ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống
chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà
nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống
hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong
hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người
chủ yếu như sau:
Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất
nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả
cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng;
những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của
cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất
khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị
trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản,
). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình
thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền
thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:
• Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham
gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam.
• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ
Cách mạng.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc
kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội
Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan
tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, Sắc lệnh 20/SL
ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ
qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất.
Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công
nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân
nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ
dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia
chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam
I. Mở đầu
1. Định nghĩa:
ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống
chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà
nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống
hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong
hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người
chủ yếu như sau:
Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất
nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả
cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng;
những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của
cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất
khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị
trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản,
…). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình
thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền
thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:
• Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham
gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam.
• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ
Cách mạng.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc
kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội
Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan
tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, … Sắc lệnh 20/SL
ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ
qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất.
Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công
nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân
nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ
dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia
chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh.
1
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chính sách ưu đãi đối với người có
công được tiếp tục bổ sung, đổi mới: xác định khái niệm thương binh và
người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương
tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên
sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất
cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong
hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của
Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân,
thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi
chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Chính sách ưu đãi đối với người
có công tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đối
với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà
bị thương tật, hy sinh như: thanh niên xung phong, dân công thời chiến, lực
lượng vận tải nhân dân, lao động nghĩa vụ, cán bộ y tế xã, hợp tác xã, khối
phố …
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến biên giới
phía Bắc, biên giới Tây Nam, chiến tranh tình nguyện ở Campuchia xảy ra,
công việc xác định liệt sỹ, tìm kiếm, qui tập hài cốt, xây dựng nghĩa trang
liệt sỹ, xác nhận thương binh, thống nhất chính sách đối với người có công
và gia đình có công được làm hàng ngày, hàng giờ liên tục từ đó đến nay.
Ngoài những chính sách hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp), trong thời kỳ này, nhà
nước ta cũng đã qui định nhiều chính sách ưu tiên trong các hoạt động kinh
tế đối với người và gia đình có công. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người
hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp
lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được
công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người
có công với cách mạng.
2. Cơ chế ƯĐXH là nét riêng trong hệ thống ASXH ở VN nhằm đảm
bảo cho hai đối tượng:
• Đối tượng 1:
Những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc. Liệt sĩ
và gia đình liệt sĩ: liệt là những người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ hòa bình của thế giới, bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm,
họ vì lợi ích của cả dân tộc được nhà nước ghi tặng bằng “tổ quốc ghi công”
trong các trường hợp sau: chiến đấu trực tiếp phục vụ chiến đấu, trực tiếp
đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng khi bị bắt tra tấn vấn không chiụ
khai, dũng cảm phục vụ công tác cấp bách nguy hiểm, phục vụ nhân dân, ốm
đau tử nạn trong khi hoạt động ở những khu vực nguy hiểm thương binh
chết vì bệnh tật tái phát. Gia đình liệt sĩ: có quan hệ máu thịt hay có công
2
nuôi dưỡng liệt sĩ. Thương binh, bệnh binh: thương binh thuộc lực lượng vũ
trang, bị suy giảm khả năng lao động do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu.
Bệnh binh thuộc quân nhân, mắc bệnh làm giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên do chiến đấu và hoạt động trong điều kiện thiếu thốn. Những người
hoạt động cách mạng: Những người lấy sự nghiệp giải phóng làm mục tiêu
lý tưởng cho cả đời mình. Tham gia giúp đỡ cách mạng nưng không thoát ly
làm chiến sĩ. Những người tham gia hoạt động cách mạng bị địch bắt nhưng
không khai, không làm ảnh hưởng đến cách mạng. Tham gia chiên đấu trong
điều kiện gian khổ làm sức khỏa suy kiệt, sinh con dị dạng…
• Đối tượng 2:
Những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước
như giáo sư,bác sĩ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước.
3. Vai trò của ƯĐXH:
• Giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức được trách nhiệm của
mình đối với xã hội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp dân tộc.
• Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội sẽ góp phần ổn định xã hội, giữ
vững thể chế chính trị. Đây là tiền đề cho phát triển kinh tế .
• Thực hiện ưu đãi xã hội là góp phần thực hiện chính sách con người
của quốc gia, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là
sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiện của nhà
nước, của xã hội đối với người đã có cống hiến đặc biệt cho cộng
đồng và xã hội. Chính vì vậy, chính sách ƯĐXH luôn có vị trí đặc
biệt quan trọng trong hệ thống chính sách ở mỗi quốc gia. Đây là yếu
tố thực hiên công bằng xã hội góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc
đẩy sự nghiêp đổi mơi với tiến trình hội nhập và phát triển.
4. Chính sách :
• Chính sách ƯĐXH với thương binh, bệnh binh, những người tham gia
kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc màu da cam.
• Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách
mạng.
• Chính sách đối với người cao tuổi (pháp lệnh người cao tuổi).
• Chính sách đối với bà mẹ trẻ em.
5. Các hình thức ưu đãi xã hội:
• Bằng tinh thần : tặng bằng khen,huân huy chương,dựng tượng đài,ưu
tiên con em gia đình trong vấn đề việc làm.
• Bằng tiền mặt vật chất.
ü Tiền: hàng tháng bằng lương chi trả cho chi phí y tế, mai táng.
3
Trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước là nhà một hoặc nhiều tầng (có một hộ
ở) thì được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử
dụng đất theo các mức cụ thể tùy đối tượng.
Chẳng hạn, Bà mẹ VN Anh hùng, Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng
Lao động, thương bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên, thân nhân của liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được
hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất.
Các mức hỗ trợ khác (90%, 80%...) được áp dụng tùy theo đối tượng.
Các mức nêu trên được tính trong định mức đất ở do UBND tỉnh, TP trực
thuộc TƯ quy định và tính trên số tiển sử dụng đất mà người được hỗ trợ
phải nộp.
Trong quyết định số 117/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng CP Nguyễn Tấn
Dũng cũng điều chỉnh một số nội dung trong các quyết định đã ban hành
trước đó (năm 1996 và 2000) về hỗ trợ người có công với CM cải thiện nhà
ở.
Ngoài các đối tượng vừa nêu, Thủ tướng cũng quy định thêm, với
người tham gia tổ chức CM từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa
16/8/1945 khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định
số 61/CP thì được miễn tiền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở
hoặc được giảm 80% tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều
tầng một hộ ở...
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT bố trí
kinh phí thực hiện.
Những ưu đãi trên của CP là nhằm để hỗ trợ cho những người có công
"yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã phát biểu trong mit tinh kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ.
Theo đó, ngoài việc trợ cấp tiền, Nhà nước còn thực thi nhiều ưu đãi
khác như miễn giảm thuế, xây nhà, cấp đất... và nhiều nhà cho nhiều hộ gia
đình
Chiều 17/4, Uỷ ban Thường vụ QH đã xem xét cùng lúc 2 nội
dung: Nghị định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động
cách mạng trước ngày 1/1/1945 và từ 1/1/1945 đến trước Tổng khởi
nghĩa 19/8/1945; Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.
Còn 39.000 đối tượng trong diện ưu đãi.
Trước ngày 1/1/1945 và khoảng 25.000 người khác hoạt động cách
mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ
trần mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước (trợ cấp hàng tháng
7
hoặc chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở). Ước có khoảng 70% người còn thân
nhân: vợ, chồng, con...
Cho hay, cả nước có khoảng 14.000 người hoạt động cách mạng. Để
chi trả trợ cấp một lần cho số đối tượng trên, dự kiến mức kinh phí là khoảng
1.000 tỷ đồng thực hiện trong 3 năm: 2007 (400 tỷ); 2008 (400 tỷ) và 2009
(200 tỷ). Để thực hiện điều này, Chính phủ trình xin ý kiến của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho phép ban hành một nghị định có 4
điều.
Dự thảo nghị định quy định về chế độ trợ cấp một lần đối với thân
nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (2 mức: 50 và 10
triệu đồng) và thân nhân người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến
trước 19/8/1945 (25 và 5 triệu đồng) chết trước 1/1/1995.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội (CVĐXH) của QH
Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, quy định này chưa đảm bảo sự công bằng về
chế độ ưu đãi giữa thân nhân của những người hoạt động trước cách mạng
tháng Tám đã được công nhận (hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định hiện
hành) và thân nhân của những người sẽ được công nhận (hưởng chế độ ưu
đãi theo dự thảo nghị định).
