Nhà hàng ẩm thực và khu giải trí sông Vàm Cỏ

- Tên dự án : - Địa điểm xây dựng : - Diện tích đầu tư : 2,714 m² - Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà hàng ẩm thực & khu giải trí, tổ chức các sự kiện cưới, hỏi, hội nghị, thể thao,. - Mục đích đầu tư : + Đáp ứng nhu cầu cưới hỏi, liên hoan, hội nghị, tổ chức sự kiện của nhân dân và các cơ quan tổ chức cũng như khách du lịch tại tỉnh Long An. + Tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, đóng góp tích cực vào Ngân sách Nhà Nước. + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An + Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư, là cơ hội giúp phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của Công ty. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới - Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. - Vòng đời dự án : 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động)

docx49 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà hàng ẩm thực và khu giải trí sông Vàm Cỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Long An - 08/2015 Địa điểm đầu tư: CHỦ ĐẦU TƯ: THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ HÀNG ẨM THỰC VÀ KHU GIẢI TRÍ SÔNG VÀM CỎ ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ HÀNG ẨM THỰC VÀ KHU GIẢI TRÍ SÔNG VÀM CỎ Địa điểm đầu tư: Long An, Tháng 08/2015 ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) NGUYỄN VĂN MAI MỤC LỤC TÓM TẮT DỰ ÁN Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty  : Giấy chứng nhận đăng ký DN : Địa chỉ trụ sở : Đại diện theo pháp luật: Ngành nghề kinh doanh: + Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao (dịch vụ thể thao), bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (mua bán dụng cụ thể thao), nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (kinh doanh nhà hàng), + Hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí (tổ chức biểu diễn nghệ thuật), + Hoạt động của các tổ chức khác chưa được phân vào đâu (tổ chức sự kiện). Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Địa điểm xây dựng : Diện tích đầu tư : 2,714 m² Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà hàng ẩm thực & khu giải trí, tổ chức các sự kiện cưới, hỏi, hội nghị, thể thao,... Mục đích đầu tư : + Đáp ứng nhu cầu cưới hỏi, liên hoan, hội nghị, tổ chức sự kiện của nhân dân và các cơ quan tổ chức cũng như khách du lịch tại tỉnh Long An. + Tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, đóng góp tích cực vào Ngân sách Nhà Nước. + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An + Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư, là cơ hội giúp phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của Công ty. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Vòng đời dự án : 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động) Tổng mức đầu tư : 21,518,829,000 đồng + Vốn tự có là : 6,455,649,000 đồng chiếm 30%. + Vốn vay ngân hàng : 15,063,181,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 120 tháng với lãi suất dự kiến là 10.5%/năm. Thời gian ân hạn gốc là 24 tháng. Lãi trả hàng tháng kể từ tháng thứ 25 trở đi). Tiến độ đầu tư : + Quý IV/2015 : Khởi công xây dựng + Quý IV/2016: Dự án chính thức đi vào hoạt động CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau: Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất đai của chính phủ; Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyện và Môi Trường về việc áp dụng 5 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và bãi bỏ áp dụng một số tiêu chuẩn đã quy định theo QĐ số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KHCNMT; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Nhà hàng ẩm thực và khu giải trí Sông Vàm Cỏ của Công ty TNHH MTV Sông Vàm Cỏ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995; TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất; TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế; TCVN-62:1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy; TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93); TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế; TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài; công trình - tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 188-1996: Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải; TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà; TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong; TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong; TCVN 