Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 là một trong những
đối tượng có giá trị kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loài có kích
thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng là
loài ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh tật cho nên nghề nuôi tôm càng xanh phát triển. Ở nước ta
hiện nay rất chú ý đến việc sản xuất và nuôi tôm càng xanh vì tôm có giá trị kinh tế
được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tôm càng xanh được phân bố ở vùng Tây Nam Châu Á và Thái Bình Dương
nhưng tập trung nhiều nhất là Đông Nam Á, nước ta là nước có sản lượng tôm càng
xanh trong tự nhiên lớn hơn cả so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với sản
lượng khai thác khoảng 6000 tấn trên năm (1980), trong khi đó ở Thái Lan là 400 500
tấn trên năm, Malaysia là 120 tấn trên năm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002).
Nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển mạnh. Tuy nhiên, một trở
ngại lớn trong nuôi thương phẩm tôm càng xanh là sự phân đàn khi nuôi chung tôm
đực và tôm cái, tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái trong cùng quần đàn. Trở ngại
này làm ảnh hưởng đáng kể đến kích cỡ và sản lượng tôm thương phẩm, cho nên việc
sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực để nâng cao hiệu quả và năng suất tôm nuôi.
Trong qui trình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, việc nuôi vỗ thành thục
tôm cái đã vi phẫu loại bỏ tuyến đực trở thành con cái có khả năng sinh sản như con cái
bình thường là rất quan trọng, bởi vì con cái này có số lượng ít. Do đó, cần hoàn thiện
được quy trình nuôi phù hợp.
Xuất phát từ thực trạng đó, được sự đồng ý của Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản II, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở
nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho
sản xuất đàn toàn đực”.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 là một trong những
đối tượng có giá trị kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loài có kích
thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng là
loài ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh tật cho nên nghề nuôi tôm càng xanh phát triển. Ở nước ta
hiện nay rất chú ý đến việc sản xuất và nuôi tôm càng xanh vì tôm có giá trị kinh tế
được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tôm càng xanh được phân bố ở vùng Tây Nam Châu Á và Thái Bình Dương
nhưng tập trung nhiều nhất là Đông Nam Á, nước ta là nước có sản lượng tôm càng
xanh trong tự nhiên lớn hơn cả so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với sản
lượng khai thác khoảng 6000 tấn trên năm (1980), trong khi đó ở Thái Lan là 400 500
tấn trên năm, Malaysia là 120 tấn trên năm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002).
Nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển mạnh. Tuy nhiên, một trở
ngại lớn trong nuôi thương phẩm tôm càng xanh là sự phân đàn khi nuôi chung tôm
đực và tôm cái, tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái trong cùng quần đàn. Trở ngại
này làm ảnh hưởng đáng kể đến kích cỡ và sản lượng tôm thương phẩm, cho nên việc
sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực để nâng cao hiệu quả và năng suất tôm nuôi.
Trong qui trình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, việc nuôi vỗ thành thục
tôm cái đã vi phẫu loại bỏ tuyến đực trở thành con cái có khả năng sinh sản như con cái
bình thường là rất quan trọng, bởi vì con cái này có số lượng ít. Do đó, cần hoàn thiện
được quy trình nuôi phù hợp.
Xuất phát từ thực trạng đó, được sự đồng ý của Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản II, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở
nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho
sản xuất đàn toàn đực”.
2
1.2. Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh hậu bị trên bể
composite cho việc nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng và thành thục sinh dục của tôm
càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực.
1.3. Nội dung
Đánh giá các biến đổi môi trường trong các hệ thống tuần hoàn khác nhau, nuôi
tôm càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực.
Đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành thục sinh dục của tôm
càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất đàn toàn đực.
