Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta

Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao. và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế. đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định. quy định về vấn đề này. Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư. Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta”.

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ LỜI MỞ ĐẦU Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao... và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế.. đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định... quy định về vấn đề này. Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư... Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta”. B/ NỘI DUNG CHÍNH: I/ Khái niệm đa dạng sinh học: 1/ Định nghĩa: - Đa dạng sinh học là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Nhưng dù tiếp cận ở góc độ nào thì các định nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa nhận mối liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau giữa chúng trong quá trình tiến hóa và phát triển. Đa dạng sinh học cấu thành nền tảng của cuộc sống trên trái đất, cuộc sống của cả con người lẫn các thực thể sống. Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã đưa ra định nghĩa sau về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và hệ sinh thái.” - Thành phần của đa dạng sinh học gồm: + Đa dạng về gen: là toàn bộ các gen chứa trong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể, các gen và các ADN chính là những dạng vật chất di truyền tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó tạo ra sự đa dạng của nguồn gen. + Đa dạng loài: là toàn bộ những sự khác nhau trong một nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Sự đa dạng này bao gồm số lượng vô cùng lớn các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Sự đa dạng loài thể hiện trong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại trên trái đất. Theo ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng 10 triệu loài khác nhau đang tồn tại. Tuy nhiên chỉ có một phần trong số đó hiện đã xác định được. Tuy những số liệu khoa học về số giống loài trên trái đất có khác nhau trong các nghiên cứu về sinh học song sự đa dạng về giống loài là thực tế không thể phủ nhận. + Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Hệ sinh thái là một hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Trong mỗi hệ sinh thái, những sinh vật bao gồm cả con người tạo thành một tổng thể và tương tác với nhau, với không khí, nước, đất bao quanh chúng. Như vậy sự đa dạng hệ sinh thái là khái niệm chỉ toàn bộ các quần thể thực vật, động vật và các quá trình sinh học khác nhau. Sự đa dạng hệ sinh thía không đơn thuần là sự tổng cộng các hệ sinh thái, các loài và các vật chất di truyền khác nhau. Nó có mối quan hệ tương tác, những phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau tạo nên sự sống. 2/ Giá trị của đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học có những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ mới đến vài thập kỷ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ. Các giá trị đó là: - Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học: nó là nền tảng phát triển của các cộng đồng từ xưa đến nay. Đa dạng sinh học với tư cách là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người là điều không thể nào phủ nhận. Nó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sự tồn tại và phát triển của con người. - Giá trị khoa học của đa dạng sinh học: đa dạng sinh học còn có tác dụng trong chữa bệnh (nhiều loài cây, con được dùng làm thuốc chữa bệnh) và trong nghiên cứu khoa học (để làm thí nghiệm, cấy ghép...). - Giá trị môi trường của đa dạng sinh học: đa dạng sinh học là một yếu tố cấu thành nên môi trường, do vậy sự tồn tại của nó làm cân bằng sinh thái, làm môi trường trong lành (có một số loài cây hút bụi, độc tố; một số loài thủy sinh có khả năng làm sạch nguồn nước...). Đa dạng sinh học được ví như “lá phổi” của trái đất. - Ngoài ra, đa dạng sinh học còn đem lại giá trị thẩm mỹ, vui chơi, giải trí cho con người. Như vậy, từ những giá trị của đa dạng sinh học, ta thấy nó là một yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người chúng ta. Vậy mà hãy xem thực trạng đa dạng sinh học ở nước ta đang