Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Mục tiêu phát triển đối với một Quốc gia hay bất
cứ địa phương nào cũng bao gồm ba mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, chuy ển dịch cơ
cấu kinh tế và mục tiêu về phát triển xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên h ệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát
triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn
nhất định vừa là y ếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốc gia tiến lên
một trình độ mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuy ển dịch, Việt Nam đã coi chuy ển dịch
cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội. Bởi nó ph ản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển. Chuyển dịch
cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đẩ y
nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, những thành tựu trong chuy ển dịch cơ cấu ngành
kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khuy ết điểm và hạn chế cần phải kh ắc phục để đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó nhóm em đã lựa
chọn đề tài: “Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2001-2010. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan
tâm giải quyết những vấn đề gì?”.
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề
tài gồm 3 phần:
Phần I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuy ển dịch cơ cấu ngành kinh
tế
Phần II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
Phần III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuy ển dịch cơ cấu
ngành kinh tế Việt Nam giai đo ạn tới.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21
TRỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001-2010. ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN TỚI CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT NHỮNG
VẤN ĐỀ GÌ.
Nhóm thực hiện : NHÓM 4
Chuyên ngành : KINH TẾ TCNH
Cao học khoá : 21
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGÔ THẮNG LỢI
Hà Nội – 2013
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................
I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế....... 1
1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 1
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: ........................................................................................... 1
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành: ................................................................................... 1
1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với phát triển kinh tế ............................ 1
2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ......................................................... 1
2.1. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi, tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn át trong cơ cấu kinh
tế do tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn tốc độ tăng của
công nghiệp ................................................................................................................. 1
2.2. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động
giảm, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao chiếm ngày càng
lớn và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. ..................................................................... 3
2.3. Xu thế “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế ............................................................... 3
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010 ......................................................................................................................... 4
1. Quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010 ..................................................................................................... 4
1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn .................................. 4
1.2. Công nghiệp, xây dựng ......................................................................................... 5
1.3. Các ngành dịch vụ ................................................................................................ 7
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 .... 8
2.1. Cơ cấu ngành ........................................................................................................ 8
2.1.1. Cơ cấu GDP ................................................................................................... 8
2.1.2. Cơ cấu lao động ........................................................................................... 11
2.2 Cơ cấu ngành nhỏ trong từng nhóm ngành lớn ..................................................... 12
2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản .......................................................................... 12
2.2.2. Sản xuất công nghiệp ................................................................................... 13
2.2.3. Dịch vụ ........................................................................................................ 15
III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. ................................................................. 18
1. Giải pháp cho nhóm các ngành có năng lực cạnh tranh .............................................. 18
2. Giải pháp đối với nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai ...................... 19
3. Đối với nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh thấp ................................... 20
KẾT LUẬN ..........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế theo mức độ thu nhập năm (%) ................................... 2
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ................................ 8
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ................................ 9
Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 (giá so sánh 1994) ...................... 10
Bảng 5: Cơ cấu Lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07 hàng năm thời kỳ 2001 –
2010......................................................................................................................... 11
Bảng 6: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thời kỳ 2001-2010 ............................... 17
Bảng 7: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 .............................. 18
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21
LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Mục tiêu phát triển đối với một Quốc gia hay bất
cứ địa phương nào cũng bao gồm ba mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và mục tiêu về phát triển xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát
triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn
nhất định vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốc gia tiến lên
một trình độ mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch, Việt Nam đã coi chuyển dịch
cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội. Bởi nó phản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển. Chuyển dịch
cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước, tăng khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm và hạn chế cần phải khắc phục để đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó nhóm em đã lựa
chọn đề tài: “Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2001-2010. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn tới cần quan
tâm giải quyết những vấn đề gì?”.
