Đề tài Khảo sát tỷ lệ nhiễm và hiệu quả phòng trị bệnh sán lá gan trên đàn dê tại thị xã Trà Vinh

Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi nước ta vẫn không ngừng phát triển. Trong đó nghề chăn nuôi dê đang từng bước phát triển. Thực tế cho thấy ngành chăn nuôi dê cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình và nâng cao đời sống cho người dân. Dê dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện sống khác nhau. Vốn đầu tư ít, dê ăn được nhiều loại thức ăn như lá cây, cỏ nghèo dinh dưỡng, chuồng trại đơn giản, thức ăn sẳn có tại địa phương và ít tốn công chăm sóc nuôi dưỡng. Nhu cầu sử dụng thịt dê ngày càng tăng do thịt dê ngon và chứa chất dinh dưỡng cao. Chính vì vậy nhiều tỉnh đã có chiến lược mở rộng qui mô để phát triển đàn dê địa phương. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam rất thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển các loài vật chủ trung gian và ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi. Bệnh ký sinh trùng trên dê phát triển do các điều kiện như: về ký sinh (số lượng, đường xâm nhập, độc lực), về ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, môi trường, vật chủ trung gian) và về vật chủ (lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, sự sử dụng thuốc). Theo Dương Thị Tuyền (2007) tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hóa trên dê tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh là 95,95%, do người chăn nuôi không chú ý đến việc tẩy trừ giun sán cho đàn dê. Theo Cục thống kê Trà Vinh (2006) đàn dê ở thị xã Trà Vinh là 1.282 con, với số lượng đàn dê lớn, chăn nuôi gia đình, khó khăn về đồng cỏ, tập quán chăn thả và người chăn nuôi chưa ý thức được tác hại rất lớn của yếu tố ký sinh trùng. Dê thường nhiễm các bệnh ký sinh trùng như: sán lá dạ cỏ và sán lá gan. Dê mắc bệnh ký sinh trùng còi cọc, chậm lớn, năng suất thấp và giảm chất lượng sản phẩm. Thị xã Trà Vinh chưa có số liệu về tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên đàn dê nên chưa đề ra biện pháp phòng và điều trị hợp lý về bệnh sán lá gan trên dê cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo sinh viên đạt chất lượng cao ngoài việc nắm vững lý thuyết, sinh viên còn phải thông thạo về kỹ năng thực hành. Do đó, việc lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán dê nhiễm bệnh ký sinh trùng và thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ ký sinh trùng sẽ là cơ sở khoa học thực tiễn cho học viên, sinh viên và giáo viên học tập và nghiên cứu. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, để có kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy, nắm được tình hình chăn nuôi dê và tỷ lệ nhiễm một số bệnh ký sinh trùng. Từ đó đề ra biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng trên dê một cách hiệu quả. Được sự đồng ý của Khoa Nông nghiệp-Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tỷ lệ nhiễm và hiệu quả phòng trị bệnh sán lá gan trên đàn dê tại thị xã Trà Vinh.”

