Thành phố Đà Nẵng là đô thịloại I cấp quốc gia, trung tâm du lịch, công nghiệp
thương mại, cảng biển và dịch vụhàng hải, có vịthếquan trọng trong sựphát triển của
vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước
và các quốc gia trên thếgiới đặc biệt là các nước trong khu vực. Thành phố Đà Nẵng
là cửa chính ra biển của các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung trung bộ đồng thời có vị
trí quốc phòng trọng yếu.
Trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng có bước phát triển rất mạnh mẽtrên
nhiều lĩnh vực. Sựtăng trưởng kinh tế, du lịch và dịch vụcủa thành phốdựkiến sẽtiếp
tục giữ ởmức cao và nó cũng sẽ đặt ra những thách thức nhất định đối với sựphát
triển của các đơn vịdịch vụcông cộng trong những năm tới.
Tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những thời gian qua đã
có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong quá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đềmôi trường nghiêm trọng.
Chất lượng môi trường không khí, nước đang ngày càng xấu đi, chất thải rắn ngày
càng gia tăng. Những vấn đềnày tạo ra một áp lực khá lớn lên công tác quản lý môi
trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, vấn đềhiện nay là chúng ta phải làm
nhưthếnào đểcó thểcải thiện hiện trạng môi trường, bảo vệmôi trường trong tương
lai phù hợp với định hướng phát triển kinh tếcủa thành phố.
83 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8751 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Các chữ viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của Đề án .............................................................................. 9
1.2 Mục tiêu của đề án .................................................................................. 10
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................. 10
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 10
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 11
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 11
2.1.2 Địa hình ............................................................................................ 11
2.1.3 Khí hậu ............................................................................................. 11
2.2 Điều kiện xã hội ...................................................................................... 12
2.2.1 Dân số .............................................................................................. 12
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế .............................................................. 14
2.3 Hiện trạng tài nguyên thành phố Đà Nẵng .......................................... 18
2.3.1Tài nguyên khoáng sản ..................................................................... 18
2.3.2 Tài nguyên rừng ............................................................................... 19
2.3.3 Tài nguyên nước .............................................................................. 20
2.3.4 Tài nguyên đất ............................................................................... 221
2.4 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 27
3.1.1Chất lượng môi trường nước mặt và nước dưới đất ........................ 27
3.1.2 Chất lượng nước sông ...................................................................... 27
3.1.3 Chất lượng nước hồ ......................................................................... 28
3.1.4 Hiện trạng hệ thống cấpnước ................................................................. 29
3.1.5 Tình hình cấp, thoát nước và sử dụng nước sạch ............................ 29
3.2 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn ..................................... 31
3.2.1 Chương trình quan trắc môi trường không khí ................................ 31
3.3 Hiện trạng chất thải rắn ........................................................................ 34
2
3.3.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ................... 35
3.3.2 Công nghệ Xử lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng .................. 39
3.3.3 Công nghệ xử lý nước rác rỉ ............................................................ 39
CHƯƠNG 4
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2015
4.1 Những nhiệm vụ chủ yếu và kế hoạch thực hiện đến 2010 - 2015 ..... 41
4.1.1 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ............... 41
4.2 Mục tiêu ................................................................................................... 41
4.2.1 Mục tiêu phát triển xã hội ............................................................... 42
4.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế .............................................................. 43
4.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng .............. 43
4.4 Phát triển các ngành và lãnh vực kinh tế-xã hội ............................... 44
4.4.1 Công nghiệp ..................................................................................... 44
4.4.2 Thương mại ...................................................................................... 44
4.4.3 Du lịch .............................................................................................. 44
4.4.4 Dịch vụ ............................................................................................. 45
4.4.5 Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn ........................ 45
4.4.6 Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................ 46
4.5 Chiến lược phát triển kinh tế ................................................................ 48
4.5.1 Các chiến lược phát triển ưu tiên ..................................................... 48
4.6 Các nguyên nhân gây biến động và ảnh hưởng đến môi trường ....... 50
4.6.1 Áp lực gia tăng dân số ..................................................................... 50
4.6.2 Áp lực của quá trình công nghiệp hoá ............................................. 51
4.6.3 Áp lực của sự phát triển dịch vụ ...................................................... 51
4.6.4 Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên nước .......................................... 52
4.7 Xác định những vấn đề môi trường trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố đến 2010 ................................................................... 52
4.7.1 Do quá trình phát triển công nghiệp ................................................ 52
4.7.2 Do quá trình đô thị hoá .................................................................... 53
4.7.3 Do quá trình phát triển dịch vụ và du lịch ....................................... 53
4.7.4 Do quá trình phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ..................... 53
4.7.5 Những vấn đề môi trường gắn với môi trường biển và ven biển .... 53
CHƯƠNG 5
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
5.1. Những vấn đề tồn tại ............................................................................. 55
3
5.1.1 Cơ chế chính sách ............................................................................ 55
5.1.2 Hạ tầng cơ sở ................................................................................... 55
