Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế Dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ Suối Mỡ, Bắc Giang
Ở độ cao lớn hơn 500 m, từ vùng Đá Vách và Trại Xoan của núi Tay Ngai, núi Bà thuộc dãy Huyền Đinh - Yên Tử, dòng Suối mỡ chảy theo hướng Nam bắc sau chuyển hướng Đông bắc chảy vào Ngòi Gừng - một phụ lưu cấp 1 của sông Lục Nam. Lưu vực Suối Mỡ thuộc vùng đồi núi, diện tích đồi núi chiếm khoảng 3/5 diện tích, có độ dốc lưu vực lớn. Khu vực tuyến công trình là vùng đồi núi thấp, có độ cao trung bình từ 130 đến 150 m. Địa hình lòng hồ có độ dốc theo hướng Bắc - nam, phía thượng lưu tương đối rộng, gồm 2 nhánh suối gặp nhau tại khu vực đền Đức Vua Cha, nguồn nước chính cung cấp cho hồ là nhánh suối Mỡ. Địa hình vùng khu vực đập rất hẹp và dốc, sườn hai vai đập có độ dốc từ 400500. Phần hạ lưu khu đầu mối, sau khi nước hồ qua cống sẽ nhập vào suối chảy về thác, chân thác tại Đền Trung. Sau đó dòng chảy được chia thành 2 nhánh: Nhánh bên phải theo chân đồi tưới cho 142 ha và nhánh bên trái theo chân đồi vòng về trước UBND xã Nghĩa Phương, rồi luồn qua đường nhựa sang khu làng Quỷnh để tưới cho 378 ha. Bảng I.1 - Các đặc trưng lưu vực các tuyến công trình Lưu vực Diện tích F (km2) Chiều dài sông Ls(km) Độ dốc sông Js (%o) Độ cao nguồn (m) (1) (2) (3) (4) (5) Suối Mỡ 10,2 4,95 24,85 536 1.2.2. Khu tưới Khu tưới của hồ có cao độ thấp dần theo hướng từ phía Nam xuống phía Bắc. Địa hình khu tưới không dốc lắm, cao trình vùng cao nhất +22,0 m, vùng thấp nhất có cao trình +6,0 m. Diện tích canh tác bao gồm các diện tích đan xen giữa trồng lúa, trồng màu và trồng cây ăn quả. 1.3. Đặc điểm địa chất, đất đai và thổ nhưỡng Hồ Suối Mỡ dự định xây dựng nằm trong khu vực cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Đất đá khu vực này được xếp trong tầng An Châu có tuổi Trias hệ tầng Mẫu Sơn, bao gồm cát bột kết xen kẹp sạn sỏi kết màu nâu đỏ, nâu vàng. Đến giai đoạn đầu kỷ Jura vùng này chịu tác động của hoạt động tạo núi Indoxini do đó đất đá bị uốn nếp, vò nhàu. 1.3.1. Đặc điểm địa chất công trình của hồ chứa Hồ Suối Mỡ nằm trong vùng có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Bờ hồ và đáy hồ được cấu tạo là các đá cát bột kết xen kẹp sét kết, sỏi cuội kết mức độ phong hoá nhẹ. Phủ phía trên là các lớp tàn tích, sườn tích, thành phần là sét pha màu nâu, nâu vàng, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng đến cứng, chứa dăm sạn, bề dày khoảng 1 m 3 m, có hệ số thấm nhỏ (K=10-4 cm/s đến 10-5 cm/s) có tác dụng chống thấm cho bờ và đáy hồ. Do số hộ dân cư sinh sống ít, phần lớn diện tích là cây công nghiệp và cây ăn quả nên hiện tượng ngập sau khi xây dựng hồ ít gây ảnh hưởng cho dân sinh kinh tế và môi trường.