pdf29 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tỷ lệ nhiễm và hiệu quả phòng trị bệnh sán lá gan trên đàn dê tại thị xã Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học công nghệ & Đào tạo sau đại học, Phòng Kế hoạch-Tài vụ, Ban Lãnh Đạo Khoa Nông nghiệp-Thủy sản, Bộ môn Chăn nuôi-Thú y, Trung tâm Thí nghiệm và Trung tâm Chăn nuôi-Thú y trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, cán bộ Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Thú y Vùng VII Cần Thơ cung cấp nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Chi cục Thú y Trà Vinh, Cục thống kê Trà Vinh, Trạm Thú y Thị xã Trà Vinh, Cán bộ Thú y các xã phường, Chủ các hộ chăn nuôi dê thuộc thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đã nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm, cung cấp kiến thức, số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn đến tất cả bạn đồng nghiệp, cán bộ thư viện, các bạn sinh viên lớp TB04TY, CA06CN, CE05PT Trường Đại Học Trà Vinh và người thân đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và luôn động viên khích lệ cùng chia sẽ những khó khăn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Trà Vinh, ngày 01 tháng 06 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Thị Kim Quyên ii MỤC LỤC Trang Cảm tạ .......................................................................................i Mục lục ................................................................................... ii Danh sách hình .......................................................................iv Danh sách bảng .......................................................................iv Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1 Giới thiệu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình chăn nuôi dê và tẩy trừ giun sán cho đàn dê tại TXTV ................................................................. 3 2.1.1 Ví trí địa lý .............................................................................. 3 2.1.2 Điều kiện tự nhiên tại thị xã Trà Vinh .................................... 3 2.1.3 Tình hình chăn nuôi dê ở Thị Xã Trà Vinh............................. 3 2.1.4 Tình hình tẩy trừ giun sán cho đàn dê ở TXTV ...................... 3 2.2 Tình hình nghiên cứu về một số bệnh nội ký sinh trùng ................... 3 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................ 3 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................ 5 2.3 Sơ lược về một số bệnh nội ký sinh trùng trên dê .............................. 5 2.3.1 Bệnh sán lá dạ cỏ .................................................................... 5 2.3.2 Bệnh sán lá gan ....................................................................... 6 2.4 Một số loại thuốc phòng trị bệnh sán lá gan .................................... 10 2.4.1 Albendazole .......................................................................... 10 2.4.2 Nitroxinil ............................................................................... 11 2.4.3 Mebendazole ......................................................................... 12 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 13 3.1 Nội dung đề tài ................................................................................. 13 3.2 Thời gian thực hiện .......................................................................... 13 3.3 Địa điểm thực hiện ........................................................................... 13 3.4 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 13 3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 13 3.5.1 Khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại thị xã Trà Vinh ............. 13 3.5.2 Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ và sán lá gan trên dê tại thị xã Trà Vinh ............................................. 14 3.5.3 Thử nghiệm hiệu quả hai loại thuốc tẩy trừ sán lá gan trên dê ............................................................................ 