5.1.3 Nguồn lực ......................................................................................... 55
5.1.4 Dân số .............................................................................................. 56
5.1.5 Môi trường ....................................................................................... 56
5.1.6 Vấn đề Quy hoạch ............................................................................ 56
5.1.7 Công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng................... 57
CHƯƠNG 6
XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2010 TẦM NHÌN 2015
6.1 Mục tiêu xây dựng chiến lược ............................................................... 60
6.1.1 Mục tiêu đến 2015 ........................................................................... 60
6.1.2 Mục tiêu đến 2010 ........................................................................... 60
6.2 Nội dung cơ bản của chiến ..................................................................... 62
6.2.1 Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường .............................. 62
6.2.2 Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường .................. 63
6.2.3 Bảo vệ khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......... 64
6.2.4 Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước ..... 64
6.2.5 Bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và khu công nghiệp ............. 65
6.2.6 Bảo vệ môi trường Biển, ven biển ................................................... 65
6.2.7 Bảo vệ môi trường Nông thôn, miền núi ......................................... 65
CHƯƠNG 7
ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2010 – 2015
7.1 Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 66
7.1.1 Giải pháp về thể chế, chính sách...................................................... 66
7.1.2 Giải pháp về nguồn vốn và công cụ kinh tế ..................................... 67
7.1.3 Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý ...................................... 67
7.1.4 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT ...................... 68
7.1.5 Giải pháp về mặc khoa học công nghệ ............................................ 69
7.1.6 Giải pháp về hợp tác quốc tế, trong nước và liên tỉnh ..................... 69
7.2 Xây dựng các chương trình hành động bảo vệ môi trường thành phố
Đà Nẵng đến 2010 tầm nhìn 2015 .......................................................... 70
7.2.1 Chương trình hành động nâng cao nhận thức công đồng ................ 70
7.2.2 Chương trình hành động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
và quản lý chất thải công nghiệp .............................................................. 71
7.2.3 Chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí ................. 72
7.2.4 Chương trình hoạt động giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước73
4
7.2.5 Chương trình hành động xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ................................................................................. 74
7.2.6 Chương trình hành động ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu ... 74
7.2.7 Chương trình hành động nước sạch và VSMT nông thôn ............... 75
7.2.8 Chương trình hành động Quản lý rác đô thị .................................... 75
7.3 Đề xuất ưu tiên cho hợp phần quản lý chất thải rắn giai đoạn
2010-2015 ................................................................................................. 76
7.3.1 Định hướng ...................................................................................... 76
7.3.2 Định hướng chiến lược ................................................................... 76
7.3.3 Đề xuất Dự án ưu tiên cho quản lý chất thải rắn giai đoạn
từ năm 2010-2015 ..................................................................................... 77
7.3.4 Các dự án tiếp tục triển khai ............................................................ 82
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên .................................... 12
Bảng 2.2 Dân số trung bình của thành phố ................................................... 12
Bảng 2.3 Dân số trung bình phân chia theo thành thị - nông thôn ................ 13
Bảng 2.4 Dân số trung bình phân chia theo giới ........................................... 13
Bảng 2.5 Dân số trung bình phân chia theo quận, huyện .............................. 13
Bảng 2.6 Tình hình dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999 – 2005 ............... 14
Bảng 2.7 Diện tích đất tự nhiên phân chia theo quận huyện ( km2) .............. 21
Bảng 2.8 Diện tích đất tự nhiên.(km2) ........................................................... 22
Bảng 3.1 Số lần vượt Tiêu Chuẩn Việt Nam 5942 – 1995 (B) ..................... 29
Bảng 3.2 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 31
Bảng 3.3 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 32
Bảng 3.4 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 33
Bảng 3.5 Thành phần chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng ............... 35
Bảng 3.6 Thu gom và phát sinh rác thải tại khu vực đô thị thành phố
Đà Nẵng từ năm 1993 đến năm 2005 ............................................................. 37
Bảng 7.1 Ước tính khối lượng rác thu gom tại thành phố Đà Nẵng từ năm
2005 - 2010 .................................................................................................... 77
Bảng 7.2 Tổng công suất của xe vận chuyển chất thải rắn của công ty
MTĐT Trong điều kiện không được tăng cường xe vận chuyển ................... 77
Bảng 7.3 Công suất các xe hiện có của Công ty Môi trường Đô thị
Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm 2010 ............................................................. 78
Bảng 7.4 Số xe cần bổ xung ........................................................................... 79
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng .......................................... 23
Hình 3.1 Khu Công Nghiệp Đà Nẵng ............................................................ 24
Hình 3.2 Khu Công Nghiệp Hoà Khánh ........................................................ 25
Hình 3.3 Khu Công Nghiệp Liên Chiểu ......................................................... 26
Hình 3.4 Khu Công Nghiệp Dịch vụ Thuỷ Sản Thọ Quang .......................... 27
7
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Biolchemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu ôxy hóa học
GEF : Global Environmental Fund - Quỹ Môi trường toàn cầu
GDP: Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
UNEP: United Nations Environment Programme -Chương trình Môi trường của
Liên hợp quốc
UNDP: United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc
8
LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm du lịch, công nghiệp
thương mại, cảng biển và dịch vụ hàng hải, có vị thế quan trọng trong sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước
và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực. Thành phố Đà Nẵng
là cửa chính ra biển của các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung trung bộ đồng thời có vị
trí quốc phòng trọng yếu.
Trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng có bước phát triển rất mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế, du lịch và dịch vụ của thành phố dự kiến sẽ tiếp
tục giữ ở mức cao và nó cũng sẽ đặt ra những thách thức nhất định đối với sự phát
triển của các đơn vị dịch vụ công cộng trong những năm tới.
Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những thời gian qua đã
có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong quá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Chất lượng môi trường không khí, nước đang ngày càng xấu đi, chất thải rắn ngày
càng gia tăng. Những vấn đề này tạo ra một áp lực khá lớn lên công tác quản lý môi
trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, vấn đề hiện nay là chúng ta phải làm
như thế nào để có thể cải thiện hiện trạng môi trường, bảo vệ môi trường trong tương
lai phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố.
9
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của Đề án
Thành phố Đà Nẵng hiện có 5 khu công nghiệp với gần 300 dự án đầu tư sản
xuất trên tổng diện tích hơn 1.399 ha, tập trung chế biến thực phẩm, giấy, dệt may, dày
da, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khu công
nghiệp chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, do đó môi trường tại một số khu
đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm.
Những năm gần đây tốc độ đô thị hoá của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức cao,
thành phố phát triển thêm quận Cẩm Lệ nâng tổng số quận nội thành của thành phố là
6 quận và hình thành những vùng đô thị mới dọc theo quốc lộ số I và các đường liên
tỉnh thuộc huyện Hoà Vang
Thành phố Đà Nẵng hiện có 4277 cơ sở công nghiệp, trong đó trên 350 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và lớn, khoảng 10% số cơ sở tập trung vào
các khu, cụm công nghiệp, số còn lại nằm rải rác ngoài khu công nghiệp và xen lẫn
trong khu dân cư.
Cơ cấu Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng tương đối đa dạng, có đủ các ngành
công nghiệp quan trọng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ đã được xây dựng từ trên
30 năm trước đây và một số được xây dựng trước khi luật Bảo vệ Môi trường được
ban hành và có hiệu lực nên công nghệ sản xuất lạc hậu, chấp vá, không đảm bảo vệ
sinh môi trường. Gần 90% các cơ sở công nghiệp nằm trong khu vực nội thành, các
cụm công nghiệp được hình thành trước đây đều nằm xen kẽ với các khu dân cư,
không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng mà còn ngăn cản sự cải tạo
các cơ sở công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường từ
nguồn chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Chất thải rắn trong
đó bao gồm cả chất thải nguy hại không được thu gom và xử lý theo đúng qui định của
luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã làm suy thoái môi trường thiên nhiên một cách
nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người dân sống trong khu vực.
Phần lớn các cơ sở công nghiệp sử dụng máy cũ, lạc hậu, thiếu không gian để
phát triển và không có hệ thống xử lý chất thải. Các nhà máy, xí nghiệp chưa đề cập đến
vấn đề xử lý chất thải rắn, biện pháp duy nhất là ký hợp đồng với Công ty Môi trường
đô thị Đà Nẵng thu gom và vận chuyển chất thải tới chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải
Khánh Sơn. Một số đơn vị tư nhân cũng ký hợp đồng thu gom chất thải của các cơ sở
công nghiệp, mục đích chính của các đơn vị này là thu hồi các phế liệu có thể tái sử
dụng được.
Do tính đa dạng của công nghiệp Thành phố Đà Nẵng nên thành phần chất thải
cũng rất phức tạp: Ngoài các chất ô nhiễm thường gặp như các chất hữu cơ, dầu thải...
còn có các chất độc hại nguy hiểm như Thuỷ ngân, Arsen và các kim loại nặng có tính
nguy hại cao.
Các loại nước thải chứa một số chất độc hại như nước thải từ các ngành công
nghiệp nhuộm, nấu bột giấy, nước thải từ bể mạ kim loại có chứa các hoá chất với
nồng độ cao như sút, crom, nước thải từ các ngành chế biến thực phẩm chứa chất thải
hữu cơ nồng độ cao.
10
Tất cả các chất thải độc hại này đều không được xử lý hoặc xử lý không thích
đáng đã gây ô nhiễm nguồn nước, đất khi chúng được xả ra xung quanh khu vực sản
xuất và đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người công nhân trực
tiếp sản xuất và công nhân môi trường thu gom và xử lý chúng.
1.2 Mục tiêu của đề án
Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng, góp
phần bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực quản lý môi trường trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình công tác quản lý môi trường tại
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường
Xây dựng các chiến lược nhằm bảo vệ môi trường trong tương lai
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án tập trung vào các hiện trạng môi trường nước,
môi trường không khí và chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng.
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập và tổng hợp tài liệu.
Đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xây dựng đề án trên cơ sở thu thập các số liệu thực tế. Đề án mang tính thực
tiễn và có thể áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
11
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh
Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp
Biển Đông.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là
trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước