Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân
trên địa bàn xã Quảng Phước. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, vướn
mắt như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi chưa nắm kỹ thuật, môi trường thủy vực
ngày càng ô nhiễm. nên hoạt động trồng ở xã chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Trong thời gian gần đây, hoạt động này đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc
biệt khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đỗi cơ cấu đối tượng nuôi,
mô hình nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm xen ghép. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động nuôi tôm xen ghép ở xã Quảng Phước, trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây, tôi đã đề xuất đề
tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá
xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Trong đó:
Mục đích nghiên cứu đề tài:
1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và của ngành nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng;
2. Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm xen ghép;
3. Dựa trên tình hình nuôi tôm xen ghép của xã, phân tích đánh giá thực trạng
sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động này trên địa bàn;
4. Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá của xã.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- Quan điểm nghiên cứu:
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic;
+ Quan điểm thực tiễn;
+ Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo;
Đạ
56 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
QC Quảng canh
QCCT Quảng canh cải tiến
BTC Bán thâm canh
TC Thâm canh
CN Công nghiệp
NTTS Nuôi trồng thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
ĐVT Đơn vị tính
BQC Bình quân chung
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
HQKT Hiệu quả kinh tế
GT Giá trị
SL Số lượng
HĐND Hội đồng nhân dân
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KHCN Khoa học công nghệ
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
1 Tình hình NTTS ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009 18
2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Quảng Điền qua 2 năm
2008-2009
21
3 Quy mô, cơ cấu đất đai của xã Quảng Phước năm 2010
25
4 Kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008-2010 ở xã
Quảng Phước
29
5 Tỷ trọng diện tích của hoạt động nuôi xen ghép trên địa bàn xã
năm 2010
30
6 Năng lực sản xuất của hộ điều tra 32
7 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/Hộ) 34
8 Năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi xen ghép theo hình
thức nuôi
35
9 Cơ cấu chi phí của hoạt động nuôi tôm xen ghép phân theo hình
thức nuôi (BQ/Ha)
37
10 Kết quả nuôi tôm xen ghép của các hộ điều tra 40
11 Các chỉ tiêu hiệu quả 41
12 Thống kê sơ bộ về lợi nhuận của các hộ điều tra 42
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân
trên địa bàn xã Quảng Phước. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, vướn
mắt như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi chưa nắm kỹ thuật, môi trường thủy vực
ngày càng ô nhiễm... nên hoạt động trồng ở xã chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Trong thời gian gần đây, hoạt động này đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc
biệt khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đỗi cơ cấu đối tượng nuôi,
mô hình nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm xen ghép. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động nuôi tôm xen ghép ở xã Quảng Phước, trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây, tôi đã đề xuất đề
tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá
xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Trong đó:
Mục đích nghiên cứu đề tài:
1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và của ngành nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng;
2. Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm xen ghép;
3. Dựa trên tình hình nuôi tôm xen ghép của xã, phân tích đánh giá thực trạng
sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động này trên địa bàn;
4. Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá của xã.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- Quan điểm nghiên cứu:
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic;
+ Quan điểm thực tiễn;
+ Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo;
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
v+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
+ Điều tra chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình qua phỏng vấn trực tiếp
46 hộ trên địa bàn xã Quảng Phước
+ Phương pháp thống kê kinh tế
+ Một số phương pháp nghiên cứu khác
Kết quả nghiên cứu:
- Có cái nhìn tổng quát về tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Quảng Phước
năm 2010
- Mô tả được đặc trưng về tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại địa bàn xã
trong năm 2010
- So sánh được hiệu quả kinh tế giữa các hình thức nuôi khác nhau, phân
tích , đánh giá được thực trạng sản xuất của các hộ điều tra.
- Đưa ra được một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá của xã.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
1PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề then chốt trong nền kinh tế của nước ta hiện
nay. Nó đang phát triển rất mạnh, thu hút một lực lượng lớn nhà đầu tư và người lao
động. Thực tế nghề nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại cho nước ta một khoản lợi nhuận
khổng lồ. Nghề nuôi trồng thuỷ sản không những mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần
tăng trưởng GDP của đất nước mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội....
Việt Nam có khoảng 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông lạch, hàng ngàn đảo nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt và các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tạo ra một tiềm năng lớn về nuôi trồng
thuỷ sản. Nước ta có khí hậu nhiệt đới hầu như nóng quanh năm, lực lượng lao động
dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, có thị
trường tiêu thụ rộng lớn. Nắm được những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cũng như
nhu cầu về thị trường thuỷ sản trên thế giới, nhận thức được vị trí chiến lược và những
đặc điểm lợi thế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách ưu tiên cho
việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, trong những năm gần đây ngành nuôi
trồng thuỷ sản ở của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Huyện Quảng Điền nói riêng
trong đó có xã Quảng Phước đã phát triển rầm rộ và mang lại hiệu quả kinh tế cao so
với các ngành nghề khác. NTTS là hướng chính trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của vùng đầm phá xã Quảng Phước. NTTS đã góp phần quan trọng trong việc
xóa bỏ thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, đặc biệt
diện tích mặt nước, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm
tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do nuôi chuyên canh ở đây phần lớn
mang tính tự phát, các hộ nuôi lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật kém, rủi ro cao nên năng suất nuôi chuyên canh vẫn còn thấp,
dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Thu nhập từ hình thức nuôi chuyên canh chưa cao,
chưa thật sự là nguồn thu vững chắc cho người dân
Vì vậy phát triển mô hình xen ghép đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững là vấn
đề được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
2tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá
xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
*Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và của ngành nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng;
+ Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm xen ghép;
+ Dựa trên tình hình nuôi xen ghép của xã, phân tích đánh giá thực trạng sản
xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động này trên địa bàn;
+ Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động nuôi xen ghép vùng đầm phá của xã.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nuôi tôm xen ghép của vùng đầm phá trên địa bàn xã Quảng Phước
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: vấn đề được nghiên cứu ở 3 thôn Mai Dương, Phước Lâm, Phước
Lý thuộc vùng đầm phá của xã Quảng Phước;
- Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nuôi tôm xen ghép ở giai
đoạn 2008 – 2010, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010
+ Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu của giai đoạn 2008 – 2010;
+ Số liệu sơ cấp: thu thập kết quả sản xuất năm 2010 của 46 hộ.
*Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- Quan điểm nghiên cứu:
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic;
+ Quan điểm thực tiễn;
+ Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo;
Từ những tài liệu thu thập được từ tổng cục thống kê, phòng nông nghiệp huyện
Quảng Điền, số liệu báo NTTS ở xã Quảng Phước các số liệu, báo cáo thu thập trên
internet, tôi tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra được những chỉ tiêu trong vấn đề
nghiên cứu của mình.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
3+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến cuả các cán bộ
chuyên môn, người nuôi trồng thủy sản có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc liên quan
đến vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của đề tài.
+ Điều tra chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình, tôi tiến hành điều tra,
phỏng vấn trực tiếp 46 hộ gia đình nuôi xen ghép về tình hình sản xuất năm 2010 vừa
qua ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin điều
tra được, tôi tiến hành tổng hợp lại thành bảng sau đó sử dụng các chỉ tiêu kết quả,
hiệu quả kinh tế về nuôi xen ghép để tính toán xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
xen ghép cho xã Quảng Phước.
+ Phương pháp thống kê kinh tế
Từ những số liệu thu thập được từ phòng Sở NN & PTNT, phòng NN & PTNN
huyện Quảng điền, UBND xã Quảng Phước, phòng Thống kê những số liệu, thông
tin có được từ điều tra phỏng vấn hộ gia đình tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình nuôi xen ghép trên địa bàn xã Quảng Phước nhằm giải quyết những mục tiêu
đã đề ra.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
4PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng
ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả
đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và
chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh
tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá HQKT bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng
vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, vv. Chỉ tiêu tổng hợp
thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền
kinh tế quốc dân, chỉ tiêu HQKT là tỉ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã
hội. Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
các vấn đề xã hội, khi tính HQKT, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội (như tạo thêm
việc làm và giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng
cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự công bằng xã hội), từ đó
có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội
Việc đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế thì có rất nhiều quan điểm khác nhau
nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả thì
phải bỏ ra một khoản chi phí (nhân lực, vật lực, vốn..) nhất định nào đó. Tiêu chuẩn
của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu
hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế,
là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các
tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
5Hiệu quả kinh tế: là tương quan so sánh giữa lượng két quả đạt được với chi phí
bỏ ra, nó biểu hiện bởi các chi tiêu: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận. tính
trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là sự so sánh giữa một bên là chi phí bỏ ra và một bên là kết
quả thu được về mặt xã hội như: giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm,
cải tạo môi trường
Hiệu quả kinh tế xã hội: Là tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được
về cả mặt kinh tế và xã hội
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội, giữa phát triển
kinh tế và phát triển xã hội có quan hệ mật thiết với nhau do đó khi nói đến hiệu quả
kinh tế ta cần hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội.
Hiệu quả môi trường: Là xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia cần đề cập đến
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế, tuy nhiên điều kiện để xác
định được hiệu quả kinh tế là phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra.
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra
Việc xác định hiệu quả kinh tế có thể theo các hướng khác nhau như:
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả cận biên, được xác định bằng
cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Mục tiêu tối cao của tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kinh tế, hoạt
động nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy kết quả kinh tế
không phải là kết quả duy nhất mà con người vươn tới, ngày nay hoạt động kinh tế cò
tính đến nhiều hiệu quả liên quan, trước tiên là nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc
sống,đẩy lùi tình trạng đói nghèo. Ngày nay hiệu quả kinh tế còn phải tính đến hiệu
quả về mặt xã hội, sinh thái, ta thấy yêu cầu nay càng phải được chú ý hơn vì đây là
hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Ta sẽ đi sâu hơn để nghiên cứu hiệu quả của
hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
6Hiệu quả nuôi trồng thủy sản là phạm trù kinh tế phản ánh các nguồn lực nhằm
thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả kinh tế NTTS được rút ra từ việc so sánh giữa giá
trị của các khoảng chi phí bỏ ra và các khoảng mà người sản xuất thu lại được từ chính
hoạt động sản xuất NTTS đó.
Khi chúng ta xét trên phạm vi cá nhân thì hiệu quả của hoạt động kinh tế đó
mang đến lợi ích cho cá nhân đó, nhưng ta xét trên phạm vi toàn bộ thì nó cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Từ đó ta có thể suy rộng cho một vấn đề
như sau, hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đồng thời mang lại lợi ích cho cá nhân
và xã hội tùy theo cấp độ mà chúng ta đang xét.
1.1.2. Vai trò vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản
Hiện nay các mặt hàng thủy sản trên thị trường ngày càng chiếm ưu thế về xuất
khẩu. Vì vậy tập trung phát triển ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản là cần thiết và
mang tính chiến lược. Hơn nữa thủy sản là mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng
kể và là tiềm năng quan trọng của nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với khả năng của ngành thủy sản nước ta, Đảng chủ trương: Chuyển mạnh nuôi
trồng thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, lấy nuôi thủy sản xuất khẩu làm
mũi nhọn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản cho phép:
- Tận dụng được điều kiện kinh tế tự nhiên như đất vùng đầm phá, vùng đầm
lầy, diện tích mặt nước chưa sử dụng Vùng đất ở đây bị nhiễm mặn không thể trồng
được cây gì đem lại năng suất cả, nên thường bị bỏ trống, nhưng nếu cải tạo lại, đào ao
hồ, bỏ vốn và công ra đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản thì nó có thể đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản của nước ta, thu hút nguồn lao động, thời gian
lao động dư thừa, giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động, tạo nguồn thu nhập ổn
định, tránh được nhiều tệ nạn xã hội,
- Kích thích sản xuất theo hướng hàng hóa,việc phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ liên quan (cung ứng vật tư, giống, cơ sở
chế biến, tiêu thụ), góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, da dạng hóa các ngành nghề
ở địa phương
Đại
học
Kin
h tế
Huế
71.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản
Để nâng cao hiệu quả nuôi trông thủy sản thì ta cần xem xét đến các nhân tố
gây ảnh hưởng.
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến ngành nuôi trồng thủy
sản. Điều kiện thời tiết, khí hậu xác định thời gian nào có độ mặn thích hợp cho từng
loại thủy sản. Vì vậy trong quá trình nuôi trông cần quan tâm đến chế độ thủy triều lên
xuống.
- Kiến thức quản lý và kỹ thuật nuôi trồng
Chủ hộ cần có kinh nghiệm quản lý, bố trí nhân công phù hợp để tiết kiệm được
chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi tôm xen ghép.
- Trình độ thâm canh:
Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nếu
trình độ thâm canh cao thì sản lượng, chất lượng nuôi trồng thủy sản tốt, hiệu quả sẽ
cao hơn và ngược lại.