15 iii 3.6 Cách tính các chỉ tiêu theo dõi ......................................................... 15 3.7 Phương pháp xử lý thống kê ............................................................ 15 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17 4.1 Tình hình Chăn nuôi dê ở thị xã Trà Vinh ....................................... 17 4.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm sán lá gan và sán lá dạ cỏ trên dê ............................................................................ 17 4.2.1 Tình hình nhiễm sán lá gan trên dê theo lứa tuổi tại TX. Trà Vinh ............................................................................. 17 4.2.2 Tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên dê theo lứa tuổi tại TX. Trà Vinh ............................................................................. 18 4.3. Kết quả thử nghiệm thuốc tẩy trừ sán lá gan .................................. 20 4.4 Hiệu quả kinh tế về mặt thuốc Thú y ............................................... 20 4.5 Phòng bệnh sán lá gan và sán lá dạ cỏ trên dê ................................. 21 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 23 5.1 Kết luận ............................................................................................ 23 5.2 Đề nghị ............................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 24 PHỤ CHƯƠNG iv DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 Phân biệt hình thái Fasciola và Paramphystomum Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên dê theo lứa tuổi tại TX. Trà Vinh Tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ trên dê theo lứa tuổi tại TX. Trà Vinh Kết quả tẩy trừ sán lá gan trên dê bằng thuốc Nitroxinil, Albendazole và Triclabendazol Tính hiệu quả kinh tế của 2 thuốc Nitroxinil, Albendazole và Triclabendazol trị bệnh sán lá gan trên dê Lịch phòng bệnh sán lá gan và sán lá dạ cỏ trên dê 7 17 19 20 21 21 DANH MỤC HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 2.2 2.3 2.4 4.1 4.2 Trứng Paramphystomum cervi Trứng Fasciola gigantica Trứng Fasciola hepatica Vòng đời sán lá gan So sánh tỉ lệ nhiễm sán lá gan trên dê theo lứa tuổi So sánh tỉ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ trên dê theo lứa tuổi 5 7 7 9 18 19 1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi nước ta vẫn không ngừng phát triển. Trong đó nghề chăn nuôi dê đang từng bước phát triển. Thực tế cho thấy ngành chăn nuôi dê cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình và nâng cao đời sống cho người dân. Dê dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện sống khác nhau. Vốn đầu tư ít, dê ăn được nhiều loại thức ăn như lá cây, cỏ nghèo dinh dưỡng, chuồng trại đơn giản, thức ăn sẳn có tại địa phương và ít tốn công chăm sóc nuôi dưỡng. Nhu cầu sử dụng thịt dê ngày càng tăng do thịt dê ngon và chứa chất dinh dưỡng cao. Chính vì vậy nhiều tỉnh đã có chiến lược mở rộng qui mô để phát triển đàn dê địa phương. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam rất thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển các loài vật chủ trung gian và ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi. Bệnh ký sinh trùng trên dê phát triển do các điều kiện như: về ký sinh (số lượng, đường xâm nhập, độc lực), về ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, môi trường, vật chủ trung gian) và về vật chủ (lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, sự sử dụng thuốc). Theo Dương Thị Tuyền (2007) tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hóa trên dê tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh là 95,95%, do người chăn nuôi không chú ý đến việc tẩy trừ giun sán cho đàn dê. Theo Cục thống kê Trà Vinh (2006) đàn dê ở thị xã Trà Vinh là 1.282 con, với số lượng đàn dê lớn, chăn nuôi gia đình, khó khăn về đồng cỏ, tập quán chăn thả và người chăn nuôi chưa ý thức được tác hại rất lớn của yếu tố ký sinh trùng. Dê thường nhiễm các bệnh ký sinh