Đồ án Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội

“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu châm ngôn từ xa xưa đó đã nói lên đầy đủ và phong phú sự gắn bó khăng khít giữa con trâu với đời sống người nông dân Việt Nam trên đồng ruộng cùng với nền văn minh lúa nước ở nước ta. Người nông dân Việt Nam nuôi trâu chủ yếu để cày bừa làm đất nông nghiệp, cung cấp phân bón cho cây trồng và làm sức kéo cho các ngành vận tải khác. Nguồn thức ăn chính của trâu lại là cỏ tươi và các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây ngô đã thu bắp và dây lang, dây lạc. Vì vậy mà người ta thường nói rằng con trâu “ăn giả, làm thật” Song ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp, vai trò của con trâu trong sản xuất nông nghiệp đã dần dần có sự thay đổi. Mặc dù vậy con trâu vẫn là nguồn sức kéo chính trong nông nghiệp ở một số vùng. Ngoài cung cấp sức kéo con trâu còn cung cấp thịt, sữa cho tiêu dùng hàng ngày của con người, da và sừng cho các nghành thủ công mỹ nghệ. Tác giả Việt Nông 2000 đã viết “Chẳng dễ gì mà một sớm một chiều bỏ được sức kéo của con trâu”. Ngày nay để thích ứng với xu thế phát triển mới trong nông nghiệp là sản xuất hàng hoá, nông dân đã có sự điều chỉnh về phương thức trong sản xuất nói chung và trong chăn nuôi trâu bò nói riêng. Đó là chuyển từ chăn nuôi trâu bò cày kéo sang chăn nuôi trầu bò cày kéo kết hợp với sinh sản, lấy sữa, lấy thịt và phương thức chăn nuôi này đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Nó đã tăng nguồn thu nhập đáng kể và góp phần thực hiện chủ trương “xoá đói giảm nghèo” của Đảng và Nhà nước.

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan