Đề tài Đánh giá cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng nông sản khi Việt Nam là thành viên của WTO

Thế kỷ 21 là thế kỷ của hội nhập, hội nhập vào môi trường chung, thế giới chung trên tất cả các lĩnh vực. Bạn không thể thành công nếu hoạt động, phát triển đơn lẻ một mình. Và hơn thế nữa, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như các nước đang cố gắng tìm con đường phát triển cho bản thân mình, xu thế hội nhập vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Vì đơn giản, không một quốc gia nào có thể tự mình đi lên mà không gắn bó, không trao đổi, không giao lưu buôn bán, với quốc gia khác. Bổ sung các mặt mạnh, yếu cho nhau chính là tiền đề phát huy sức mạnh gắn kết, thúc đẩy nhau phát triển. Chính vì vậy, trên thế giới rất nhiều tổ chức được hình thành với mục đích hoạt động để cùng nhau phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến như: EU, ASEAN, WB, trong đó không thể bỏ sót WTO( world trade organization). Nhình qua tên gọi cũng đoán được tổ chức thương mại thế giới này ra đời với mục đích như thế nào. Năm 2007, Việt Nam chính thức làm thành viên thứ 150 của WTO, rất nhiều cơ hội và thách thức đặt ra. Do Việt Nam là một thành viên non trẻ, khi vừa tham gia vào ngôi nhà chung này, thách thức nhiều hơn cơ hội là vấn đề không cần bài cãi. Cũng như vậy, khi tham gia bên cạnh được hưởng những ưu đãi, Việt Nam cũng cần có những cam kết để thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình trên tất cả các lĩnh vực hàng hóa nông sản, thủy sản, may mặc, điện tử, mà vấn đề nhóm muốn đi sâu đề cập ở đây chính là nhóm hàng nông sản. Do Việt Nam là đất nước có tới 90% dân số làm nông nghiệp, tổng sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp hàng năm cung cấp một phần GDP không hề nhỏ cho đất nước, nhưng nông sản Việt Nam lại gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn nên những quy định về nhóm hàng nông sản thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp lên mọi mặt của đời sống người dân cũng như sự phát triển của đất nước.

docx32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng nông sản khi Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản như thế nào? Đánh giá cơ hội và thách thức đối với nhóm hàng này khi Việt Nam là thành viên của WTO. Nội dung chính: Lời mở đầu Cơ sở lý thuyết. Tổng quan về WTO. Khái niệm hàng nông sản. Các nguyên tắc của WTO về mở cửa thị trường hàng nông sản. Nội dung cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam Thực trạng thị trường hàng nông sản Việt Nam trước khi gia nhập Wto. Cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản. Cam kết WTO về nhóm lương thực Cam kết WTO về nhóm rau quả Cam kết WTO về nhóm cây công nghiệp Cam kết về trợ cấp nông nghiệp Cam kết về biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế C - Đánh giá cơ hội và thách thức của hàng nông sản khi Việt Nam là thành viên WTO. Cơ hội. Thách thức Giải pháp Phần kết luận LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 là thế kỷ của hội nhập, hội nhập vào môi trường chung, thế giới chung trên tất cả các lĩnh vực. Bạn không thể thành công nếu hoạt động, phát triển đơn lẻ một mình. Và hơn thế nữa, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như các nước đang cố gắng tìm con đường phát triển cho bản thân mình, xu thế hội nhập vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Vì đơn giản, không một quốc gia nào có thể tự mình đi lên mà không gắn bó, không trao đổi, không giao lưu buôn bán,… với quốc gia khác. Bổ sung các mặt mạnh, yếu cho nhau chính là tiền đề phát huy sức mạnh gắn kết, thúc đẩy nhau phát triển. Chính vì vậy, trên thế giới rất nhiều tổ chức được hình thành với mục đích hoạt động để cùng nhau phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến như: EU, ASEAN, WB,…trong đó không thể bỏ sót WTO( world trade organization). Nhình qua tên gọi cũng đoán được tổ chức thương mại thế giới này ra đời với mục đích như thế nào. Năm 2007, Việt Nam chính thức làm thành viên thứ 150 của WTO, rất nhiều cơ hội và thách thức đặt ra. Do Việt Nam là một thành