4513-1998: Cấp nước trong nhà; TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt; TCVN 188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị; TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt; TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm; TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép; 11TCN 19-84: Đường dây điện; 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế; TCVN 5828-1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung; TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng; TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng; TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng; TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng; EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam). 2.2 Giới thiệu tỉnh Long An 2.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Long An Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn. 2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Long An Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế của tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp cơ bản thuận lợi và có nhiều chuyển biến tích cực: diện tích, năng suất vụ lúa mùa và đông xuân 2013 – 2014 tăng so với cùng kỳ, xây dựng “cánh đồng lớn” theo hướng liên kết 4 nhà mang lại hiệu quả rõ rệt (năng suất, giá cả đều cao hơn so với sản xuất bên ngoài), thanh long và chanh tiếp tục là loại cây trồng cho lợi nhuận cao; dịch bệnh trong chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, không gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đang có xu hướng phục hồi và phát triển; triển khai nhanh mua tạm trữ theo chủ trương của Chính phủ đạt chỉ tiêu được giao, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong dân; tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp được tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giá trị sản xuất tăng khá so với cùng kỳ. Thương mại – dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục ổn định và có bước phát triển, kiểm soát thị trường, giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng cả về số lượng dự án và mức vốn đầu tư so với cùng kỳ. Công tác xây dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân kịp thời theo khối lượng, đảm bảo chất lượng và thanh quyết toán theo quy định. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc huy động các nguồn thu, thu đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách nên đạt tiến độ dự toán, tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm chi theo quy định. Tập trung xây dựng Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, triển khai thực hiện kế hoạch, giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2014. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch đề ra, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng tình hình liên quan đến vấn đề biển Đông để gây rối làm mất trật tự xã hội, chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. 2.2.3. Tình hình giá cả, diễn biến thị trường trong Tỉnh Long An Diễn biến thị trường trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 09 nhìn chung tương đối ổn định, không có tình trạng thiếu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá: Lương thực, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), xi măng, sắt thép, phân bón, đường cát, cám nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi. Giá cả một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá của Nhà nước như: lương thực, xăng dầu và vàng có dao động, cụ thể: Giá lúa trong tuần có xu hướng tăng từ 50 - 100 đồng/kg; giá lúa nếp tăng khoảng 300 đồng/kg; giá gạo bán lẻ tại các cửa hàng tương đối ổn định. Giá vàng miếng SJC (tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Long An) bán ra sáng ngày 12/9/2014 (lúc 08 giờ 50 phút) trên địa bàn thành phố Tân An là 3.602.000 đồng/chỉ, giảm 35.000 đồng/chỉ so với ngày 05/9/2014 và tỷ giá đô la Mỹ bán ra 21.230 đồng/USD tăng 10 đồng/USD. Tâm điểm trong tuần qua, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã chỉ đạo điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, vào lúc 18 giờ 00 phút ngày 09/9/2014 các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiến hành điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu, cụ thể: mặt hàng xăng A92 giảm 30 đồng/lít, dầu điêzen