trùng như: sán lá dạ cỏ và sán lá gan... Dê mắc bệnh ký sinh trùng còi cọc, chậm lớn, năng suất thấp và giảm chất lượng sản phẩm. Thị xã Trà Vinh chưa có số liệu về tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên đàn dê nên chưa đề ra biện pháp phòng và điều trị hợp lý về bệnh sán lá gan trên dê cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo sinh viên đạt chất lượng cao ngoài việc nắm vững lý thuyết, sinh viên còn phải thông thạo về kỹ năng thực hành. Do đó, việc lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán dê nhiễm bệnh ký sinh trùng và thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ ký sinh trùng sẽ là cơ sở khoa học thực tiễn cho học viên, sinh viên và giáo viên học tập và nghiên cứu. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, để có kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy, nắm được tình hình chăn nuôi dê và tỷ lệ nhiễm một số bệnh ký sinh trùng. Từ đó đề ra biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng trên dê một cách hiệu quả. Được sự đồng ý của Khoa Nông nghiệp-Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tỷ lệ nhiễm và hiệu quả phòng trị bệnh sán lá gan trên đàn dê tại thị xã Trà Vinh.” 2 Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ và sán lá gan trên dê tại thị xã Trà Vinh, để cung cấp những thông tin về tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ và sán lá gan trên dê cho người chăn nuôi. Thử nghiệm hai loại thuốc phòng và trị sán lá gan trên dê, để đánh giá hiệu quả tẩy trừ và hiệu quả kinh tế về mặt thú y. Từ đó có khuyến cáo về việc sử dụng thuốc trong phòng và điều trị bệnh sán lá gan trên dê, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi. 3 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình chăn nuôi dê và tẩy trừ giun sán cho đàn dê tại thị xã Trà Vinh 2.1.1 Vị trí địa lý Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trung tâm Thị Xã nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành Phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách Thành Phố Cần Thơ 100 km. Vị trí địa lý giới hạn từ 9o31’46’’ đến 10o4’5’’ vĩ độ Bắc và từ 105o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Bến Tre, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên tại thị xã Trà Vinh Vị trí địa lý: thị xã Trà Vinh gồm có 01 xã và 09 phường (xã Long Đức, phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9), phía Đông giáp sông Cổ Chiên; phía Tây giáp với huyện Càng Long và Châu Thành; phía Bắc giáp với huyện Càng Long; phía Nam giáp với Châu Thành. Năm 2006, diện tích toàn thị xã là 6.804 ha, trong đó diện tích trồng lúa 3.678 ha và dân số 92.172 người. Thị xã Trà Vinh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11 và mùa nắng từ tháng 11-4. Năm 2006, nhiệt độ trung bình/năm là 26,80C, dao động từ 25,4-280C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (280C) và thấp nhất vào tháng 1 (25,40C). Năm 2006, độ ẩm tương đối trung bình/năm là 84%, dao động từ 78- 90%, độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2 (78%) và cao nhất vào tháng 9 (90%). 2.1.3 Tình hình chăn nuôi dê ở Thị Xã Trà Vinh Tổng đàn dê thị xã Trà Vinh năm 2006 là 1.282 con (Cục thống kê Trà Vinh, 2007); năm 2007 có 35 hộ nuôi dê với tổng số dê là 414 con (Ban Nông Nghiệp các phường, 2007). Năm 2008 có 1.344 con (Cục thống kê Trà Vinh, 2008). Qua số liệu cho thấy năm 2007 đàn dê giảm so với năm 2006 do giá dê thịt thấp nên một số hộ chăn nuôi giảm đàn dê. Đàn dê năm 2008 cao hơn so với năm 2007 do giá dê thịt tăng cao hơn so với năm 2007. 