- Ao nuôi
Trước khi nuôi, ao cần được làm vệ sinh, cải tạo và diệt tạp
- Giống và mật độ nuôi:
Giống là yếu tố quan trọng trong việc quyết định hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Khi chọn giống cần chọn con khỏe mạnh, đồng đều, nhanh nhẹn, không bệnh tật
- Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Thức ăn có nhiều loại, lựa chọn thức ăn phải tùy thuộc vào từng loại thủy sản,
từng giai đoạn phát triển của thủy sản. Cho thủy sản ăn phải đảm bảo đủ lượng và kỹ
thuật cho ăn cũng phù hợp đối với từng loại thủy sản
- Thị trường
Vừa là yếu tố vừa là điều kiện đối với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy
sản. Sản phẩm hàng hóa thủy sản có khối lượng lớn, lại là loại hàng hóa tươi sống
không thể để lâu trong môi trường tự nhiên, thời vụ thu hoạch tập trung, trong khi các
ngư dân không có biện pháp gì hoặc chỉ có kỹ thuật đông lạnh thô sơ gây ra tình trạng
hàng kém chất lượng, bị ép giá.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
8- Các chính sách xã hội
Là việc quy hoạch phân chia đất đai, cho vay vốn sản xuất của nhà nước.
1.1.4. Các đặc điểm nuôi trồng thủy sản
1.1.4.1. Các hình thức nuôi
- Nuôi quảng canh (QC)
Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi đơn giản nhất và còn mang tính chất sơ
khai, ít tốn kém nhất vì người nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, từ nguồn tôm giống
đến thức ăn, người nuôi tốn ít công chăm sóc, không phải thả thêm giống nhân tạo,
năng suất đạt từ 30 – 300kg/ha/năm. Họ chỉ tiến hành đắp đê khoanh vùng tạo thành
những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi dụng thủy triều để đưa
giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch. Vì thế tôm thu
hoạch đa dạng về chủng loại và kích cỡ.
Ưu điểm của hình thức này là ít tốn kém, ngoài chi phí tu bổ xây dựng hồ ra,
chỉ cần ít trang thiết bị đơn giản, khi thu hoạch và người nuôi tôm không phải bỏ thêm
chi phí nào khác, lại tận dụng được nguồn tôm tự nhiên, phù hợp với những hộ nông
dân nghèo. Tuy nhiên, do nuôi phó mặt cho tự nhiên nên năng suất thấp, sản phẩm
không thích ứng với thị trường.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT)
Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trồng bằng giống và thức ăn tự nhiên
là chính nhưng có bổ sung thêm thức ăn nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có cải
tạo ao hồ, đầm, diệt trừ các loại mầm bệnh và dịch bệnh để tăng tỷ lệ sống của thủy
sản và năng suất. Năng suất đạt từ 300-820 kg/ha trong một năm. Với hình thức này
thường quy mô diện tích dưới 2 ha.
- Nuôi bán thâm canh (BTC)
Hình thức này đòi hỏi người nuôi trông thủy sản phải chủ động về con giống và
thức ăn. Hồ nuôi theo hình thức này phải đảm bảo xây dựng ao hồ và đê đập kiên cố,
đúng kỹ thuật, được xử lý trước khi thả giống vào nuôi. Người nuôi trồng phải đặc biệt
chú ý đến việc cho ăn thường xuyên và theo kế hoạch. Ngoài ra vốn đầu tư phải lớn,
người nuôi trồng thủy sản phải có kiến thức về nuôi trồng, am hiểu kỹ thuật, tổ chức,
chăm sóc, quản ký để đem lại hiệu quả. Hệ thong ao đầm cần được đầu tư (điện, thủy
lợi, cơ khí,) nhưng còn ở mức độ thấp. Diện tích ao từ 0,5 – 1,5 ha.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
9- Một yếu tố không kém phần quan trọng phản ánh trình độ kiến thức thâm canh
là kiến thức quản lý. Nếu có kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
khu vực thì sẽ góp phần lớn vào việc nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro, nâng cao
được hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
- Nuôi thâm canh (TC)
Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân
tạo, mật độ thả giống dày, năng suất cao, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ. Diện tích
nuôi thâm canh 0,5 – 2 ha.
- Nuôi tôm công nghiệp (CN)
Nuôi công nghiệp là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân
tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một
môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ
thuộc