Đề tài Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp

Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và phát triển. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu (Lê Văn Khoa, 2004). Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người (Wada, 2000). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về sự thoái hoá vật lý, hoá học và sinh học ở các vùng đất thâm canh 03 vụ lúa/năm; trên các vườn cây ăn trái nhiều năm tuổi bước đầu nghiên cứu cho thấy sự giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ nén dẽ cao, hệ số thấm của nước thấp (Võ Thị Gương, 2004). Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp, nhiều chủ vườn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuyên canh cây ăn trái. Bên cạnh những kết quả và lợi nhuận thu được thì cũng có nhiều nhà vườn chưa hiểu biết rõ về kỹ thuật canh tác nên dẫn đến tình trạng làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng. Đất có tình trạng lớp đất mặt bị đóng váng dẫn đến tình trạng rễ cây không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng khác. Quýt Hồng là cây trồng chủ lực của huyện Lai Vung vì mang lại hiểu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong canh tác nhà vườn còn mang tính tự phát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đồng bộ, nên chất lượng đất dễ bị suy thoái Vì thế, việc khảo sát đánh giá đặc tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp là một vấn đề rất cần thiết. Do đó, đề tài “Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp” được thực hiện.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và phát triển. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu (Lê Văn Khoa, 2004). Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người (Wada, 2000). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về sự thoái hoá vật lý, hoá học và sinh học ở các vùng đất thâm canh 03 vụ lúa/năm; trên các vườn cây ăn trái nhiều năm tuổi bước đầu nghiên cứu cho thấy sự giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ nén dẽ cao, hệ số thấm của nước thấp (Võ Thị Gương, 2004). Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp, nhiều chủ vườn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuyên canh cây ăn trái. Bên cạnh những kết quả và lợi nhuận thu được thì cũng có nhiều nhà vườn chưa hiểu biết rõ về kỹ thuật canh tác nên dẫn đến tình trạng làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng. Đất có tình trạng lớp đất mặt bị đóng váng dẫn đến tình trạng rễ cây không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng khác. Quýt Hồng là cây trồng chủ lực của huyện Lai Vung vì mang lại hiểu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong canh tác nhà vườn còn mang tính tự phát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đồng bộ, nên chất lượng đất dễ bị suy thoái Vì thế, việc khảo sát đánh giá đặc tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp là một vấn đề rất cần thiết. Do đó, đề tài “Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp” được thực hiện. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÍNH VẬT LÝ – HÓA HỌC TRÊN ĐẤT TRỒNG CAM QUÝT 1.1. Các tính chất vật lý đất trên đất trồng cam, quýt 1.1.1 Thành phần cơ giới đất Tỷ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng được gọi là thành phần cơ giới (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). Thành phần cơ giới còn được hiểu là tỷ lệ giữa các cấp hạt cát, thịt, sét trong đất (Henry et al, 1990). Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm của những nguyên tố cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá huỷ (Trần Kông Tấu, 2006). Các hạt có kích thước khác nhau trong thể rắn của đất gọi là phần tử cơ giới. Các phần tử cơ giới hình thành chủ yếu do quá trình phong hoá đá mà ra. Tỷ lệ phần trăm các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất gọi là thành phần cơ giới (Dương Minh Viễn, 2004). Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), đất là vật thể bao gồm các kích thước hạt có kích thước khác nhau. Chính các cấp hạt này gọi là thành phần cơ giới. Tuỳ theo tỷ lệ các cấp hạt mà đất có tính chất khác nhau. Ba cấp hạt: cát (Sand), thịt (Silt), sét (Clay) sẽ tạo nên kết cấu của đất. Tỷ lệ các cấp hạt khác nhau dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm tính chất như: tỷ trọng, dung trọng, khả năng giữ nước, tính bền của đất... Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá độ phì của đất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2005). Đất Đồng bằng sông Cửu Long đa số là đất phù sa màu mỡ, có thành phần cơ giới nặng nên khả năng giữ nước và hấp phụ chất dinh dưỡng tốt chính vì thế phục vụ rất tốt cho việc sản xuất nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính của đất như sự thấm nước, sự kiềm giữ nước, sự phát triển của rễ cây (Raymond W. Miller et al, 2001) Trong nông nghiệp, thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu phát sinh đất, loại đất và các quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính chất hoá học, vật lý như khả năng giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt và động thái nhiệt, chế độ khí và động thái khí, CEC và khả năng điều tiết chất dinh dưỡng...đều liên quan đến thành phần cơ giới (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998). 1.1.2 Tính bền cấu trúc Độ bền đoàn lạp là tính bền của tập hợp các phần tử đất, là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước. Tính bền cấu trúc đất phụ thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ, hàm lượng sét và các oxit sắt (Trần Kim Tính, 2003). Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003). 1.1.3 Dung trọng Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng dùng để đánh giá độ phì vật lý và hoá học đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc và kỹ thuật làm đất. Độ tơi xốp của đất thường cao nhất ngay sau khi làm đất, sau đó bị nén dẽ dần và dung trọng tăng lên, sau một thời gian dung trọng sẽ đạt cân bằng và không thay đổi. Đất có dung trọng thích hợp nhất cho cây là 1,0 -1,1 g/cm3. Đối với cây lúa, dung trọng thấp đôi khi có hại vì đất không giữ được nước. Dung trọng >1,2 g/cm3 và ở tầng đế cày >1,4 g/cm3 là rất thích hợp cho cây lúa (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt đối với đất thịt thì dung trong 1,1- 1,4 g/cm3, đối với đất sét thì dung trọng 1,4 g/cm3 và đất cát dung trọng khoảng 1,6 g/cm3 (Raymond W. Miller et al, 2001). Theo Lê Văn Khoa (2004), giá trị dung trọng bình quân của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1- 1,4 g/cm3. Để cây trồng phát triển tốt dung trọng nên giới hạn trong khoảng 1,4-1,6 g/cm3 với đất cát. Dung trọng cũng được tính toán tổng lượng nước có thể bị giữ bởi đất theo một thể tích nào đó và cũng để đánh giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và độ thoáng khí của đất (Lê Văn Khoa, 2004). 1.1.4 Tỷ trọng Tỷ trọng thể rắn của đất là tỉ số giữa trọng lượng thể rắn đất (đất không có khoảng trống) của một thể tích nhất định và trọng lượng của nước cùng thể tích (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998). Tỷ trọng đất là một thông số quan trọng giúp ta có thể ước lượng thành phần khoáng chủ yếu cũng như hàm lượng chất hữu cơ của một loại đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Theo Trần Kim Tính (2003), tỷ trọng của đất thay đổi từ 2,5 g/cm3 đến 2,8 g/cm3. Ở những loại đất khác nhau tỷ trọng sẽ khác nhau. Thường trong những đất khoáng hay có thạch anh, fenspat, kaolinite, tỷ trọng của chúng thay đổi trong khoảng 2,55 – 2,74 g/cm3. Tỷ trọng thể rắn của những đất nghèo mùn trên các tầng mặt thay đổi trong khoảng 2,50 – 2,74 g/cm3. Ở những tầng tích tụ sâu hơn, do chứa một lượng lớn hợp chất sắt nên tỷ trọng thường tăng, có trường hợp đạt 2,75 – 2,8 g/cm3. Ngược lại ở những đất giàu mùn tỷ trọng của chúng giảm đến 2,40 – 2,30 g/cm3 (Trần Kông Tấu, 2006). Nhìn chung tỷ trọng của đất đa số nhỏ ở các loại đất mùn và thường lớn ở những loại đất khoáng. Do vậy thông thường ở những tầng mặt thì tỷ trọng của đất nhỏ so với các tầng sâu hơn. 1.1.5 Độ xốp Độ xốp của đất là phần trăm thể tích của đất được chiếm bởi không khí và nước (Trần Bá Linh và ctv, 2006). Độ xốp là tổng các tế khổng trong đất biểu thị bằng % thể tích đất. Độ xốp đất phụ thuộc vào cấu