Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam

Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Bên cạnh những mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp,. Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Theo điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 quy định : "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. "Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. "Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Bên cạnh những mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp,... Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Theo điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 quy định : "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. "Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. "Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước. NỘI DUNG I_Thực trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước: 1. Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3. Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú, dồi dào nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do tài nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước. Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang ngày càng trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta. Đáng lưu ý, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 có nêu, nước dưới đất bị ô nhiễm còn do việc chôn gia cầm bị dịch không đúng quy cách, điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm đầy bệnh dịch là rất cao, đặc biệt là trong mùa mưa. Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất kinh với quy mô nhỏ nhưng dày đặc ở các làng nghề hiện nay cũng rất nghiêm trọng. Các chuyên gia còn phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn, hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, dân cư, Hệ thống này hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ. Trong nước dưới đất, nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và arsenic. Tại Hà Nội, một số giếng có hàm lượng phốt phát và arsenic cao hơn mức cho phép là 71%. 2. Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân suy thoái, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam: - Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. - Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. - Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn. Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước dưới đất. - Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống. - Do những nguyên nhân về quản lý: Trên thế giới khi đánh giá về nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước đã nhận định là quản lý có vai trò chi phối và có tác động rất lớn. Ở Việt Nam, tuy mới công nghiệp hóa và mở rộng các đô thị nhưng ô nhiễm nước và suy thoái nước đã phát triển rất nhanh, thậm chí đến mức báo động cũng là do chúng ta còn những tồn tại lớn trong quản lý về mặt tổ chức, về quy hoạch, chính sách... II. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước Nhìn chung, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng được nhiều văn bản pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên nước để quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và góp phần làm giảm thiểu thách thức do tài nguyên nước gây ra. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong các văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Trong văn bản này đã có một số quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước (chương II Luật tài nguyên nước 1998) và các quy định về quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (chương VII Luật tài nguyên nước 1998). Ngoài ra, còn có các quy định trong Luật bảo vệ môi trường (2005) Luật đất đai (1993) Luật khoáng sản (1996), Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống(2002), Tiêu chuẩn nước sạch(2005). Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chuẩn ngành quy định đối với một số chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống bề mặt, nước thải …như tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng , Bộ Khoa Học và Công nghệ. Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết từ đầu năm 2007 đến nay, Bộ đã thẩm định và cấp 23 giấy phép hoạt động tài nguyên nước; trong đó, thẩm định và cấp 18 đơn xin cấp phép và gia hạn giấy phép về nước dưới đất, 3 giầy phép khai thác nước mặt và 2 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Sau đây là một số những văn bản quan trọng quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước của Bộ và các cơ quan liên quan: STT Ký hiệu Tên văn bản Ngày ký 1 106/2007/BTC-BTNMT Sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ban hành ngày 18/12/2003. Hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13062003 về việc bảo vệ tài nguyên môi trường đối với nước thải 06.09.2007 2 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành quy định về việc điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới dất 04.09.2007 3 14/2007/BTNMT Ban hành quy định về viẹc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng. 04.09.2007 4 88/2007/NĐ-CP Thoát nước đô thị 28.05.2007 5 04/2007/NĐ-CP Quy định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 6 01/2007/TTLT/BTNMT-BTC-BKHĐT Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước khi thực hiện các dự án thuộc “Đè án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010và tầm nhìn đến năm 2020 26.01.2007 7 137/2007/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tổ chức thông tin phục vụ công tá phòng, chống thiên tai trên biển 21.08.2007 8 67/2003/NĐ-CP Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 13.06.2003 9 17/2006/QĐ-BTNMT Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan đất dưới nước 12.10.2006 10 05/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thi hành nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17.03.2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước 22.07.2005 11 02/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27.07.2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước 24.06.2005 12 02/2004/CT-BTNMT Về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất 02.06.2004 13 57/2002/QĐ-BKHCNMT Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan đầu mối Quốc gia, Ban chỉ đạo, cơ quan điều phối Quốc gia và cơ quan thực hiện hợp phần của dự án Quốc gia thuộc dự án “Ngăn chặn xu hướng suy thoái môi trường ở biển Đông va Vịnh Thái Lan” 05.08.2002 14 17/2006/QĐ-BTNMT Quy định về việc cấp phép hành nghê khoan nước dưới đát 12.10.2006 15 969/QĐ-BTNMT Về việc uỷ quyền cho cục trưởng cục quản lý tài nguyên nước cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất 24.07.2006 16 05/2003/QĐ-BTNMT Quy điịnh cấp phép thăm dò, khai thác hành nghề khoan nước dưới đất 04.09.2003 17 59/2006/QĐ-BTC Về việc quy định mức thu, chế đọ thu, nộp, quản lý và sử dụngphí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đát 25.10.2006 18 