Viettel được biết đến là công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam. Công ty Viễn thông Viettel (hay còn gọi là Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường viễn thông VN:
– Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
– Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá công nghệ 3G của Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----(((((-----
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
Đề tài: Đánh giá công nghệ 3G của Viettel
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
: Ths. PHAN TÚ ANH
: Nhóm 2
: D08QTM
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIETTEL VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA VIETTEL 3G
Giới thiệu về công ty Viettel
Viettel được biết đến là công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam. Công ty Viễn thông Viettel (hay còn gọi là Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường viễn thông VN:
– Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
– Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Lịch sử phát triển của Viettel
Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội
Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
Năm 2009: chính thức cho ra đời sản dịch vụ 3G trên cả nước
Năm 2010: Doanh thu 4 tỷ USD. Viettel trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước.
Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Triết lý kinh doanh :“Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”.
Trong năm 2009, Viettel đã trúng tuyển giấy phép Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900-2200 MHz (3G) của Bộ Thông tin truyền thông cho 4 nhà cung cấp gồm Mobifone, Vinaphone, Viettel và liên danh EVNTelecom cùng HanoiTelecom.
Trước khi cung cấp chính thức dịch vụ, Viettel đã có một giai đoạn thử nghiệm nhằm khắc phục các lỗi ko lường trước được của mạng 3G. Để khởi đầu cho việc chính thức cung cấp dịch vụ liên lạc di động thế hệ thứ 3 (3G) đến hơn 40 triệu khách hàng,
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 3G CỦA VIETTEL
+ Bước 1: Đặt vấn đề.
+ Bước 2: Khảo sát công nghệ.
+ Bước 3: Dự báo tác động ảnh hưởng của công nghệ.
+ Bước 4: Đánh giá tác động công nghệ.
+ Bước 5: Đề xuất các giải pháp khắc phục.
BƯỚC 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
3G một công nghệ được mong đợi mang lại nhiều đột phá sau thành công
của các mạng 2G là GSM và CDMA nhưng 3G hoàn toàn làm thỏa mãn những mong đợi đó ?
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đã đặt ra các yêu mới đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử dụng công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (third generation) công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông di động khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin. Mục đích của IMT – 2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) vào những năm 2000.
3G mang lại cho người dùng các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như e-mail và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3, thay cho modem để kết nối đến máy xách tay và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao…
Tại Việt Nam, trải qua hơn hai thập kỷ phát triển, cho đến nay cả nước đã có 7 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ GSM và CDMA. Điều đó minh chứng cho cho sự phát triển không ngừng của hạ tầng mạng thông tin di động trong nước trong xu thể hội nhập và thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này
Mục đích đánh giá: Đánh giá kết quả đổi mới công nghệ từ đó tìm các biện pháp khắc phục tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Sự ra đời của Viettel 3G
Với việc thi tuyển cấp phép 3G của Bộ bưu chính viễn thông thì Viettel là nhà mạng có số điểm cao nhất qua vòng thi tuyển. Ngày25/3/2010, Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơn VinaPhone, Mobifone nhưng phủ sóng 63 tỉnh thành.
BƯỚC 2: KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ
MÔ TẢ CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN
1G : Sự khởi đầu giản đơn
1G là chữ viết tắt của công nghệ điện thoại không dây thế hệ đầu tiên (1st Generation). Các điện thoại di động chuẩn analog, sử dụng công nghệ 1G với tín hiệu sóng analog, được giới thiệu trên thị trường vào những năm 1980.Một trong những công nghệ 1G phổ biến là NMT (Nordic Mobile Telephone) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga. Cũng có một số công nghệ khác như AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – hệ thống điện thoại di động tiên tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc; TACS (Total Access Communication Sytem – hệ thống giao tiếp truy cập tổng hợp) được sử dụng ở Anh, C-45 ở Tây Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi, Radiocom 2000 ở Pháp; và RTMI ở Italia.
2G : Công nghệ GSM
Sau đó, xuất hiện các điện thoại kỹ thuật số, dùng công nghệ 2G, với sóng Digital.Thế hệ thứ hai 2G của mạng di động chính thức ra mắt trên chuẩn GSM của Hà Lan, do công ty Radiolinja (Nay là một bộ phận của Elisa) triển khai vào năm 1991.
So với 1G, ba lợi ích chủ yếu của mạng 2G chính là :
- Những cuộc gọi di động được mã hóa kĩ thuật số- Cho phép tăng hiệu quả kết nối các thiết bị- Bắt đầu có khả năng thực hiện các dịch vụ số liệu trên điện thoại di động – khởi đầu là tin nhắn SMS.
Những công nghệ 2G được chia làm hai dòng chuẩn : TDMA (Time – Divison Mutiple Access : Đa truy cập phân chia theo thời gian), và CDMA ( Code Divison Multple Access : Đa truy cập phân chia theo mã), tùy thuộc vào hình thức ghép kênh được sử dụng.
Các chuẩn công nghệ chủ yếu của 2G bao gồm:
GSM (thuộc TDMA) có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng đã được sử dụng trên tất cả các quốc gia ở 6 lục địa. Ngày nay, công nghệ GSM vẫn còn được sử dụng với 80% điện thoại di động trên thế giới.
