Để tồn tại, phát triển và thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày trong cuộc
sống con người phải lao động, đểlao động tốt con người cần phải có sức khỏe
tốt. Tuy nhiên không phải trong cả quãng đời của mình ai cũng luôn khỏe
mạnh, lao động tốt. Họcó thểgặp những rủi ro bất ngờvềsức khỏe như ốm
đau, tai nạn lao động, mất khảnăng lao động khi vềgià Khi gặp phải những
rủi ro đó thu nhập của họbịgiảm hoặc mất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống của chính bản thân họvà cảgia đình. Khi nền kinh tếhàng hóa ra đời và
phát triển, việc thuê mướn lao động đã diễn ra phổbiến làm cho mối quan hệ
kinh tếgiữa người lao động và người chủlao động đa dạng hơn và cũng phức
tạp hơn rất nhiều. Một mặt thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, một mặt
làm kìm hãm nền sản xuất. Giới thợngoài khoản thu nhập tựlao động làm
công ăn lương thì họkhông còn bất kỳmột khoản thu nhập nào khác. cuộc
sống của họchỉphụthuộc vào tiền công nhận được. Chính vì vậy khi không
may bị ốm đau, tai nạn thai sản họgặp rất nhiều khó khăn, không thểtrang
trải được trong khi họkhông nhận được tiền công tiền lương vào những ngày
nghỉ ốm đó. Trước thực tế đó, giới thợ đã đấu tranh buộc giới chủphải cam
kết trảlương, trảcông cho họkhi họnghỉviệc vì ốm đau, tai nạn sinh đẻvà
khi hết tuổi lao động vềnghỉhưu. Vềphía giới chủ, phát sinh thêm một khoản
chi phí – trảtiền cho người lao động khi người lao động gặp rủi ro là điều mà
họkhông mong muốn.Quan điểm trái ngược nhau đã làm mâu thuẫn giữa chủ
và thợngày càng trởnên gay gắt. Giới thợ đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu
tranh quyết liệt và diễn ra rộng khắp buộc giới chủphải thực hiện theo đúng
cam kết đó nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu đó của họ, đã gây ra
9
những tác động to lớn đối với đời sống kinh tế- xã hội lúc bấy giờ. Trước tình
hình ngày càng trởnên căng thẳng, nhà nước đã có những biện pháp can thiệp
nhằm ổn định tình hình xã hội và kinh tếtrong đó phải kể đến biện pháp hình
thành một quỹtài chính tập trung do sựtham gia đóng góp của các bên. Theo
đó Nhà nước quy định
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Đánh giá thực trạng công tác
thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương”
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH ........................ 8
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ BẢN CHẤT CỦA BHXH ...... 8
1. Khái niệm và bản chất của BHXH .................................................. 8
2. Vai trò của BHXH trong đời sống xã hội ...................................... 11
II. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BHXH ......................................... 13
1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan
trọng nhất trong chính sách xã hội .................................................... 14
2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia
BHXH cho người lao động ................................................................. 14
3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với
BHXH .................................................................................................. 15
4. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố: ............................. 15
5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội, tổ chức
bộ máy thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội................................... 16
III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BHXH .................................... 16
1. Đối tượng của BHXH ..................................................................... 16
2. Hệ thống các chế độ BHXH ........................................................... 17
3. Quỹ bảo hiểm xã hội ....................................................................... 22
IV. CÔNG TÁC THU BẢO HIỄM XÃ HỘI ........................................ 27
1. Đặc điểm và vai trò của công tác thu BHXH ................................ 27
2. Phương thức thu phí BHXH .......................................................... 29
3. Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH ................................ 30
3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI
BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003-2007 ................................... 32
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM VÀ BHXH TỈNH
HẢI DƯƠNG .......................................................................................... 32
1. Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam ............................... 32
2. BHXH tỉnh Hải Dương ................................................................... 35
3. Kết quả hoạt động chung trong những năm qua. ......................... 40
II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC THU BHXH Ở
VIỆT NAM ............................................................................................. 45
1. Đối tượng thu BHXH ..................................................................... 45
2. Mức thu BHXH .............................................................................. 47
3. Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH: ........................................... 49
III. KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI
DƯƠNG .................................................................................................. 53
1. Đặc thù của nghiệp vụ thu ............................................................. 53
2. Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg .......... 54
3. Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương ............. 58
4. Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua
các năm ............................................................................................... 61
5. Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương ............. 67
6. Những tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 68
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG ........... 73
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN
TỚI .......................................................................................................... 73
1. Công tác thu BHXH –BHYT bắt buộc: ......................................... 73
2. Công tác tổ chức hành chính: ........................................................ 74
4
3.Công tác Tiếp nhận – quản lý hồ sơ ............................................... 75
4. Công tác Cấp và quản lý sổ, thẻ ..................................................... 75
5. Công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện: ................................................ 75
6. Công tác Kế hoạch – tài chính ....................................................... 76
7. Công tác chế độ chính sách: ........................................................... 76
8. Công tác Giám định – chi ............................................................... 76
9.Công tác Công nghệ thông tin ......................................................... 77
10. Công tác Kiểm tra: ....................................................................... 77
II. GIẢI PHÁP ........................................................................................ 78
1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về công tác thu
BHXH: ................................................................................................ 78
3. Tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia
được hưởng, chi trả kịp thời nhanh chóng đầy đủ khi có rủi ro xảy
ra. Đồng thời triển khai thực hiện loại hình BHXH tự nguyện trên
diện rộng. ............................................................................................ 80
4.Một số giải pháp khác để hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc
tại BHXH tỉnh Hải Dương ................................................................. 82
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 85
1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước . ......................................... 85
2 . Đối với BHXH Việt Nam ............................................................... 86
3. Đối với BHXH tỉnh Hải Dương ...................................................... 88
KẾT LUẬN ......................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 92
5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương ............... 38
Bảng 1: Kết quả công tác thu, cấp và quản lý sổ BHXH tại BHXH tỉnh
Hải Dương (2005-2007) ........................................................................ 41
Bảng 2: Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh Hải Dương
(2005- 2007) ......................................................................................... 42
Bảng 3: Kết quả chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương năm
2005-2007 ............................................................................................. 43
Bảng 4: Kết quả chi phí Khám chữa bệnh tại BHXH tỉnh Hải Dương
(2005-2007) .......................................................................................... 44
Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 2003-
2005 ...................................................................................................... 59
Bảng 6: Mức tiền lương tối thiểu từ 2003-2007 .................................... 60
Bảng 7: Số lượng lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại
BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) ..................................................... 62
Bảng 8: Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH
tỉnh Hải Dương (2003-2007) ................................................................. 64
Bảng 9 : Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải
Dương (2003-2007) .............................................................................. 66
Bảng10: Tình hình nợ đọng tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải
Dương (2003-2007) .............................................................................. 70
6
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước đối với người
lao động có vai trò rất quan trọng đối với hàng triệu người lao động nhằm
đảm bảo về mặt vật chất và về mặt tinh thần cho họ và gia đình khi người lao
động tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động; mất việc làm. Và trong
điều kiện nền kinh tế đất nước luôn luôn thay đổi và ngày càng phát triển ở
một mức độ cao hơn thì việc thực hiện tốt chính sách BHXH còn đảm bảo sự
công bằng giữa những người lao động trong xã hội. Với vai trò như vậy nên
ngay từ khi được thành lập đến bây giờ, ngành BHXH Việt Nam đã được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển.
Công tác thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn
bộ hoạt động của hệ thống BHXH và quyết định sự thành bại của toàn ngành
BHXH Việt Nam bởi vì có thu đúng, thu đủ thì người lao động sẽ được chi trả
và hưởng BHXH một cách nhanh chóng và kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Qua thời gian ra đời, tồn tại và phát triển, công tác quản lý thu BHXH ở
cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu như: thu phí
ngày càng nhiều, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, tình trạng nợ
đọng giảm thiểu…. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai hoạt động thu của
BHXH tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiểu điểm tồn tại, bất cập như: chưa khai
thác hết lực lượng lao động, tình trạng trốn đóng, nợ đóng vẫn còn tồn
tại….Điều này đã làm cho hoạt động thu của BHXH tỉnh Hải Dương vẫn
chưa đạt kết quả cao ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và làm
giảm nguồn thu cho quỹ BHXH.
Nhận thấy những tồn tại yếu kém trên và qua quá trình thực tập tại cơ
quan BHXH tỉnh Hải Dương, em đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng công
7
tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương” để
làm luận văn tốt nghiệp với mục đích:
Làm rõ nội dung và vai trò của công tác thu BHXH
Đánh giá thực trạng của công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh
Hải Dương từ năm 2003 đến năm 2007
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu
BHXH bắt buộc
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm có:
Chương I : Cơ sở lý luận chung về BHXH
Chương II : Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải
Dương từ năm 2003- 2007
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt
buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương
Trong thời gian thực tập và viết luận văn, em vẫn còn có nhiều thiếu sót
về nhận thức vì thế em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong
bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên- Tiến sỹ Phạm Thị Định đã tận
tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ BẢN CHẤT CỦA BHXH
1. Khái niệm và bản chất của BHXH
Để tồn tại, phát triển và thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày trong cuộc
sống con người phải lao động, để lao động tốt con người cần phải có sức khỏe
tốt. Tuy nhiên không phải trong cả quãng đời của mình ai cũng luôn khỏe
mạnh, lao động tốt. Họ có thể gặp những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm
đau, tai nạn lao động, mất khả năng lao động khi về già…Khi gặp phải những
rủi ro đó thu nhập của họ bị giảm hoặc mất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống của chính bản thân họ và cả gia đình. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời và
phát triển, việc thuê mướn lao động đã diễn ra phổ biến làm cho mối quan hệ
kinh tế giữa người lao động và người chủ lao động đa dạng hơn và cũng phức
tạp hơn rất nhiều. Một mặt thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, một mặt
làm kìm hãm nền sản xuất. Giới thợ ngoài khoản thu nhập tự lao động làm
công ăn lương thì họ không còn bất kỳ một khoản thu nhập nào khác... cuộc
sống của họ chỉ phụ thuộc vào tiền công nhận được. Chính vì vậy khi không
may bị ốm đau, tai nạn thai sản… họ gặp rất nhiều khó khăn, không thể trang
trải được trong khi họ không nhận được tiền công tiền lương vào những ngày
nghỉ ốm đó. Trước thực tế đó, giới thợ đã đấu tranh buộc giới chủ phải cam
kết trả lương, trả công cho họ khi họ nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn sinh đẻ và
khi hết tuổi lao động về nghỉ hưu. Về phía giới chủ, phát sinh thêm một khoản
chi phí – trả tiền cho người lao động khi người lao động gặp rủi ro là điều mà
họ không mong muốn.Quan điểm trái ngược nhau đã làm mâu thuẫn giữa chủ
và thợ ngày càng trở nên gay gắt. Giới thợ đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu
tranh quyết liệt và diễn ra rộng khắp buộc giới chủ phải thực hiện theo đúng
cam kết đó nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu đó của họ, đã gây ra
9
những tác động to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Trước tình
hình ngày càng trở nên căng thẳng, nhà nước đã có những biện pháp can thiệp
nhằm ổn định tình hình xã hội và kinh tế trong đó phải kể đến biện pháp hình
thành một quỹ tài chính tập trung do sự tham gia đóng góp của các bên. Theo
đó Nhà nước quy định:
- Cả giới chủ và giới thợ đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định
hàng tháng, khoản tiền đó được tính toán dựa trên cơ sở xác xuất rủi ro của
người lao động và tiền công, tiền lương mà giới chủ trả cho người lao động.
- Số tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hình
thành nên một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này còn nhận được sự hỗ trợ của Nhà
nước
- Khi người lao động gặp phải các rủi ro thì sẽ được hỗ trợ bởi quỹ tiền
tệ đó. Nhờ vậy mà thu nhập của người lao động ổn định hơn, cuộc sống của
bản thân và gia đình họ được đảm bảo. Người sử dụng lao động cũng nhận
thấy được lợi ích mà quỹ tiền tệ đó mang lại như ổn định sản xuất kinh doanh,
bảo vệ sức khỏe và đời sống cho người lao động và gia đình họ từ đó làm
người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn, yên tâm làm việc và lao động
tích cực hơn…..
Từ đó mối quan hệ ba bên : người lao động – người sử dụng lao động –
nhà nước được hình thành và xuất hiện khái niệm về BHXH.
Vậy BHXH là gì? Theo nghĩa chung nhất, BHXH được hiểu là sự đảm
bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ
gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Từ khái niệm trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở các điểm sau:
10
- Trong bất kỳ xã hội nào mà ở đó có sự thuê mướn lao động thì có
BHXH. BHXH là nhu cầu khách quan, mang tính đa dạng phức tạp của xã
hội. Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, mối quan hệ chủ thợ càng phát
triển thì BHXH càng phong phú, đa dạng và hoàn thiện. Có thể nói kinh tế là
nền tảng để BHXH phát triển, BHXH thể hiện trạng thái kinh tế của một
nước.
- Cơ sở phát sinh BHXH là quan hệ lao động thể hiện thông qua mối
quan hệ ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
+ Bên tham gia BHXH : người lao động và người sử dụng lao động
+ Bên BHXH : cơ quan BHXH do Nhà nước lập ra và bảo hộ
+ Bên hưởng BHXH : người lao động và gia đình họ khi người la không
may gặp phải những rủi ro và có đủ điều kiện để được hưởng theo quy định
của pháp luật
- Điều kiện được hưởng BHXH là người lao động gặp những rủi ro
những biến cố mang tính chất ngẫu nhiên, trái với ý muốn chủ quan của con
người như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi
lao động về nghỉ hưu. Những biến cố đó có thể xảy ra trong và ngoài quá
trình lao động đã làm cho người lao động bị gảim hoặc mất khả năng lao
động, mất việc làm.
- Khi gặp những biến cố, phần thu nhập của người lao động sẽ bị mất
hoặc bị giảm đi. Với sự hỗ trợ từ quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ các
bên (người sử dụng lao động, người lao động, và Nhà nước ) đã bù đắp hoặc
thay thế phần nào phần thu nhập bị mất đó.
Qua bản chất của BHXH ta có thể thấy mục tiêu xuyên suốt của BHXH
chính là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong
trường hợp bị mất hoặc giảm thu nhập hàng tháng do mất việc làm, mất khả
năng lao động bằng cách bù đắp cho người lao động những khoản thu nhập
11
đó. Có BHXH thì điều kiện sống của người lao động và gia đình họ sẽ được
đảm bảo và tốt hơn.
2. Vai trò của BHXH trong đời sống xã hội
Trong xã hội, bất cứ một ngành kinh tế nào đều đóng một vai trò nhất
định trong hệ thống kinh tế- xã hội – chính trị- văn hóa của đất nước. Với tư
cách là một ngành kinh tế - xã hội, BHXH không phải là một ngoại lệ. Vai trò
của BHXH được thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Cụ thể đó
là:
2.1. BHXH với kinh tế
Trong cuộc sống, BHXH có vai trò to lớn tạo ra thu nhập cho người lao
động. Nhờ có sự hỗ trợ từ quỹ BHXH mà thu nhập của người lao động ổn
định hơn, đời sống vật chất trước mắt và lâu dài của người lao động trong và
sau thời gian làm việc, công tác được đảm bảo, người lao động yên tâm lao
động sản xuất, làm việc có hiệu quả hơn góp phần duy trì ổn định và phát
triển sản xuất của từng doanh nghiệp nói riêng và đảm bảo an toàn xã hội.
Quỹ BHXH được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia, được
dùng để hỗ trợ cho người lao động khi họ gặp những biến cố. Tuy nhiên
không phải lúc nào tiền trong quỹ cũng được dùng hết mà vẫn có một lượng
tiền nhàn rỗi trong quỹ. Chính vì vậy, huy động lượng tiền nhàn rỗi của quỹ
BHXH để đầu tư vào việc kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau sẽ
tạo ra một nguồn thu lớn cho quỹ nhằm tạo tích lũy và sự tăng trưởng cho quỹ
qua thời gian, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
Mặt khác là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế -xã hội,
BHXH còn góp phần vào sự bình ổn xã hội của một quốc gia.
12
2.2. BHXH với chính trị
Một quốc gia muốn phát triển về mặt kinh tế thì trước hết cần phải có
một hệ thống chính trị vững chắc, ổn định. Có ổn định về chính trị thì những
chiến lược, sách lược mục tiêu để phát triển đất nước mới được thực hiện
đúng và đầy đủ. BHXH là một trong các vấn đề xã hội, nó liên quan đến kinh
tế, chính trị, có tác động đến tinh thần và quan hệ xã hội. Một giai cấp chính
trị, một đảng phái chính trị hay một nhà nước nào nếu có ý thức đối với
BHXH, coi đó là một công cụ điều tiết quan trọng trong xã hội, là một
chương trình chính trị thì tức là giai cấp, đảng phái, nhà nước đó đã thực hiện
tốt chức năng xã hội của mình, đã thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với
người dân; điều đó sẽ giúp cho giai cấp, đảng phái, nhà nước đó củng cố và
giữ vững và thể hiện được quyền lực, thế lực của mình trên mặt trận chính trị.
Người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, dịch vụ có
thể không may gặp tai nạn, rủi ro làm giảm sút hoặc mất nguồn thu nhập.
Thông qua BHXH phần thu nhập bị mất đó sẽ được đền bù để đảm bảo cuộc
sống cho họ và gia đình, điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của
cộng đồng xã hội đối với người lao động góp phần tăng cường trật tự an tòan
xã hội.Nếu không có sự trợ cấp từ quỹ BHXH thì đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động sẽ không được đảm bảo, sẽ đẩy người lao động và
gia đình họ vào cảnh túng quẫn sẽ tất yếu gây bất an trong xã hội làm xuất
hiện nhiều xung đột, tệ nạn, tội phạm … làm xã hội thiếu trật tự an toàn.Vì
vậy, làm tốt BHXH sẽ góp phần ổn định chính trị, trật tự trong xã hội
2.3. BHXH đối với văn hóa, tinh thần xã hội
BHXH là biểu hiện ý thức của xã hội đối với con người, giữa con người
với con người. BHXH thể hiện đạo lý, trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước,
giai cấp cầm quyền và cộng đồng xã hội với người dân- các thành viên trong
xã hội khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ lao động xã hội(VD: người lao động
13
nghỉ hưu, người có công với đất nước ) hoặc vì một lý do bất khả kháng mà
họ phải tạm ngừng hay vĩnh viễn ngừng lao động.
Về nguyên tắc tất cả mọi người lao động đều có quyền tham gia và được
hưởng quyền lợi BHXH về cả mặt vật chất lẫn tinh thần trong và sau thời gian
lao động điều đó cho