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề
tài gồm 3 phần:
Phần I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế
Phần II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
Phần III. Một số vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 Cao học KTQD khóa 21
Khi nghiên cứu đề tài này, do bản thân nhóm còn nhiều hạn chế nên chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và sự
đóng góp của các bạn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013
Nhóm 4
CH210386 Nguyễn Phương Hà
CH210390 Đào Thu Hằng
CH210391 Đin Minh Hằng
CH210396 Phạm Thị Hằng Hạnh
CH210398 Đoàn Thị Thu Hiền
CH210408 Đàm Thị Hoa
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 1 Cao học KTQD khóa 21
I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Một số khái niệm
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế:
Là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, thể hiện
mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các
ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế-
xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành:
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng
thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi
của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù
hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của
mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ
cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và
nội dung của sự chuyển dịch và cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây
dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành
cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với phát triển kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành là nội dung quan trọng nhất và là mục tiêu chủ yếu
của quá trình công nghiệp hóa đối với các nước đang phát triển. Xu hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành theo hướng ngày càng hiện đại hơn từ một nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế công- nông nghiệp rồi đến xã hội tiêu dùng cao (dịch vụ), phát triển
kinh tế trí thức cũng chính là nội dung cơ bản, thể hiện mục tiêu về kinh tế của quá
trình công nghiệp hóa đất nước. Ngươc lại chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt phù
hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế
sẽ tạo nên tính chất bền vững, hiệu quả của quá trình tăng trưởng, kết quả đó có tác
dụng củng cố thành quả của công nghiệp hóa và tiếp theo là tác dụng đến các mục tiêu
khác của công nghiệp hóa như mục tiêu về xã hội, môi trường.
2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.1. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi, tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn át trong cơ cấu kinh
tế do tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn tốc độ tăng
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 2 Cao học KTQD khóa 21
của công nghiệp. Đây là xu hướng rõ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của các
nước đang phát triển.
A Fisher cho rằng tỷ lệ nông nghiệp có thể giảm từ 80% đối với các nước chậm
phát triển nhất xuống 11- 12% ở các nước công nghiệp phát triển và trong những điều
kiện đặc biệt có thể xuống tới 5%, thậm chí 2%. Cùng với quá trình giảm tỷ trọng
nông nghiệp trong thu nhập thì thu nhập của công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế
trong cơ cấu kinh tề và nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ ngày càng tỏ ra giữ vị
trí chi phối trong sự đóng góp vào tổng thu nhập nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rõ
điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế theo mức độ thu nhập năm (%)
Các mức thu nhập Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Toàn thế giới 3 28 69
Thu nhập cao 2 26 72
Thu nhập trung bình cao 5 31 64
Thu nhập trung bình thấp 13 41 46
Thu nhập thấp 25 28 48
Nguồn: WB, báo cáo phát triển
Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các nước có mức thu nhập trung
bình (kể cả trung bình cao và trung bình thấp) rất cao, thể hiện quá trình các nước này
chạy theo chiến lược tăng tốc để tạo ra sự khởi sắc nhanh cho nền kinh tế, để chuẩn bị
tư thế cho một xã hội tiêu dùng cao. Các nền kinh tế thu nhập cao, với cơ cấu dịch vụ-
công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ. Nhiều nước đang phát triển, nhất là các
nước đã thành công trong chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đạt được những
thành tựu vững chắc trong phát triển kinh tế, điển hình là các nước Đông Nam Á kể cả
Trung Quốc và Việt Nam là do chính phủ đã thực hiện các chính sách nhằm hướng
nền kinh tế chuyển dịch theo xu thế này.
Trong quá trình phát triển xu hướng trên cũng thể hiện ở cơ cấu lao động và nó
có ý nghĩa khá quan trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có tác dụng thúc đẩy hiệu
quả và năng suất của từng ngành và trong toàn nền kinh tế. Các nước có thu nhập
trung bình cao và trung bình thấp có tỷ lệ lao động chiếm giữ trong công nghiệp cao
nhất, thể hiện quan điểm hướng tới một xã hội có nền công nghiệp hiện đại và đang
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 3 Cao học KTQD khóa 21
triển khai quá trình tăng trưởng nhanh. Các nước có mức thu nhập cao, tỷ lệ lao động
ngành dịch vụ trên 50% phản ánh một xã hội tiêu dùng cao.
2.2. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao
động giảm, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao chiếm ngày
càng lớn và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn.
