Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn của thời đại. Việt Nam trở thành
thành viên chính th ức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoàn thành quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư để phát triển.
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã đóng góp to lớn cho công
cuộc đổi mới đất nước. Xuất khẩu trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn
định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, do điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp, chính
sách nhập khẩu đã tạo thuận lợi cho nước ta tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu
hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất
khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển chưa bền vững. Hàng hóa
xuất khẩu chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả và chất lượng, chủ yếu khai thác các yếu tố tự
nhiên có nguy cơ kiệt cạn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nhập khẩu chưa bền vững do vẫn
chú trọng nhập khẩu công nghệ trung gian, khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, chưa
có biện pháp dài hạn để kiềm chế nhập siêu.
Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2011-2020
là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Việc “Đánh giá hoạt động xuất, nhập
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010” tổng quan lại các hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời gian tới
nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, cần có định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu như thế nào trong thời gian tới để bảo đảm tăng trưởng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Cần có
định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu như thế nào trong
thời gian tới để bảo đảm tăng trưởng bền vững
Nhóm thực hiện:
1. Đào Thị Thanh Loan (20%)
2. Lê Thị Lương (20%)
3. Lưu Thị Phương Mai (20%)
4. Ngô Thị Bảo Ngân (20%)
5. Ngô Thị Thu Ngân (20%)
Tháng 6 – 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010:............................ 2
1. Xuất khẩu: ................................................................................................................................ 2
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu .......................................................... 2
1.2 Mặt hàng xuất khẩu .......................................................................................................... 4
1.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng ............................................................ 4
1.4 Phương thức xuất khẩu ..................................................................................................... 5
1.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................................................................................. 7
2. Nhập khẩu: ............................................................................................................................... 8
2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu ......................................................... 8
2.2 Mặt hàng nhập khẩu ....................................................................................................... 10
2.3 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo nhóm mặt hàng .......................................................... 10
2.4 Phương thức nhập khẩu .................................................................................................. 11
2.5 Cơ cấu thị trường nhập khẩu .......................................................................................... 12
II. Đánh giá xuất nhập khẩu ......................................................................................................... 13
1. Tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam ........................................................... 13
2. Tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam ........................................................... 14
III. Một số kiến nghị chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời gian tới để đảm bảo tăng
trưởng bền vững: ............................................................................................................................. 16
1. Về xuất khẩu: ......................................................................................................................... 16
1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu: ..................................................................... 16
1.2. Giải pháp thực hiện ........................................................................................................ 17
2. Về nhập khẩu ......................................................................................................................... 19
2.1 Định hướng chuyển dịch: ................................................................................................ 19
2.2 Kiến nghị giải pháp: ....................................................................................................... 19
3. Hoàn thiện, tuân thủ thể chế xuất nhập khẩu ........................................................................ 20
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 22
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, ĐỒ THỊ
STT Tên bảng biểu Số trang
Biểu đồ 01 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 2
Biểu đồ 02 Cơ cấu hàng xuất khẩu của VN phân theo nhóm hàng giai đoạn 2001 – 2010 5
Bảng 01 Kim ngạch xuất khẩu mậu biên của Việt Nam sang 3 nước có
đường biên giới chung 7
Biểu đồ 03 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 8
Biểu đồ 04 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 9
Biểu đồ 05 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo nhóm ngành giai đoạn 2001 - 2010 11
Bảng 02 10 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 12
Biểu đồ 06 Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước và các khu vực giai đoạn 2000 - 2010 13
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 1
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn của thời đại. Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoàn thành quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư để phát triển.
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã đóng góp to lớn cho công
cuộc đổi mới đất nước. Xuất khẩu trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn
định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, do điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp, chính
sách nhập khẩu đã tạo thuận lợi cho nước ta tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu
hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất
khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển chưa bền vững. Hàng hóa
xuất khẩu chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả và chất lượng, chủ yếu khai thác các yếu tố tự
nhiên có nguy cơ kiệt cạn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nhập khẩu chưa bền vững do vẫn
chú trọng nhập khẩu công nghệ trung gian, khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, chưa
có biện pháp dài hạn để kiềm chế nhập siêu.
Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2011-2020
là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Việc “Đánh giá hoạt động xuất, nhập
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010” tổng quan lại các hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời gian tới
nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 2
I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010:
1. Xuất khẩu:
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Trong giai đoạn 2001-2010, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công
cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng
trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói, giảm nghèo.
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 ở mức
cao, đạt 18,1%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,5 lần (GDP tăng bình quân
7,21%/năm) vượt mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 (tăng
trưởng xuất khẩu nhanh gấp 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP) và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất
khẩu hàng hoá đã đề ra trong chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2001 – 2010 (tăng trưởng bình
quân 15%/năm). Trong giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sụt giảm mạnh -
5,59 tỷ USD (giảm -9%) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới gây biến động trên
các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên
72,2 tỷ USD năm 2010, tăng hơn 4,8 lần.