viên non trẻ, khi vừa tham gia vào ngôi nhà chung này, thách thức nhiều hơn cơ hội là vấn đề không cần bài cãi. Cũng như vậy, khi tham gia bên cạnh được hưởng những ưu đãi, Việt Nam cũng cần có những cam kết để thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình trên tất cả các lĩnh vực hàng hóa nông sản, thủy sản, may mặc, điện tử,…mà vấn đề nhóm muốn đi sâu đề cập ở đây chính là nhóm hàng nông sản. Do Việt Nam là đất nước có tới 90% dân số làm nông nghiệp, tổng sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp hàng năm cung cấp một phần GDP không hề nhỏ cho đất nước, nhưng nông sản Việt Nam lại gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn nên những quy định về nhóm hàng nông sản thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp lên mọi mặt của đời sống người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Để hiểu được sâu hơn những cơ hội và thách thức cũng như những cam kết của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản hãy đi vào cụ thể ở những nội dung mà nhóm đã trình bày dưới đây. NỘI DUNG CHÍNH CƠ SỞ LÝ THUYẾT. Tổng quan về WTO. Khái niệm. WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa) và là kết quả trực tiếp của vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Thành viên. Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này có 153 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia ( ví dụ Hoa kỳ, Việt Nam,…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương ( ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông,…). Cơ cấu tổ chức WTO Hội nghị bộ trưởng: Bao gồm các bộ trưởng thương mại- kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO; Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện các chức năng của Hội nghị bộ trường trong khoảng giữa hai nhiệm kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại; Các Hội đồng thương mại Hàng hóa, Thương mại dịch vụ, các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại, các ủy ban, nhóm công tác: là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này; Ban thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám Đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám Đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào. Mục tiêu Thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ phát triển; Thúc đẩy sự phát triển thể chế thị trường, giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Khuyến khích các nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, đảm bảo quyền và tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động bảo vệ mình. Chức năng Giảm sát, điều hành, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO ( và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và đào tạo điều kiện thuân lợi cho thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Hợp tác với các tổ chức kinh tế khác như WB, IMF để nâng cao hiệu quả hoạt động của WTO. Nguyên tắc hoạt động Không phân biệt đối xử. Tự do hóa thương mại. Cạnh tranh công bằng. Minh bạch hóa. Khuyến khích phát triển và hội nhập kinh tế. Cơ chế hoạt động. Cơ chế ra quyết định; Cơ chế giải quyết tranh chấp; Cơ chế rà soát thương mại. Khái niệm hàng nông sản. Trong WTO, hàng hóa được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hòa hóa mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, ddoognj vật song, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; - Các sản phẩm phát sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, bia, thuốc lá, bong xơ, da động vật thô… Cụ thể Hiệp định quy định về một số loại hàng nông sản như sau: - HS từ chương I đến chương XXIV, trừ các sản phẩm từ cá. HS mã số  Loại sản phẩm   29.05.43  Mannitol   29.05.44  Sortbitol   33.01  Tinh dầu   35.01- 35.05  Các chất anbumin, các dạng tinh bột, keo   38.09.10  Các chất hoàn thiệt   38.23.60  Sorbitol n.e.p   41.01- 41.03  Da thú vật và da các loại   43.01  Da lông thô   50.01- 50.03  Tơ thô và tơ phế liệu lông cừu và lông   51.01- 51.03  Long cừu và long động vật   52.01- 52.03  Bông thô, bông phế liệu chưa chải   53.01- 53.02  Lanh thô, gai dầu thô   Tất cả các