IS-95 còn được gọi là aka cdmaOne (thuộc CDMA, thường được gọi ngắn gọn là CDMA tại Mỹ) được sử dụng chủ yếu là châu Mỹ và một số vùng ở châu Á. Ngày nay, những thuê bao sử dụng chuẩn này chiếm khoảng 17% trên toàn thế giới. Hiện tại, ở các nước Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc có rất nhiều nhà cung cấp mạng CDMA chuyển sang cung cấp mạng GSM.
PDC (thuộc TDMA) là mạng tư nhân, được Nextel sử dụng tại Mỹ, và Telus Mobility triển khai ở Canada.
IS-136 aka D-AMPS (thuộc TDMA thường được gọi tắt là TDMA tại Mỹ) đã từng là mạng lớn nhất trên thị trường Mỹ nay đã chuyển sang GSM.
Thuận lợi và khó khăn của 2G :
Ở công nghệ 2G tín hiệu kĩ thuật số được sử dụng để trao đổi giữa điện thoại và các tháp phát sóng, làm tăng hiệu quả trên 2 phương diện chính :Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệu quả hơn so với mã hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi cùng được mã hóa trên một dải băng tần.
Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát từ điện thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn; đồng thời giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng.
Hơn nữa, mạng 2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Đồng thời, mức độ bảo mật cá nhân cũng cao hơn so với 1G.
Tuy nhiên, hệ thống mạng 2G cũng có những nhược điểm, ví dụ, ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kĩ thuật số yếu có thể không tới được các tháp phát sóng. Tại những địa điểm như vậy, chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi sẽ bị giảm đáng kể
2,5G : Bước đệm
2,5G chính là bước đệm giữa 2G với 3G trong công nghệ điện thoại không dây. Khái niệm 2,5G được dùng để miêu tả hệ thống di động 2G có trang bị hệ thống chuyển mạch gói, bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống.
Trong khi các khái niệm 2G và 3G được chính thức định nghĩa thì khái niệm 2,5G lại không được như vậy. Khái niệm này chỉ dùng cho mục đích tiếp thị.
2,5G cung cấp một số lợi ích của mạng 3G (ví dụ chuyển mạch gói), và có thể dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA. GPAS là công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM sử dụng. Và giao thức, như EDGE cho GSM, và CDMA 2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt chất lượng như các dịch vụ 3G (vì dùng tốc độ truyền dữ liệu 144Kb/s), nhưng vẫn được xem như dịch vụ 2,5G bởi vẫn chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thật sự.
Thế nào là công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation).
3G phát triển dựa trên các mạng 2G là GSM và CDMA và thiết kế để hỗ trợ mạng không giới hạn dành cho người sử dụng có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định trong nội mạng. Từ trước đến nay trên thế giới chưa có một khái niệm rõ ràng nào về 3G nhưng nói đến 3G là nhắc đến khả năng thiển khai các dịch vụ truy cập tốc độ cao tiện ích xu hướng phát triển hiện nay
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh.Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;...
Thực trạng 3G trên thế giới
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bảnvới ứng dụng nổi bật không phải điện thoại truyền hình mà là dịch vụ tải nhạc. nhật bản được coi là quốc gia thành công với 3G nhưng việc triển khai mang 3G cũng bị trì hoãn ở nhiều quốc gia vì chi phí quá lớn. Nhiều nơi 3G không sử dụng không cùng bước sóng với mạng 2G đòi hỏi nhà mạng phải xây dựng những hệ thống hoàn toàn mới. Vào năm 2001, NTT Docomo là công tynhật bản đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạngW-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Marốc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana.
Thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng thuộc CDMA và 3G. Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G. Tăng trưởng của các thuê bao băng thông rộng 3G đang bùng nổ.
Theo ông Ray Owen người nghiên cứu kỹ về băng thông rộng không dây chia sẻ : “Nhìn nhận công nghệ 3G tại châu Âu, có thể thấy nó được đầu tư rất nhiều tiền không chỉ cho hạ tầng mà còn mở rộng mạng điều đó thể hiện trông đợi vào thị trường dữ liệu nội dung, về hiệu quả Công nghệ 3G thì chất lượng thoại rất tốt tuy nhiên nhìn vào kết quả nghiên cứu dưới góc độ thương mại thì mong đợi vẫn chưa được đáp ứng”
Thách thức với 3G hiện nay là khả năng bao phủ kể đến nữa là giá thành. Chúng ta có thể so sánh 3G với wifi . Khi wifi mới ra thì giá của nó rất đắt, nhưng tới điểm hiện tại thì rẻ hơn nhiều thậm chí có thể dùng miễn phí ở nhiều nơi. Theo thống kê của diễn đàn tầm nhìn di động toàn cầu chỉ gần 2 % doanh thu đến từ dịch vụ data, một con số không mấy vui cho những nhà mạng đầu tư tốn ken cho 3G với mong đợi và lợi nhuận từ dịch vụ dữ liệu
Thực trạng 3G tại Việt Nam
Nếu như 3G trên thế giới có độ tuổi nhất định thì 3G Việt Nam được đánh giá là khá chậm.Số người quan tâm tới 3G tăng mạnh vào cuối năm 2009 – đầu 2010 đưa Việt Nam trở thành nước “mê” 3G nhất thế giới. Đây là kết luận dựa trên khảo sát dữ liệu thực tế từ Google Trend – Website thống kê, so sánhcác từ khoá được tìm kiếm trên Google. Dưới đây là những dữ liệu “biết nói” cho thấy người Việt “say mê” với 3G đến mức nào. Các sốliệu này cũng chứng tỏ một điều: Việt Nam đang trở thành thị trường đặc biệt tiềm năng cho cácnhà cung cấp dịch vụ mạng, thiết bị đầu cuối cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền 3G. Trong năm 2009, số lượng tìm kiếm 3G của Việt Nam đã xếp thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau TrungQuốc với mức độ chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia tìm kiếm 3G nhiều nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam 3 nhà mạng cạnh tranh 3G gay gắt nhất là Viettel, Mobiphone và Vianaphone.
3,5G công nghệ HSDPA
Cũng như 2,5G, công nghệ 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của 3G.Một trong những đại diện tiêu biểu của 3,5G chính là HSDPA (High Speed Downlink Package Access) – công nghệ truy nhập gói đường truyền xuống tốc độ cao). Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ, được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA.
HSDPA cho phép download dữ liệu về máy điện thoại có tốc độ tương đương tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kết nối của một điện thoại thông thường.
HSDPA là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ 3 UMTS. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản (tải file, phân phối email), dịch vụ tương tác (duyệt web, truy cập server, tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu), và dịch vụ Streaming.
Sự ra đời của Viettel 3G
Với việc thi tuyển cấp phép 3G của Bộ bưu chính viễn thong thì Viettel là nhà mạng có só điểm cao nhất qua vòng thi tuyển. Ngày25/3/2010, Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơnVinaPhone, Mobifone nhưng phủ sóng 63 tỉnh thành. Hãng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 8.000trạm phát sóng, gấp 1,5 lần so với cam kết đưa ra khi cam kết cung cấp.Với số trạm lớn nhất trong số các nhà mạng đã ra mắt 3G, Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện, xã của 63 tỉnh, thành phố cả nước. Cùng với khai trương sóng 3G, Viettel cũng chính thức giới thiệu các dịch vụ, trong đó 3 dịch vụ cơ bản gồm Video Call, truy cập Internet cho di động và Internet cho máy tính. Ngoài ra, hãng cũng ra mắt các dịch vụ tải nhạc, xem TV, chơi game trên công nghệ này.
Quy mô rộng lớn, dịch vụ đa dạng hơn tốc độ nhanh và ổn định…đó chính là những lý do dẫn đến xu hướng dùng mạng 3G của Viettel chứ không phải của các nhà mạng khác.
Các tiêu chuẩn công nghệ của hệ thống thông tin di động thế hệ ba:
Các hệ thống thông tin di động thứ hai gồm: GSM, IS – 136, IS – 95 CDMA và PDC. Trong qúa trình thiết kế các hệ thống thông tin di động thế hệ ba, các hệ thống thế hệ hai đã được các cơ quan tiêu chuẩn hoá của từng vùng xem xét để đưa ra các đề xuất tương thích. Khuyến nghị ITU-R M.1457 đưa ra 6 tiêu chuẩn công nghệ cho giao diện truy nhập vô tuyến của thành phần mặt đất của các hệ thống IMT-2000 (tên gọi mạng 3G của ITU), bao gồm:
- IMT-2000 CDMA Direct Spread (trải phổ trực tiếp), thường được biết dưới tên WCDMA.
- IMT-2000 CDMA Multi-Carrier (nhiều sóng mang), đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne)
- IMT-2000 CDMA TDD
- IMT-2000 TDMA Single-Carrier (một sóng mang), các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
- IMT-2000 FDMA/TDMA (thời gian tần số), đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.
- IMT-2000 OFDMA TDD WMAN (thường được biết dưới tên WiMAX di động).
Mỗi tiêu chuẩn trong sáu tiêu chuẩn công nghệ nêu trên đều được các công ty lớn và một số quốc gia có nền công nghiệp điện tử, viễn thông phát triển ủng hộ và ra sức vận động. Các tiêu chuẩn này cạnh tranh gay gắt với nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường thông tin di động. Trong đó chỉ có 3 công nghệ được biết đến nhiều nhất và phát triển thành công là WCDMA, CDMA 2000 và WiMAX di động.
Lợi ích mà 3G mang đến
3G giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu ( như email và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao.
Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp ảnh và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận email và file đính kém dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3; nhắn tin và dạng chữ với chất lượng cao.
Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi bưu thiếp kỹ thuật số
Thực trạng 3G
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng thuộc CDMA và 3G. Theo hãng nghiên cứu thị trường Wireless Intelligence, kết nối băng thông rộng di động toàn cầu đã tăng trên 850% từ quý I/