Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và kết quả kế hoạch sử dụng đất đai huyện Cao Lãnh giai đoạn 2005 – 2010 trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất huyện

“Đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai”.(Lê Quang Trí, 1996).

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và kết quả kế hoạch sử dụng đất đai huyện Cao Lãnh giai đoạn 2005 – 2010 trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Đất đai 1.1.1. Định nghĩa “Đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai”.(Lê Quang Trí, 1996). 1.1.2. Vai trò đất đai Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân. Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ. Như vậy có thể khái quát: Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất…), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc…). Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta. Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục Địa chính, 1996). Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi. Vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau. (Lê Quang Trí, 2004). 1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai 1.2.1. Khái niệm “Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, có tính thay đổi trong sử dụng đất đai và liên quan đến những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các mô hình sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với nhu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”.(UNCED, 1992 và FAO, 1995). 1.2.2. Mục tiêu Hiệu quả Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng trong sử dụng đất đai. Ở bất kỳ một hình thức sử dụng đất đai riêng biệt nào thì nó cũng có tính thích nghi cho từng vùng riêng biệt của nó hay đôi khi nó thích nghi chung cho cả các vùng khác. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Đối với những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến vật chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ các vùng đất có thể cho được. Còn mục đích của Nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng hóa với nước ngoài qua sản xuất cho xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu. (Lê Quang Trí, 2005). Bình đẳng – có khả năng chấp nhận được Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng đất đai của mọi người trong xã hội. Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là nâng cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ. Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm mức thu nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa. Quy hoạch là phải đạt được những tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng biệt cũng như phân chia đầu tư hợp lý và cũng đồng thời với các nguồn tài nguyên khác. (Lê Quang Trí, 2005). Tính bền vững Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những nhu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hàng hóa cho nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thì lại lệ thuộc vào tài nguyên nên việc bảo vệ và sử dụng cân đối nguồn tài nguyên này là nhằm bảo đảm sự sản xuất được lâu bền trong tương lai. Trong một cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại tương lai của cộng đồng đó. Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng và xem như một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất đai khác có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng đồng đó. (Lê Quang Trí, 2005). 1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai 1.3.1. Định nghĩa - Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê. (Điều 4 - Luật Đất đai 2003). - Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. (Điều 4 - Luật Đất đai 2003). 1.3.2. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng, số liệu về đối tượng sử dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính. - Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được để rút ra kết luận đánh giá về tình hình hiện trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai; đề xuất kiến nghị các biện pháp, chính sách quản lý sử dụng đất đai cho phù hợp với thực tiễn. - Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai. - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai. 1.3.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước. - Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai. - Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng. 1.3.6. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai - Kết quả thống kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước gồm: + Biểu số liệu thống kê đất đai; + Báo cáo kết quả thống kê đất đai. - Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước gồm: + Biểu số liệu kiểm kê đất đai; + Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 1.3.7. Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai - Báo cáo kết quả thống kê đất đai bao gồm các nội dung sau: + Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu thống kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu; + Thuyết minh kết quả thống kê đất đai gồm việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất từ kỳ thống kê gần nhất và từ kỳ kiểm kê gần nhất đến kỳ thống kê này; tình hình tranh chấp địa giới hành chính và số liệu thống kê đối với phần diện tích đất đang tranh chấp (nếu có); kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai. - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm các nội dung sau: + Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu kiểm kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu; phân tích sự khác nhau giữa số liệu trong hồ sơ địa chính và số liệu thu thập trên thực địa; nguồn tài liệu và phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. + Thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai gồm đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất từ kỳ kiểm kê của mười (10) năm trước và kỳ kiểm kê của năm (05) năm trước đến kỳ kiểm kê này; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các kỳ kiểm kê; tình hình tranh chấp địa giới hành chính và số liệu kiểm kê đối với phần diện tích đất đang tranh chấp (nếu có); kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai. 1.3.8. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai - Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của xã được lưu tại Ủy ban nhân dân xã và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai in trên giấy của cấp huyện được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; kết quả thống kê, kiểm kê đất đai dạng số của cấp huyện được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước được lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện như quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Cao Lãnh 1.4.