sản phẩm còn lại trong hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp). Các nguyên tắc về mở cửa thị trường hàng nông sản. Các biện pháp để mở cửa thị trường chủ yếu là cắt giảm thuế quan và gỡ bỏ hang rào phi thuế quan. - Thuế hóa các hàng rào phi thuế quan: theo hiệp định các nước phải bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan đang áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, chủ yếu là các biện pháp hạn chế số lượng. Tuy nhiên các nước được phép thuế hóa khi bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan, nhưng phải ràng buộc mức thuế sau khi đã được thuế hóa. - Phương pháp thông thường mà các nước sử dụng để chuyển các biện pháp thuế quan sang thuế quan là sử dụng quy tắc chênh lệch giá. Mức thuế tương đương với bảo hộ bằng các hàng rào phi thuế quan được tính trên cơ sở chênh kệch giữa giá hàng được bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan với giá của mặt hàng đó nhưng trong điều kiện không có bảo hộ. Tuy nhiên trong thực tế khó thiết lập được giá của mặt hàng trong điều kiện không có bảo hộ. Dó đó người ta thường lấy giá của mặt hàng đó trên thế giời và coi đây là mức giá trong điều kiện không có bảo hộ bằng các biệ pháp phi thuế quan. Giả sử giá trong nước là Pd, giá trên thị trường thế giới là Pi, T là mức thuế twowgnf đương ta có: T = 100% (PD – Pi)/Pi Giá để tính mức thuế tương đương cho quá trình thuế hóa được chọn vòa thời điểm từ năm 1986-1988 với lý do đây là thời gian các số liều về giá của mặt hàng nông sản trên thế giới cũng như trong nước là đầy đủ nhất. Tuy nhiên biện pháp thuế hóa cũng có những ngoại lệ, đó là trong các trường hợp nhất định cho phép các nước được phép sử dùng quyền tự vệ và các nước được hưởng ưu đãi đặc biệt trong một số mặt hàng nông sản nhất định. - Tăng thuế quan có điều kiện (chỉ áp dụng với các nước đang phát triển và chậm phát triển). - Tiếp tục cắt giảm thuế quan sau khi đã thuế hóa. + Các nước phát triển cắt giảm thếu quan trung bình 36% trong thời gian 6 năm từ 1995-1/1/2001. + Các nước đang phát triển cắt giảm thuế quan trung bình 24% trong vòng 10 năm từ 1995-1/1/2005. Trong quá trình cắt giảm thuế quan không tính theo giá trị thương mại trung bình, có những hạng mục được cắt giảm nhiều hơn. Miễn là đảm bảo tổng số cắt giảm sẽ là 36% và 24%. Nhưng hiệp định cũng quy định mỗi dòng thuế phải cắt giảm ít nhất là 15% đối với các nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển, và tiến trình cắt giảm phải đều đặn theo từng năm, để tránh trường hợp có quốc gia chọn những mặt hàng không cần bảo hộ cắt giảm mức thuế quan nhiều còn những mặt hàng bảo hộ và nhạy cảm giữ nguyên mức thuế quan ở mức cao. Tuy nhiên trước khi giảm thuế cá nước đã cơ cấu lại các biểu thuế theo đáng giá của các chuyên gia mức giảm thực chất chỉ bằng ½ mức cam kết. - Trong hiệp định cũng quy định về mức cam kết tối thiểu về mở cửa thị trường để đảm bảo việc tiếp cận thị trường tối thiểu. Đối với một số sản phẩm nhất định, trước đây đã từng được bảo hộ bằng các biện pháp ngặt nghèo đến mức sản phẩm nước ngoài gần như không thể xuất khẩu vào những nước có sự bảo hộ cao như vậy. Hiệp định yêu cầu các nước này phải tạo cơ hội mở cửa thị trường sản phẩm đó là 3% so với sức tiêu thụ nội địa tính tại thời điểm cơ sở là năm 1986-1988 đối với các nước phát triển và nâng tỷ lệ này lên 5% vào năm 2000. Còn đối với nước đang phát triển tỷ lệ này là 1% và tăng lên 4% vào năm 2004. Điều đáng chú ý ở đây là việc đảm bảo mở cửa thị trường tối thiểu không yêu cầu các nước phải nhập khẩu một lượng hàng nhất định, mà chỉ phải tạo cơ hội cho các nước tiếp cận thị trường. Thông thường thuế suất trong hạn nghạch không được quá ½ thuế suất ngoài hạn nghạch. - Các biện pháp tự về khác. NỘI DUNG CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM. Thực trạng thị trường hàng nông sản Việt nam trước khi gia nhập WTO. Việt Nam trên trường quốc tế vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dấn số, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Đất chật, người đông, bình quân đất canh tác nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha, đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Do là nền nông nghiệp phát triển sau, lạc hậu nên những sản phẩm xuất khẩu đi có giá trị gia tăng thấp. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế lấy nông nghiệp làm khâu đột phá. Sau 17 năm đổi mới, nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt sản xuất lương thực, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà các năm đều xuất khẩu từ 3-3,7 triệu tấn. Cho tới năm 2007, giá trị xuất khẩu của nông sản đạt 12, 5%, đã tăng đáng kể so với những năm về trước. Nước ta vẫn còn sử dụng hơn 7 triệu hecta đất để trồng lúa. Trong khi đó, chỉ có gần 1 triệu hecta để trồng dừa, cao su, chè, càphê và 1, 4 triệu ha trồng trái cây, rau quả và hoa., có thể nói đây là bước phát triển không cân đối vì rõ ràng lúa đã trở nên độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước, trong khi trái cây, rau quả và hoa có thị trường xuất khẩu lớn gấp 10 lần thì lại ít phát triển, chỉ chiếm 15%. Bên cạnh đó, mức độ đầu tư về nhân sự, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành trái cây, rau quả và hoa so với lúa gạo cũng kém xa. Về mặt canh tác, yếu điểm của độc canh là dễ dàng phát sinh dịch bệnh nên phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để kiểm soát, làm ô nhiễm môi trường, đưa đến việc ngộ độc thực phẩm. Một minh chứng thực tế là bệnh rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hệ quả tất yếu của việc độc canh này. Thị trường xuất - nhập khẩu nông sản thế giới ngày nay được tổ chức rất chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế kiểm soát. Do tri thức của giới tiêu thụ ngày càng cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản - vốn dựa trên yêu cầu của giới tiêu thụ của các nước lớn và giàu - ngày càng khó khăn, trở thành rào cản đối với rất nhiều nước đang phát triển vốn xem xuất khẩu nông sản là đòn bẩy để phát triển kinh tế. Việt Nam “đi tắt đón đầu” nhờ lợi thế đi sau bằng cách du nhập, thử nghiệm, cải thiện và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT) hiện đại của thế giới để xây dựng một nền nông nghiệp thích hợp. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản chỉ có 1, 3 tỷ USD thì năm 2006 đã đạt hơn 7 tỷ USD. Nhưng trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng sản phẩm và khâu an toàn vệ sinh, đặc biệt là tay nghề của nông dân - thành phần sản xuất chủ lực chưa được nâng cao ngang tầm với một nước mạnh về xuất khẩu nông sản. Tính bền vững trong nông nghiệp rất bấp bênh vì nông dân chưa thật sự có trình độ cao để đưa chất xám vào sản xuất. Tuy nhiên, do xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu quan trọng song nhìn chung trong thời gian qua, phương thức tổ chức đến sản xuất. ít chú ý đến thị trường, chủ yếu chăm lo cho sản xuất nhằm kích cung chứ chưa chú trọng tới kích cầu. sản xuất được nhiều nhưng các khâu lưu thông, bảo quản, chế biến, tiêu thụ bất cập, chất lượng hàng hóa chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Khi nói về hàng nông sản Việt Nam lúc đó điểm nhấn mạnh ở đây là tỷ lệ nông sản chế biến so với tổng sản lượng còn rất thấp, cụ thể: mía đường 68%, chè 35%, thịt 1%. Các cơ sở chế biến nông sản áp dụng công nghệ lạc hậu nên năng suất chất lượng và hiệu quả thấp.Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu và các độc tố kháng sinh còn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng. Về thị trường hàng nông sản, việc liên kết, liên doanh, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nông dân chưa được suôn sẻ. Thị trường giá cả hàng nông sản vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất tự lo liệu. Nông dân và các nhà sản xuất của chúng ta thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính (trồng dừa, cà phê, tiêu, điều, bạch đàn,  cây ăn trái, nấm rơm...; nuôi tôm, cua...). Cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản Việt Nam Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản. “Mở cửa thị trường được” hiểu là giảm bớt các “rào cản” về vật chất và các thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. Trong