Biểu đồ 01: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Việt Nam có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hoá toàn cầu. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới đã tăng từ
0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010. Đến nay, nhóm hàng chế biến xuất khẩu
của Việt Nam đã chiếm trên 0,28% thị phần toàn cầu, nhóm hàng thô và sơ chế chiếm trên
0,72% (riêng điều nhân chiếm khoảng 50%, hồ tiêu chiếm khoảng 45%, cà phê chiếm 16 -
18%, cao su thiên nhiên 8 – 10%, chè uống chiếm 5 – 6%, thuỷ sản chiếm 5 – 6%, đồ gỗ chiếm
2 – 3%, gạo chiếm 12 – 18%).
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 3
Xuất khẩu hàng hoá góp phần chính yếu vào tăng trưởng GDP, trở thành động lực chủ yếu
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua. Trong phần tổng cầu đóng góp cho tăng trưởng
GDP, trước năm 2005, mức đóng góp của xuất khẩu hàng hoá là một số âm (năm 2005 là –
58,1%), trong giai đoạn 2006 – 2008 đóng góp của xuất khẩu hàng hoá luôn là một số dương
(năm 2006 là +99,9%, năm 2007 là +68,7%, năm 2008 là +50,2%).
Trong điều kiện mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư, xuất
khẩu hàng hoá trở thành kênh dẫn quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế. Khoảng 55% tổng số dự án và trên 50 % tổng số vốn FDI đã được thu hút
vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu. Số doanh nghiệp FDI trực tiếp tham
gia xuất khẩu tăng nhanh tới 1.854 doanh nghiệp trong năm 2010, chiếm gần 20% tổng số
doanh nghiệp cả nước. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ
45,2% trong năm 2001 lên 57,5% trong năm 2007 và khoảng 45,2% trong năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người đã tăng từ mức 175 USD trong năm
2000 lên 750 USD trong năm 2010, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch so với một số nước
trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao
động, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong điều kiện xuất khẩu dịch vụ chưa phát triển
nhiều, xuất khẩu hàng hoá là thành phần đóng góp chính tạo lập và hạn chế thâm hụt cán cân
thanh toán vãng lai của nền kinh tế.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá
trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều
kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá
chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất
khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công
nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh
cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia
tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tính đến hết năm 2009, tỷ trọng hàng xuất khẩu công
nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó,
tỷ lệ này của Trung Quốc là 35%, Thái Lan là 40%, Malaysia là 60%. Điều đáng nói là tỷ
trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ít thay đổi trong 10 năm gần đây
Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy
giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay
chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng
nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Chỉ trong hơn hai thập kỷ qua, diện
tích rừng ngập mặn Việt Nam giảm đi hơn một nửa, trung bình mỗi năm mất đi gần 20.000 ha,
hơn 80% độ che phủ đã bị ảnh hưởng. Các đầm nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng phá huỷ này.
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 4
Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động xuất, nhập khẩu mà chúng ta chưa có cơ chế,
chính sách để giải quyết hiệu quả. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là
lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Gia tăng khoảng cách
giàu nghèo trong quá trình tự do hóa thương mại. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất
khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp,
khu vực nông nghiệp. Xung đột chủ thợ có xu hướng gia tăng. Tranh chấp và đình công có xu
hướng gia tăng mạnh trong thời gian kể từ năm 2006, song đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm
2007 và 2008. Trong năm 2008, cả nước có 720 cuộc đình công, gấp 4,7 lần so với năm 2005
và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Các vụ đình công xảy ra chủ yếu trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và có xu hướng ngày một tăng. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì số vụ
đình công giảm hẳn, chỉ còn 216 vụ.
1.2 Mặt hàng xuất khẩu
Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo đã tăng được 8,3 % trong 10 năm qua, từ 46,7%
trong năm 2001 lên 55% trong năm 2010; tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế đã giảm từ
58,3% xuống còn 45% trong thời gian tương ứng; riêng tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm,
thủy sản đã giảm từ 29,5% xuống 22,5%. Năm 2001, có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD (gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản), với tổng giá trị 8,4 tỷ USD,
chiếm 56% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2010, đã có 17 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất
khẩu chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sắt thép
và sản phẩm thép, dệt may, giầy dép, đá quý và kim loại quý, máy vi tính và linh kiện, máy
móc thiết bị, dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải), với tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD,
chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam đã thực hiện được thành công một số khâu đột phá chiến lược tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong 5 năm đầu (2001 – 2005), các ngành sản phẩm kết
hợp giữa lao động giản đơn và công nghệ trung bình đã được coi trọng phát triển như: Thủ
công mĩ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm gỗ và sản
phẩm cơ khí, điện. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre, cói, thảm, gốm
sứ, đá và kim loại quý) đã tăng trưởng bình quân 23% / năm, kim ngạch tăng từ 377 triệu USD
trong năm 2000 lên 3.177 triệu USD trong năm 2009 và khoảng gần 4,0 tỷ USD trong năm
2010 xuất khẩu gỗ tăng trưởng bình quân 26% / năm; xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng bình quân
25%/ năm, kim ngạch tăng từ 122 triệu USD trong năm 2000 lên xấp xỉ 1 tỷ USD trong năm
2009 và vượt 1,1 tỷ USD vào năm 2010.