81/2006/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2010 14.04.2006 19 05/2006/TT-BTC Hướng dẫn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện 19.01.2006 20 8/1998/QH Luật tài nguyên nước 01.06.1998 21 427/1997/QĐ-BCN Về việc thành lập ban quan lý dự án nước ngầm đồng bằng sông Cửu Long. 18.03.1997 2. Đánh giá a. Ưu điểm: Trong những năm qua hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên nước. Vai trò tích cực của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước được thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Thứ nhất: Hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo lập một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước. Với việc ban hành Luật Tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vảo nề nếp; nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống gây ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn kiệt nguồn nước. - Thứ hai: Pháp luật vể bảo vệ tài nguyên nước ra đời cùng với các văn bản pháp luật khác về bảo vệ đất, tài nguyên rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản... đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường. Điều này khẳng định Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm đến việc đầy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của người dân mà còn rất chú trọng việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho con người quyền được sống trong môi trường trong lành. - Thứ ba: Pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước ở nước ta đã tiếp cận và “nội luật hóa” quan điểm phát triển và quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển họp tại Rio Janeiro (Braxin) năm 1992: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là bộ phận nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên, và một loại hàng hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng và chất lượng quyết định bản chất của việc sử dụng. Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinh thái nước và tính tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người”. Quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước ra đời khi con người nhận thức được rằng nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn trong khi nhu cầu khai thác, sử dụng nước cả về số lượng và chất lượng cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng tăng. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước được thể hiện trong Luật Tài nguyên nước thông qua các quy định đề cập những lĩnh vực cơ bản sau đây: *thành lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất về tài nguyên nước * Quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về Tài nguyên nước * Quy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra. * Quy định việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước. * Xây dựng chính sách tài chính về tài nguyên nước. - Thứ tư, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã thể hiện sâu sắc quan điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bởi lẽ, do đặc điểm của Tài nguyên nước là vận động theo lưu vực nên quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải tôn trọng thuộc tính tự nhiên này. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc các dự án phát triển cũng như các hoạt động phòng chống tác hại do nước gây ra trong phạm vi lưu vực đều phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông. Quản lý tổng hợp theo lưu vực sông được xác định là một quá trình quy hoạch, xây dựng và thực hiện việc khai thác các dạng tài nguyên trong một lưu vực, xem xét toàn diện và đầy các nhân tố có liên quan tới xã hội, kinh tế, môi trường trong mối tương tác về không gian (giữa các bộ phận trong lưu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu), tương tác giữa các nhân tố (chống xói mòn, rửa trôi, làm thoái hóa đất, giảm sức sinh sản của rừng và đất nông nghiệp, ngăn chặn bồi lắng và nhiễm bẩn nước, hạn chế lũ, bùn, đá...) Phương pháp quản lý theo lưu vực sông là thích hợp cho việc tính toán, đánh giá, liên kết các quá trình sinh học và vật lý của các hoạt động diễn ra trong lưu vực. Luật Tài nguyên nước đã đề cập tiếp cận nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông trong hoạt động quản lý nhà nước về nước với những nội dung quy định tại khoản 1 điều 64. - Thứ năm, pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước đã đề cập vấn đề quan hệ quốc tế về tài nguyên nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta nhằm tranh thủ hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng quốc tế nói chung và sự phối hợp của các nước có chung nguồn nước nói riêng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước. - Thứ sáu, nước ta đã xây dựng một chiến lược quốc gia dài hạn và một kế hoạch hành động quốc gia về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nhằm phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. b) Nhược điểm - Hiện nay tuy đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước nhưng luật pháp và các quy định liên quan tới nguồn tài nguyên nữa vẫn còn được soạn thảo một cách riêng rẽ. Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước chưa hoàn chỉnh. Luật tài nguyên chưa thực sự đi vào cuộc sống và chưa phát huy được tác dụng điều chỉnh, chưa phù hợp với tình hình mới. Công tác quản lý tài nguyên nước còn phân tán, chồng chéo, đan xen giữa quản lý và khai thác, sử dụng. Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật. Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước vẫn còn chống chéo, trùng lặp trong khi có chỗ lại bỏ trống. Sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương, giữa các tỉnh trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước chỉ chú trọng đến lợi ích của ngành mà mình là chủ yếu, thiếu sự quan tâm đầy đủ đến lợi ích của ngành khác. - Luật Tài nguyên nước được ban hành năm 1998 nên một số quy định của nó không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì “Bộ Nông nghiệp và pháp trển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ” (khoản 2 Điều 58). Tuy nhiên, hiện nay chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/08/2002 của Quốc hội khóa XI và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ. Vì vậy, cần sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tài nguyên nước được giao. - Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 1998 thì: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ CHXHCN Việt Nam. Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác. Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên do luật khoáng sản quy định.”. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. - Việc thi hành một số Nghị định của ta đang đứng trước khó khăn: Nghị định phí nước thải: có thể chưa lường trước được hậu quả của tình hình ô nhiễm sẽ mở rộng nhanh và hậu quả ngày càng trầm trọng và sợ dân ta còn nghèo nên chưa mạnh dạn tiếp cận với quan điểm của thế giới về phí nước thải. Trước đây, Bộ xây dựng chỉ đưa vào giá nước mức phụ thu