Tiểu luận Đánh giá một tác động tới môi trường xung quanh bạn

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở. cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá một tác động tới môi trường xung quanh bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Với vai trò quan trọng như vậy, bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng hàng đầu của cả xã hội. Nhưng trước khi tiến hành các hoạt động thực tiễn để bảo vệ môi trường, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những yếu tổ ảnh hưởng đến môi trường. Bài tiểu luận sau đây sẽ giúp chúng ta có được những đánh giá tổng quát hơn về một trong các tác động ảnh hưởng đến môi trường. Đề tài: Đánh giá một tác động tới môi trường xung quanh bạn. Cacbon dioxide (CO2). Giới thiệu chung về CO2: Điôxít cacbon hay cacbon điôxít (các tên gọi khác thán khí, anhiđrít cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô. Điôxít cacbon thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm + Khí thoát ra từ các núi lửa. + Sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ + Hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá trình quang hợp, và sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt trong khí quyển Trái Đất với nồng độ thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu trình cacbon. Tính chất vật lý Điôxít cacbon là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của axít cacbonic. Tỷ trọng riêng của nó ở 25 °C là 1,98 kg m−3, khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí. Phân tử điôxít cacbon (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính. Nó không có lưỡng cực điện. Do nó là hợp chất đã bị ôxi hóa hoàn toàn nên về mặt hóa học nó không hoạt động lắm và cụ thể là không cháy. Ở nhiệt độ dưới -78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi là băng khô. Điôxít cacbon lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1 barơ; ở diều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa. Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định điôxít cacbon, và nhiều hơn lượng này khi khí bị nén. Khoảng 1% điôxít cacbon hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic. Axít cacbonic phân ly một phần thành các ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO3-2). Cácbon điôxit có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Sau đây là những ứng dụng phổ biến nhất: + Điôxít cacbon lỏng và rắn là chất làm lạnh quan trọng, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm, trong đó chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh. + Điôxít cacbon được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa. + Điôxít cacbon cũng hay được bơm vào hay gần với các giếng dầu. Nó có tác dụng như là tác nhân nén và khi hòa tan trong dầu thô dưới lòng đất thì nó làm giảm đáng kể độ nhớt của dầu thô, tạo điều kiện để dầu chảy nhanh hơn trong lòng đất vào các giếng hút. Trong các mỏ dầu đã hoàn thiện thì một hệ thống ống đồ sộ được sử dụng để chuyển điôxít cacbon tới các điểm bơm. + Các viên nhỏ băng khô (thay vì cát) được bắn vào bề mặt cần làm sạch. Băng khô không cứng như cát, nhưng nó tăng tốc quá trình bằng sự thăng hoa để "không còn gì" tồn tại trên bề mặt cần làm sạch và gần như không tạo ra nhiều bụi gây hại phổi. + Các ống lót trục bằng đồng thau hay kim loại khác được cho vào băng khô để làm chúng co lại sao cho chúng sẽ khớp với kích thước trong của lỗ trục. Khi các ống lót này ấm trở lại, chúng nở ra và trở nên cực kỳ khít khao. Các tác động tới môi trường của CO2. Tác động tích cực. Tác động: Cacbon dioxit có nhiều tác dụng, song trong đó có những tác động sau là ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Khí Các-bo-nic: + Đối với quá trình quang hợp Có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh. CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 