- Chi nhánh đã xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. Tập trung và kiên quyết thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đã xây dựng.
- Về nguồn vốn: Đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ, tích cực tìm nhiều biện pháp, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Chi nhánh đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất. Cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dịch theo hướng ổn định lâu dài.
- Về tín dụng: Xác định phát triển phải đảm bảo an toàn và chất lượng. Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ dư nợ, chỉnh sửa lại hồ sơ tín dụng đảm bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lý của bộ hồ sơ cho vay, đánh giá phân tích rõ tình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng. Có cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đã trú trọng đến đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả. Đánh giá, phân loại nợ và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trích và xử lý rủi ro đúng theo quy định của NHNo Việt Nam.
- Về nghiệp vụ phát hành thẻ: Chi nhánh hết sức quan tâm phát triển, vì thế nghiệp vụ thẻ đã có bước phát triển đáng kể. Chi nhánh là một trong những chi nhánh đã làm tốt công tác phát hành thể đối với đối tượng hưởng lương hưu, hưởng lương ngân sách, ngoài ra cũng tích cực trong công tác phát hành thẻ đối tượng khác: Doanh nghiệp, sinh viên và các đối tượng khác.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình hoạt động và định hướng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM(NHNo&PTNT) VÀ NGÂN HÀNG NO&PTNT - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Cầu Giấy
NHNo&PTNT Cầu Giấy được thành lập ngày 13/01/2006 trên cơ sở điều chỉnh, nâng cấp chi nhánh cấp 2; là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh được thành lập trên địa bàn Quận Cầu Giấy. Quận được thành lập không lâu nhưng là một quận lớn có diện tích 12,04 km2, dân số 147,000 người. Mặt khác, Quận là đầu mối giao thông phía Tây thành phố vơi lưu lượng hàng hóa, phương tiện giao thông rất lớn. Hiện nay trên địa bàn quận và các khu vực lân cận đang đô thị hóa với tốc độ rất nhanh, nhiều khu đô thị mới được xây dựng. Bên cạnh đó Cầu Giấy là khu vực tập trung nhiều trường đại học, cơ quan Nhà nước, các đơn vị đặt trụ sở làm việc và kinh doanh, các khu công nghiệp…Hiện nay quận được thành phố hết sức quan tâm, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế xã hội của Quận phát triển, đã tạo nhu cầu sử dụng vốn, sử dụng dịch vụ ngân hàng có cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn thử thách.
Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 99 – Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy, có vị trí khá thuân lợi nằm tại ngã 6 và khá khang trang, thuận tiện cho việc giao dịch; việc áp dụng hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng – IPCAS ( Intra Banking Payment and Customer Accounting System) do Word Bank tài trợ theo chương trình hiện đại hóa ngân hàng đã tạo lợi thế trong kinh doanh. Ngoài ra chi nhánh còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ có hiệu quả của NHNo&PTNT Việt Nam và sự quan tâm, ủng hộ của quận ủy , UBND quận Cầu Giấy.
Trên địa bàn Quận hiện có trên 20 NHTM, trên 50 chi nhánh và rất nhiều phòng giao dịch đang hoạt động. Chính vì vậy sự cạnh tranh gay gắt là điều không thể tránh khỏi. NHNo&PTNT Cầu Giấy đã không ngừng cố gắng và đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chi nhánh hiện đang cung ứng các sản phẩm dịch vụ sau:
Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tiền gửi
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
Dịch vụ thanh toán trong nước
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ ATM
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ chứng khoán
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy Hà Nội (NHNo&PTNT Cầu Giấy Hà Nội) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN), hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Cầu Giấy Hà Nội là một đơn vị hoạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN ) cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT Cầu Giấy Hà Nội đã và đang hoạt động kinh doanh trên cở sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
2. Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban NHNo&PTNT Cầu Giấy
No&PTNT Cầu Giấy được thành lập từ 13/01/2006 trên cơ sở điều chỉnh, nâng cấp Chi nhánh cấp 2. Tính đến 31/12/2008, NHNo&PTNT Cầu Giấy có 1 trụ sở chính tại số 99 – Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy và 9 phòng giao dịch.
Tổng số cán bộ trong biên chế của toàn Chi nhánh tính đến 31/12/2008 là: 126 cán bộ tăng 26 cán bộ so với 31/12/2007, trình độ đại học và trê đại học chiếm tỷ lệ 88% trong đó: trình độ tiến sỹ 1 cán bộ, trình độ thạc sỹ 4 cán bộ, trình độ đại học 106 cán bộ.
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức tại trụ sở chính No&PTNT Cầu Giấy
Trong đó:
*Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi kinh doanh của ngân hàng.
*Phòng kế hoạch nguồn vốn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.Cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
*Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.
*Phòng tín dụng: Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình.Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
*Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ.
*Phòng hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng đã phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Điều đó được thể hiện qua những kết quả sau:
Bảng 1: Hoạt động nguồn vốn của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Tổng nguồn vốn
1081
1882
174.1
2282
121.3
Nguồn vốn phân theo loại tiền
1081
1882
2282
Nội tệ
818
76
1564
83
191.1
1917
84.0
122.6
Ngoại tệ
263
24
344
18
130.8
365
16.0
106.1
Nguồn vốn phân theo kỳ hạn
1081
1882
2282
Không kỳ hạn
204
19
406.5
22
199.3
398
17.4
97.9
Kỳ hạn < 12 tháng
424
39
384
20
90.6
393
17.2
102.3
Kỳ hạn 12-24 tháng
174
16
356
19
204.6
568
24.9
159.6
Kỳ hạn trên 24 tháng
279
26
735
39
263.4
923
40.5
125.6
Nguồn vốn phân theo đối tượng
1081
1882
2282
Tiền gửi dân cư
688
64
813.5
43
118.2
983
43.0
120.8
Tiền gửi tổ chức
393
36
1068
57
271.8
1299
57.0
121.6
Nguồn vốn phân theo tính chất
1081
1882
2282
Tiền gửi tiết kiệm
567
52
758.5
40
133.8
975
42.7
128.5
Tiền gửi tổ chức
393
36
1068
57
271.8
1299
57.0
121.6
Tiền gửi kỳ phiếu
121
12
42
3
34.7
8
0.3
19.0
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006,2007,2008)
Tổng nguồn vốn: Đến 31/12/2008 Tổng nguồn vốn đạt: 2.282 tỷ đồng, tăng 400,5 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 21,2%, đạt 117% kế hoạch 2008. Tăng 1.758 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 335%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 143%.
Trong đó:
- Nội tệ:1.917 tỷ đồng, tăng 353,5 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 22,6%, chiếm 84%/Tổng nguồn vốn, đạt 119,8% kế hoạch năm 2008. Tăng 1.514 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 375%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 177,2%.
- Ngoại tệ (quy VNĐ) đạt: 365 tỷ đồng( EUR 26 tỷ), tăng 21 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 6,6%, chiếm 16%/tổng nguồn vốn, đạt 93,8% kế hoạch năm 2008 (tỷ giá quy đổi là: 16.977 VND/USD). Tăng 244 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 201%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 82%.
* Tiền gửi phân theo kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn: 398 tỷ đồng , giảm 8,5 tỷ đồng so với 2007, chiếm tỷ trọng 17,4%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 37 tỷ đồng).
- Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: 393 tỷ đồng, tăng 9 tỷ so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 17,2%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 120 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn từ 12 - 24 tháng: 568 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 24,8%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 64 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng: 923 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 59,4%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 144 tỷ đồng.
* Tiền gửi phân theo đối tượng:
- Tiền gửi dân cư: 983 tỷ đồng, tăng 169,5 tỷ đồng so với 2007, tốc độ tăng trưởng 20,8%, chiếm tỷ trọng 43%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 244 tỷ đồng. Đạt 95% kế hoạch năm 2008.
