. Trong thời gian thực hiện dự án, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát và vấn đề này có thể làm phát sinh rủi ro đối với chủ đầu tư: tập đoàn Mường Thanh. Rủi ro do những quy định liên quan đến việc kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động 5. Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro - Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện tự nhiên các thiên tai bão, lũ lụt. Do các sự cố thiệt hại về công nghệ, máy móc. - Nguyên nhân chủ quan: Ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng khi bắt đầu thi công. Do nhà thầu và chủ đầu tư thiếu thông tin, chưa nắm bắt thông tin kịp thời. Do việc sử dụng nguồn nhân lực chưa phù hợp. Tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án. 6. Giải pháp hạn chế rủi ro 6.1. Giải pháp về hạn chế tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài - Phải có một đội ngũ chất lượng, riêng biệt chuyên phân tích về các vấn đề tự nhiên, biến động thị trường tác động ảnh hưởng đến quá trình thi công, chất lượng của công trình để điều chỉnh kịp thời. - Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, san ủi mặt bằng... - Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng đến toàn khu vực. - Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới tránh cho công nhân lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm lượng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên. - Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần áo, giày tại những công đoạn cần thiết. - Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực xây dựng. Các máy khoan, đào, đóng cọc bê tông sẽ không hoạt động từ 18h đến 6h sáng. - Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu như sau: Công nhân sẽ tập trung ở bên ngoài khu vực thi công. Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân. Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn. Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh xây dựng đủ cho số lượng công nhân tập trung trong khu vực. Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu vực xử lý rác tập trung. Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và lao động kỹ thuật cho công nhân. 6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho phân tích tài chính dự án Vấn đề nguồn nhân lực cho quá trình phân tích tài chính dự án cũng rất quan trọng. Vì phân tích tài chính dự án là khâu quan trọng và được quan tâm hơn cả trong lập dự án vì nó liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp khi đầu tư là: lợi nhuận. Đội ngũ cán bộ phân tích tài chính phải là những người có trình độ chuyên môn sức khoẻ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ lập tại dự án đều là những người có trình độ đại học, cao đẳng. Tuy vậy, chủ đầu tư và đơn vị thi công vẫn cần có kế hoạch nâng cao năng lực cho cán bộ lập dự án nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động lập dự án nói chung và phân tích tài chinh nói riêng. - Đối với đội ngũ lãnh đạo: là những người vừa có khả năng về nghiệp vụ, vừa có khả năng về quản lý, có trình độ kinh nghiệm. Tuy nhiên đẻ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong phân tích tài chính và lập dự án thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn đối với lãnh đạo: Có năng lực điều hành hệ thống tổ chức Nắm vững quy trình nghiệp vụ Thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng - Đối với đội ngũ phân tích tài chính dự án: Đây là đội ngũ trực tiếp tham gia quá trình lập dự án, cũng như phân tích tài chính dự án. Yêu cầ
Luận văn liên quan