trong không khí quyết định vận tốc của quá trình quang hợp. Quang hợp nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người. Khí cacbonic không duy trì sự sống và sự cháy. Lợi dụng tính chất này người ta dùng khí cacbonic để dập tắt đám cháy và nén khí cacbonic vào những chất lỏng dễ bắt lửa để bảo quản chúng Khí các bo nic có vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất nhờ vào hiệu ứng nhà kính mà nó gây ra. Chính nhờ khí này mà Trái Đất mới thoát khỏi tình trạng băng hà thời nguyên thuỷ và có được nền nhiệt độ như ngày nay cho con người và các loại sinh vật, thực vật sinh sống Khí nhà kính: đây là một trong những ích lợi của hiệu ứng nhà kính mà CO2 mang lại. Ở các nước Châu Âu, thời tiết hơi khắc nghiệt hơn so với ở Việt Nam ta. Những người làm vườn họ luôn thất thu, thực vật, rau,... không thể chịu được thời tiết thay đổi chênh lệch quá lớn Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn Băng khô: là một dạng rắn của khí Cacbonic, có khá nhiều ứng dụng được sử dụng rộng rãi. Tăng gây mưa từ các đám mây hay làm giảm độ dày của mây nhờ sự kết tinh nước trong mây. Đề xuất phát huy tác dụng: Để phát huy tác dụng của CO2 chúng ta cần sử dụng một hệ thống có khoa học nhằm tận dụng nguồn CO2 dồi dào trong tự nhiên. + Trước tiên, đó là hệ thống cây xanh: Không có quá trình nào sản sinh một lượng khổng lồ khí O2 như quang hợp, với nguồn CO2, sẵn có, việc chúng ta cần làm là bắt tay vào công cuộc phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế phá rừng, và có kế hoạch khai thác rừng một cách có hiệu quả.   + Áp dụng mô hình trồng rau trong nhà kính.: Trồng cây trong nhà kính là mô hình trồng rau sạch trên diện tích  hẹp với đầu tư cao, chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Ưu điểm của mô hình này là có thể trồng rau sạch trái vụ, cho năng suất cao, tránh được những bất lợi do thời tiết (mưa, gió lớn) phù hợp chủ yếu với rau ăn lá và rau cao cấp phục vụ một số yêu cầu khắt khe, cao cấp của người tiêu dùng Tác động tiêu cực. Tác động: Gây nguy hiểm cho con người với nồng độ cao: Khí CO2 do các nhà máy thải ra, núi lửa phun trào, hay các đám cháy tạo ra gây nguy hiểm trực tiếp cho con người và các sinh vật khác.Khí quyển của Trái Đất chứa 0,03% thể tích khí cacbonic. Tuy không độc nhưng khi hàm lượng vượt quá 4% nó có hại cho sức khỏe, vì tan nhiều trong máu, tác dụng lên trung ương thần kinh. Khi hàm lượng cao hơn nữa, nó gây rối loạn các hoạt động của cơ thể. Cụ thể, nếu hít thở không khí có chứa 0,5% khí CO2 sẽ gây đau đầu, chóng mặt; 5% sẽ gây khó thở; 10% sẽ gây bất tỉnh sau vài phút; nồng độ cao hơn có thể gây chết người. Gây nguy hiểm cho con người và sinh vật dồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường. Khí CO2 ảnh hưởng đến môi trường biển: Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển. Lượng khí thải CO2 tăng cao tỷ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ a-xít trong nước biển. Điều này sẽ dẫn tới "hội chứng trắng", hay còn gọi là vôi hóa các dải san hô do các khoáng chất nuôi dưỡng san hô bị a-xít phân hủy và các dải san hô có thể chết sau 1 năm nhiễm bệnh. Với vai trò hấp thụ 1/3 lượng khí thải CO2 nhằm giúp hạn chế sự biến đổi khí hậu, môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do lượng khí CO2. Các dải san hô có những vai trò quan trọng như hỗ trợ ngành ngư nghiệp và du lịch, đồng thời có tác dụng làm đê chắn sóng tự nhiên khi có bão. Ngoài ra, các dải san hô còn góp phần làm đa dạng hóa hệ sinh thái. Hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái Đất, và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa hành tinh.  