- Tiền gửi tổ chức: 1.299 tỷ đồng, tăng 131 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 12%, chiếm tỷ trọng 57%/Tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 121 tỷ đồng.
Trong đó: Tiền gửi kho bạc: 100 tỷ đồng
* Tiền gửi phân theo tính chất nguồn vốn:
- Tiền gửi tiết kiệm: 975 tỷ đồng, tăng 214,5 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 42,7%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 240 tỷ đồng.
- Tiền gửi tổ chức: 1.299 tỷ đồng, tăng 220 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 57%/Tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 114 tỷ đồng.
- Tiền gửi kỳ phiếu: 8 tỷ đồng, giảm 34 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 0,3%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 3 tỷ đồng.
Bảng 2: Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2007- 2008
Phòng GD
31/12/2007
31/12/2008
Tăng
(giảm)
%
Trụ sở
1,527,769
1,781,432
253,663
16.6
PGD số 2
20,492
26,976
6,483
31,64
PGD số 3
14,827
31,571
16,744
112.93
PGD số 4
24,430
89,909
65,479
268.03
PGD số 5
14,840
58,973
44,133
297.39
PGD số 6
33,355
49,656
16,301
48.87
PGD số 7
39,069
55,232
16,163
41.37
PGD số 8
79,176
66,350
-12,826
-16.2
PGD số 9
42,993
41,256
-1,737
-4.04
PGD số 10
84,550
80,647
-3,903
-4,62
Tổng
1,881,500
2,282,000
400,500
21.29
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008)
Do có những nỗ lực tích cực nên trong những năm trở lại đây NHNo&PTNT Cầu Giấy đã có những biến đổi đáng kể trong công tác huy động vốn. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã chủ động trong công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ, tích cực tìm nhiều biện pháp thực hiên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích như: tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, phát hành kỳ phiếu có khuyến mai, dự thưởng bằng vàng. Chi nhánh đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Từng bước làm tốt công tác tiếp thị đổi mới phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ về mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh.
Qua biểu đồ có thể thấy cơ cầu nguồn tiền gửi của Chi nhánh khá đồng đều giữa các kỳ hạn trong đó nguồn tiền gửi trên 24 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này có thể thấy nguồn vốn huy động hiện nay của chi nhánh khá ổn định. Nhưng bên cạnh đó thì chi phí sử dụng vốn với nguồn dài hạn cao hơn so với nguồn ngắn hạn. Chính vì thế chi nhánh cần chú ý đến cơ câu nguồn vốn theo thời hạn cho phù hợp với từng thời
Qua biểu đồ 2 có thể thấy lượng vốn của chi nhánh còn mang tính thụ động cao chủ yếu chỉ dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tổ chức. Bên cạnh đó lượng kỳ phiếu do chi nhánh phát hành chỉ chiếm 0.4% tính trên tổng nguồn vốn huy động. Điều này sẽ trở thành một trở ngại lớn cho chi nhánh trong trường hợp muốn điều chỉnh kỳ hạn tài sản Nợ cho phù hợp với kỳ hạn của tài sản Có khi lãi suất trên thị trường có sự biến động mạnh. Sự phụ thuộc quá lớn vào tiền gửi của khách hàng khiến chiến lược lãi suất của chi nhánh càng trở nên quan trọng. Người dân sẵn sang rút tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất cao hơn với kỳ hạn tương đương. Do đó, lãi suất của ngân hàng không có tính cạnh tranh rất dễ dẫn tới rủi ro thanh khoản kéo theo rủi ro lãi suất khiên ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về ngân quỹ.
Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn( 43%) song đây là khoản tiền gửi có quy mô nhỏ, lẻ tẻ, ngắn hạn và thường xuyên xuất hiện biến động. Vì vậy, chi nhánh không nên quá lệ thuộc vào loại tiền gửi này.