Nhiều ý kiến trong Uỷ ban CVĐXH cũng cho rằng việc ban hành nghị
định là không phù hợp vì các vấn đề mà Chính phủ trình xin ý kiến về cơ
bản đã được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Ngoài ra chế độ ưu đãi đối với người có công luôn được nâng lên cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã trình UBTVQH 3 lần
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh.
Do đó, để thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng trên,
Uỷ ban CVĐXH đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình UBTVQH sửa đổi lại
điều 9, 10 Pháp lệnh người có công với cách mạng. Ngoài ra, uỷ ban này
cũng đề nghị Chính phủ cần xây dựng dự luật ưu đãi người có công với cách
mạng để việc đãi ngộ những đối tượng này được toàn diện, đồng bộ và công
bằng với sự đóng góp của họ.
3. Quy định cụ thể về mức trợ cấp, ưu đãi hàng tháng đối với người
có công với cách mạng.
Chính phủ vứa mới ban hành Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày
6/4/2010 quy định cụ thể về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu
đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là
770.000đ.
Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp.
8
1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 770.000 đồng.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
đối với từng đối tượng người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Bảng số 1: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách
mạng;
b) Bảng số 2: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.
c) Bảng số 3: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.
Điều 2. Kinh phí thực hiện
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ
cấp quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4
năm 2009 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng.
3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực
hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng
dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Chất lượng đền ơn đáp nghĩa
9
(HNM) - Nếu tính từ sắc lệnh đầu tiên "Quy định chế độ hưu
bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày
16-2-1947, thì đến nay Nhà nước ta đã ban hành 1.400 văn bản về việc
đãi ngộ, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công (gọi tắt là
người có công).
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đến nay có: 20.000
thương, bệnh binh, 60.000 bố, mẹ liệt sỹ cô đơn, già yếu, 100% các Mẹ Việt
Nam Anh hùng, được Nhà nước chu cấp, các cơ quan, đoàn thể phụng
dưỡng suốt đời; hàng triệu vợ, con, cháu thương binh, liệt sỹ được chăm sóc;
14.500 cán bộ lão thành cách mạng được giải quyết nhà ở; 1.104.000 người
được cấp bảo hiểm y tế; hàng chục vạn thanh niên xung phong, người bị
nhiễm chất độc da cam được trợ cấp. Cũng có thêm hàng vạn hài cốt liệt sỹ
được tìm thấy, tìm ra danh tính, quê quán từ năm 1975 đến nay…
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, Nhà nước và nhân dân ta đã
không tiếc công sức, tiền của để thực hiện việc đền ơn, đáp nghĩa với nhiều
hình thức phong phú như xây nhà tình nghĩa (đã tặng được 244.000 nhà),
xây và chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ (hơn 3.000 nghĩa trang), xây nhà bia
(1.995 nhà), lập vườn cây tình nghĩa (14.700 vườn), quỹ đền ơn đáp nghĩa
(1.400 tỷ đồng), quỹ học bổng, quỹ chăm sóc y tế… Nhờ sự quan tâm này,
90% gia đình người có công đã có cuộc sống ổn định, bằng hoặc hơn mức
sống trung bình tại địa phương, con em và gia đình người có công được học
hành, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập, công tác.
Vì vậy, từ tình hình đời sống của người dân và ngân sách nhà nước đã
được cải thiện, cần mở rộng hơn diện người và gia đình có công, từ đó mở
rộng hơn diện đãi ngộ. Chẳng hạn, cần mở rộng diện đãi ngộ với dân quân,
du kích, công an xã, cán bộ xã, thanh niên xung phong, các gia đình vì che
giấu, bảo vệ cán bộ, ủng hộ cách mạng mà phải hy sinh, thương tật, những
người bị chất độc da cam và di chứng đau thương trong gia đình họ, những
người không ở chiến trường nhưng chiến đấu nhiều năm ở khu 4 cũ, vùng vô
cùng ác liệt trong chiến tranh phá hoại… Nếu mở rộng tới những diện vừa
kể, sẽ có thêm hàng chục triệu người được cách mạng đãi ngộ vì công lao
của họ.