rơi vào tình trạng suy thoái đến mức nào. II/ Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam: 1/ Tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam: - Việt Nam ta có điều kiện địa lý khá thuận lợi, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch lớn, vùng biển thuận lợi, nhiều thủy hải sản... Những yếu tố vô cùng thuận lợi này đã tạo nên một sự đa dạng sinh học hết sức đồ sộ kể cả về nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái. Việt Nam ta đã được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, một quốc gia có “rừng vàng biển bạc”. - Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở nước ta thể hiện sự phong phú cụ thể là: + Hệ sinh thái đa dạng cả trên đất liền, trên biển và một số hệ sinh thái tiêu biểu là: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ngập mặn, hệ sinh thái rặng san hô, hệ sinh thái đầm phá vũng vịnh. + Giống loài của Việt Nam cũng rất đa dạng: kết quả điều tra cho thấy nước ta có 12 973 loài thực vật, 276 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 186 loài giun, 82 loài ếch nhái, 544 loài cá nước ngọt, 2038 loài cá biển. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đem lại giá trị kinh tế cao. - Nguồn tài nguyên dồi dào này là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu dồi dào cho cộng đồng dân cư đông đúc như Việt Nam. Nhưng trước sự tàn phá nặng nề của con người và những ngoại cảnh tự nhiên khác, nguồn đa dạng sinh học này đang ngày một cạn kiệt, giảm sút. 2/ Sự suy thoái của đa dạng sinh học ở Việt Nam: Sự suy thoái nguồn đa dạng sinh học ở Việt Nam diễn ra trên mọi phương diện, mọi nguồn động thực vật, cụ thể là: - Suy thoái rừng: Rừng là nơi có độ đa dạng sinh học phong phú nhât, đó là nơi cư trú, phát triển của nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Tốc độ giảm sút diện tích rừng ở nước ta khá cao. Năm 1943 diện tích rừng nước ta chiếm 50% diện tích cả nước, đến nay chỉ còn 33,2%. Sự giảm sút của rừng kéo theo sự mất đi của nhiều hệ sinh thái. Các loài động thực vật quý hiếm cũng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguy cơ mất đi 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư tồn tại ở nước ta là hiện hữu. Cùng với chúng, nguồn gen vô cùng quý giá và không thể tái tạo được cũng sẽ biến mất vĩnh viễn. - Suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước: việc phá các vùng rừng đước nguyên sinh để nuôi tôm, cộng với việc thiếu bảo vệ cần thiết dẫn đến việc cháy các khu rừng ngập mặn khiến cho hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp dần và có nguy cơ tuyệt chủng. - Suy thoái hệ sinh thái biển: việc khai thác quá mức các vùng biển gần bờ với những phương thức đánh bắt lạc hậu (mìn, chất độc...) cùng với việc quy hoạch sử dụng đất ven biển chưa tốt đang làm hủy diệt hàng loạt đa dạng sinh học biển. Các hệ sinh thái rặng san hô cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động, sự suy thoái nghiêm trọng này đặt các giống loài trước nguy cơ bị tuyệt chủng, gây tác đỗngấu đến môi trường và các hệ sinh thái, các nguồn gen quý... Vậy, bắt nguồn từ đâu mà đa dạng sinh học nước ta lại rơi vào tình trạng suy thoái đến như vậy? 3/ Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái nguồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân xuất phát từ con người, từ sự kém hiểu biết và thiếu ý thức của con người. Những nguyên nhân này cũng không nằm ngoài những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học trên thế giới. Cơ bản có thể kể đến như sau: - Sự suy giảm đa dạng sinh học trước hết là do hậu quả của chiến tranh để lại. Trong chiến tranh, trung bình một người Việt Nam phải chịu 356kg bom đạn, ngoài ra còn có ảnh hưởng của chất độc hóa học, đặc biệt là từ “chất diệt cỏ” Điôxin. Những chất độc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái cũng như con người Việt Nam. - Một nguyên nhân nữa dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học là do ô nhiễm môi trường, trong một thời gian dài nước ta không chú ý đến môi trường và các yếu tố của môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm kéo dài, gây ảnh hưởng đến điều kiện sống của các giống loài. - Việc khai thác môi trường quá mức của con người cũng góp phần không nhỏ vào việc làm suy thoái đa dạng sinh học. Sự khai thác quá mức ở đây được hiểu là sự khai thác quá mức so với khả năng tái tạo của các nguồn đa dạng sinh học, điều này làm suy giảm cả về chất lượng và số lượng của đa dạng sinh học. - Xuất phát từ tập quán du canh du cư có từ rất lâu đời của người Việt Nam nên môi trường cũng như đa dạng sinh học bị suy giảm. Khi người dân thay đổi chỗ là khi họ đã khai thác kiệt quệ đa dạng sinh học ở chỗ ở cũ và tiếp tục phá vỡ hệ thống đa dạng sinh học tại chỗ ở mới, dẫn đến sự tàn phá nghiêm trọng đối với nguồn đa dạng sinh học ở những nơi này. - Sự suy giảm nghiêm trọng nguồn đa dạng môi trường còn xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và những tác động của thương mại quốc tế. Cụ thể: + Khi loài người tiến hành phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật... Họ sẽ tiến hành thay thế các giống loài cũ bằng các giống loài mới cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, từ đó làm mai một các nguồn gen bản địa. + Sự xâm nhập của các loài lạ vào nước ta gây tác động đến các loài sinh vật bản địa. Các loài lạ này là các loài không có nguồn gốc bản địa, được du nhập từ nơi khác về theo nhiều con đường khác nhau (theo gió, dòng chảy, phương tiện giao thông...). Khi xâm nhập vào nước ta, nó có thể thích nghi hoặc không thích nghi, từ đó gây ra một số vấn đề xấu như: cạnh tranh với loài bản địa về thức ăn, nơi sống; ăn thịt các loài bản địa; phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống bản địa; truyền bệnh cho các loài bản địa. Điều này được chứng minh rõ qua một vài hiện tượng đã xảy trước đây như nạn ốc bươu vàng ở miền Trung nước ta, nạn cá vược ở sông Nin du nhập vào hồ Victoria ở châu Phi... + Nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thể hiện ở hoạt động biến đổi gen cũng gây suy giảm đa dạng sinh học. Một số loài được biến đổi gen có đặc tính kháng kháng sinh, rồi lây sang cả những loài chưa biến đổi gen, điều này khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh lây lan. + Nhu cầu này còn khiến cho đa dạng sinh học phải chịu ảnh hưởng của cơ chế kết thúc nảy mầm. Cơ chế này làm cho hạt giống chỉ nảy mầm ở thế hệ thứ nhất còn sang thế hệ sau, nó không nảy mầm được nữa. Vì vậy, cơ chế này gây ảnh hưởng xấu đến giống của cây trồng. - Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng về môi trường cũng như về đa dạng sinh học còn thấp nên việc quan tâm, bảo tồn đa dạng sinh học vẫn còn xa lạ đối với đa số người dân. - Cuối cùng, sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta còn bắt nguồn từ những tồn tại trong quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là những vấn đề quản lý đa dạng sinh học bằng pháp luật. III/ Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: Sự phát triển của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta gắn liền với sự phát triển của pháp luật về môi trường và vê từng yếu tố môi trường nói riêng. Tuy nhiên sự gắn kết giữa pháp luật về môi trường và đa dạng sinh học ở nước ta bắt nguồn từ mối liên hệ tự nhiên giữa đa dạng sinh học và môi trường. Vì vậy, những quy định pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam được viện dẫn tản mác trong pháp luật về môi trường có liên quan đến việc bảo vệ hệ thực vật và động vật. Điều này cho thấy ở Việt Nam ta chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về bảo tồn đa dạng sinh học với tư cách là một lĩnh vực cụ thể, độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật môi trường. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học nước ta nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật được ban hành chủ yếu trong đầu những năm 90. Hiện nay, một số văn bản tiêu biểu có chứa các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học là: - Luật đất đai 2003. - Luật thủy sản 2003. - Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. - Luật bảo vệ môi trường 2005. - Quy định 79/2007/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học. - Các pháp lệnh về giống cây trồng, giống vật nuôi... Các quy định này hiện chưa được tập hợp hóa và pháp điển hóa thành một lĩnh vực riêng biệt về đa dạng sinh học. Nhưng đặc biệt, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã tạo tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là một bộ phận quan trọng của pháp luật về môi trường. Pháp luật về đa dạng sinh học được cấu thành bởi 3 bộ phận chính là pháp luật bảo vệ sự đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Nội