WTO, “mở cửa thị trường” đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu và không được tăng trở lại. Và giảm và bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định gía nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế, phí liên quan đến việc nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác…) Đối với hiệp định nông nghiệp, nguyên tắc mở cửa thị trường cũng bao gồm các công cụ nêu trên. Tuy nhiên, do đàm phán mở cửa thị trường về nhóm hàng hóa đặc biệt này mới chỉ dừng ở những kết quả ban đầu, và chưa triệt để, nên các nguyên tắc mở cửa thị trường trong Hiệp định này cũng mang đặc trưng riêng với nhiều hạn chế so với nguyên tắc mở cửa thị trường nói chung. Những yêu cầu mở cửa thị trường nông sản về nguyên tắc là các nghĩa vụ của Chính phủ các nước thành viên WTO các nước thành viên WTO, không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nông sản lại là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ việc các chính phủ thực hiện những nghĩa vụ này (được lợi vì thị trường mở cửa thị trường hoặc bị ảnh hưởng do không còn được bảo hộ như trước) Các cam kết mở cửa thị trường nông sản: Cam kết về thuế quan: Việt nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số thuế hàng nông sản. Thuế quan hóa là việc chuyển các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan. (ví dụ hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…) thành thuế quan. Đây là nguyên tắc quan trọng trong WTO bởi thuế quan là biện pháp minh bạch, ổn định và đẽ dự đoán hơn nhiều so với các biện pháp phi thuế quan. Theo quy định của WTO, hầu hết các biện pháp phi thuế quan đối với hàng phi nông nghiệp bị buộc phải chấm dứt. Tuy nhiên đối với hàng nông sản, các biện pháp phi thuế mà các nước thành viên WTO trước đó đang áp dụng vẫn được thừa nhận nhưng bị buộc phải quy đổi thành một giá trị cụ thể(tiền) và chuyển hóa thành thuế suất bổ sung vào mức thuế quan đang áp dụng vào mức thuế quan đang áp dụng; sau đó mỗi nước thành viên phải đàm phán và cam kết thuế ở một mức nhất định và đảm bảo rằng trong tương lai không được tăng thuế cao hơn mức cam kết đó. Trường hợp muốn tăng thuế cao hơn mức cam kết thì trước đó phải đàm phán lại thông thường phải “đền bù”cho các nước liên quan do việc tăng thuế này Đối với doanh nghiệp, thuế quan hóa mặc dù có thể làm tăng thuế nhập khẩu sẽ thuận lợi và minh bạch hơn rất nhiều về thủ tục so với trước. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được những khoản phí bổ sung hoặc chi pí không chính thức (vốn rất phổ biến khi các biện pháp phi thuế được áp dụng). Hiện tại chỉ có rất ít biện pháp phi thuế được phép áp dụng ở các các nước thành viên WTO với những điều kiện cụ thể, do đó nếu bị áp dụng biện pháp phi thuế, doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ quy định để có thể khiếu nại khiếu kiện tại nước nhập khẩu hoặc thông qua chính phủa khiếu kiện tại WTO để bảo vệ lới ích chính đang của mình. Đàm phán với 24 nước về nông sản: + Cả nước: 23% ( từ 17,4% xuống 13,4%) + Nông nghiệp: 10,6% ( thuế ngoài hạn ngạch) và 20% so với mức MFN hiện hành (từ 23,5% xuống còn xấp xỉ 21% (mức thuế trong hạn ngạch) + Thời gian cắt giảm 3-5 năm + Tổng số dòng cam kết: trên 1100 dòng nông sản(100%) + Giảm thuế 500 dòng( 42%), thịt, rau quả, nông sản chế biến + Không thay đổi: 535 dòng (45%) : Gia súc sống, cây, con giống, nông sản thô như gạo, ngô, lạc, sắn, hồ tiêu, điều… + Tăng thuế: 150 dòng(13%): Thuế ngoài hạn ngạch + Các sản phẩm chế biến (MFN 40-50%) bị giảm nhiều hơn so với nông sản thô + Nhóm giảm nhiều: Thịt lợn, thịt bò, sữa, rau quả ôn đới, quả có múi; nông sản và thực phẩm chế biến + Nhóm giảm ít: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra các cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp. Bãi bỏ các biện pháp phi thuế mang tính hạn chế định lượng nhập khẩu, trừ biện pháp sau đây: Hạn ngạch thuế quan ( 4 mặt hàng): + Đường: 55000 tấn, thuế trong hạn ngạch: đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuế ngoài hạn ngạch 85%, mức tăng hàng năm 5%/ n
Luận văn liên quan