Đề tài Đánh giá những tác động của chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5/năm trong 5 năm 2001-2005 và 8,17% năm 2006 và 8,44% năm 2007), mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe nổi tiếng thế giới như: Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Royce .Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm đã có tới năm lần Bộ Tài Chính điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô. Hiện nay, chính sách thuế nhập khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi chính sách ấy có tác động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu trong đề tài là chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây (bao gồm cả thuế với xe mới, xe cũ và linh kiện phụ tùng nhập khẩu). Nhóm tác giả đã chỉ ra những tác động to lớn và nhiều mặt của chính sách thuế nhập khẩu ô tô trên cơ sở nghiên cứu thực tế, phân tích so sánh số liệu, đánh giá, tổng hợp vấn đề. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Với đề tài này nhóm tác giả không có tham vọng phân tích được hết những chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam từ trước đến nay mà chỉ đề cập đến chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây khi mà Việt Nam đã mở của và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã chia đề tài thành 3 nội dung lớn: Một là, một số lý luận về thuế nhập khẩu. Hai là, Chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế nhập khẩu ô tô.

pdf50 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5011 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những tác động của chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương ------------------o0o------------------ Công trình dự thi Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương năm 2008 Tên công trình: ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Nhóm ngành: XH1a Hà Nội, tháng 7 năm 2007 2 Mục Lục Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn đề I-Một số vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu 1.Khái niệm thuế nhập khẩu 2.Vai trò của thuế nhập khẩu 2.1.Góp phần vào bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa 2.2.Hướng dẫn tiêu dùng trong nước 2.3.Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước 2.4.Là công cụ quan trọng trong đàm pháp quốc tế, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại 3.Các phương pháp tính thuế nhập khẩu 3.1.Thuế tính theo giá 3.2.Thuế tuyệt đối 3.3.Thuế hỗn hợp II- Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. 1.Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu ô tô 2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay 2.1.Đối tượng chịu thuế 2.2.Đối tượng nộp thuế 2.3.Thời điểm tính thuế 2.4.Thời điểm nộp thuế 2.5.Phương pháp tính thuế 2.6.Thuế suất 3.Tác động của chính sách thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2001 đến nay. 3.1.Từ năm 2001 đến tháng 1/2007 3.2.Tác động của 3 lần giảm thuế nhập khẩu ô tô trong năm 2007 3.2.1.Tác động đến người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu 3.2.2.Tác động đến các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước 3.3.Tác động của việc tăng thuế nhập khẩu ô tô năm 2008 3.3.1.Tác động đến người tiêu dùng 3.3.2.Tác động đến nhà nhập khẩu ô tô 3.3.3.Tác động đến các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và tới ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam 3.3.4.Tác động tới thị trường ô tô 4.Một số đánh giá về chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam III-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam 1.Chỉ coi thuế nhập khẩu ô tô là công cụ hỗ trợ 2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô phải đảm bảo tính dự báo được Phần 3: Kết thúc vấn đề. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5/năm trong 5 năm 2001- 2005 và 8,17% năm 2006 và 8,44% năm 2007)1 , mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe nổi tiếng thế giới như: Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls- Royce….Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm đã có tới năm lần Bộ Tài Chính điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô. Hiện nay, chính sách thuế nhập khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi chính sách ấy có tác động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu trong đề tài là chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây (bao gồm cả thuế với xe mới, xe cũ và linh kiện phụ tùng nhập khẩu). Nhóm tác giả đã chỉ ra những tác động to lớn và nhiều mặt của chính sách thuế nhập khẩu ô tô trên cơ sở nghiên cứu thực tế, phân tích so sánh số liệu, đánh giá, tổng hợp vấn đề. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Với đề tài này nhóm tác giả không có tham vọng phân tích được hết những chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam từ trước đến nay mà chỉ đề cập đến chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 trở lại đây khi mà Việt Nam đã mở của và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã chia đề tài thành 3 nội dung lớn: Một là, một số lý luận về thuế nhập khẩu. Hai là, Chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác động của chính sách đó. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế nhập khẩu ô tô. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm làm lành mạnh hóa thị trường ô tô cũng như xác định những bước đi thích hợp cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai. PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-Một số vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu. 1. Khái niệm thuế nhập khẩu. 1 Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam 4 Trong những năm vừa qua thuế nhập khẩu luôn được coi là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng nhập khẩu, bảo về thị trường trong nước, góp phần tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và thuế quan còn là công cụ quan trọng trong việc thực hiện công tác đối ngoại của một quốc gia.Vậy thuế nhập khẩu là gì? Có khá nhiều khái niệm khác nhau về thuế nhập khẩu xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau: từ quan điểm về kinh tế chính trị, từ góc độ cái nhìn của người thu thuế tới người nộp thuế, rồi trên khía cạnh pháp luật… Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu: Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước.2 Từ phát biểu trên chúng ta có thể hiểu thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam là một loại thuế gián thu đánh vào mặt hàng ôtô được phép nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam mà chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan khi lô hàng ô tô vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam. 2. Vai trò của thuế nhập khẩu: 2.1.Góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sản xuất nội địa. Thuế nhập khẩu có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa, do đó có tác dụng bảo hộ sản xuất và thường được coi là một chính sách để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ. Việc áp dụng thuế nhập khẩu gây ra tổn thất cho toàn bộ xã hội. Điều này được phản ánh trong hai khái niệm: Tác động bảo hộ và tác động chuyển nhượng. Tác động bảo hộ: Gọi là bảo hộ vì với giá bán cao hơn sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước kém hiệu quả. Thêm mỗi đơn vị sản xuất ra là tăng thêm một mức độ kém hiệu quả. Tác động chuyển nhượng: Giá bán cao hơn (do có thuế nhập khẩu) được tính cho mỗi đơn vị của toàn bộ số lượng cung ứng trong khi tác động bảo hộ chỉ ứng với phần cung ứng gia tăng. Do đó, phần thu hoạch thêm của các nhà sản xuất có hiệu quả là phần thặng dư so với chi phí sản xuất. Đây chính là phần chuyển nhượng hay tái phân phối lợi tức từ giới tiêu thụ sang giới sản xuất. Tóm lại, một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng hóa trong nước sẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Do vậy, có thể nói thuế quan là một công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những luận cứ bảo vệ cho một chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và trên phương diện phi kinh tế, hay chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể mà thôi. Bởi vì bảo hộ làm giảm và có thể làm mất hẳn những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại. Để thấy rõ được tác động bảo hộ của thế quan, chúng ta đi xem xét một số khái niệm: 2 Theo