2.1.4 Tình hình tẩy trừ giun sán cho đàn dê ở thị xã Trà Vinh Các xã phường thuộc thị xã Trà Vinh đều có mạng lưới thú y. Người chăn nuôi dê thường quan tâm tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Chăn nuôi dê ở thị xã Trà Vinh mang tính chất cá thể và đa số người chăn nuôi dê chưa quan tâm đến việc phòng trị sán lá trên dê. 2.2 Tình hình nghiên cứu về một số bệnh nội ký sinh trùng 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 4 Phan Địch Lân et all (2002) nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng trên đàn dê có tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ký sinh ở ống mật là 15,5%, Paramphystomum ký sinh ở dạ cỏ 30,2% và tỷ lệ nhiễm Fasciola, Paramphystomum tăng theo tuổi dê. Hạ Thúy Hạnh et all (2003) khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng của đàn dê nuôi gia đình ở huyện Ba Vì (Hà Tây) có tỷ lệ nhiễm sán lá gan Fasciola (14,17%) và sán lá dạ cỏ Paramphystomum (23,48%). Nguyễn Thị Kim Lan et all (2000) đã thử nghiệm 7 loại thuốc phòng trị bệnh giun sán trên dê tại 4 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng kết quả cả 7 loại thuốc (Dertil B, Niclosamid, Tetramisol B, Mebenvet, Levamisol và Oxfendazol, Fasciolid) đều có hiệu lực cao tẩy giun sán trên dê (94-98%), sán lá dạ cỏ 80%; Dertil B có tác dụng tẩy sán lá gan. Nguyễn Phan Hồng Phương (2005) mổ khám trên dê nuôi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở dê dưới 1 năm tuổi là 5,33% và dê 1-2 năm tuổi là 12%. Mặt khác, nhiều loại bệnh ký sinh trùng trên dê còn lây lan sang người như: sán lá gan lớn Fasciola gigantica, sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensisgây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của mọi người. Theo thống kê của Trần Thị Kim Dung cho biết từ năm 1997-2000 có 500 ca bệnh sán lá gan do loài Fasciola được ghi nhận. Năm 2000 trung tâm y tế MEDIC Thành Phố Hồ Chí Minh Việt Nam đã phát hiện 44 ca bị nhiễm sán lá gan. Theo kết quả điều tra của Viện sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Qui Nhơn trong giai đoạn 1989-2005 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán chung từ 60-80%. Thời gian từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 2 năm 2006 phòng khám chuyên khoa của Viện đã điều trị khoảng1500 bệnh nhân nhiễm sán lá gan Fasciola từ 15 tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Theo Đoàn Thị Hạnh Nguyên, trưởng khoa khám bệnh của Viện sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Trung Ương cho biết từ ngày 1/1/2006-25/8/2006 Viện đã tiếp nhận 202 trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lá gan. Houdemer (1938) phát hiện 2 trường hợp nhiễm sán lá gan trên người Việt Nam, ông tiến hành khảo sát trên gia súc thấy có cả 2 loài F. hepatica và F. gigantica, trong đó dê có tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 37%. Drozd và Malezevsky (1967) mổ khảo sát dê nuôi tại tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 30%. 5 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong những năm gần đây việc nghiên cứu về bệnh nội ký sinh trùng ở dê được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới. Các tác giả đã công bố về tình hình nhiễm giun sán ở dê như: Dr. Pameca (1998) chuyên gia của trường cao đẳng thiết kế khoa học công nghệ và nông nghiệp, Ban nghiên cứu nông nghiệp thuộc đại học tổng hợp Florida Hoa Kỳ đã công bố về tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa dê tại Florida. Ông đã xác định các loài giun tròn Nematoda ký sinh ở đường tiêu hóa dê như Haemonchus contortus, Ostertagia sp, Trichostrongylus axei, Strongyloides papillosus, Nematodarius sp, Oesophagostonum columbianum và Trichocephalus ovis. Ngoài ra còn có các loài sán dây (Cestoda), sán lá (Trematoda) và động vật nguyên sinh (Protozoa). Theo ông chúng gây ra nhiều tổn thất cho đàn dê so với các vật ký sinh khác. ( Dương Thị Tuyền, 2007) Sán lá gan được biết đến từ năm 1370 đến 1758 loài sán lá gan do Fasciola hepatica được Linnaeus mô tả, 1379 lần đầu tiên Jechan De Brie mô tả toàn bộ sán lá gan trên cừu, 1885 Cobbold phát hiện ra Fasciola gigantica, 1847 Crelin phát hiện ra Paramphystomum explanatum (Trịnh Văn Thịnh, 1978). Urquhart (1956) đã khẳng định tác hại của sán lá gan đối với toàn bộ cơ thể gia súc nhai lại là gây thiếu máu và dị ứng khi cảm nhiễm nặng. Sinclair (1972) gia súc cái nhiễm Fasciola hepatica và kết quả là sảy thai, sinh non hoặc sinh con ra yếu ớt. E.J.L.Soulsby (1965) cho biết tỷ lệ tử vong do sán lá dạ cỏ ở dê, cừu, trâu, bò có thể tới 30-40%, biểu hiện lâm sàng trước khi chết là ỉa phân lỏng, khát nước và uống nước liên tục, cơ thể suy nhược rõ rệt. Ueno và ctv (1960) sử dụng Biotin điều trị sán lá gan với liều 30-35 mg/kg thể trọng hiệu lực 66-88%. 