3
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
2.1.1. Đặc điểm phân loại
Tôm càng xanh là một trong những nhóm động vật giáp xác, có vị trí phân loại
như sau:
Ngành tiết túc: Arthropoda
Ngành phụ: Anterata
Lớp giáp xác: Crustacea
Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ chân bơi: Natania
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Họ phụ: Palaemoninae
Giống: Macrobrachium
Loài tôm càng xanh: Macrobrachium rosenbergii de Man 1879
Tên tiếng Anh: Freshwater giant prawn
2.1.2. Phân bố
Tôm càng xanh nước ngọt thuộc giống Macrobrachium phân bố khắp vùng
nhiệt đới và Á nhiệt đợi trên thế giới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam
Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực châu Úc đến New Guinea, Trung Quốc và Ấn
Độ, tôm càng xanh có hầu hết ở các thủy vực nội địa như sông, hồ, đầm lầy, ruộng,
mương ao, đầm phá, hay các thủy vực nước lợ như cửa sông (Nguyễn Việt Thắng,
1993; M. B.New và S.Singholka, 1985).
Tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các quốc gia như Thái Lan (De Man, 1879;
Lanchester, 1879; Kemp, 1918), Miến Điện (Henderson, 1893), Malaysia (Lanchester,
1901), Ấn độ (Hurbest, 1792), Singapore, Nhật Bản ( Von Martens, 1868), Indonesia
(De Man, 1879), Australia (J. Roux, 1933) và Việt Nam (Serene, 1937) (trích dẫn bởi
Nguyễn Việt Thắng, 1993).
4
Ở nước ta tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Cầu Đá Nha Trang trở vào, ở khu
vực Đông Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Phạm Văn
Tình, 2004).
Ở Bán đảo Cà Mau phát hiện thấy tôm càng xanh phân bố với số lượng không
nhỏ ở các nồng độ muối từ 5 10‰, cũng phát hiện thấy chúng ở vùng Hòn Tre, nơi
nước biển được ngọt hóa bởi dòng nước ngọt của sông Cái Lớn có độ mặn là 20‰,
cũng tại Năm Căn ở nồng độ muối 15‰ cũng tìm thấy tôm càng xanh, tuy nhiên vùng
phân bố tập trung của chúng là vùng nước ngọt và lợ nhạt có độ muối dưới 6‰
(Nguyễn Việt Thắng, 1993).
2.1.3. Hình thái
Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất, thân tôm càng xanh hơi tròn, có
màu xanh nhạt, màu đặc trưng là đôi càng lớn có màu xanh lam sẩm hay nâu đỏ tùy
thuộc vào độ tuổi của tôm, phía cuối thân có màu xanh lam, hai bên giáp đầu ngực có
đường vân xanh, đỏ chạy dọc song song với thân (Lương Đình Chung, 1999).
Cơ thể tôm càng xanh gồm hai phần chính: phần đầu ngực và phần thân. Phần
vỏ đầu ngực tận cùng là chủy, chủy ở phía trên có từ 12 14 gai và phía dưới có 12 13
gai, dưới vỏ đầu ngực có năm đôi chân bò, đôi chân ngực thứ 2 phát triển to, dài, có
nhiều gai nhỏ, đốt cuối có dạng kẹp, đôi chân ngực này gọi là càng. Phần mình gồm 6
đốt và đuôi, vỏ của đốt 2 trùm lên đốt 1 và đốt 3, phía dưới các đốt bụng là 5 đốt chân
bơi và tận cùng là chân đuôi hình phiến dẹp (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có
chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ, ba đôi chân hàm có chức năng
giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân bụng để bơi,
một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái và đôi càng dùng để bắt mồi và tự vệ
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) ( hình 2.1).
Tôm càng đực thành thục, to hơn tôm cái rõ rệt và đôi chân bò thứ 2 cũng lớn và
dài hơn, tỷ lệ phần đầu ngực của tôm đực thì lớn hơn và phần bụng thì nhỏ hơn tôm
cái, các lỗ sinh dục đực nằm giữa gốc của đôi chân bò thứ 5. Đầu của tôm cái thành
thục và đôi chân bò thứ 2 của nó nhỏ hơn nhiều so với tôm đực, lỗ sinh dục con cái,
nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, các tấm vỏ bụng thì dài hơn và phần bụng cũng rộng hơn,
5
các tấm vỏ bụng tạo thành một buồng rộng, trứng được chứa tại đó trong khoảng thời
gian từ lúc đẻ ra cho đến lúc nở (M.B.New và S.Singholka, 1985).
Hình 2.1. Một số đặc điểm giải phẩu học của tôm càng xanh (hình vẽ của
Foster và Wickins (1972)).
2.1.4. Môi trƣờng sống
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong
khoảng 26 31oC, tốt nhất là 28 30oC. Nhiệt độ thấp dưới 13oC hay trên 38oC gây chết
tôm, khi nhiệt độ ngoài khoảng 22 33oC hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ
bị suy giảm, nhiệt độ cao thường làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ (Nguyễn
Thanh Phương và ctv, 2003) .
Độ pH: độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm từ 7 8,5, pH dưới 6,5 hay
trên 9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn (Nguyễn Thanh Phương và
ctv, 2003).
Tác động của pH lên tỷ lệ sống của tôm càng xanh con ở pH 8,2, 7,4, 6,8, 6,2 và
5,6 là 100 , 88,9 , 94,4 , 94,4 và 94,4 trong 56 ngày theo dõi thí nghiệm. Sau
42 ngày tổng chiều dài và trọng lượng ở pH 5,6 thấp hơn ở pH 8,2 và sau 56 ngày trong
lượng của tôm ở pH 6,8 thấp hơn pH 8,2 (Su Mei Chen và Jiann Chu Chen, 2002).
Độ mặn: đối với tôm cái mang trứng, chúng di chuyển ra cửa sông, ấu trùng nở
ra chỉ sống được trong môi trường nước có độ mặn từ 8 14‰, thích hợp nhất là
6
10 12‰, trong môi trường nước ngọt ấu trùng chết hoàn toàn (Lương Đình Chung,
1999).
Tôm giống và tôm lớn cần sống trong nước ngọt để sinh trưởng tốt nhất, chúng
có thể chịu độ mặn từ 25‰ đến 30‰ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Trong sản xuất giống nhân tạo duy trì độ mặn 12‰ trong suốt quá trình ương
cho đến khi thu hoạch tôm post-larvae (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Oxy hòa tan (DO): hầu hết các loài thủy sản có thể sống trong điều kiện tối ưu
và trao đổi chất ở nồng độ oxy là 3 7 mg/l, chúng có thể sống ở nồng độ oxy thấp. Khi
DO nhỏ hơn 1 mg/l thì làm cho tôm bị chết ngạt, khi DO nhỏ hơn 2 mg/l thì tôm bị
stress (M.B.New và W.C.Valenti, 2000).
Ngưỡng oxy của tôm cao hơn các loài cá nước ngọt, ở hầu hết cá nước ngọt là 2
mg/l và tôm càng xanh là 3 mg/l (Phạm Văn Tình, 2004).
Đối với các giai đoạn biến thái của ấu trùng yêu cầu hàm lượng oxy từ 5 mg/l
trở lên (Lương Đình Chung, 1999).
Hợp chất nitrogen (nitrite, nitrate, amonia): giới hạn cho phép của hàm lượng
các hợp chất nitrogen là: hàm lượng nitrite nhỏ hơn 0,1 mg/l, hàm lượng nitrate nhỏ
hơn 20 mg/l và hàm lượng amonia nhỏ hơn 0,1 mg/l (M.B.New và S.Singholka, 1985).
Hàm lượng amonia nhỏ hơn hoặc bằng 0,09 mg/l giảm tăng trưởng ở tôm càng
xanh và amonia từ 0,45 mg/l giảm 50 tăng trưởng ở tôm Penaeid (Ferene Pekar,
1995).
Trong hệ thống chảy tràn nuôi tôm nước ngọt hàm lượng NO2-N nhỏ hơn 1,4
mg/l (M.B.New và W.C.Valenti, 2000).
Trong sản xuất giống hàm lượng nitrite duy trì dưới 0,1 mg/l và amonia dưới 0,1
mg/l (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Độ cứng: nước ngọt có độ cứng tổng cộng dưới 100 mg/l CaCO3 cho kết quả tốt
(M.B.New và S.Singholka, 1985).
Nước trong ao hồ có độ cứng thích hợp cho nuôi tôm cá là 20 150 mg/l CaCO3,
nước có độ cứng cao quá (trên 300 mg/l CaCO3) sẽ gây ảnh hưởng không có lợi cho sự
tăng trưởng và lột xác của tôm (Vũ Thế Trụ, 1994).