Cùng với quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên, đất đai và lao động trong
xã hội sẽ giảm dần và trở nên ngày một đắt đỏ hơn nên sản lượng thực tế ngày càng
gần với mức sản lượng tiềm năng mà mỗi quốc gia có thể có được. Đi đôi với nó và
một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển là việc tăng cường hoạt động đầu tư,
nghiên cứu, triển khai, phát triển khoa học công nghệ … tạo ra hiệu quả kinh tế cao
hơn từ nguồn nguyên liệu ban đầu bằng cách hoàn thiện quá trình chế biến sản phẩm.
Vì vậy, xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu là sự giảm dần các sản phẩm
dựa trên lợi thế tài nguyên và lao động, tăng dần tỷ trọng các hàng hóa vốn cao, các
hàng hóa cao cấp, chất lượng cao trải qua nhiều công đoạn chế biến tinh vi. Điều này
thể hiện không chỉ trong ngành công nghệ cao với sự gia tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp chế biến, ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao mà cả trong xu hướng
chuyển dịch của ngành dịch vụ. Đối với ngành dịch vụ, đó là sự phát triển mành của
các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế và du lịch. Tất cả các
dịch vụ này đi theo chiều hướng cung cấp hàng hóa chất lượng cao.
2.3. Xu thế “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế
Các nền kinh tế kém phát triển thường tồn tại cơ cấu kinh tế dạng “đóng”. Vì
vậy cơ cấu sản xuất thường trùng với cơ cấu tiêu dùng cả về quy mô và chủng loại sản
phẩm hàng hóa. Dạng cơ cấu đóng ngày trở nên ngày càng không phù hợp để cả về
tính hiệu quả lẫn xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu mở là dạng phù hợp
với điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế cũng như khu vực và
là xu hướng hiệu quả nhất cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các nước
đang phát triển. Đặc trưng nổi bật của dạng này là cơ cấu sản xuất với cơ cấu tiêu dùng
trong nước. Theo đó cho phép các nước có điều kiện lựa chọn được một cơ cấu ngành
sản xuất có hiệu quả nhất. Dấu hiệu để tổ chức các ngành kinh tế này là dựa trên các
yếu tố lợi thế của đất nước (có thể là lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh hay lợi thế theo
giá cả nguồn lực) và những đặc trưng của thị trường quốc tế như giá cả hàng hóa, nhu
cầu và chất lượng sản phẩm quốc tế. Cơ cấu mở còn giúp cho các nước tiêu dùng hàng
hóa (cả về quy mô và chủng loại), kể cả các hàng hóa không có khả năng sản xuất
hoặc sản xuất trong nước thiếu hiệu quả, thông qua con đường nhập khẩu hoặc trao đổi
hai chiều.
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 4 Cao học KTQD khóa 21
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
1. Quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hóa
là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện
đại. Do đó trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Đại hội IX đánh giá việc thực hiện
chiến lược đó và quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của
thế kỷ XXI như sau:
- Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%, tỷ lệ lao động nông
nghiệp còn khoảng 50%.
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 -
24% lao động
- Tỷ trọng dịch vụ chiếm 42 - 43% GDP, 26 - 27% tổng số lao động.
1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
(1)- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và
điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động,
tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn.
(2)- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng
tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực
trong mọi tình huống.
Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công
nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, thuốc lá...,
hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế
biến.
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng
phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn
nuôi trong nông nghiệp.
Bài tập nhóm Kinh tế phát triển
Nhóm 4 5 Cao học KTQD khóa 21
Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên
hàng đầu trong khu vực.
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn
thành v iệc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp,
có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng.
(3)- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là
công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Hạn chế việc sử dụng hoá chất
độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng
cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư.
(4)- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ
ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể
cả cây công nghiệp, nuôi, trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân.
(5)- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu
vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với
thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng
nàm 4,0 - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu
tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5
triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự
nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm,
thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.
1.2. Công nghiệp, xây dựng
(1)- Phát triển công nghiệp
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng
tiêu dùng...
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặn