Đề tài Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Với trên 70% diện tích rừng tự nhiên là nơi cư trú ít nhất 1/3 dân số quốc gia, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước, là nơi đã và đang được sự quan tâm của nhà nước. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng (TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43,8% trên mức an toàn sinh thái là 33%. Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985, còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990 mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000ha/năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, chăn thả gia súc bừa bãi., (Dẫn theo Hương Thảo, 2010).[6] Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học (ĐDSH) của khu vực cũng như của thế giới. Song cùng với những tác động tiêu cực của con người đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, vùng cao đã làm cho tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo đó là nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đang rất cần được bảo vệ. Chính vì vậy mà các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo Quyết định số 3841/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn được quy hoạch theo ranh giới trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã được Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ - UB ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639 ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có rừng trên 1.000ha do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ. Là khu rừng nguyên sinh đặc dụng, được Nhà nước công nhận di tích khảo cổ quốc gia từ nhiều năm nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất nhiều về mặt du lịch và sinh thái. Tuy nhiên, tình hình khai thác và tác động của người dân vào rừng vẫn còn nhiều, không chỉ người dân ở trong khu bảo tồn mà còn có nhiều cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm của khu bảo tồn cũng có những tác động không nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề này được hiệu quả thì việc khuyến khích người dân bản địa tham gia vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học sẽ là lựa chọn tối ưu. Trong những năm qua, người dân vào rừng khai thác tài nguyên, canh tác nương rẫy rất phổ biến, đặc biệt tại các khu vực vùng đệm quanh khu bảo tồn, những năm gần đây hiện tượng này có giảm song vẫn còn rất nhiều tác động của người dân gây ảnh hưởng xấu đến rừng. Bởi vậy cần có các hoạt động điều tra tác động của người dân để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với khu vực. Sảng Mộc là một xã miền núi nằm trong khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với tập quán canh tác và sống chủ yếu dựa vào rừng, người dân trong xã từ xưa đến nay vẫn có thói quen khai thác nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cuộc sống. Do diện tích đất lâm nghiệp của xã lớn, lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật khá phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VI, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu. Trong 9.107,74 ha rừng có: Rừng phòng hộ: 3.014,63 ha, Rừng đặc dụng: 1.904,55 ha, Rừng sản xuất: 4.188,56 ha. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim Trong thời gian qua người dân xã Sảng Mộc đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----š›&š›----- ĐỀ TÀI “Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : -----š›&š›----- MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Với trên 70% diện tích rừng tự nhiên là nơi cư trú ít nhất 1/3 dân số quốc gia, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của đất nước, là nơi đã và đang được sự quan tâm của nhà nước. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng (TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43,8% trên mức an toàn sinh thái là 33%. Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985, còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990 mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000ha/năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, chăn thả gia súc bừa bãi..., (Dẫn theo Hương Thảo, 2010).[6] Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học (ĐDSH) của khu vực cũng như của thế giới. Song cùng với những tác động tiêu cực của con người đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, vùng cao đã làm cho tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo đó là nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đang rất cần được bảo vệ. Chính vì vậy mà các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo Quyết định số 3841/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn được quy hoạch theo ranh giới trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã được Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ - UB ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639 ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có rừng trên 1.000ha do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ. Là khu rừng nguyên sinh đặc dụng, được Nhà nước công nhận di tích khảo cổ quốc gia từ nhiều năm nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất nhiều về mặt du lịch và sinh thái. Tuy nhiên, tình hình khai thác và tác động của người dân vào rừng vẫn còn nhiều, không chỉ người dân ở trong khu bảo tồn mà còn có nhiều cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm của khu bảo tồn cũng có những tác động không nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn đề này được hiệu quả thì việc khuyến khích người dân bản địa tham gia vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học sẽ là lựa chọn tối ưu. Trong những năm qua, người dân vào rừng khai thác tài nguyên, canh tác nương rẫy rất phổ biến, đặc biệt tại các khu vực vùng đệm quanh khu bảo tồn, những năm gần đây hiện tượng này có giảm song vẫn còn rất nhiều tác động của người dân gây ảnh hưởng xấu đến rừng. Bởi vậy cần có các hoạt động điều tra tác động của người dân để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với khu vực. Sảng Mộc là một xã miền núi nằm trong khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với tập quán canh tác và sống chủ yếu dựa vào rừng, người dân trong xã từ xưa đến nay vẫn có thói quen khai thác nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cuộc sống. Do diện tích đất lâm nghiệp của xã lớn, lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật khá phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VI, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu... Trong 9.107,74 ha rừng có: Rừng phòng hộ: 3.014,63 ha, Rừng đặc dụng: 1.904,55 ha, Rừng sản xuất: 4.188,56 ha. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim…Trong thời gian qua người dân xã Sảng Mộc đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn... Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Điều tra những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của người dân đến tài nguyên rừng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên rừng của khu bảo tồn - Đánh giá được những tác động tiêu cực của người dân tới tài nguyên rừng của khu bảo tồn - Đề xuất biện pháp nhằm làm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên rừng 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học - Được thực tập kỹ năng giao tiếp, điều tra phỏng vấn người dân, kỹ năng tổng hợp số liệu qua các đợt thực tập nghề nghiệp. - Là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn 1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất - Đánh giá được thực trạng Quản lý bảo vệ rừng và tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu. Biết được tác động của người dân tới tài nguyên rừng từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn tránh sự suy giảm đa dạng sinh học - Đưa ra các biện pháp giúp người dân sống trong rừng, gần rừng và phụ thuộc vào rừng cải thiện sinh kế, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Rừng có ý nghĩa to lớn về mặt sinh thái, lịch sử, kinh tế, văn hóa. Để duy trì và phát triển nguồn tài nguyên này con người cần không ngừng nỗ lực để bảo vệ phát triển rừng, con người và rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt sự tác động của con người có ý nghĩa to lớn quyết định tới rừng. Để đánh giá một cách đúng đắn vấn đề, người ta đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu điều tra trên nhiều góc độ về sự ảnh hưởng của con người tới các khu rừng ở nhiều nơi trên thế giới. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tổng diện tích rừng của thế giới bị mất đi hàng năm là 20 triệu ha. Trong đó diện tích rừng bị lấy gỗ là 45.000 ha/năm, rừng lấy củi là 25.000 ha/năm, rừng chăn thả gia súc là 20.000 ha/năm, rừng khai hoang và làm rẫy 160.000 ha/năm ( Lê Mộng Chân và cs, 1996 ).[7]. CIFOR (Centrer for Internationl Forestry Resarch) thành lập năm 1993, trụ sở chính tại Bogor, Indonesia với hoạt động chính là hướng tới một thế giới mà ở đó rừng được trú trọng trong các định hướng chính sách, và con người nhận thức được giá trị thực sự của rừng trong việc bảo đảm sinh kế và các dịch vụ từ rừng Trong 30 năm (1960- 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm bình quân 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70% ( Dẫn theo Hương Thảo, 2010).[6] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân như: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thu chặt củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các lâm sản từ rừng..., Cụ thể: Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp, phần còn lại do chăn thả gia súc. Ở Malaisia, rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn. Ở Bănglađes, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Những vấn đề pháp lý không tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những người thiếu đất và việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyên rừng và mất đa dạng sinh học. Ở Pakistan và Srilanka, công nghệ viễn thám được kết hợp với đo đếm hiện trường. Ở Kenia, phương pháp được ưa thích là quy trình mẫu 2 giai đoạn: ảnh hàng không được sử dụng ở giai đoạn 1 và đo đếm hiện trường ở giai đoạn 2. Việc kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS với điều tra hiện trường tỏ ra là sự lựa chọn tốt nhất. Ở một số nước đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu nhằm đưa mối quan hệ giữa con người lên một mức độ khác. Qua đó con người có những tác động tích cực vào rừng đem lại hiệu quả về mặt quản lí, rừng không bị suy giảm, con người được hưởng lợi nhiều từ rừng. Trong các chương trình các nước quy định quyền sử dụng đất của người dân. Tại Ấn Độ, nhà nước chỉ giao đất không có rừng cho các cộng đồng địa phương, đất Lâm nghiệp do nhà nước quản lý hoặc theo hình thức cộng quản. Hiện nay Philippines, Thái Lan, Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân theo các chương trình lâm nghiệp xã hội. Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP (Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghị định Thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987). Tháng 9 năm 1991, hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra chiến lược toàn cầu hóa về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề xuất tăng diện tích rừng được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI. Những công ước quốc tế đã được kí kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới (1973), công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước Cites 1973), công ước bảo vệ các vùng đất ướt Ramar, Nghị định thư montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone (1987), ngày 5/6/1992 Công ước đa dạng sinh học được kí kết và có 170 nước tham gia. Các mô hình sử dụng đất rừng bền vững cũng được con người nghiên cứu và đề xuất. Một số mô hình sử dụng đất đang được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc gia như: Hệ thống canh tác trên đất dốc (salt 1), hệ thống nông – lâm – đồng cỏ (salt 2), hệ thống canh tác nông – lâm bền vững (salt 3), hệ thống Taungya... Các mô hình này có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng và giảm dần sự tác động tiêu cực của người dân đến rừng. 2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Có nhiều các chương trình, chính sách của Chính Phủ về bảo tồn thiên nhiên và phát triển các khu vực khó khăn. Đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi thông qua các dự án, các kế hoạch trên toàn quốc. Đồng thời đánh giá được một số tác động của người dân khu vực sống ở trong Khu bảo tồn, gần Khu bảo tồn như: *) Vấn đề tăng dân số Tăng dân số tự nhiên mặc dù không ồ ạt và gây ảnh hưởng mạnh như tăng dân số cơ học nhưng cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các địa phương vùng đệm của các Khu bảo tồn thiên nhiên. Việc vận động sinh đẻ có kế hoạch gặp khó khăn do tập quán, nên tỷ lệ sinh đẻ ở các địa phương này vẫn giữ ở mức cao. Dân số tăng dẫn đến các nhu câu thiết yếu cho đời sống cũng tăng, ví dụ như nhu cầu làm nhà, tách hộ, đất canh tác,... đã làm cho các cộng đồng tiếp tục tiến sâu vào rừng hoặc lén lút khai thác trái phép tài nguyên rừng. Điều này đã gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý tài nguyên rừng tại các khu bảo tồn.[9]. Tác động của phân bổ lại dân cư, gia tăng dân số chủ yếu lên các vùng rừng sản xuất, đối với rừng đặc dụng với quy chế quản lý nghiêm ngặt thì gia tăng dân số trong các vùng được bảo vệ. Tuy nhiên, một vấn đề chưa được quan tâm phát triển kinh tế xã hội của vùng đệm gắn với quản lý rừng vùng lõi. Phân bổ dân cư, quy hoạch phát triển vùng đệm thường do dân địa phương tổ chức và ít có sự phối hợp với các ban quản lý rừng đặc dụng. Trong thực tế cũng có nhiều dự án cho các vùng đệm quan trọng, nhằm giảm áp lực của người dân đến rừng, tuy nhiên một chiến lược lâu dài để quản lý bền vững vẫn chưa có giải pháp giải quyết thỏa đáng. Hiện trạng quản lý các khu bảo tồn cho thấy, nếu chỉ quan tâm bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi thì rất khó quản lý những tác động cư dân vùng đệm và xa hơn nữa. Quan điểm cần cải tiến ở đây là cần xem vùng đệm và sự phát triển dân cư, kinh tế xã hội trong vùng này là một bộ phận hữu cơ của hệ thống bảo tồn, có như vậy mới giải quyết toàn diện việc bảo tồn và phát triển.[9]. Tính đến năm 2000, 3/4 trong số 78 triệu người dân Việt Nam sống ở vùng nông thôn, 20 triệu dân sống trong vùng núi đá và ước tính có đến 10% số đó vẫn đang khai hoang, phá rừng làm đất nông nghiệp. Ở vùng Đông Bắc, 5,3 triệu người sống ở nông thôn và nhiều người trong số họ sống nhờ vào rừng để lấy củi, thuốc chữa bệnh, làm nhà và các nhu cầu khác để sống. Vùng Đông Bắc Việt Nam là nơi sản xuất củi lớn nhất của Việt Nam. Quản lý rừng trên các vùng núi là rất cần thiết và quan trọng đối với lợi ích quốc gia, bởi với 4/5 trong tổng số 33 triệu ha đất đai của Việt Nam là đồi núi, cao nguyên và vùng đầu nguồn. Vùng kinh tế sinh thái Đông Bắc chiếm 11% trong số 10,9 triệu ha rừng cả nước. Phần lớn các diện tích rừng ở Đông Bắc là rừng tự nhiên. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của núi đá vôi vì: Chúng chiếm 369.200ha hoặc 5% của rừng tự nhiên còn lại cả nước; chúng chứa nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu; Hầu hết các khu vực núi đá vôi đang gặp khó khăn về nước để trồng trọt và cho sinh hoạt hàng ngày. Vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn giữ được 45-65% thảm thực vật trên núi đá vôi. Tuy nhiên, rừng đá vôi vùng Đông Bắc đang chịu sức ép lớn và là một trong những nơi đang bị suy thoái nhất Việt Nam, ở đây chỉ còn lại 18% rừng đá vôi nguyên sinh.[9]. Một khía cạnh thuộc vấn đề kinh tế xă hội cũng cần được đề cập đến ở đây là tình trạng nghèo đói. Đây là tình trạng chung của hầu hết các khu vực trên thế giới. Ở Việt Nam, theo đánh giá về tình trạng nghèo đói được thực hiện trong năm 2003 đã thể hiện rõ một điều là các tác động của sự xuống cấp về môi trường - bao gồm mất rừng, mất chức năng bảo vệ đầu nguồn và xói mòn đất thường xuất phát từ nguyên nhân nghèo đói.[3] *) Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và đất canh tác Ở Việt Nam, theo Trần Đình Đàn (1998) trong một bài báo nói về việc rà soát và sắp xếp lại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam đã đề cập "... Bảo vệ các khu bảo tồn là hết sức khó khăn và hầu như khu bảo tồn gồm có VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nào cũng có xung đột với nhân dân địa phương về quyền sử dụng đất, quyền hưởng dụng tài nguyên trong khu bảo tồn, dẫn đến các tài nguyên trong khu bảo tồn dần dần bị suy giảm, đất đai bị lấn chiếm, sinh cảnh bị thu hẹp và khu bảo tồn bị đe dọa".[2]. Trường hợp này không chỉ xảy ra riêng đối với Việt Nam, mà nó là thực tế chung trên toàn thế giới. Khai thác khoáng sản, dầu mỏ, ở các nước Argentina, Bolivia, Guatemala (Châu Mỹ La Tinh), Gabon (Châu Phi), Ấn Độ (Châu Á) là những minh chứng sống động cho vấn đề khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến các khu bảo vệ. Đây cũng là một trong số các chủ đề được tổ chức Oilwatch và WRM tập hợp và phổ biến tại hội nghị lần thứ VII của các thành viên tham gia công ước ĐDSH được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia năm 2004.[16]. Ở Việt Nam, việc tổ chức đào đãi vàng, quặng sắt và một số loại khoáng sản khác theo cách tự phát, thô sơ không theo quy hoạch và tổ chức đã góp phần làm suy thoái nhanh chóng nguồn tài nguyên đất, nước và sinh vật của một số địa phương như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam,... Ngay trong một số khu bảo tồn, như việc khai thác vàng tại Bản Ná (xã Thần Sa)... thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và nguồn tài nguyên bảo tồn tại đây.[3]. Phá rừng lấy đất sản xuất và trồng các loại cây công nghiệp cũng là một trong những nhân tố tác động lớn đến bảo tồn ĐDSH. Ở Việt Nam, lý do này liên quan mật thiết với chính sách kinh tế vĩ mô với 2 giai đoạn: Giai đoạn trước đổi mới, việc khai thác không hạn chế các tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên sinh vật để đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước. Rừng tiếp tục bị chặt phá để lấy sản xuất nông nghiệp, gỗ tiếp tục được khai thác mạnh để phục vụ cho nhu cầu xây dựng và xuất khẩu. Giai đoạn đổi mới, nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa một số chính sách đổi mới và sự suy thoái ĐDSH. Ví dụ đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp để thu ngoại tệ đã là nguyên nhân có ý nghĩa làm suy thoái ĐDSH. Từ năm 1986, lợi nhuận kinh tế cao của việc xuất khẩu nông sản đã kích thích cả hai thành phần kinh tế tập thể và tư nhân đầu tư vào việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và mở rộng diện tích đất canh tác các cây xuất khẩu. Ngoài việc rừng bị phá hủy, nguyên nhân quan trọng nữa gây khó khăn cho công tác bảo tồn ĐDSH, đó là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Tài nguyên thiên nhiên th́ì có hạn mà nhu cầu của con người thì ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống do tăng dân số quá nhanh, mặt khác là mức độ tiêu dùng và thị hiếu của mỗi người cũng tăng thêm không ngừng. Điều này lý giải một phần lý do tại sao lại ở hầu hết khu bảo tồn việc khai thác gỗ trái phép, săn bắt lén lút và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên rừng đã trở thành mối lo ngại lớn, thường xuyên và lâu dài của các ban quản lý. Ngoài các tác động kể trên, việc chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, đánh bắt cá đã góp phần làm cho thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở một số địa phương. Cũng với cái lợi thấy rõ này, tại một số khu bảo tồn nó đã trở thành vấn đề nan giải như: tình trạng cho thuê đất khu bảo tồn để chăn thả gia súc ở KBTTN Ea Sô, hoạt động đánh bắt cá thiếu tổ chức ở Hồ Lăc (KVH-LS-MT Hồ Lawawk), kỹ thuật đánh bắt cá mang tính hủy diệt như sử dụng chất xianua để đánh bắt loài cá mú, sử dụng đèn có độ chiếu sáng mạnh,... đă làm ảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH ở VQG Côn Đảo và còn nhiều ví dụ về kiểu tác động tương tự đối với các KBT khác ở Việt Nam.[3].Đó là chưa nói đến tập quán chăn thả rông gia súc của nhiều cộng đồng sống ở bên trong hoặc vùng đệm các khu bảo tồn, cũng đă tác động đến bảo tồn ĐDSH ở đây, mặc dù nó có thể là một trong những nguồn thu nhập khá lớn đối với một bộ phận người người dân trong cộng đồng. *) Cộng đồng phụ thuộc vào rừng Hầu hết các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đều có dân cư phân bố trong vùng đệm và một số xen lẫn trong vùng lõi. Họ là những người dân sống lâu đời ở đây và có đời sống phụ thuộc vào rừng cao. Khi Chính phủ khoanh các khu rừng này để bảo vệ thì một vấn đề nảy sinh là giảm đi nguồn sinh kế của cộng đồng dân cư đó. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu tìm kiếm giải pháp cải thiện, thay thế sinh kế cho người nghèo phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều khó khăn và cần có những nghiên cứu tiếp theo để giải quyết không chỉ về mặt kinh tế mà còn là sự công bằng trong hưởng lợi từ bảo tồn. Thực tế cho thấy
Luận văn liên quan