trúc đất, thành phần cơ giới, dung trọng và tỷ trọng đất. Khả năng thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc lớn vào độ xốp đất. Đối với cây lúa độ xốp là chỉ tiêu không quan trọng, ngoại trừ các mao quản, lượng tế khổng lớn chứa khí trong đất phải không dưới 25% cho đất canh tác cây trồng cạn. Độ xốp thích hợp cho hầu hết sự tăng trưởng của cây trồng là 50%. (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Sự trao đổi không khí đặc biệt là sự khuếch tán oxy có ý nghĩa rất quan trọng cho cây trồng. Việc giảm chất hữu cơ trong đất sẽ đưa đến giảm độ xốp đất. Đất kém thông thoáng có thể giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng (Lipiec and Stepniewski, 1995). 1.1.6 Hệ số thấm (Ksat) Hệ số thấm bảo hoà Ksat là thông số chính để dự đoán dòng chảy bảo hoà trong đất, ngoài các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến hệ số thấm, sa cấu và cấu trúc đất cũng làm cho hệ số thấm bị thay đổi một cách đáng kể. Chỉ tiêu này dùng để phân biệt khả năng thấm và thoát nước của đất. Đất có giá trị Ksat cao sẽ có tác dụng thấm nước và thoát nước nhanh không bị ngập úng (Radeliffe and Rasmussen, 2000). Hầu hết đất lúa nước đạt năng suất cao tại Nhật Bản có tốc độ thấm trong khoảng 20 – 30mm/ngày (Takai and Mada, 1997). Riêng ở Trung Quốc để đạt được năng suất cao, tốc độ thấm trong đất từ 9 – 15 mm/ngày (Yang and Chen, 1961). Thực tế thì tốc độ thấm tối hảo cho năng suất lúa tuỳ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất và điều kiện hoạt động thích hợp của vi sinh vật đất. Khi ruộng lúa bị ngập liên tục (với tốc độ nhỏ hơn 5 mm/ngày) thì tốc độ phân huỷ chất hữu cơ và sự khoáng hoá đạm rất thấp do đất trong tình trạng bị khử cao. 1.1.7 Lượng nước hữu dụng Lượng nước hữu dụng là lượng nước được đất dự trữ lại: cây trồng sử dụng dễ dàng nhất. Nói cách khác độ ẩm hữu dụng là sự chênh lệch giữa độ ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo. Độ ẩm có sẳn cho cây là tỉ lệ của ẩm độ hữu hiệu mà cây trồng hấp thu dễ dàng nhất, thường chiếm khoảng 75 – 80% ẩm độ hữu dụng (Chu Thị Thơm và ctv, 2006). Lượng nước hữu dụng trong đất được đánh giá thông qua chỉ số pF (lực giữ nước của nền đất) và trị số này thay đổi đối với các loại đất khác nhau (Kisu, 1978). Các nhà khoa học đã xác định độ ẩm trong đất bằng khoảng 60 – 75% độ trữ ẩm tối đa để có một lượng trữ không khí khoảng 15 – 35% thể tích của đất là ẩm độ thích hợp nhất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2005). 1.1.8 Sự kết cứng và đóng váng trên bề mặt đất Đây là sự kết cứng bề mặt đất trong suốt thời gian đất bị khô cho đến khi đất được bảo hòa nước trở lại. Đất dưới sự khô cứng trở nên rất cứng và không có cấu trúc. Sự khô cứng này không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài (cày, dậm, trục…do động vật máy móc hoặc con người) mà do tính chất đất tạo ra. Sự khô cứng của đất thay đổi theo các yếu tố sau đây: Loại sét, tính trương co của đất, sức bền của đất, sự đóng ván bề mặt đất, tình trạng ngập lũ. Đất không có cấu trúc có cấu tạo rời rạc, điều đó làm cho trạng thái đất quá chặt, dính, đường mao quản mỏng, nhỏ, độ xốp kém. Những đất như vậy có tính thấm nước kém, nước dự trữ trong đất sẽ rất ít, độ dẫn mao quản cao, nước dễ đưa lên bề mặt và mất nhiều do bốc hơi. Điều đó dẫn đến việc hình thành những lớp váng trên mặt ruộng, sau khi mưa những lớp váng này dễ bị cứng lại gây cản trở cây trồng và khi khô đất dễ bị nứt nẻ. Ở các đất thịt, tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp váng cứng trên mặt đất. Lớp vỏ cứng trên mặt đất này có thể dầy vài milimet nhưng nó sẽ làm giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng (Lê Văn Khoa và ctv, 2003). Sự hình thành nên lớp váng ở bề mặt (do sự bong đất mặt) thì thường được thấy nhiều hơn trên những vùng đất có hàm lượng thịt cao, hay cát mịn và hàm lượng sét của nó tương đối thấp (Trần Kim Tính, 2003). Việc canh tác làm phá huỷ cấu trúc đất sẽ làm giảm lượng tế khổng lớn trong đất và tăng các tế khổng nhỏ ở bề mặt của tầng canh tác ảnh hưởng đến tính thấm của đất (S.S Prihar et al, 1985). Sự kết cứng của đất tác động trực tiếp đến sự nẩy