Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, có đường quốc lộ 3, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội chạy qua trung tâm huyện. Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Với vị trí tiếp giáp những vùng kinh tế năng động, thuận tiện về giao thông, Phổ Yên có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Phổ Yên có tiềm năng đất đai phong phú, quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào, hệ thống đường giao thông đang dần từng bước được hoàn thiện, các nguồn cung cấp điện, nước có khả năng đáp ứng tốt cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của huyện. Trong những năm qua tăng truởng của huyện Phổ Yên đã có nhưng bước đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với sự tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại.
Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế của địa phương, cùng hòa nhập với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nhằm đạt kết quả mục tiêu đề ra là đến năm 2020 về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phải không ngừng được củng cố và phát triển. Huyện phổ Yên đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm từng chuyển dần cơ cấu kinh tế địa phương, đưa công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tận dụng tài nguyên lao động trong nhân dân và cải thiện điều kiện kinh tế của người dân trong vùng. Với những định hướng và mục tiêu trên, việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các khu vực có lợi thế nhằm thu hút đầu tư là rất cần thiết.
113 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3869 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
a./. Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, có đường quốc lộ 3, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội chạy qua trung tâm huyện. Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Với vị trí tiếp giáp những vùng kinh tế năng động, thuận tiện về giao thông, Phổ Yên có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Phổ Yên có tiềm năng đất đai phong phú, quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào, hệ thống đường giao thông đang dần từng bước được hoàn thiện, các nguồn cung cấp điện, nước có khả năng đáp ứng tốt cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của huyện. Trong những năm qua tăng truởng của huyện Phổ Yên đã có nhưng bước đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với sự tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại.
Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế của địa phương, cùng hòa nhập với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nhằm đạt kết quả mục tiêu đề ra là đến năm 2020 về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phải không ngừng được củng cố và phát triển. Huyện phổ Yên đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm từng chuyển dần cơ cấu kinh tế địa phương, đưa công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tận dụng tài nguyên lao động trong nhân dân và cải thiện điều kiện kinh tế của người dân trong vùng. Với những định hướng và mục tiêu trên, việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các khu vực có lợi thế nhằm thu hút đầu tư là rất cần thiết.
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu số 3, khu công nghiệp nhỏ cụm cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên đã được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định phê duyệt quy hoạch số 2820/QĐ-UBND ngày 11/11/2008. Ngày 11/6/2009, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản số 865/UBND-SXKD giao cho Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế ICT làm chủ đầu tư Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên.
Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên do Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế (ICT) làm chủ đầu tư là một trong những dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội kết hợp hài hòa với các lợi ích về môi trường, Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế (ICT) tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án và thuê đơn vị tư vấn kỹ thuật là Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh.
b./. Cơ quan có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư
Hội đồng quản trị Công ty
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của đánh giá tác động môi trường
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2006;
- Luật Đầu tư do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006;
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998;
- Luật Xây dựng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVMT;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số đièu của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVMT;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 /02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
2.2. Căn cứ kỹ thuật
- Quyết định số 2820/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 11/11/2008 v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên;
- Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên;
- Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc;
- Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án;
- Các số liệu, tài liệu khảo sát, quan trắc và phân tích do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp với Trung tấm tư vấn dịch vụ tài nguyên và môi trường - Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện tháng 4/2010;
2.3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (TCVN 5949-1998 - Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông phát ra khi tăng tốc độ, mức ồn tối đa cho phép);
- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
+ QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
+ QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
+ QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
2.4. Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu
- Số liệu khảo sát về khí tượng thuỷ văn, điều kiện địa lý tự nhiên do Trung tâm khí tượng thuỷ văn cung cấp;
- Tình hình kinh tế, xã hội của khu vực dự án do UBND xã Thuận Thành cung cấp tháng 5/2010;
- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án và các khu vực xung quanh do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp với Trung tâm tư vấn dịch vụ tài nguyên và môi trường - Trường cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện ttháng 4/2010;
- Nguồn cung cấp dữ liệu, tài liệu do chủ dự án cung cấp:
+ Thuyết minh dự án;
+ Bản đồ quy hoạch giao thông, điện, nước, cảnh quan.
Các tài liệu tham khảo
1. GS.TS. Trần Ngọc Trấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - tập 1, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
2. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng, Kỹ thuật môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
4. Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2006
5. Nguyễn Đức Khiên, Quản lý chất thải nguy hại, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2003
6. PGS TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên - Công nghệ xử lý nước thải - Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường.
7. GS.TS. Lâm Minh Triết - Kỹ thuật môi trường - Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2006.
8. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
9. TS Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2009.
10. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Cục môi trường, Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM, Hà Nội, 1999.
11. Sổ tay về công nghệ môi trường - tập 1: Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất.
12. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí tượng thủy văn của xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.
3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng để lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Trúc Mai, bao gồm:
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế, xã hội tại khu vực thực hiện dự án.
Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, quá trình dự án đi vào hoạt động sản xuất.
Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện dự án.
Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền.
Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động của dự án gây ra.
Phương pháp ma trận môi trường: Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án.
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai.
Phương pháp chuyên gia: Báo cáo ĐTM sau khi được dự thảo sẽ được gửi đi xin ý kiến các nhà khoa học, quản lý địa phương trước khi trình thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về bảo vệ môi trường (BVMT). Các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học sẽ được nhóm soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, bổ sung và chỉnh sửa vào báo cáo ĐTM nhằm hoàn thiện báo cáo, vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn cao.
Phương pháp tham vấn cộng đồng: Mục đích tổng thể của việc tham vấn cộng đồng là tìm hiểu mối quan tâm của cộng đồng về dự án, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc triển khai dự án. Trên cơ sở này, những mối quan tâm có thể được giả quyết hợp lý ngay trong quá trình lập dự án, lựa chọn giải pháp, thiết kế và xây dựng các biện pháp giảm nhẹ tác động của dự án đến môi trường. Tham vấn cộng đồng, phổ biến thông tin cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án là một phần quan trọng trong công tác chuẩn bị và thực hiện dự án. Tham vấn với những người bị ảnh hưởng và đảm bảo cho họ tham gia tích cực sẽ giảm khả năng phát sinh mâu thuẫn và giảm thiểu rủi ro làm chậm dự án, tăng tối đa lợi ích kinh tế và xã hội của nguồn vốn đầu tư.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc do Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ Quốc tế (ICT) chủ trì thực hiện và thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo là Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ Quốc tế (ICT)
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Viết Xuân - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04.6251.2744 Fax: 04.6251.2745
Giám đốc: Nguyễn Thành Huy
Website:
Danh sách cán bộ Công ty tham gia lập báo cáo gồm:
TT
Họ và tên
Chức vụ
1
Nguyễn Duy Khanh
Chủ tịch HĐQT
2
Nguyễn Thành Huy
Giám đốc
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh
Địa chỉ : số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
Điện thoại: 0280. 2468.999 Fax: 0280.375.6262
Website: www.hieuanh.com.vn
Giám đốc: Trần Mạc Hoài Nam
Danh sách cán bộ Công ty tham gia lập báo cáo:
TT
Họ và tên
Chuyên ngành đào tạo
Chức vụ
1
Ngô Thanh Quân
Kỹ sư môi trường
Phó giám đốc
2
Nguyễn Văn Hà
Kỹ sư QL đất đai
Trưởng phòng ĐTM
3
Vũ Thị Thanh Nhàn
Kỹ sư môi trường
Nhân viên phòng ĐTM
4
Vũ Sỹ Tùng
Kỹ sư môi trường
Nhân viên phòng ĐTM
5
Hoàng Thị Hương
Kỹ sư môi trường
Nhân viên phòng KH-KD
Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Công ty cổ phần tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế ICT
- Địa chỉ: Số 44 - Nguyễn Viết Xuân - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại: 04.6251.2744 Fax: 04.6251.2745
- Đại diện: Nguyễn Thành Huy Chức vụ: Giám đốc
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 43 km về phía Bắc trên tuyến Quốc lộ 3. Khu đất xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc chủ yếu là đất ao và đất ruộng, đất dân cư chiếm tỉ lệ nhỏ. Cao độ thấp nhất là cost +13.00, cao độ cao nhất là cost +16.00 và có các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội
- Phía Tây giáp khu dân cư
- Phía Bắc giáp đất ruộng và một phần nghĩa địa.
- Phía Nam giáp đường đê và cảng Đa Phúc.
Tổng diện tích dự án là 23 ha. Trong khu vực có 6 công trình nhà ở của các hộ dân, các công trình này chủ yếu là nhà một tầng đã được xây dựng từ lâu. Đồng thời trong khu vực không có các công trình văn hoá, di tích lich sử phải bảo tồn theo quy định.
Khoảng cách từ khu vực dự án đến khu vực dân khoảng 50m về phía Tây khu vực dự án.
Khu vực dự án được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ như sau:
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc khu vực dự án
Tên điểm
Tọa độ
Tên điểm
Tọa độ
X(m)
Y(m)
X(m)
Y(m)
1
2 402 920
600 529
9
2 402 949
601 345
2
2 402 972
600 599
10
2 402 871
601 093
3
2 403 076
600 688
11
2 402 858
600 985
4
2 403 096
600 781
12
2 402 835
600 989
5
2 403 164
601 014
13
2 402 821
600 910
6
2 403 315
601 145
14
2 402 845
600 908
7
2 403 372
601 330
15
2 402 796
600 734
8
2 402 962
601 399
16
2 402 757
600 579
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án
STT
Loại đất
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
1
Đất ở dân cư hiện có
964
0,41
2
Đất công nghiệp
6.125,5
2,66
3
Đường giao thông
10.918
4,74
4
Đất ruộng
167.702,2
72,94
5
Đất ao, đầm
44.290,3
19,25
Tổng
230.000
100,00
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu và quy mô dự án
1.4.1.1. Mục tiêu
- Xây dựng phát triển cụm công nghiệp với hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp.
- Lập kế hoạch khai thác, sử dụng quỹ đất hợp lý phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp đất, quản lý xây dựng, huy động vốn đầu tư phát triển theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt.
- Giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên và tỉnh Thái Nguyên.
1.4.1.2. Quy mô của dự án
Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc được xây dựng trên diện tích 23 ha bao gồm các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: san nền, đường giao thông nội bộ, cấp nước, thoát nước, cấp điện và chiếu sáng.
Hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp được xây dựng đồng bộ phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất thép và các ngành công nghiệp nặng.
1.4.2. Các hạng mục công trình dự án
1.4.2.1. Các công trình xây dựng
Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của dự án
TT
Hạng mục
ĐVT
Khối lượng
1
San nền, đào mương
m3
390.000
2
Đường giao thông
m
1.093
3
Hệ thống cấp nước
Hệ thống
1
4
Hệ thống thoát nước
Hệ thống
1
5
Hệ thống cấp điện
trạm
2
6
Trồng cây xanh
ha
0,59481
1.4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian
a. Cơ cấu tổ chức quy hoạch
* Quan điểm và nguyên tắc chung
- Đáp ứng được yêu cầu về diện tích sử dụng của các doanh nghiệp.
- Thuận tiện trong việc sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Các nhóm ngành nghề giống nhau được bố trí theo từng cụm.
- Nhóm ngành công nghiệp luyện, cán thép bố trí với giải cây xanh cách ly rộng 3m - 5m.
- Không phá vỡ môi trường cảnh quan khu vực.
- Đảm bảo các hành lang cách ly về giao thông, đê điều, lưới điện.
* Các hạng mục sử dụng đất chính của cụm công nghiệp
- Đất xây dựng nhà máy
- Đất trung tâm điều hành, nhà văn phòng
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường
- Đất giao thông
- Đất công viên, cây xanh, mặt nước.
Bảng 1.4. Bảng cơ cấu quy hoạch sử dụng đất
STT
Loại đất
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
1
Đất cây xanh
5.948,1
2,58
2
Đất công nghiệp
172.294,06
74,91
3
Đất công cộng
1.249,0
0,54
4
Đất công nghiệp hiện có
6.125,5
2,66
5
Đất giao thông (mương thoát nước, đất khoảng trống)
44.383,34
19,31
Tổng
230.000
100,00
b. Tổ chức không gian
- Cụm công nghiệp được thiết kế quy hoạch theo quan điểm "Công viên - Công nghiệp" đảm bảo nhu cầu sản xuất, vệ sinh môi trường. Theo đó việc tổ chức không gian trong các nhà máy xí nghiệp đảm bảo những tiêu chuẩn, quy chuẩn về: sân bãi, trụ sở làm việc, nhà xưởng, cây xanh, và khoảng cách tối đa giữa các khu.
- Không gian kiến trúc trong cụm công nghiệp: Tạo một không gian đẹp với các công trình nhà xưởng hiện đại, vật liệu mới, kết hợp hài hoà với sân vườn hoa phía trước công trình.
- Trên cơ sở cơ cấu quy hoạch các lô đất đã được xác định, bố trí xây dựng các công trình cô