Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ. Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống, tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.
Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.
Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác. Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và ĐNN, sự thiếu cập nhật.
Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển thủy điện – thủy lợi Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích. Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét nghiêm túc.
Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo một lộ trình nhất định.
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của pháp luật bảo vệ nguồn tài nguyên mặt của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tóm tắt 1 trang 1
Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu 3
1. Hoàn cảnh nghiên cứu 3
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Tiêu chí đánh giá 4
Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 11
3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam 14
Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật 23
1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung 23
2. Các văn bản pháp luật 30
Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động 43 43
1. Cơ cấu tổ chức 43
2. Thể chế tài chính 50
3. Cơ chế phối hợp liên ngành 51
4. Thể chế thanh tra 51
5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước 52
Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp 53
1. Đối với hệ thống chính sách 53
2. Thể chế và tổ chức hoạt động 53
3. Đề xuất lộ trình thực hiện 57
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin 62
Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời 65
Phụ lục 69
TÓM TẮT
Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ. Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống, tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.
Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.
Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác. Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và ĐNN, sự thiếu cập nhật.
Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển thủy điện – thủy lợi…Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích. Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét nghiêm túc.
Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo một lộ trình nhất định.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Hoàn cảnh nghiên cứu
Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Trên trái đất của chúng ta có ba phần tư là nước, song lượng nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người là rất hạn chế. Vậy mà, tình trạng sử dụng nước trên thế giới là rất lãng phí và nhiều hành động gây tổn hại cho nguồn nước. Một nguyên nhân là việc quản lý nguồn tài nguyên tái tạo yếu này còn phân tán, chưa được quản lý trong một quan hệ tổng thể và chưa được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy rằng được đánh giá là quốc gia tương đối giàu tài nguyên nước, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt trong “cuộc chiến” vì sự phát triển kinh tế và xã hội ngày càng có nhiều liên quan đến nguồn nước. Đó là: sự phân phối không đều trong năm (lượng nước trong mùa khô chỉ chiếm 20%); không đều theo vị trí địa lý (vùng Tuyên Quang, Móng Cái tới 80 l/s trong khi vùng Hàm Tân chỉ 10 l/s); chất lượng nước ở các vùng là rất khác nhau (đồng bằng sông Cửu Long nước chua, phèn, mặn…). Thiếu nước, suy thoái chất lượng nước và sự tác động đến lương thực là những vấn đề cần có sự quan tâm và hành động cụ thể.
Mục tiêu của việc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) là một quá trình hỗ trợ các quốc gia đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về nước với phương pháp có hiệu quả đồng vốn và vững bền. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có những vùng ĐNN đáng kể bao gồm vùng ĐNN thuộc hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng, đầm lầy, hồ, vùng ĐNN ven biển, bãi triều. Các vùng ĐNN này cung cấp một giá trị hàng hóa to lớn và thực phẩm cho cuộc sống. Mặt khác, Việt Nam đã tham gia vào hội nghị Ramsar năm 1989 và phổ biến một số tài liệu hợp pháp về duy trì và bảo vệ các vùng ĐNN. Luật Tài nguyên nước được thông qua năm 1998 và sau đó là các nghị định hướng dẫn việc thực hiện luật này đã đưa ra một bước chủ yếu hướng tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tuy nhiên, các chính sách về ĐNN và việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước còn khá yếu, chồng chập, thiếu sự sắp xếp và chức năng rõ ràng.
Do đó chúng ta cần phải có sự xem xét đa ngành về các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam làm cơ sở cho việc sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả các vùng ĐNN. Các nghiên cứu này cũng sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật và thể chế quản lý ĐNN và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề về chính sách, thể chế QLTHTNN rất rộng về không gian, xuyên suốt về thời gian và là một vấn đề phức tạp liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế - xã hội. Các kết quả đánh giá trong báo cáo này nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN, vì vậy nội dung đánh giá được trình bày trong báo cáo này chỉ giới hạn xem xét các vấn đề liên quan đến nước lục địa (nước mặt, nước ngầm) và các vùng nước biển ven bờ, tức là các vùng tài nguyên nước có ít nhiều liên quan đến các vùng ĐNN.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các mặt mạnh và yếu của hệ thống chính sách, luật ở Việt Nam về ĐNN và QLTHTNN.
Báo cáo sẽ xem xét các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống thể chế ở Việt Nam và sự tác động của hệ thống chính sách, luật lệ hiện hành.
Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, quy tắc, luật lệ hiện hành về QLTHTNN.
Từ sự tổng hợp này, báo cáo sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp và thể chế về quản lý ĐNN và QLTHTNN. Các kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng và tạo nguồn thông tin cho các ngành, liên ngành, các địa phương một cách hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu: bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên ngành nước, các nhà quản lý đang làm việc trong các Bộ/ngành.