dung của các quy phạm pháp luật về 3 vấn đề này đã có những tiệp cận sát với yêu cầu của việc bảo vệ đa dạng sinh học. 1/ Những quy định chung: Mặc dù pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học được quy định riêng biệt trên 3 lĩnh vực: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái nhưng vẫn có thể tìm thấy những quy định chung về vấn đề này trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. Trước đây các quy định này còn rất khái quát, chung chung do vấn đề đa dạng sinh học vẫn còn là quá mới mẻ ở nước ta. Nhưng cho đến nay, có thể thấy việc pháp luật môi trường đã tạo ra được những nguyên tắc, những quy định chung về đa dạng sinh học là rất có ý nghĩa đối với việc phát triển bảo vệ đa dạng sinh học trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là một số các quy định trong các văn bản sau: - Khái niệm đa dạng sinh học đã được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường 2005 (điều 3). - Một số nguyên tắc chung về bảo vệ đa dạng sinh học quy định tại điều 30 Luật bảo vệ môi trường, như: +Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. + Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm, khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có giá trị cao. + Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây: • Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng. • Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng trái phép. • Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. + Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tính có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. - Một số khoản khác trong Luật bảo vệ môi trường cũng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đa dạng sinh học như: điều 29 quy định về bảo tồn thiên nhiên; điều 87 quy định về an toàn sinh học, điều 7 quy định về việc cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thu, sử dụng các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; nghiêm cấm việc khai thác đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng các phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng... - Ngoài các văn bản riêng biệt, các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học nói chung cũng được tìm thấy trong một số lĩnh vực pháp luật công như pháp luật hình sự, pháp luật hành chính. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm hại đa dạng sinh học nói riêng và môi trường nói chung cho thấy tầm quan trọng của vấn đề và thể hiện sự nghiêm túc của Nhà nước Việt Nam đối với các cam kết quốc tế phát sinh từ việc tham gia Công ước đa dạng sinh học. - Gần đây nhất, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”. Bản kế hoạch này đề ra những mục tiêu cụ thể từ nay cho đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên mọi lĩnh vực như bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn, đất ngập nước và biển; bảo tồn và phát triền đa dạng sinh học nông nghiệp,; sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh hoc. 2/ Những quy định cụ thể: 2.1/ Những quy định về bảo tồn đa dạng nguồn gen: - Các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn gen xuật hiện đầu tiên là Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật ban hành kèm theo Quyết định số 2117/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30/12/1997 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Những đòi hỏi cơ bản của Công ước đa dạng sinh học được thể hiện khá rõ nét trong bản Quy chế này. Cụ thể: + Bản quy chế khẳng định việc bảo tồn, lưu giữ nguồn gen là nhằm bảo vệ tài nguyên di truyền để cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cải tạo giống, đảm bảo duy trì tính đa dạng sinh học. + Bản quy định cũng đã bước đầu xác định một số nội dung giải pháp của hoạt động bảo tồn nguồn gen và những đối tượng cần ưu tiên. + Việc quy định nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý và thực hiện hoạt động bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cũng được bản Quy chế này xác định... - Ngoài ra pháp luật về bảo vệ nguồn gen còn được phát triển thêm một số bước rất lớn thông qua việc ban hành Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH về giống cây trồng và Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH về giống vật nuôi. Hai văn bản có hiệu lực pháp lý cao này đã kế thừa các