mầm của hạt giống, sự tăng trưởng của cây trồng, khả năng thoáng khí và thoát nước của đất. Tuy nhiên, ở một số loại đất ở Châu Âu điều này có thể được thay đổi bởi sự thêm vào một lượng các hydroxide sắt, nhôm vào trong đất như là tác nhân liên kết (Lê Văn Khoa, 2003). Hình 1.7: Sự đóng váng kết cứng bề mặt khi đất khô 1.2. Hoá học đất 1.2.1 Độ chua hiện tại(pHH20) Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất. pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của dinh dưỡng cây trồng, độc chất trong đất, đến hoạt động của vi sinh vật đất (Tất Anh Thư, 2006). Theo Trần Thành Lập (1999), đất Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH = 4,0-5,5. Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể <3,0, ở trị số pH này cây chịu phèn mới sống nổi. Đất bị nhiễm mặn thường có pH từ 7 trở lên. Một lọai đất rất acid có pH thấp, đất này thiếu Ca và Mg trao đổi, các chất Al, Fe, Mn và Bo hòa tan rất nhiều, chất Mo ít hòa tan, độ hữu dụng của N và P rất thấp. Một loại đất kiềm có pH cao đất này nhiều Ca, Mg và Mo, có ít Al, độ hữu dụng đạm cao (Trần Thành Lập, 1999). Trên đất mặn pH từ 6,0-7,5 và tỷ lệ với độ mặn (Nguyễn Văn Luật, 2003). Nếu đất có pH quá cao, đất sẽ thiếu Fe, Mn, Cu, Zn và nhất là thiếu P và Bo. Ngoài ra vi khuẩn hoạt động tích cực ở các pH trung bình sẽ hoạt động kém. Tổng quát mà nói thì đất có pH = 6 - 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tối đa của chất dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004). Theo H.Eswaran (1985), đất lúa nước thường có pH trong khoảng 4,5 và 6. pH tốt nhất cho cây lúa phát triển là pH=5,5 -7,5. Đất có pH thấp hơn 5,2 hay lớn hơn 8,2 đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. 1.2.2 Độ chua tiềm tàng (pHKCl) Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ tự do và hấp thu trên bề mặt keo đất. Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004). Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và bazơ mạnh sẽ làm đất có phản ứng trung tính (pH trong khoảng từ 6,0 – 7,0). Nếu trong đất tồn tại nhiều muối axit mạnh và muối bazơ yếu thì đất có phản ứng chua (pH 7,5). Độ pH của đất còn phụ thuộc vào mức độ thực hiện các phản ứng trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất, giữa dung dịch đất và rễ cây. 1.2.3 Chất hữu cơ trong đất Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật, chất hữu cơ gồm xác bả hữu cơ chưa phân hủy, đang phân hủy và đã phân hủy trong đó có xác bã hữu cơ động vật, vi sinh vật. Tùy theo thành phần và hàm lượng hữu cơ trong đất mà chúng có vai trò khác nhau (Trần Thành Lập, 1999). Theo Nguyễn Thế Đặng và ctv (1999), chất hữu cơ là thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hoá từ đá mẹ để tạo thành. Chất hữu cơ góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985). Theo Đỗ Ánh (2002) chất mùn trong đất là một nguồn dinh dưỡng có tương quan rất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm của chúng ta. Những thành tựu nghiên cứu về chất mùn ở điều kiện nhiệt đới ẩm của Castagnol 1942, Fridland 1958-1964, Duchaufour 1968...đã ghi nhận, về sau Ngô Văn Phụ (1970-1979) đều cho rằng mùn ở đất Việt Nam rất quan trong việc tạo độ phì nhiêu đất (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho rằng hàm lượng chất hữu cơ tối thích cho đất lúa nước là 4%. Nếu giảm 1% chất hữu cơ thì lân bị giữ chặt trong đất tăng 50mg/100g đất (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Theo Thái Công Tụng (1971), sự ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất đất đai. Ảnh hưởng của màu sắc đất đai: nâu đến đen Ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất như: khả năng giữ nước, độ dẻo dính. Ảnh hưởng đến khả năng trao đổi base như: làm cho đất đai hấp thụ được nhiều chất base hơn, 30 - 90% ngoại hấp là do chất hữu cơ. Cung cấp và tăng độ hữu dụng của chất dinh dưỡng. Theo Trần Thành Lập (1999), đất ĐBSCL thường có hàm lượng chất hữu cơ vào độ trung bình. Đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ rất thấp 0,3 - 1,2%. Đất giàu hữu cơ nhất ĐBSCL là đất than bùn, có hàm lượng hữu cơ đến 25%, đất phèn cũng giàu chất hữu cơ ở tầng mặt. Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu số một về độ phì, nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính trong hệ sinh thái đất. Để nông nghiệp phát triển bền vững nhất thiết phải giảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất là việc sử dụng đất vùng nhiệt đới (Lê Văn Khoa và ctv, 2000). Ở vùng nhiệt đới thường có hàm lượng chất hữu cơ thấp do kết quả của quá trình phong hoá mạnh làm chúng bị phân giải nhanh. (Nguyễn Xuân Cự, 2005). Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993). Trong quá trình khoáng hoá chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, chất hữu cơ làm giảm sự cố định K, P trong đất (Nguyễn Tử Siêm và ctv, 1999). Chất hữu cơ có khả năng tạo phức với kim loại (Jones and Jarvis, 1981). Chất hữu cơ có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hoà tan trong dung dịch do đó làm giảm khả năng gây độc của Al cho cây trồng (Hargrove and Thomas, 1981). Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993). 1.2.4 Dung tích hấp phụ cation (CEC) Dung tích hấp phụ cation hay còn gọi là khả năng trao đổi cation của đất càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ và trao đổi các dưỡng chất tốt. Đất ĐBSCL thường chứa nhiều sét và ít hữu cơ nên dung tích hấp phụ thuộc loại trung bình đến khá (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004). CEC của đất liên quan đến khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng và có liên quan đến phương pháp bón phân hợp lý. Đất giàu chất hữu cơ, có CEC cao cũng là đất có khả năng bảo quản cao dinh dưỡng cây trồng. Nếu đất chứa Al chiếm 60% CEC thì gây độc cho cây trồng. Đất bạc màu có CEC thấp thì CEC trở thành yếu tố hạn chế (Đỗ Ánh và ctv, 2000). Theo Nguyễn Vy (2003), dung tích hấp phụ trong các loại đất Việt Nam trong khoảng 5 - 30 meq/100g đất. Nhìn chung giá trị dung tích hấp phụ càng cao thì đất càng phì nhiêu. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất còn phụ thuộc vào thành phần và tỷ lệ các cation trong dung tích hấp phụ đó (Nguyễn Vy, 2003). 1.2.5 Độ dẫn điện dung dịch đất (EC) Độ mặn trong đất làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng, giảm lượng nước hữu dụng trong đất, phá huỷ cấu trúc của đất (Tất Anh Thư, 2006). EC được tính bằng đơn vị mmhos trên centimet, chính mmhos cũng là trị số nghịch đảo của đơn vị đo sức cản điện (ohms). Trị số mhos/cm là một đơn vị rất lớn, phần lớn EC của dung dịch đất thì nhỏ hơn trị số này rất nhiều (Trần Kim Tính, 2003). EC là độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp nồng độ muối hoà tan trong dung dịch đất. Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối hoà tan cao, mà trong đất phèn sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối có thể cao và gây độc cho cây (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Theo H. Eswaran (1985), cây lúa rất nhạy cảm với độ mặn, cây lúa sẽ không phát triển được nếu trên đất lúa nước có EC > 6 mmhos/cm. EC = 4 – 6 mmhos/cm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, nếu EC < 2 mmhos/cm thì cây lúa phát triển bình thường. 1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu 1.3.1. Vị trí địa lý Huyện Lai Vung nằm phía nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 23.793,55 ha, chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnh Đồng Tháp. Với dân số năm 2006 là 164.953 người, mật độ dân số khoảng 693,28 người/km2. Về hành chính, Huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 11 xã. Toạ độ địa lý: Hình 1.9: Bản đồ đất huyện Lai Vung Từ 10o 08’ đến 10o 24’vĩ độ Bắc. Từ 105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Đông. Tứ cận: Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành; Phía Tây giáp Thành phố Cần Thơ; Nhìn chung vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sử dụng đât.  Hình 1.10. vị trí huyện Lai Vung trong tỉnh Đồng Tháp Nằm giáp sông Hậu thuận lợi cho việc giao thông thuỷ, cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Huyện có các trục giao thông quan trọng như kênh mương khai, tuyến vận tải thuỷ quốc gia rạch Sa Đéc, rạch Lấp Vò nối với cảng Đồng Tháp, cảng Sa
Luận văn liên quan