7
Độ cứng thích hợp nhất cho ương nuôi tôm trong khoảng 50 150 mg/l, đối với
ương nuôi ấu trùng, độ cứng thấp dưới 50 mg/l có thể gây ra hiện tượng vỏ mềm
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.5. Chu kỳ sống
Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) (hình 2.2).
Tôm càng trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt (sông, rạch, ao, hồ, đầm…),
chúng thành thục phát dục và giao vĩ đẻ trứng ở đó nhưng khi ôm trứng chúng có xu
thế bơi ra vùng nước lợ từ 6 18 ‰ có khi lên đến 20 25‰. Ở đó, ấu trùng được nở ra
và sống trôi nổi theo kiểu phù du, ấu trùng trải qua 11 lần lột xác, qua 12 giai đoạn biến
thái ấu trùng biến thành hậu ấu trùng, thời gian cho các giai đoạn biến thái từ 17 60
ngày, lúc này tôm con tiến về vùng nước ngọt (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa, khi
trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và
vòng đời lại tiếp tục (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Hình 2.2. Vòng đời của tôm càng xanh (hình vẽ của Foster và Wichkins (1972)).
2.1.6. Lột xác và tăng trƣởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác của tôm
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi
trường, giới tính và tình trạng sinh lý của tôm (Dương Tấn Lộc, 2001).
8
Ấu trùng tôm càng xanh qua mỗi lần lột xác lại biến thái chuyển sang giai đoạn
phát dục mới, từ ấu trùng giai đoạn 1 đến tôm bột trải qua 11 lần lột xác, qua mỗi lần
lột xác tôm tăng trọng 20 30% (Lương Đình Chung, 1999).
Từ tôm giống đến tôm trưởng thành, tôm lột xác nhiều lần để tăng trưởng cơ
thể, khi bị tổn hại các chi phụ như càng, chân… tôm lột xác để tái sinh (Lương Đình
Chung, 1999).
Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn tôm
cái (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Quá trình lột xác của tôm càng xanh bao gồm các giai đoạn như sau: giai đoạn
tiền lột xác, giai đoạn lột xác, giai đoạn hậu lột xác, giai đoạn giữa chu kỳ lột xác
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Trong thời gian chờ đợi lớp vỏ mới đủ cứng, tôm rất yếu ớt, dễ bị các động vật
khác sát hại.Tất cả các tôm cái thành thục sinh dục đều lột vỏ trước khi thụ tinh một
thời gian ngắn, gọi là thời kỳ tiền giao vĩ của tôm cái (Phạm Văn Trang và ctv, 1993).
Trong quá trình lột xác tiền giao vĩ, tôm cái sẽ tiết ra hormon có tác dụng kích thích
tôm đực tìm đến, sự hiện diện của tôm đực còn giúp bảo vệ tôm cái mới lột khỏi bị các
tôm cái khác tấn công (Nguyễn Việt Thắng, 1993; Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2003).
2.1.7. Thành thục sinh dục
Trong tự nhiên, cũng như trong ao, hồ nuôi với nguồn giống nhân tạo, tôm càng
xanh cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 3,5 tháng tuổi kể từ hậu ấu trùng 10 15 ngày
tuổi, với kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục khoảng 10 13 cm và 7,5 g (Nguyễn
Thanh Phương và ctv, 2003).
Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 giai đoạn phát triển trong
vòng 14 20 ngày. Đặc trưng ở mỗi giai đoạn thành thục được trình bày theo Nguyễn
Thanh Phương và ctv (2003) như sau:
Giai đoạn I: chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở vùng chót sau
của khoang giáp đầu ngực, trứng có hình cầu với nhân rõ ràng và nguyên sinh chất
trong suốt, đường kính trứng đạt 0,064 0,128 mm.
9
Giai đoạn II: chớm thành thục. Buồng trứng chiếm khoảng 1/4 1/2 chiều dài
của khoang giáp đầu ngực và có màu vàng, trứng hơi ngà ngà do có noãn hoàng trong
nguyên sinh chất, nhân không thấy rõ, trứng có đường kính 0,191 0,447 mm.
Giai đoạn III: thành thục. Buồng trứng phát triển hơn và chiếm 3/4 chiều dài
khoang đầu ngực, có màu vàng cam, trứng hơi đục, nhân không thấy được do hình
thành noãn hoàng, trứng có đường kính 0,319 0,545 mm.