Nghiên cứu, sàng lọc, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu: các bộ luật, nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan đến quản lý tài nguyên nước.
Hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn
5. Tiêu chí đánh giá
Để có thể đánh giá được thực trạng của hệ thống quản lý tài nguyên nước, cần phải đề ra các tiêu chí đánh giá để thấy được những mặt đã hoặc chưa làm được, khả thi hay kém khả thi, hiệu lực của hệ thống luật pháp, quy định, thể chế chính sách đã được ban hành trong những năm qua ở nước ta. Một tiêu chí chung nhất cho sự đánh giá liên ngành là sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững, tức là khai thác hiệu quả tài nguyên nước mà không hoặc ít làm tổn hại đến chất lượng, tiềm năng tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên khác có liên quan. Các tiêu chí cụ thể được đề nghị như sau:
Tính hệ thống của các chính sách: đây là điểm quan trọng trong hệ thống quản lý của một quốc gia
Tính thực tiễn của hệ thống chính sách: biểu thị cho khả năng áp dụng vào thực tế cuộc sống của từng thành viên trong xã hội, của từng địa phương.
Tính hiệu quả của các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước: kết quả của hệ thống chính sách, luật lệ đã ban hành. Trong tiêu chí này, sự thành công hay những nội dung còn bất cập trong các luật lệ đã ban hành sẽ được bàn luận.
Chương II
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC (QLTHTNN)
4 nguyên tắc của Dublin là:
Nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương và cần thiết cho sự sống, phát triển và môi trường.
Phát triển và quản lý nước phải dựa trên cơ sở tiếp cận với sự tham gia của các bên có liên quan, từ người sử dụng đến người lập kế hoạch, người lập chính sách, ở mọi cấp độ.
Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và đảm bảo an toàn về nước.
Nước có giá tri kinh tế ở nhu cầu cạnh tranh sử dụng và phải được xem như hàng hóa có giá trị kinh tế.
Định nghĩa về QLTHTNN
Thực tiễn QLTHTNN tùy thuộc vào từng tình huống. Ở mức độ vận hành thì thách thức là chuyển nguyên tắc đã được thỏa thuận thành hành động cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu này thường phải dựa vào QLTHTNN với “Quản lý” bao hàm cả phát triển và quản lý. Tuy nhiên khái niệm của định nghĩa QLTHTNN có nghĩa rộng hơn, rõ ràng hơn. Khi đó các tổ chức vùng hay quốc gia phải triển khai thực tiễn QLTHTNN và sử dụng khuôn khổ hợp tác toàn cầu và vùng.
Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước là hoạt động nằm trong chiến lược QLTHTNN. Khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng để thống nhất chung, khái niệm này dựa theo định nghĩa của tổ chức “Cộng tác vì nước toàn cầu“ (GWP) như sau: “QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác có liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”.
Tổng hợp là cần thiết nhưng chưa đủ. Theo từ điển của Webster, sự cần thiết phải tổng hợp nổi lên khi có liên quan tới tình hình “quan hệ tương hỗ thường xuyên của các nhóm phụ thuộc lẫn nhau của các hạng mục hình thành nên một tổng thể thống nhất.
Tổng hợp khi đó là “ nghệ thuật và khoa học” của sự hài hòa tỷ lệ các thành phần trong một thể thống nhất. Tuy nhiên những vấn đề này trong quản lý tài nguyên nước được biết là tổng hợp, tự nó không thể đảm bảo phát triển chiến lược tối ưu, kế hoạch và sơ đồ quản lý tối ưu.
1.1. Quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và nhân tạo
Khái niệm QLTHTNN tương phản với “truyền thống”, quản lý tài nguyên nước theo ngành (fragmented) ở mức nền tảng nhất có liên quan tới quản lý yêu cầu với cấp nước (quản lý cung-cầu về nước). Như vậy tổng hợp có thể được xem dưới 2 hệ cơ bản:
Hệ thống tự nhiên với tầm quan trọng cực kỳ của nó là có tài nguyên nước và chất lượng của nó,
Hệ thống nhân tạo (Human System) và được xác định một cách cơ bản là sử dụng tài nguyên, tạo ra chất thải và gây ô nhiễm tài nguyên và hệ thống đó cũng phải tạo dựng những ưu tiên phát triển.
Tổng hợp phải diễn ra ở cả hai hệ và giữa hai hệ và có tính tới sự biến động về thời gian và không gian. Về mặt lịch sử, những người quản lý nước đã hướng tới tự xem xét mình trong vai trò trung lập quản lý hệ thống tự nhiên để đảm bảo cung cấp thỏa mãn những nhu cầu xác định của chính họ. Rõ ràng rằng, người tiêu thụ chỉ cụ thể “yêu cầu” sản phẩm được cung cấp, nhưng nước có thể được cung cấp với các tính chất rất khác nhau, chẳng hạn về chất lượng và lưu lượng lại nhỏ ở những giai đoạn yêu cầu cao điểm. Giá và xác định đơn giá sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ nước cũng như sẽ đầu tư hạ tầng để chuyển tải tiềm năng thành tiêu thụ hiệu quả.
1.2. Tổng hợp giữa quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ
Quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ sẽ phải được nhất thể hóa, phản ảnh tính liên lục giữa nước ngọt và nước biển ven bờ. Hệ nước ngọt là vật thể rất quan trọng xác định những điều kiện của vùng biển ven bờ và do đó người quản lý hệ nước ngọt sẽ phải xem xét những yêu cầu của vùng biển ven bờ khi quản lý tài nguyên nước. Đây là trường hợp đặc biệt của vấn đề quan hệ giữa thượng lưu và hạ lưu, mà vấn đề này càng ngày càng được chú ý đối với tất cả các nước. Điều này có xuất xứ từ các tuyên bố của Liên Hợp Quốc trên cơ sở các nguồn ô nhiễm từ lục địa, đòi hỏi phải xây dựng các chương trình hành động toàn cầu (GPA) và đánh giá nước quốc tế toàn cầu (GIWA).
1.3. Tổng hợp giữa quản lý đất và quản lý nước
Cách tiếp cận tổng hợp giữa quản lý đất và nước là một sự khởi đầu của chu trình thủy văn, tuần hoàn vận chuyển nước giữa các quyển hay thành phần: không khí, đất, cây trồng và nguồn nước mặt, nước dưới đất. Kết quả phát triển sử dụng đất và lớp phủ trồng trọt (bao gồm cả lựa chọn cây trồng) sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố vật lý cũng như chất lượng nước và điều này phải được xem xét cẩn thận trong quy hoạch tổng thể và quản lý các nguồn tài nguyên nước. Một vấn đề khác, nước là yếu tố mấu chốt xác định đặc điểm và sức khỏe của tất cả các hệ sinh thái (trên cạn cũng như dưới nước) và do đó những yêu cầu về số lượng, chất lượng nước của các hệ sinh thái đó cần được xem xét toàn bộ trên các khía cạnh về tiềm năng tài nguyên nước. Việc tăng cường quản lý lưu vực nói chung và lưu vực sông cần được quan tâm và phải là các vấn đề quy hoạch khung logic để QLTHTNN theo các hệ thống tự nhiên. Lưu vực và quản lý ở cấp lưu vực không chỉ quan trọng ở nghĩa tổng hợp các vấn đề sử dụng đất và nước, mà còn rất bức thiết trong quản lý các mối quan hệ giữa lượng và chất, giữa các quyền lợi ở thượng lưu và hạ lưu.
1.4. Tổng hợp về quản lý nước mặt và nước dưới đất
Chu trình thủy văn cũng kêu gọi tổng hợp giữa quản lý nước mặt với nước dưới đất. Sự suy giảm nước được giữ lại trên bề mặt một lưu vực có thể xuất hiện nghịch đảo (xoay chiều) giữa nước mặt và nước dưới đất theo cách từ hạ lưu đến toàn lưu vực. Phần tỷ lệ lớn của dân số thế giới phụ thuộc vào nước dưới đất để được cung cấp nước. Việc sử dụng rộng rãi hóa chất trong nông nghiệp và sự ô nhiễm từ các nguồn không điểm (theo diện) đã tạo ra một sự đe dọa lớn đối với chất lượng nước dưới đất và người quản lý phải xem xét các mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất. Ô nhiễm nước dưới đất rất không đồng đều trên toàn lưu vực và phải tính tới các chi phí giảm thiểu ô nhiễm nước dưới đất.
1.5. Tổng hợp giữa quản lý số lượng và chất lượng tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước bao hàm sự phát triển số lượng nước phù hợp với chất lượng an toàn. Như vậy quản lý chất lượng nước là hợp phần cần thiết của QLTHTNN. Sự xuống cấp, suy thoái chất lượng nước làm gỉam tính sử dụng tài nguyên đối với các bên liên quan ở vùng hạ lưu. Rõ ràng rằng, các tổ chức, thể chế có khả năng tổng hợp, nhất thể hóa các khía cạnh về số lượng và chất lượng phải được đẩy mạnh. Hệ thống nhân tạo vận hành sẽ sản sinh ra ô nhiễm, gây nhiều tác động đối với môi trường-tài nguyên nước. Do đó phải phấn đấu để giảm thiểu các sản phẩm phế thải.
1.6. Tổng hợp giữa các quyền lợi liên quan đến thượng lưu và hạ lưu
Việc tiếp cận tổng hợp quản lý tài nguyên nước hàm ý nhận dạng các xung đột về quyền lợi giữa các bên có liên quan ở vùng thượng lưu và hạ lưu. Những “tổn thất” về tiêu thụ (nhu cầu) ở thượng lưu sẽ làm giảm lưu lượng nước sông. Các thải lượng ô nhiễm xả ra ở thượng lưu sẽ làm suy thoái chất lượng nước sông.Việc sử dụng đất làm thay đổi ở vùng thượng lưu cũng sẽ làm thay đổi việc bổ cập nước dưới đất và lưu lượng theo mùa của nước sông. Các giải pháp kiểm soát lũ ở vùng thượng lưu có thể đe dọa về lũ đối với các bên liên quan ở vùng hạ lưu. Những xung đột về quyền lợi cần được xem xét trong QLTHTNN với toàn bộ sự hiểu biết về hàng loạt mối quan hệ vật lý-tự nhiên và xã hội, những quan hệ đó tồn tại trong một hệ thống tổ hợp. Sự am hiểu về tính tổn thương gây ra bởi những hoạt động ở vùng thượng lưu đối với những bên có liên quan ở vùng hạ lưu là rất cần thiết. Nhấn mạnh lại một lần nữa, quản lý sẽ tham gia vào cả hai hệ thống tự nhiên và nhân tạo.
1.7. Tổng hợp trong hệ thống nhân tạo
1.7.1. Xác định dòng chính của tài nguyên nước
Khi phải phân tích các hoạt động của con người hay hệ thống dịch vụ, rõ ràng là tất cả các vấn đề-khía cạnh của tổng hợp sẽ phải được tham gia cùng với sự hiểu biết về hệ sinh thái tự nhiên, năng lực, tính dễ bị tổn thương và những giới hạn của nó. Sự tổng hợp dó là nhiệm vụ tổng hợp, sự tổng hợp hoàn toàn là chưa rõ ràng và chưa hiện thực. Điều đó bao gồm:
Đảm bảo chắc chắn rằng các chính sách của chính quyền, tính ưu tiên tài chính và quy hoạch (vật chất, kinh tế, xã hội) sẽ phải tính tới những trong các nội dung của phát triển tài nguyên nước, nước có liên quan tới rủi ro và sử dụng nước.
- Ảnh hưởng của các ngành, các lĩnh vực: Khi quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở các giá trị thực của nước và nhu cầu giữ cho tài nguyên thiên nhiên tồn tại mãi mãi theo thời gian.
Cung cấp, tạo dựng nền- phông, cơ chế, để đảm bảo rằng, tất cả các bên có liên quan đều có thể tham gia vào các quyết định về lĩnh vực tài nguyên nước, giải quyết các xung đột và lựa chọn giải pháp cuối cùng.
Các giải pháp tổng hợp là cần thiết ở mọi cấp từ hộ gia đình đến quốc gia, rồi đến thị trường quốc tế.
1.7.2.Tổng hợp liên ngành trong phát triển chính sách quốc gia
Tiếp cận QLTHTNN ám chỉ rằng, những phát triển liên quan đến nước, với tất cả các ngành kinh tế, xã hội, sẽ phải được tính đến trong quản lý tổng thể tài nguyên nước. Như vậy chính sách tài nguyên nước sẽ phải tổng hợp/ nhất thể hóa với chính sách kinh tế quốc gia cũng như các chính sách của các Bộ, ngành. Ngược lại, các chính sách kinh tế xã hội (của các Bộ/ ngành) cần phải tính tới các nhiệm vụ của tài nguyên nước, chẳng hạn, các chính sách năng lượng quốc gia, chính sách thực phẩm quốc gia cũng có thể tác động sâu sắc tới tài nguyên nước và ngược lại. Khi đó các phát triển phải được đánh giá đối với các tác động có thể có đối với tài nguyên nước và các đánh giá đó phải được xem xét khi thiết kế và xác định các dự án phát triển ưu tiên. Sự phát triển và quản lý tài nguyên nước có tác động đối với kinh tế-xã hội thông qua nhiều con đường khác nhau, như di dân, gia tăng định cư hay những thay đổi trong thành phần cơ cấu công nghiệp. Hậu quả là, hệ thống quản lý tài nguyên nước phải bao gồm sự trao đổi thông tin liên ngành và quy trình hợp tác cũng như kỹ thuật để đánh giá các dự án riêng biệt với mong đợi là bao hàm nội dung đối với tài nguyên nước trong những trường hợp đặc biệt nói riêng và trong xã hội nói chung.
1.7.3. Các tác động kinh tế vĩ mô của sự phát triển nước
Ở những tình huống khi mà một lượng lớn vốn được dồn cho việc đầu tư ngành nư