2.3 Sơ lược về một số bệnh nội ký sinh trùng trên dê 2.3.1 Bệnh sán lá dạ cỏ Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997. Hình 2.1: Trứng Paramphystomum cervi 6 * Đặc điểm hình thái Paramphystomum cervi: Sán có hình chóp nón màu đỏ dài 5 – 15 mm, rộng 2 –3 mm, phía trước là hốc miệng sau đó đến hầu, thực quản và hai nhánh ruột. Buồng trứng hình bầu dục hay hình trón nằm dưới tinh hoàn và trên giác bụng. Giác bụng rất lớn nằm phía sau thân. Lỗ sinh dục nằm phía sau hốc miệng. Trứng có hình bầu dục đầu to đầu nhỏ, đầu nhỏ có nắp, bên trong chứa tế bào phôi nằm rải rác màu xám nhạt, kích thước 0,12 – 0,19 x 0,06 – 0,09 mm. * Dịch tể Phân bố rộng trên khắp thế giới. Ở Việt Nam hầu hết ở mọi nơi ở đồng bằng ven biển, trung du, cao nguyên và miền núi. Tỷ lệ nhiễm ở dê 20%, biến động nhiễm sán lá theo tuổi của gia súc chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có lẻ tỷ lệ nhiễm sẽ tăng dần theo lứa tuổi, hầu hết trâu bò, dê đều nhiễm sán lá dạ cỏ. Ký chủ: Vật chủ cảm nhiễm: Trâu nhiễm cao nhất, kế đến là cừu, bò, dê. Ký chủ trung gian là các loài ốc Planorbis planorbis, Planorbis compressa, Gyraulus albus, Galba bulimoides * Vòng đời: Sán trưởng thành thường ký sinh ở dạ cỏ. Sau khi thành thục sinh dục, sán đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài sau 11 –12 ngày nở ra Miracidium sau đó xâm nhập vào ốc tạo nên Sporocysts, 1 Sporocysts lại cho ra 9 – 10 Redia, 1 Redia lại cho ra 16 – 20 Cercaria qua 45 – 49 ngày. Sau đó Cercaria chui ra khỏi ốc và rụng đuôi tạo kén Adolescaria bám vào cây cỏ. Dê ăn phải cỏ có Adolescaria qua quá trình di hành rồi trở lại dạ cỏ phát triển thành sán trưởng thành, lại tiếp tục đẻ trứng sau thời gian 207 ngày. * Triệu chứng và bệnh tích: Do ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể, tiếp tục di hành và cư trú trong các cơ quan làm cho con vật mệt mỏi, sau vài ngày xuất hiện ỉa chảy, gầy còm. Niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Sau 7-10 ngày nhiễm có khi nhiệt độ tăng lên 40-40,50C. Một số súc vật ốm, lông xù, chậm lớn, da khô, có xuất huyết ở kết mạc mắt, niêm mạc miệng và mũi. Phù thủng ở những phần thấp của cơ thể. Xác chết gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt, dạ cỏ có nhiều sán. Niêm mạc dạ cỏ, dạ múi khế, tá tràng và ruột bị viêm cata hay xuất huyết. Thành dạ múi khế và tá tràng bị phù. Niêm mạc của dạ múi khế và tá tràng bị sừng hóa. Túi mật to ra, mật màu vàng nhạt, trong dịch mật thường có sán. Lách cứng, khô. * Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc dựa vào xét nghiệm phân bằng phương pháp lắng cặn để tìm trứng sán. * Điều trị và phòng ngừa: Thường dùng các loại thuốc trị sán lá gan. Làm khô ráo những nơi lầy lội trên đồng cỏ, diệt ký chủ trung gian, ủ phân để diệt trứng sán (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). 2.3.2 Bệnh sán lá gan 7 *Đặc điểm hình thái: Fasciola gigantica: Dài 25 – 75 mm, rộng 5 – 12 mm có hình lá liễu, màu đỏ gạch, giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng ngay ở đầu, túi sinh lớn nằm gần giác bụng. Buồng trứng phân thành nhiều nhánh ở trước thân, hai tinh hoàn phân nhánh mạnh nằm trên dưới nhau. Túi noãn hoàn xếp dọc hai bên thân sán. Trứng sán hình bầu dục, hai đầu thon đều, đầu hơi nhỏ hơn có nắp trứng, màu vàng nhạt, bên trong chứa tế bào phôi xếp kín vỏ trứng, kích thước 0,125 – 0,177 mm x 0,06 – 0,014 mm. www.smittskyddsinstitutet.se Hình 2.2: Trứng Fasciola gigantica Fasciola hepatica: Dài từ 20-30 mm và rộng từ 4-16 mm. Thân dẹp hình lá cây, thường màu nâu nhạt. Phần thân trước phình to rồi thon lại dần ở phía cuối thân tạo thành vai. Những ống dẫn tuyến noãn hoàn chạy n
Luận văn liên quan