Giai đoạn IV: chín muồi. Buồng trứng chiếm toàn bộ khoang giáp đầu ngực,
màu vàng xậm, trứng có hình cầu, đục do noãn hoàng tích tụ nhiều, đường kính trứng
0,447 0,766 mm.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ.
2.1.8. Sinh sản
Tôm đực thành thục sinh lý có thể trạng khỏe mạnh (vỏ cứng) có thể tiến hành
giao vĩ, con cái hoàn tất lột xác mới tiến hành giao vĩ, quá trình giao vĩ của tôm có thể
chia thành 4 giai đoạn: tiếp xúc (contact), ôm giữ tôm cái (seizura), trèo lên lưng
(mounting), lật ngửa và gắn túi tinh (turning) (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 25 35 phút, sau khi giao
vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5 10 phút, tôm đực bảo vệ tôm cái vốn còn vỏ
mềm khỏi bị tôm khác tất công (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Sau khi giao vĩ từ 6 20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, những con cái chưa giao vĩ
nhưng đã thành thục, chín mùi sinh dục cũng có thể đẻ trong vòng 24 giờ sau khi lột vỏ
“tiền giao vĩ”, nhưng trứng của chúng sẽ không được thụ tinh, những trứng này chỉ
được giữ trong buồng ấp trứng vài giờ (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng đến khi nở, thời gian ấp trứng
giao động từ ngày 17 23 ngày với nhiệt độ từ 26 30oC, suốt thời gian ấp trứng tôm cái
dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước luôn chuyển qua thân bụng làm thoáng khí
cho trứng, trứng mới đẻ có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ
12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt và từ màu xám nhạt
chuyển dần sang xám đậm cho đến ngày nở có màu xám đậm đen (màu đen đó là mắt
10
của ấu trùng còn nằm trong trứng) lúc này sẵn sàng nở ra ấu trùng (Nguyễn Việt
Thắng, 1993).
Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia
sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 503.000 trứng,
thông thường khoảng 20.000 80.000 trứng, trung bình sức sinh sản tương đối của tôm
khoảng 500 1.000 trứng trên gram trọng lượng tôm. Tôm nuôi trong ao hồ, sức sinh
sản tương đối của chúng có thấp hơn, trung bình 300 600 trứng trên gam trọng lượng,
tôm cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16 45 ngày hay có thể chỉ 7 ngày, chúng có
thể tái phát dục và đẻ lại 5 6 lần, sức sinh sản của tôm cũng thay đổi theo các lần đẻ
trứng của tôm (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.9. Dinh dƣỡng
Ấu trùng ăn liên tục và trong tự nhiên thức ăn chính là các phiêu sinh động vật
(chủ yếu là các giáp xác nhỏ), giun rất nhỏ và ấu trùng không xương sống thủy sinh
khác, hậu ấu trùng ngoài thức ăn ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể ăn thêm các mảnh
vụn hữu cơ lớn hơn, có nguồn gốc động vật và thực vật (M.B.New và S.Singholka,
1985).
Tôm càng là loài ăn tạp và thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng thủy sinh
và ấu trùng của côn trùng, tảo, rong, hạt, quả, nhuyễn thể, giáp xác nhỏ, thịt cá, phế liệu
của cá và động vật khác, chúng cũng có thể ăn thịt lẫn nhau (M.B.New và S.Singholka,
1985).
Ấu thể (nauplii) Artemia là một trong những loại thức ăn sống quan trọng cho
các giai đoạn đầu của ấu trùng tôm, ấu trùng tôm càng xanh có thể ăn ấu thể Artemia
ngay từ ngày thứ hai (giai đoạn 2) sau khi nở, hạn chế khi dùng Artemia làm thức ăn
cho ấu trùng nuôi đó là chúng thiếu các axít béo cần thiết, đặc biệt là các axít béo cao
phân tử không no, mà hầu hết các sinh vật biển không có khả năng tự tổng hợp
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002).
Trong ương nuôi ấu trùng cần bổ sung thức ăn chế biến, trong thức ăn chế biến
có bổ sung thêm nhiều loại vitamin chính, vì ấu trùng tôm càng xanh có nhu cầu lớn
(Nguyễn Việt Thắng, 1993).