2. Tình hình sử dụng vốn
Năm 2008 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2007
Bảng 3: Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn
2006-2008
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Tổng dư nợ
318
1011
1506.6
Dư nợ phân theo loại tiền
318
1011
318
1506.6
149.0
Nội tệ
251
79
830
82
331
1334.2
88.6
160.7
Ngoại tệ quy đổi
67
21
181
18
270
172.4
11.4
95.2
Dư nợ phân theo thời hạn
318
1011
318
1506.6
149.0
Ngắn hạn
205
64
620
61
302
901.0
59.8
145.3
Trung hạn
74
23
267
26
361
466.3
31.0
174.6
Dài hạn
39
12
124
12
318
139.3
9.2
112.3
Dư nợ phân theo đối tượng
318
1011
318
1506.6
149.0
Doanh nghiệp
248
78
813
80
328
1314.4
87.2
161.7
Hộ,cá nhân
70
22
198
20
283
192.2
12.8
97.1
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006,2007,2008)
2.1 Tổng dư nợ:
Doanh số cho vay: 6.962 tỷ đồng.
Doanh số thu nợ: 6.467 tỷ đồng.
Đến 31/12/2008 dư nợ đạt: 1.506,6 tỷ đồng, tăng 495,6 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 49%. Đạt 107,6% kế hoạch năm 2008. Tăng 1.293,6 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 607%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 325%.
* Dư nợ phân theo loại tiền:
- Dư nợ nội tệ đạt:1.334,2 tỷ đồng, tăng 504,2 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 60,8%, chiếm tỷ trọng 88,8%/Tổng dư nợ. Đạt 106% kế hoạch năm 2008. Tăng 1.123,6 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 532%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 317%.
- Ngoại tệ ( Quy đổi): 172,4 tỷ đồng, giảm 8,6 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 18%/Tổng dư nợ. Đạt 95,8% kế hoạch năm 2008. Tăng 160,4 tỷ so với đầu năm 2006, tốc độ tăng trưởng 1.336%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 498%.
* Dư nợ phân theo thời gian:
- Ngắn hạn: 901 tỷ đồng, tăng 281 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 45%, chiếm tỷ trọng 59,8%/Tổng dư nợ.
- Trung hạn: 466,3 tỷ đồng, tăng 199,3 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 74,6%, chiếm tỷ trọng 31%/Tổng dư nợ.
- Dài hạn: 139,3 tỷ đồng, tăng 15,3 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 12%, chiếm tỷ trọng 9,2%/Tổng dư nợ.
* Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
- Doanh nghiệp: 1.314,4 tỷ đồng, tăng 501,4 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 61,6%, chiếm tỷ trọng 87,25%/Tổng dư nợ.
- Hộ, cá thể: 192,2 tỷ đồng, giảm 5,2 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 12,75%/Tổng dư nợ.
2.2 Nợ xấu: 40.640 triệu đồng, tăng 34.380 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 2,7%/ Tổng dư nợ. Nợ quá hạn 10.131 triệu đồng, tăng 8.28 triệu đồng so với 2007, chiếm tỷ trọng 0,67%/Tổng dư nợ. Tăng 34.264 tỷ đồng so với đầu năm 2006.
Trong đó:
- Nợ xấu hộ, cá thể: 11.712 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng 0,78%/Tổng dư nợ.
- Nợ xấu DN: 28.928 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng 1,92%/Tổng dư nợ.
Qua biểu đồ 4 ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh tăng đáng kể qua các năm. Năm 2006 tổng dư nợ chỉ ở mức 318 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 tổng dư nợ đã đạt 1011 tỷ đồng, tăng 693 tỷ đồng tương ứng với 218%. Sở dĩ như vậy là do năm 2006 chi nhánh được thành lập từ chi nhánh ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo Hà Nội, khi nâng cấp lên thành chi nhánh ngân hàng cấp 1 dẫn đến hoạt động vốn cũng có như tính dụng năm 2006 chưa đi vào ổn định. Sang đến năm 2008 tổng dư nợ đã đạt ở mức 1506.6 tỷ đồng, tăng 495.6 tỷ đồng tương ứng với 49% so với năm 2007. Cũng trong năm 2008 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 1,314.4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87.2% tăng 501.4 tỷ đồng so với năm 2007.
