Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - Huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững

Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết. Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng. Xã Sen Thủy – huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình là một xã vùng đồng bằng của tỉnh. Có chiều dài 10 km, với tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.526,86 ha, và tổng dân số của xã là 5.556,00 người. Sen Thủy là một xã đang trên đà phát triển của huyện Lệ Thủy. Tuy nhiên, nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặc tính của vị trí địa lí nên địa bàn của xã có tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc qua theo hướng Bắc – Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế xã hội. Do đất đai có độ phì thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực thực phẩm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích đất được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất của đất. Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa TNĐ&MTNN và cô giáo hướng dẫn, TS.Trần Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững”.

doc67 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8502 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - Huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết. Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng. Xã Sen Thủy – huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình là một xã vùng đồng bằng của tỉnh. Có chiều dài 10 km, với tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.526,86 ha, và tổng dân số của xã là 5.556,00 người. Sen Thủy là một xã đang trên đà phát triển của huyện Lệ Thủy. Tuy nhiên, nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đặc tính của vị trí địa lí nên địa bàn của xã có tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc qua theo hướng Bắc – Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế xã hội. Do đất đai có độ phì thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực thực phẩm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích đất được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất của đất. Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa TNĐ&MTNN và cô giáo hướng dẫn, TS.Trần Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình góp phần xây dựng, làm cơ sở để phục vụ cho công tác phân bổ quỹ đất. - Góp phần tạo nên một cơ sở pháp lí chặt chẽ trong việc quản lí và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cho địa phương . - Góp phần xây dựng cơ sở pháp lí phục vụ cho vấn đề quản lí nhà nước đối với các hình thức giao đất, thu hồi đất…theo quy định của pháp luật về đất đai ở trên địa bàn xã. - Xác định các loại hình sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất nông nghiệp, phục vụ cho phát triển bền vững. - Đề xuất hướng sử dụng đất theo hướng bền vững. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá đúng, khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Các phương án đánh giá cần phải xây dựng trên cơ sở điều tra số liệu, phân tích cụ thể đảm bảo tính khoa học. - Bước đầu đề xuất các giải pháp để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững, có tính khả thi cao. - Sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra đảm bảo độ chính xác của số liệu. - Nội dung đề tài có thể áp dụng vào thực tế. PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐẤT 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người). [2] “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá,….)”. [3] “Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai”. Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất/địa mạo, thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người. 2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất đai - Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất. - Theo Sôbôlev: đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển. - Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. - Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau. - Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên. [2] Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau: - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, …Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. - Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. 2.1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT) LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm. Ngoài ra, LUT còn có nghĩa là kiểu sử dụng đất. [2] 2.1.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất 2.1.2.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm cơ sở cho việc đánh thuế (Nycle C. Brady, 1974). Nhưng mãi đến thế kỷ XIV sau Công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước châu Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, Đocutraiev đã đưa ra cơ sở phân hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá đất khác nhau. Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính chất hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và mục đích sử dụng đất. Vì vậy, có các luận điểm đánh giá đất của một số nước và tổ chức trên thế giới như sau: a/ Luận điểm đánh giá đất của Đôcutraiev Đánh giá đất đai của Đôcutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu nhập từ đất. - Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau. - Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm. - Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu là: + Loại đất theo phát sinh. + Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, tính chất lý học và các dấu hiệu khác). - Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. [2] b/ Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ 10 tổ chức tại Matscơva (1974), một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình bày và nhất trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau: - Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có các yếu tố đánh giá đất khác nhau. - Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm của cây trồng. - Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác. - Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh. - Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng. Trường hợp không có sự tương quan giữa năng suất cây trồng và chất lượng đất là do: + Trình độ thâm canh khác nhau. + Trong quá trình sản suất, tiềm năng của đất chưa có điều kiện thuận lợi để biểu hiện cụ thể bằng năng suất. [2] c/ Luận điểm đánh giá đất của Pháp Theo