giáo trình Chính Sách Thương Mại Quốc Tế-NXB Lao Động Xã Hội 2006 5 Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa (Nominal Protection Rate – NPR): Có hai loại NPR: là tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thuế quan và tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thực Bảo hộ thuế quan cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là như thế nào nếu không có hạn chế về số lượng, không có buôn lậu và những nhân tố khác có thể làm cho thuế nhập khẩu trở nên méo mó (thừa hoặc thiếu). Trên thực tế, khi ta thu một mức thuế đối với hàng nhập khẩu, không nhất thiết xảy ra việc tăng giá cả tương ứng trên thị trường nội địa đối với hàng hóa đó. Vì vây, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa thuế quan thường không trùng với bảo hộ danh nghĩathực. Bảo hộ danh nghĩa thực được hiểu là chênh lệch tính bằng phần trăm (%) mà người sản xuất nội địa nhận được và giá quốc tế. Bảo hộ thực chịu tác động của tất cả các nhân tố như: hàng rào thuế quan, phi thuế quan, buôn lậu…. Bên cạnh tỷ suất bảo hộ danh nghĩa NPR, còn có tỷ suất bảo hộ hiệu quả (Effective Protection Rate – EPR) khi thuế đánh vào thành phần nhập khẩu chênh lệch so với thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu. Trong tình huống không co méo mó về thuế nếu thuế nhập khẩu càng cao thì sự bảo hộ sản xuất nội địa càng lớn. Nhưng chúng ta biết rằng, một điều quan trọng đối với các nhà sản xuất không chỉ là giá bán hàng của mình trên thị trường mà còn là giá mua những đầu vào cho sản xuất. Giá mua ấy cũng bị những biện pháp bảo hộ tác động đến. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả cho phép tính đến các tác động phối hợp của những biện pháp bảo hộ đối với các đầu ra và các đầu vào. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả chính là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào giá nội địa so với giá trị ấy được tính theo giá quốc tế. Bảo hộ hiệu quả thật sự càng cao thì khả năng sản xuất hàng có hiệu quả càng cao và do vậy, nên công nghiệp đó càng được củng cố ở trong nước. Sự kiện bảo hộ thật sự có thể khác biệt với bảo hộ thuế quan danh nghĩa mang lại nhiều hàm ý lý thú. Sự bảo vệ thực sự mà một ngành công nghiệp được hưởng có thể gia tăng chỉ vì có sự giảm thuế đánh trên các đầu vào mà ngành công nghiệp đó được sử dụng. Việc giảm thuế cho các đầu vào lại dễ thực hiện hơn tăng thuế đầu vào. Và có vẻ như khuyến khích tự do mậu dịch hơn. Các quốc gia có thể gia tăng bảo vệ đối với các nhà sản xuất trong nước thông qua đặc quyền thuế quan như vậy. Các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu thường không thể hưởng lợi trên thị trường quốc tế, nếu thuế quan bảo vệ lại đánh cả vào những đầu vào nhập khẩu mà ngành công nghiệp đó sử dụng. Vì vậy, đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu có thể vừa là biện pháp bảo hộ hữu hiệu sản xuất nội địa, vừa là giải pháp khuyến khích xuất khẩu. 2.2 Thuế quan góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước: Để xem xét tác động của thuế nhập khẩu đối với giới tiêu dùng nội địa như thế nào, trước hết chúng ta giả thiết rằng, thu nhập của mỗi người tiêu dùng là cố định, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn mua một trong hai hàng hóa A và B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng vừa mua sản phẩm A và B theo một tỷ lệ nào đó. Giả sử nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với một mức thuế nào đó theo giá của sản phẩm A, khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sản phẩm A và sẽ mua nhiều sản phẩm B. Và để cân đối lại ngân sách, người tiêu dùng sẽ phân chia phần thu nhập cố định của mình. 6 Như vậy ta có thể thấy thuế nhập khẩu trong trường hợp này đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng trên 2 khía cạnh. Trước khi đánh thuế vào sản phẩm A, người tiêu dùng có thể tự liệu phân phối thu nhập của mình sao cho mua được cả hai sản phẩm A và B nhiều nhất. Sau khi đánh thuế vào sản phẩm A thì người tiêu dùng có xu hướng phân bố thu nhập của mình nghiêng về mua được sản phẩm B nhiều hơn. Đó chính là tác động của thuế nhập khẩu đối với hướng dẫn tiêu dùng trong nước. 2.3 Thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Trên mỗi đơn vị nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Và trong một nước mà hệ thống chưa phát triển, thuế nhập khẩu gần như là một nguồn thu chính vì dễ thực thu. Nhiều nước châu Á phát triển nhờ vào thương mại quốc tế, và điều đáng ngạc nhiên là thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu Chính phủ. Ví dụ: Ấn Độ 28,5%; Philipin 24%; Thái Lan 23%, Malaysia 17%; Đài Loan 14%. Trong khi đó, các nước giàu có tỷ lệ rất thấp Mỹ 1,4%; Canada 1,7%; Anh 0,07%; Pháp 0,03%; CHLB Đức 0%. Ở Việt Nam, do mở rộng hoạt động ngoại thương, nên nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng tăng lên qua các năm và góp phần đáng kẻ vào nguồn thu của ngân sách. Thuế xuất nhập khẩu, chủ yếu là thuế nhập khẩu ở Việt Nam, trong những năm 90 chiếm từ 25% đến 28% tổng số thu thuế của ngân sách nhà nước. ( Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế 2006) 2.4 Thuế quan là công cụ quan trọng trong đàm pháp quốc tế góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại. Các quốc gia không kể quy mô và trình độ phát triển đang tìm mọi cách tham gia vào thị trường thế giới và khu vực, nhằm thụ hưởng những lợi ích do hợp tác và phân công lao động quốc tế mang lại. Một trong những cố gắng của các quốc gia theo hướng này là tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại. Các quốc gia đã và đang đạt được những kết quả nhất định theo hướng này. Trong 7 vòng đám phán (1948 – 1994), các thành viên GATT đã đạt được thỏa thuận giảm thuế cho 89.000 hàng hóa. Vấn đề giảm thuế quan, các rào cản thương mại và loại trừ phân biệt đối xử vẫn là mục tiêu cơ bản của WTO (GATT – 1994). Theo hiệp định Urugoay (kết quả vòng đàm phán thứ 8 của GATT), từ năm 1994 đến 2005, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Với mức giảm như vậy, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Với mức giảm như vậy, mức thuế hàng hóa nói chung ở các nước công nghiệp phát triển chỉ còn khoảng không quá 5%, trừ hàng dệt và may mặc, mức trung bình khoảng 10 – 30%. Chủ yếu là đối với hàng nhập từ các nước đang phát triển, thuế quan trung bình ở các nước Đông Á chỉ còn từ 5 – 15%; Nam Á: 10 – 60%, Mỹ La tinh, Trung Đông, châu Phi: 10 – 25%. Để tạo cho tự do thương mại, các nước tham gia WTO cũng đã cam kết thuế hóa các biện pháp không mang hình thức thuế và không đưa thêm các hình thức bảo hộ mới ngoài khuôn khổ của GATT. Mọi chính sách kinh tế rõ ràng sẽ làm cho thương mại quốc tế không còn cản trở để các doanh nghiệp phải lo lắng. Theo Tổng Thư ký GATT thì 95% số hàng hóa trong mậu dịch quốc tế sẽ được điều tiết chủ yếu bằng công cụ thuế quan. 7 Các nước thành viên WTO cũng thỏa thuận rằng, mọi loại thuế và khoản thu nội địa sẽ không áp dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với các sản phẩm nhập khẩu cao hơn những khoản thuế và thu nội địa đánh vào các sản phẩm trong nước tương ứng. 3. Các phương pháp tính thuế nhập khẩu. Có rất nhiều phương pháp tính thuế nhập khẩu khác nhau. Tùy theo từng mặt hàng và chính sách của Nhà Nước đối với từng mặt hàng nhập khẩu mà Nhà Nước (cụ thể là cơ quan thuế ) áp dụng các phương pháp đánh thuế nhập khẩu cho phù hợp. 3.1. Thuế tính theo giá.(thuế tương đối) Thuế tính theo giá là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định trên giá hàng nhập khẩu. Việc áp dụng cách tính thuế theo giá làm cho số tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu. Lượng thuế nhập khẩu=Giá tính thuế x Lượng nhập khẩu x thuế suất(%) Ví dụ: Hiện nay thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc là 83%. Nếu nhập khẩu một chiếc Audi R8 từ Đức với giá là 247.000 $ và cơ quan hải quan của Việt Nam chấp nhận lấy mức giá này là mức giá tính thuế thì lượng thuế nhập khẩu phải nộp sẽ là: Lượng thuế nhập khẩu= $ 247.000 x 1 x 83% = $ 205.010 Giá tính thuế không đồng nghĩa với giá nhập khẩu mà là giá mà cơ quan hải quan chấp nhận để tính thuế cho lô hàng nhập khẩu đó. Theo hiệp định ACV – Agreement on Customs Value về xác định trị giá hải quan của WTO (hiệp định ACV là hiệp định cụ thể hóa các quy định trong điều VII của GATT 1994 cho nên còn được gọi là Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT 1994), Giá tính thuế là giá thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán cho nghiệp vụ nhập khẩu lô hàng nhập khẩu đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Khi thuế nhập khẩu được tính theo giá thì việc xác định giá tính thuế là vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến số tiền phải đóng và chi phí này lại liên quan tới giá hàng nhập khẩu cao hay thấp. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế. Trị giá giao dịch (Transaction value) Là trị giá được xác định trên cơ sở giá thực đã trả hoặc sẽ trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu dựa trên hóa đơn hoặc ghi trên hợp đồng. Ngoài giá ghi trên hợp đồng, giá tính thuế còn bao gồm cả những chi phí: phí hoa hồng và môi giới, các khoản thu về sau mà người bán được hưởng phát sinh do việc bán lại hàng, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng nhập khẩu tiếp, phí vận tải, bảo hiểm và các loại phí liên quan khác tính đến điểm nhập khẩu… Trị giá giao dịch của hàng giống hệt( Transaction value of identical goods) Điều 2 hiệp định ACV quy định nếu giá tính thuế của hàng nhập khẩu không thể xác định theo phương pháp trị giá giao dịch nói trên thì giá tính thuế sẽ là giá trị giao dịch của mặt hàng giống hệt được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng thời kỳ với lô hàng đang được xác định giá trị. 8 Hàng hóa giống hệt là hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả các đặc điểm về thực thể vật chất, chất lượng và uy tín. Hàng hóa được coi là hàng giống hệt là những hàng hóa mà: -Giống nhau về các khía cạnh: tính chất và đặc điểm về thực thể vật chất, chất lượng hàng hóa và danh tiếng hàng hóa -Được sản xuất ở cùng một nước với hàng hóa đang được xác định giá tính thuế -Do cùng một hãng sản xuất Định nghĩa về hàng hóa giống hệt không bao gồm các hàng hóa nhập khẩu do người bán cung cấp với mức giá thấp hoặc cho không để người nhập khẩu thực hiện các ý đồ thiết kế, trang trí mỹ thuật. Trị giá giao dịch của hàng tương tự (Transaction value of similar goods) Điều 3 hiệp định AVC quy định nếu giá tính thuế của hàng nhập khẩu không thể xác định theo hai phương pháp nói trên thì giá tính thuế sẽ là giá trị giao dịch của mặt hàng tương tự được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng thời kỳ với lô hàng được xác định giá tính thuế. Hàng hóa tương tự được hiểu là hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có những đặc điểm tương đương và các vật liệu cấu thành tương đương cho phép chúng có thể cùng thực hiện chức năng và có thể thay thế lẫn nhau về mặt thương phẩm. Trường hợp xác định được nhiều giá tính thuế của hàng cùng loại hay tương tự thì giá thấp nhất sẽ được sử dụng để xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu. Trị giá khấu trừ (Deductive value) Trong trường hợp không thể xác định giá tính thuế theo các phương pháp nói trên thì nên xác định trên cơ sở đơn giá bán trên thị trường nội địa của hàng nhập khẩu đang cần xác định giá tính thuế hoặc hàng giống hệt hoặc hàng tương tự khẩu trừ những chi phí dưới đây nếu chúng thực sự xảy ra: -Phí hoa hồng hoặc các khoản lợi nhuận và chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng tại nước có nhập khẩu hàng cùng chủng loại hay hạng bậc -Cước phí bảo hiểm, vận tải và chi phí có liên quan phát sinh trong phạm vi của nước nhập khẩu -Chi phí và phí tính gộp theo -Lệ phí hải quan và thuế hải quan của nước nhập khẩu. Khi áp dụng phương pháp khấu trừ, cần chú ý đến các chi tiết sau: Lựa chọn giá cả thích hợp, thời gian và điều kiện bán hàng, số lượng lớn nhất. Trị giá tính toán (Computed value) Khi không thể xác định giá tính thuế theo các phương pháp trên thì hiệp định AVC cho phép xác định giá tính thuế dựa vào tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu. Theo phương pháp này trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá thành của mặt hàng đang được xác đinh giá tính thuế cộng với một khoản lợi nhuận và chi phí chung được phản ánh trong nghiệp vụ bán hàng cùng loại từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu. Phương pháp dự phòng (F
Luận văn liên quan