Năng lượng mặt trời là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái Đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Một trong các tác nhân gây ra sự hấp thụ sóng dài trong khí quyển là khí CO2 Kể từ khi bắt đầu cách mạng công nghiệp, cacbon dioxit đã tăng lên đến 30%. Khi sự tăng vọt cácbon dioxit xảy ra nó cho phép Trái Đất có thể giữ được các tia phản xạ với bước sóng dài và nếu hàm lượng cac bon dioxit càng tăng thì khả năng bắt giữ của Trái Đất cũng tăng, điều này giải thích tại sao Trái Đất nóng lên. Biểu hiện của hiệu ứng nhà kính: + Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. + Tăng nhiệt độ của đại dương. + Tăng số lượng mây bao phủ xung quanh Trái Đất. + Nhiệt độ Trái Đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. + Sự nóng lên của Trái Đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái Đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó, nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Khí hậu Trái Đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng bị thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ con người bị suy giảm. Đề xuất khắc phục tác hại: + Hiện nay, việc gia tăng CO2 là một vấn nạn toàn cầu, biểu đồ về lượng tăng mức khí thải mà phần lớn là khí CO2 cho ta một cảnh báo toàn cầu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính Mặc dù trong danh sách các chất khí gây ô nhiễm môi trường người ta không nói đến khí cacbonic, nhưng nó có liên quan rất mật thiết đến môi trường. Có thể nói hiểm họa khí cacbonic đối với môi trường không kém gì hiểm họa của cuộc chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân có thể ngăn chặn, có lẽ nào hiện tượng tăng khí cácbonic trong khí quyển lại không thể hạn chế được. Sau đây là một số đề nghị giảm thiểu khí CO2: + Áp dụng công nghệ thu giữ khí CO2 (Hạ thổ CO2): Công nghệ này hiện không nhằm vào lượng khí xả ra từ phương tiện giao thông trên đường, mà chỉ dùng để thu hồi khí thải ra từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu mỏ hay khí đốt, cũng như các nhà máy luyện thép hay xi măng. Đối với các công ty dầu mỏ và khí đốt cũng như các công ty điện lực sử dụng than thì công nghệ đó có sức hấp dẫn rất lớn. Bởi vì việc bơm khí CO2 vào lòng đất sẽ giúp cho họ có thể tiếp tục khai thác nguồn năng lượng hóa thạch mà vẫn không làm thay đổi bầu khí quyển. Theo đánh giá hiện nay, khí CO2 có thể được cất giữ trong nhiều thế kỷ. Trái đất có khả năng chứa tới 10 nghìn tỷ tấn và có ba khu vực có thể cất giữ khí CO2 ở dưới lòng đất với độ sâu từ 1.000-5.000m. Rộng lớn nhất là những vùng chứa nước ngầm nhiễm mặn, nằm trong tất cả các bể trầm tích của hành tinh. Khả năng thứ hai: Sử dụng các túi dầu đang sắp cạn. Cách cất giữ CO2 này có thể đem lại lợi ích cho các công ty dầu mỏ. Các chuyên gia cho rằng CO2 có đặc tính làm cho dầu mỏ bớt bị dính nhớt hơn như vậy hút lên sẽ dễ hơn. Một lợi ích khác cho hướng lựa chọn này đó là các địa điểm này đều đã được biết rõ. + Tiến hành nghiên cứu, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu mới thân thiện với môi trường: Cần phải biết rằng, nguồn nhiên liệu của thế giới là có hạn. Hiện nay, phần lớn các công trình khoa học của chúng ta là sử dụng đến nhiên liệu hoá thạch tích tụ hàng triệu năm trong lòng đất. Tuy là nguồn nhiên liệu khổng lồ nhưng không phải là vô hạn. Trong khi đó, những nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng của gió, năng lượng hạt nhân thì lại là vô tận. Do đó, chúng ta cần đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển ứng dụng nguồn nhiên liệu vô tận kia. Hiện nay, đã áp dụng được việc sử dụng năng lượng mặt trời để chạy máy tàu, để cung cấp nhiệt cho hệ thống nhiệt trong nhà. Một số nơi như Trung Quốc còn sử dụng cả năng lượng của gió …v..v Bên cạnh đó, còn cả nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học là nhiên liệu được sản xuất từ nguyên liệu là sinh khối. Khác với xăng dầu và các loại nhiên liệu hoá thạch khác, nhiên liệu sinh học là dạng năng lượng có khả năng tái tạo. Có hai nhóm nhiên liệu sinh học chính: - Ethanol và methanol được sản xuất từ sinh khối (không phải từ dầu mỏ). Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ethanol, methanol là các loại hạt có chứa tinh bột, các loại cây có chứa đường, thậm chí từ gỗ và phế thải nông nghiệp khác. - Diesel sinh học (Bio-Diesel) được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất béo, dầu có thể tái tạo được, ví dụ dầu đậu nành, dầu dừa để sử dụng cho động cơ diesel. Lợi ích đem lại từ nguyên liệu sinh học đã được chứng minh. nguyên liệu sinh học được xem là bước chuyển tiếp trung gian từ nền nhiên liệu hóa thạch hiện nay sang nền nhiên liệu hydro trong tương lai. + Hạn chế sử dụng kính trong việc xây các toà nhà cao tầng ở các đô thị vì do có các bề mặt kính, bức xạ mặt trời dễ dàng xâm nhập vào nhà, nung nóng bề mặt trong phòng. Kết quả là con người sống trong nhà phải chịu thêm một lượng nhiệt khá lớn vì các bề mặt nội thất luôn luôn trao đổi nhiệt bằng bức xạ với con người. Nên sử dụng những nguyên liệu có lợi cho môi trường. Hiện nay, gạch không nung được coi là một trong những nguyên liệu như vậy  + Tìm ra phương thức vận chuyển khác, ví dụ dùng chung xe cộ với gia đình và bạn bè, hạn chế sử dụng các phương tiện cơ giới thay vào đó có thể đi bộ hay cỡi xe đạp.  + Bớt ăn thịt và ăn nhiều rau quả cũng là một bước giúp bảo vệ môi trường vì quá trình chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm từ động vật làm tiêu tốn nhiều nhiên liệu và sản sinh nhiều khí nhà kính.  + Ở Mỹ, trung bình một sản phẩm phải được vận chuyển khoảng từ 1.300 đến 2.000 dặm từ nông trại sản xuất đến nơi được tiêu dùng. Đây là một quá trình sản sinh ra một lượng lớn khí nhà kính. Vì vậy, hãy tận dụng khoảng vườn sau nhà bạn và biến nó thành một nông trại mini với các thực phẩm thông dụng thường dùng (bạn có thể nuôi gà, trồng rau); hơn nữa các thực phẩm do bạn tự nuôi trồng sẽ không chứa hóa chất độc hại.  + Gần đây, có một biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính do CO2 gây ra đó là dùng màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn. Theo báo cáo của các chuyên gia tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), con số này lớn hơn lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà toàn nhân loại thải ra trong một năm. Biện pháp nói trên cũng làm giảm tốc độ tăng lượng khí carbon dioxide (CO2), hiện chiếm khoảng 75% trong tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Trên toàn thế giới, mái nhà chiếm khoảng 25% diện tích của đa số thành phố, còn vỉa hè chiếm khoảng 35%. Ngay cả khi lượng khí thải do nền công nghiệp thải ra hiện nay không giảm, việc phủ màu trắng cho mái nhà và vỉa hè có thể làm giảm một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại đã thải ra trong 10 năm Lời kết luận. Sau khi đánh giá các tác động của CO2 tới môi trường, ta có một ý thức rõ ràng hơn về những lợi ích và tác hại mà CO2 đem lại. Đây là một loại khí phổ biến trong tự nhiên, bản thân chúng ta cũng sản sinh ra nó khi hít thở, do đó, ta không thể loại bỏ tác hại của khí này bằng cách loại bỏ nó mà chỉ có thể giảm thiểu tác hại và phát huy tac dụng của nó mà thôi. Không chỉ có CO2 mà còn rất nhiều yế tố khác tác động lên môi trường. Bên cạnh những tác động có lợi thì tác động bất lợi của các yếu tố này đối với môi trường là rất rõ ràng và càng ngày càng tăng mức độ. Môi trường chúng ta đang sống hiện đang tồn tại với rất nhiều nguy cơ bị huỷ hoại, bị biến mất. Để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi người cần phải tự xây dựng cho mình một nếp sống văn minh, một ý thức bảo vệ chính những thứ xung quanh mình. Hãy tích cực để có một môi trường xanh ^^ 
Luận văn liên quan