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Cao Lãnh có diện tích tự nhiên 49.082,4178 ha (Niên giám thống kê 2009), thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, hoạt động sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, giao thông của huyện thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện phát triển khá mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Huyện Cao Lãnh có vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, huyện Tam Nông. + Phía Nam giáp thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành và huyện Lấp Vò. + Phía Đông giáp huyện Tháp Mười và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. + Phía Tây giáp huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh và huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, phạm vi địa lý: từ 10019’00’’ đến 10040’40” độ vĩ Bắc, từ 105033’25” đến 105049’00” độ kinh Đông. Huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thuỷ dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong - Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; đường bộ dài 464 km, đặc biệt có 36 km đường quốc lộ 30 - là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Nằm ở phía Bắc sông Tiền, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp sông Tiền (thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò). (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Cao Lãnh năm 2010). Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (năm 2000) Địa hình địa mạo: Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4 - 5 tháng/năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp. Khí hậu-thủy văn: Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng cơ bản sau: - Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C – 32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. - Lượng mưa bình quân hàng năm thấp (1.332 mm chỉ bằng 70% lượng mưa năm của thành phố Hồ Chí Minh) và chia làm hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ. Riêng khu vực nằm trong những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc xoáy. + Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng. Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa tại chỗ. Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt. + Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng thoát nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng (8,9,10), đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95 m hầu hết diện tích tự nhiên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp ngập ở độ sâu 2 - 2,5 m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh số 1 ngập ở độ sâu 1,5 - 2 m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập từ độ sâu 1 - 1,5 m. + Mùa kiệt Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới để tưới bổ sung nước cho cây trồng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1... nên khá phong phú thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa. ● Diện tích và dân số Huyện Cao Lãnh có diện tích là 491km2 và dân số 207.743 người người gồm 18 đơn vị hành chính (17 xã và 1 thị trấn). Bảng 1.1. Diện tích và dân số huyện Cao Lãnh năm 2010 Tên xã, thị trấn Dân số (Người) Diện tích (km2) TT Mỹ Thọ 13.749 8,8 Mỹ Thọ 8.398 25,4 An Bình 8.718 8,6 Nhị Mỹ 11.716 28,2 Mỹ Xương 8.432 11,1 Bình Hàng Tây 10.204 15,3 Bình Hàng Trung 13.122 20,4 Tân Hội Trung 8.689 43,1 Ba Sao 13.616 66,0 Phương Thịnh 10.178 45,7 Gáo Giồng 8.309 55,4 Bình Thạnh 20.345 31,4 Phong Mỹ 19.146 29,4 Tân Nghĩa 10.421 23,9 Mỹ Long 11.143 22,1 Mỹ Hội 10.999 16,9 Phương Trà 8.406 15,1 Mỹ Hiệp 12.153 23,4 (Niên giám thống kê, 2009) 1.4.2. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra đất của chương trình 60 – B toàn huyện Cao Lãnh có 3 nhóm: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất bị xáo trộn. Tài nguyên nước Nước mặt: phong phú, được cung cấp trực tiếp bởi con sông Tiền thông qua các hệ thống kênh rạch thông nhau như sông Cần Lố, kênh An Phong – Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1…thuận lợi cho việc phát triển cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên các khu vực xa sông thuộc vùng Đồng Tháp Mười (xã Gáo Giồng, Phương Thịnh) thường bị thiếu nước vào mùa khô và bị ảnh hưởng nước phèn vào đầu mùa mưa. Nước ngầm: Tình hình nước ngầm trên địa bàn huyện Cao Lãnh ở nhiều độ sâu khác nhau nhưng chất lượng nước không tốt thường bị nhiễm phèn, chủ yếu khai thác phục vụ cho sinh hoạt, không kinh tế trong việc khai thác sử dụng cho mục đích khác. (Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 05 năm 2006 – 2010 huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp). Tài nguyên rừng Đất rừng ở huyện Cao Lãnh chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích khoảng 1625,78 ha, trong đó chủ yếu là rừng tràm được phân bố ở các xã: Gáo Giồng, Ba Sao và 174,04 ha rừng đặc dụng ở xã Mỹ Long. Hơn nữa, trong khu vực dân cư các hộ gia đình vẫn trồng các loại cây xanh như tràm, bạch đàng và một số loại cây lâu năm khác để lấy gỗ đảm bảo mật độ che phủ và cân bằng sinh thái trên địa bàn huyện. (Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 05 năm 2006 – 2010 huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp). Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên các loại khoáng sản như quặng kim loại, đá xây dựng…không có. Cát bồi lắng xuất hiện ven sông thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, Mỹ Xương trong những năm gần đây đang khai thác sử dụng cho mục đích san lấp và làm vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương và các tỉnh, huyện lân cận. 1.4.3. Thực trạng môi trường Huyện Cao Lãnh là huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm được bồi đắp bởi nguồn phù sa từ sông Mê Kông đổ về đất đai phì nhiêu và màu mỡ, môi trường không khí trong sạch, có nguồn nước mặt phong phú, thời tiết thuận hòa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển toàn diện ngành nông nghiệp như sản xuất chế biến lúa gạo và vật nuôi cây trồng. Bên cạnh đó trước sức ép về sản xuất lương thực, thực phẩm ngày càng tăng để tăng năng suất cây trồng con người đã sử dụng nhiều biện pháp khai thác tối đa nguồn dinh dưỡng của đất làm thoái hóa đất mất cân bằng dinh dưỡng, thay đổi tính chất đất. Môi trường nước ở sông, kênh, gạch, ao hồ đang tiếp tục suy thoái do nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, rác thải,…do vậy vấn đề cấp, thoát nước, xử lý rác thải ở các cụm tuyến dân cư là thật sự cần thiết và cấp bách. (Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 05 năm 2006 – 2010 huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp). Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Phương tiện 2.1.1. Thời gian thực hiện Thời gian nguyên cứu từ ngày 10 tháng 02 năm 2011 đến ngày 10 tháng 03 năm 2011. 2.1.2. Địa điểm Khóa luận được thực hiện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lãnh. 2.1.3. Các trang thiết bị - Máy vi tính, USB, máy tính,… 2.1.4. Nguồn dữ liệu - Số liệu quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận trên các loại tài liệu: sổ mục kê đất, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai, số liệu trên máy vi tính. Xác lập trên cơ sở bản đồ giải thửa thành lập năm 1992. - Kết quả thực hiện theo Chỉ thị số 31/2007/CT–TTg ngày 14 tháng 1
Luận văn liên quan