Đạt được kết quả đó là do ngân hàng đã huy động được nguồn vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã chủ động tìm kiếm, khai thác và lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại ngân hàng đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn.
Cũng từ biểu đồ 4 ta thấy được dư nợ cho vay nội tệ của chi nhánh tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2008 dư nợ cho vay nội tệ đạt 1334.2 tỷ đồng, tăng 504.2, tốc độ tăng trưởng 60.8% so với 2007. Còn dư nợ ngoại tệ năm 2008 là 172.4 tỷ đồng, giảm 8.6 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh chủ yếu sử dụng đồng nội tệ còn ngoại tệ chưa được sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do thời gian vừa qua tỷ giá đồng USD có nhiều biến động mạnh gây khó khăn trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ.
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn tăng khá mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu và tương đối ổn định trên tổng dư nợ. Cụ thể như sau: Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 620 tỷ đồng chiếm 62% tổng dư nợ, năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 901 tỷ đồng chiếm 60% tổng dư nợ tốc độ tăng trưởng đạt 45% so với năm 2007. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn vẫn luôn là thế mạnh của chi nhánh. Trong khi đó dư nợ trung và dại hạn cũng tăng theo các năm nhưng tốc độ tăng chậm, điều đó chứng tỏ một điều hiệu quả sử dụng vốn trung và dài hạn chưa tốt.
Qua biểu đồ 6 có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn được sử dụng để cho vay có chiều hướng tăng nhanh. Năm 2007 sử dụng 53.7% tổng nguồn vốn cho vay sang năm 2008 tỷ trọng là 66%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của chi nhánh đang tập trung đi đúng hướng và hiệu quả bởi tỷ trọng nguồn vốn được sử dụng đang ngày càng có xu hướng tăng khá nhanh.
Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0.65% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.15% trên tổng dư nợ. Nhìn trung chất lượng tín dụng của ngân hàng đang từng bược được cải thiện trong thời gian qua. Chi nhánh luôn tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính và phân loại khách hàng để có định hướng đầu tư đối với khách hàng, tăng cường tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi nhánh luôn luôn xác định mở rộng gắn chặt với kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng; gắn chặt công tác cho vay vốn với huy động vốn, mở rộng dịch vụ thanh toán.
Tóm lại ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng tương đối hiệu quả, dư nợ tăng trưởng khá lành mạnh và vững chắc qua các năm, cơ cấu nợ quá hạn vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên quy mô vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thật sự tương xứng với vị thế và nguồn lực của ngân hàng.
3. Các hoạt động khác
3.1 Thanh toán quốc tế:
- Phát hành L/C: 14.460.843 USD - Thanh toán L/C: 32.208.012 USD
- Chuyển tiền TT: 17.036.405 USD
- TT nhờ thu: 6.979.369 USD
- TT biên mậu: 465.757 USD
Phí dịch vụ thu được: 1.226.631 ngàn đồng.
- Doanh số mua ngoại tệ: 60.143.289 USD
- Doanh số bán ngoại tệ: 59.208.2464 USD
Lãi kinh doanh ngoại tệ: 4.144.536 ngàn đồng.
Tổng doanh thu năm 2008: 4.647.836 ngàn đồng.
3.2 Hoạt động tài chính
- Tổng thu nhập: 268,829 triệu đồng
- Thu nợ đã xử lý rủi ro: 171,804 triệu đồng
- Tổng chi phí: 238,837 triệu đồng
- Phí dịch vụ 12 tháng: 7,368 triệu đồng
- Chênh lệch thu chi 12 tháng: 38,837 triệu đồng
- Thu ngoài tín dụng: 7,637 triệu đồng, chiếm 2.8% trên tổng thu nhập và chiếm 19.8% trên quỹ thu nhập.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra: 0.208%
- Chi lương 12 tháng : 8,395 triệu đồng
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 10,832 triệu đồng
- Nợ được xử lý rủi ro: 13,560 triệu đồng
- Tổng số