1.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo nhóm mặt hàng
Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và gặt hái được
thành công ở một số khâu đột phá tăng trưởng xuất khẩu.
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 5
Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm hàng nông,
lâm thủy sản có giá trị gia tăng thấp, tăng dần tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp. Năm 2001, có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 1tỷ USD
(gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản), với tổng giá trị 8,4 tỷ USD, chiếm 56% kim ngạch
xuất khẩu. Đến năm 2010, đã có 17 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thuỷ sản,
gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sắt thép và sản phẩm thép, dệt
may, giầy dép, đá quý và kim loại quý, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dây điện và
cáp điện, phương tiện vận tải), với tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD, chiếm 63% kim ngạch xuất
khẩu.
Biểu đồ 02: Cơ cấu hàng xuất khẩu của VN phân theo nhóm hàng giai đoạn 2001 – 2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.4 Phương thức xuất khẩu
Hiện nay, ở Việt Nam có các phương thức xuất khẩu sau:
- Xuất khẩu tại chỗ
- Xuất khẩu gia công
- Xuất khẩu ủy thác
- Xuất khẩu tự doanh
- Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài
- Tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
- Chuyển khẩu
- Xuất khẩu mậu biên (xuất khẩu qua biên giới)
- Tổ chức phân phối tại nước nhập khẩu
- Thương mại điện tử
Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đi sâu nghiên cứu 3 phương thức xuất khẩu chính của
Việt Nam là xuất khẩu gia công, xuất khẩu mậu biên và thương mại điện tử.
a. Xuất khẩu gia công
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 6
Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu trong đó người đặt gia
công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu
và định mức cho trước, người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm
theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho
người đạt gia công để nhận tiền công.
Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp có vốn
đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng
công nghiệp nổi tiếng qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị
truồng thế giới. Mặt khác, qua gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể tích lũy kinh
nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, thu ngoại tệ.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương thức xuất khẩu này thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền
gia công, mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn
vị nhận gia công; tính phục thuộc vào đối tác nước ngoài cao; các doanh nghiệp trong nước
khó có thể xây dựng được chiến lược phát triển ổn điịnh và lâu dài.
b. Xuất khẩu mậu biên
Xuất khẩu mậu biên là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, do doanh nghiệp tự tổ chức
đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới của quốc gia xuất khẩu hàng
hóa.
Việt Nam là quốc gia có đường biên giới giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế và đưa hàng hóa sang Trung Quốc, Lào,
Campuchia là hết sức cần thiết vì nó đem lại cho kinh tế Việt Nam nguồn doanh thu lớn, tăng
sức mạnh kinh tế khu vực, mở rộng giao thương với các nước láng giềng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu mậu biên của Việt Nam qua các nước có chung đường biên giới
thường chiếm khoảng 10-13% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới.
Xuất khẩu mậu biên qua từng nước trên hàng năm đều tăng mạnh.
Đối với Trung Quốc: Các mặt hàng nông sản chế biến như long nhãn, vải khô, hồi, quế,
rau quả, đồ gỗ … là những mặt hàng được xuất khẩu qua đường mậu biên. Trong giai đoạn
2001-2010, hoạt động xuất khẩu mậu biên sang Trung Quốc của Việt Nam tăng trưởng bình
quân 18,93%, chiếm khoảng 9-10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thế
giới.
Đối với Lào và Campuchia: Kim ngạch xuất khẩu mậu biên qua 2 nước này có xu
hướng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn
chiếm tỷ lệ rất nhỏ do các thị trường này vẫn chưa phát triển, chỉ tiêu thụ các hàng hóa chất
lượng vừa phải và giá cả thấp.
Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nhóm 6 – Cao học 21D 7
Bảng 01: Kim ngạch xuất khẩu mậu biên của Việt Nam sang 3 nước có đường biên
giới chung (Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng giá
trị xuất
khẩu
Xuất khẩu
mậu biên
sang 3 nước
Xuất khẩu
sang Trung
Quốc
Xuất khẩu
sang Lào
Xuất khẩu
sang
Campuchia
Giá trị % Giá trị %
Giá
trị % Giá trị %
2001 15.029 1.628 10,83 1.417 9,43 64 0,43 146 0,97
2002 16.706 1.761 10,54 1.518 9,09 65 0,39 178 1,07
2003 20.149 2.202 10,93 1.883 9,35 52 0,26 267 1,33
2004 26.485 3.352 12,65 2.899 10,95 68 0,26 384 1,45
2005 32.447 3.853 11,87 3.228 9,95 69 0,21 556 1,71
2006 39.826 4.118 10,34 3.243 8,14 95 0,24 781 1,96
2007 48.561 4.797 9,88 3.646 7,51 110 0,23 1.041 2,14
2008 62.685 6.542 10,44 4.850 7,74 160 0,26 1.532 2,44
2009 57.096 6.742 11,81 5.403 9,46 1