giảm 160 đồng/lít, dầu hỏa giảm 150 đồng/lít. Ngoài ra, giá một số mặt hàng thực phẩm (rau, củ, quả) có xu hướng giảm khoảng 1.000 đồng/kg; heo hơi đứng giá; giá dưa hấu loại I thu mua tại ruộng từ 5.000 - 5.200 đồng/kg tăng khoảng 500 đồng/kg; theo thông tin từ các cơ sở thu mua thanh long ở huyện Châu Thành, giá thanh long ruột trắng loại I khoảng 20.000 đồng/kg tăng 4.000 đồng/kg; giá một số mặt hàng trái cây (xoài cát, quýt đường, bưởi da xanh,) tại chợ Tân An tương đối ổn định. * Tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại tỉnh Long An tính đến đầu tháng 9 năm 2014 như sau: 1. Lương thực: - Lúa thông dụng cũ: 6.300 - 6.400 đ/kg; - Lúa IR50404 (tươi): 4.650 - 4.700 đ/kg; - Lúa IR50404 (khô): 5.650 - 5.750 đ/kg; - Lúa thông dụng khác (khô): 5.900 - 6.000 đ/kg; - Lúa nếp: 4.400 - 4.500 đ/kg, tăng 300 đ/kg; - Gạo thông dụng cũ: 11.000 - 11.500 đ/kg; - Gạo thông dụng mới: 11.000 đ/kg; - Giá gạo Nàng thơm chợ Đào: 17.000 đ/kg. 2. Thực phẩm: - Heo hơi: 5.150.000 - 5.250.000 đ/tạ; + Thịt heo đùi: 78.000 - 80.000 đ/kg; + Thịt heo nạc: 88.000 - 90.000 đ/kg; - Thịt bò nạc (thăn): 240.000 đ/kg; - Cá lóc đồng: 100.000 đ/kg; - Cá lóc nuôi: 60.000 đ/kg; - Cá nục: 40.000 đ/kg; - Thịt gà (Gà nuôi thả vườn) làm sẵn giá: 110.000 - 115.000 đ/kg; - Thịt gà công nghiệp làm sẵn: 55.000 đ/kg; - Giá gà nuôi thả vườn còn sống: 80.000 đ/kg; - Dưa leo: 8.000 - 9.000 đ/kg; - Bí xanh: 8.000 đ/kg; - Cà chua: 11.0000 - 12.000 đ/kg; - Rau bắp cải: 9.000 đ/kg; - Đường cát: 15.000 đ/kg; - Đường RE Biên Hòa (loại 1 kg/bịt): 19.000 - 19.500 đ/kg; - Sữa đặc Vinamilk (Ông Thọ nhãn trắng chữ xanh): 21.000 đ/lon; - Sữa Dielac Star step 1 hộp thiếc 400g: 119.000 đ/lon; - Dầu ăn Tường An (chai 1 lít): 33.500 - 34.000 đ/chai; - Bột ngọt Ajinomoto: 28.500 - 29.000 đ/bịt/454g; - Muối Iốt: 5.500 - 6.000 đ/kg. 3. Vật tư nông nghiệp: - Phân bón DAP Philippines: 14.800 đ/kg; - Phân bón DAP Trung Quốc: 10.400 đ/kg; - Phân bón Urê Phú Mỹ: 8.000 đ/kg; 4. Vật liệu xây dựng: - Xi măng Hà Tiên (bao 50 kg): 86.000 đ/bao; - Sắt ф 8 Vũng Tàu: 15.200 đ/kg; - Sắt ф 8 Miền Nam: 14.600 đ/kg; 5. Nhiên liệu: - Gas SaiGon petro (SP): 377.000 đ/chai/12 kg; - Gas Gia đình: 381.000 đ/chai/12kg; - Xăng A 95: 24.310 đ/lít; - Xăng A 92: 23.710 đ/lít; - Dầu DO (Điêzen) 0,05s (lít): 21.770 đ/lít; - Dầu hỏa: 21.920 đ/lít. 6. Thức ăn chăn nuôi: - Cám gạo (làm thức ăn chăn nuôi): 5.000 - 5.200 đ/kg; - Cám thức ăn đậm đặc Cargill (loại 1600): 19.000 đ/kg; - Thức ăn gà con (Con cò 235): 12.000 đ/kg; - Thức ăn gà con Cargill (loại 5101): 11.500 đ/kg. 7. Vàng 99,99 miếng SJC: - Mua vào: 3.593.000 đ/chỉ; - Bán ra: 3.602.000 đ/chỉ. 2.3 Đặc điểm tự nhiên thành phố Tân An, Tỉnh Long An Thành phố Tân An có vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ của 6 tỉnh Miền Tây vào Thành phố Hồ Chí Minh. Gắn kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng đồng tháp mười với Trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 47 Km theo QL1A. Cách Cần Thơ 122 Km theo QL1A. Cách Mỹ Tho 25 Km theo QL1A. Phía Bắc giáp Huyện Thủ Thừa. Phía Tây giáp Huyện Thủ Thừa. Phía Nam giáp Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Phía Đông giáp Huyện Châu Thành, Long An và Huyện Tân Trụ. Thời tiết - Khí hậu: Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 oC. Độ ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm. Chế độ thủy văn: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn. - Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Địa hình - Địa chất: Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5- 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1-3 m. - Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về. Tài nguyên nước - Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An có chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Kênh Bảo Định từ sông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại TP. Mỹ Tho. Ngoài ra còn có Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt. Nhìn chung nguồn nước mặt không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chất thải. Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt. - Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy độ H=5,3-7,8; C=8-200mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thành phố Tân An là trên 133.000 m3/ngày đêm. Riêng phường Khánh Hậu, thành phố Tân An có mỏ nước khoáng ở độ sâu 400m đang đư
Luận văn liên quan