Cần nói thêm rằng tuy đã có chủ trương nhưng cho tới nay, mới có 50%
cựu TNXP trong diện được hưởng chế độ đãi ngộ, vài chục vạn trong số
hàng triệu người bị ảnh hưởng chất độc da cam được chăm sóc, bù đắp
những thiệt thòi trong đời sống vật chất và tinh thần khi chiến tranh đã đi
qua 35 năm.
Thời gian trôi nhanh, những người có công nay đều đã già, nhiều người
đã mất, đòi hỏi công tác đền ơn đáp nghĩa ngày càng phải khẩn trương và
nâng cao chất lượng.
Điều này khẳng định sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với
những người và gia đình có công với số lượng rất lớn ở Việt Nam, đặc biệt
đề cao tính công bằng, góp phần ổn định tình hình của Đất nước, góp phần
thực hiện chương trình an sinh xã hội Mức trợ cấp kể trên rõ ràng chưa thể
coi đã là ưu đãi bởi chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu nhất cho bản thân, thực
tế họ còn phải gánh vác việc nuôi con, phụ giúp gia đình.
Một yếu tố khẳng định khác, là mức trợ cấp còn phụ thuộc vào chính
sách tiền lương, điều chỉnh theo mức lương tối thiểu là không hợp lý, chính
sách tiền lương tạo động lực thúc dẩy năng suất lao động , chất lượng và
hiệu quả công việc, chuyển việc phân phối bằng hiện vật là chủ yéu sang
phân phối theo giá trị thông qua tiền lương, trong khi chính sách ưu đãi
thông qua trợ cấp phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, được đảm bảo
bằng ngân sách nhà nước và tính chất xã hội hóa ngày càng cao.
Có thể khẳng định, thành tựu nổi bật và đã trở thành định hướng,
phương châm hành động, đó là: Người có công với cách mạng được toàn xã
hội quan tâm chăm lo về vật chất, tinh thần; được trân trọng, tôn vinh, biết
ơn, đền ơn trả nghĩa…. Ưu đãi xã hội đối với người có công là tình cảm và
trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Đây là yếu tố thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự
nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát triển.
Pháp lệnh ra đời với nhiều mục tiêu, đó là: Mở rộng phạm vi, đối
tượng điều chỉnh, mở rộng diện đối tượng, bổ sung chế độ ưu đãi; Qui định
điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn của các
thời kì cách mạng khác nhau, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành
chính; Qui định chế độ trợ cấp mới gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương,
bảo hiểm xã hội, đạt yêu cầu tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của
toàn xã hội; Qui định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành, cơ
quan chức năng trong quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội; Qui định chế độ
khen thưởng, xử lý vi phạm đầy đủ, chính xác, phù hợp với hoạt động cải
cách tư pháp, hoạt động xây dựng luật pháp của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa...
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, chuyển tải Pháp lệnh vào đời sống xã
hội, hàng loạt văn bản qui phạm ra đời, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp
11
luật ưu đãi xã hội, như: Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, Nghị định số
45/2006/ NĐ-CP, Nghị định số 16/2007/ NĐ-CP, Nghị định số 105/2008/
NĐ-CP, Nghị định số 89/2008/ NĐ-CP, Nghị định số 38/2009/ NĐ-CP…
cùng nhiều thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các thông
tư liên tịch khác.
Có một thành tựu khá nổi bật là chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội đã có sự đổi
mới căn bản. Gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức
trợ cấp ưu đãi xã hội được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân
của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trợ cấp ưu đãi xã hội 3 năm qua có 3 lần điều chỉnh. Đây
là một minh chứng rõ nét nhất sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, nỗ
lực đảm bảo nguồn lực tài chính chi cho lĩnh vực này. Năm 2007, nguồn lực
tài chính dành riêng ưu đãi xã hội là 13.000 tỷ đồng, năm 2008 là 15.000 tỷ
đồng, năm 2009 là 17.000 tỷ đồng (riêng năm 2009, cùng với nguồn lực tài
chính từ địa phương, nguồn huy động từ xã hội hóa, chi ưu đãi xã hội đối
với người có công lên tới 20.000 tỷ đồng).
Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực
hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải
thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà
trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Người có công đang hưởng