Đôlômông, khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất. Theo luận điểm này, có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm. Tuy nhiên đánh giá đất theo độ phì đất có những bất cập sau: - Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá đất có giá trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ thống luân canh. - Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể hiện trình độ của người sử dụng đất, bởi vì kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp kỹ thuật tác động là tiền đề để tăng độ màu mỡ của đất. - Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào hình thái phẫu diện đất, nhưng độ phì đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng đạt mức tối ưu. [2] d/ Luận điểm đánh giá đất ở Anh Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì:“ Đánh giá đất theo năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”. [2] e/ Luận điểm đánh giá đất của FAO Phương pháp đánh giá đất theo quan điểm của Đocutraiev và các nhà khoa học đất Liên Xô cũ là nêu lên sự tương tác giữa cây trồng – đất – môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội. Sự đánh giá tổng hợp của yếu tố mang tính khách quan cao, nhưng điều chung nhất là các phương pháp đó quan tâm chủ yếu đến năng suất cây trồng và yếu tố được xếp vào vị trí quan trọng nhất liên quan đến năng suất cây trồng là độ phì nhiêu của đất. Phương pháp này có tác dụng tốt đối với việc đánh giá đất một cách tổng quát. Khi áp dụng đánh giá cho các tiểu vùng cụ thể thì còn mắc phải những hạn chế nhất định. Năm 1970, nhiều nhà khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa ra một phương pháp đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháp hiện tại. Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “ Đề cương đánh giá đất” và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và công bố vào năm 1976 (Khung đánh giá đất – Frameword for Evaluation). Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay. Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, bền vững, ổn định và hợp lý. Vì vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”. Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu. [2] 2.1.2.2 Ở Việt Nam Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có cách phân hạng ruộng đất thành ruộng tốt, ruộng xấu. Đánh giá phân hạng ruộng đất là một đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện đo đạc, phân hạng theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả số lượng lẫn chất lượng. Năm 1092, nhà Lý tiến hành đo đạc ruộng đất lần đầu tiên và lập danh bạ để đánh thuế đất đai. Đến nhà Hậu Lê, ruộng đất đã được phân chia thành các hạng: nhất đẳng điền, nhị đẳng điền… nhằm phục vụ việc quản điền và thu thuế. Ngoài ra trong thời gian này nhà Lê cũng ban hành chính sách quan điền (1429) và chính sách lộc điền (1477). Những kiến thức về đất đai liên quan đến cây trồng được tìm thấy trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và một số các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Nghiêm. Sau khi lên nắm quyền (1802), nhà Nguyễn đã chỉ đạo xây dựng địa bàn thống nhất cho các xã, thôn. Ruộng đất lúc này đã phân thành sáu hạng (lục hạng thổ) đối với ruộng trồng màu và thành bốn hạng (tứ đẳng điền) đối với ruộng trồng lúa làm cơ sở cho việc mua bán cũng như chính sách ban hành ruộng đất. Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất vùng Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Cuối cùng, vào năm 1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên của Việt Nam và cả Đông Dương. Trong thời gian này có một số công trình nghiên cứu về đất như Báo cáo kết quả của phòng phân tích Nam Bộ do P.Morange (1898 - 1901), Bei (1902) và một số nhận xét về thành phần lý hóa học của đất lúa Nam Bộ được công bố thực hiện. Năm 1954, đất nước ta chia làm hai miền: Ở miền Bắc cùng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái Đocutriev. Ở thập kỷ 70 Nguyễn Văn Thân (Viện thổ nhưỡng nông hóa) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó những tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm 1980 – 1982. Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể ĐBSCL năm 1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất đai của FAO bắt đầu được thực hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau. Từ việc đánh giá đất đai cho 9 vùng sinh thái Việt Nam của Phạm Dương Hưng, Công Phò, Bùi Thị Ngọc Duy ở bản đồ tỷ lệ 1: 250000, tới đánh giá đất cấp tỉnh trên bản đồ 1: 100000, 1:50000, cấp huyện 1: 25000 và một số dự án nhỏ 1: 10000. Đến nay, nước ta đã phân chia toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến hạng VI, với 3 cấp độ thích nghi. Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). Trong đó chia ra đất không thích hợp hiện tại (N1), đất không thích hợp vĩnh viễn (N2). [2] 2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT 2.2.1. Các nguyên tắc đánh giá đất - Đánh giá đất tập trung cho một số cây trồng chính: Lúa và các loại cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả… - Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên của đất và không đề cập đến đặc điểm kinh tế - xã hội. - Đánh giá đất trên một số loại đất chính. Ở mỗi loại đất chính trên mỗi loại cây trồng tiến hành xây dựng 3 khung đánh giá đất cho 3 trình độ thâm canh (cao, trung bình và thấp). - Dựa vào kinh nghiệm sản xuất của nông dân. [2] 2.2.2. Nội dung đánh giá đất - Xác định các yếu tố đánh giá đất. - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đất. - Xây dựng bản đồ đất (thể hiện các yếu tố đánh giá đất). - Xây dựng bản đồ đánh giá đất.[2] 2.2.3. Các công đoạn của việc đánh giá đất 2.2.3.1. Bước chuẩn bị - Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ lệ bản đồ và xây dựng đề cương chi tiết. - Thu thập tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. - Chuẩn bị công cụ, vật tư kỹ thuật và kinh phí. - Phác thảo tài liệu ban đầu như các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi… - Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa. - Tổ chức lực lượng tham gia. 2.2.3.2. Bước điều tra dã ngoại - Điều tra bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản và các loại bản đồ chuyên đề như hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông... - Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới, chụp ảnh hình thái phẫu diện đất, cảnh quan theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã dự kiến. - Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế
Luận văn liên quan