11
Nuôi tôm càng xanh thương phẩm sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên, có hàm
lượng protein từ 20-30% là phù hợp (Phạm Văn Tình, 2004).
2.2. Công nghệ sản xuất tôm càng xanh toàn đực
2.2.1. Phƣơng pháp chuyển đổi giới tính tôm càng xanh đực tạo tôm cái giả
Xác định giới tính tôm càng xanh ở giai đoạn sớm: dưới kính hiển vi soi nổi độ
phóng đại 30 lần có thể xác định được giới tính post-lavae 30 60 ngày ( PL30-60 ) thông
qua lỗ mở sinh dục đực ở gốc chân bò 5 hay phần phụ đực ở chân bơi 2. Cố định tôm
để vi phẫu, cố định tôm bằng đất sét nặng đồ chơi, dùng tay nhẹ nhàng bắt từng con,
lật ngửa bụng lên trên, gắn đầu chủy, đuôi và các chân bơi bằng đất sét, tiến hành vi
phẫu loại bỏ tuyến đực dưới kính hiển vi soi nổi ở độ phóng đại 30 lần (Nguyễn Văn
Hảo và ctv, 2004).
2.2.2. Kiểm tra chất lƣợng tôm sau khi vi phẫu loại bỏ tuyến đực
Giai đoạn sớm: kiểm tra dưới kính hiển vi sôi nổi độ phóng đại 30 lần, 7 ngày
sau khi vi phẫu, tiến hành cắt bỏ một chân bơi 2 (có gai sinh dục phụ) và thả nuôi tiếp,
30 ngày sau vi phẫu, cắt lại một chân bơi 2 đã cắt trước đó và kiểm tra dưới kính hiển
vi soi nổi độ phóng đại 30 lần. Có hai trường hợp:
Chân bơi thứ 2 mọc lại có gai sinh dục phụ A.M (Apendix masculina-AM), vi phẫu
không thành công được loại bỏ.
Chân bơi thứ 2 mọc lại không có A.M: là tôm đã biệt hóa và chuyển đổi giới tính,
giữ lại các con tôm này (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004).
2.2.3. Kiểm tra nhiễm sắc thể giới tính của tôm mẹ thông qua thế hệ F1
Khi tôm thành thục, sinh sản, nuôi tách riêng đàn con và tôm mẹ trong lồng có
gắn nhãn. Khi đạt cỡ PL25-30 thì tiến hành vi phẫu 250-300 con, số còn lại tiếp tục nuôi
đến PL70, thu ngẫu nhiên 500 con/quần đàn, kiểm tra tỉ lệ đực cái (ít nhất cũng phải 100
con). Nếu thế hệ là 100% tôm đực thì tôm mẹ là cái giả, giữ lại đàn con đã vi phẫu,
ngược lại loại bỏ (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004).
12
2.3. Hệ thống nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ
2.3.1. Nuôi trong ao đất
Diện tích ao từ 500 1000 m2, được cải tạo kỹ có cấp và thoát nước, độ sâu của
ao 2 m, độ sâu nước nuôi 1,5 m (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị Thanh Thủy,
2002).
Chọn tôm khỏe mạnh, không thương tật, trọng lượng tôm đực trên 50 g/con, tôm
cái trên 25 g/con để có sức sinh sản thực tế khoảng 15.000 20.000 ấu trùng trên tôm
mẹ, mật độ nuôi 4 5 con/m2 và tỷ lệ đực cái 1:4 (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 2002).
Nước nuôi luôn trong sạch, oxy hòa tan luôn đạt trên 3,5 mg/l, pH từ 7 8,5.
Thay nước 2 3 ngày một lần, thay khoảng 15 20% thể tích nước nuôi (Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 2002).
Thức ăn sử dụng là thức ăn viên tổng hợp có hàm lượng đạm trên 25%. Lượng
thức ăn trong ngày 7% trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều tối, thức ăn
được rải đều khắp ao, có thể sử dụng thức ăn tươi sống như tôm cá vụn thay thế 1/3
thức ăn viên (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002).
2.3.2. Nuôi trong bể xi măng