Đề tài Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Qua các chương trình thí điểm PLCTRSH (chất thải sinh hoạt) tại nguồn đã thực hiện từ năm 1999 đến nay và gần đây nhất là chương trình thí điểm PLCTRSH tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé, quận 1 Tp.HCM nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra và tổng kết lại. Thực tế chứng mình rằng điều quan trọng nhất là phải hoàn thiện lại hệ thống thu gom chất thải tại Tp.HCM và có các chính sách, luật lệ cho chương trình này. Chương trình thí điểm PLCTRSH tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé, quận 1 nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Tp.HCM và Tp.Osaka (Nhật Bản) được sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản và các chuyên gia về chất thải của Tp.HCM đã đạt được một số thành công ban đầu.

docx99 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẬC CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NGHÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THU TÂM BỘ MÔN: QLMÔI TRƯỜNG MSSV: 0510020284 LỚP: 05QLMT2 Tên đề tài khóa luận: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHÂN RỘNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhiệm vụ: Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh; Tìm hiểu các chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) ở thành phố Hồ Chí Minh; Tìm hiểu đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất triển khai và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên toàn bộ phường Bến Nghé Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Ngày giao khóa luận: 24/03/2014 Ngày hoàn thành khóa luận: 14/07/2014 Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà Th.S Hà Minh Châu Ngày bảo vệ: 17/07/2014 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến cô PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà và anh ThS. Hà Minh Châu – Phó chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này; Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Duy Hùng, anh ThS. Nguyễn Huy Phương- Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã góp ý cũng như tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này; Em xin cảm ơn cô GVCN TS. Phạm Thị Mai Thảo và các thầy cô khoa Môi Trường đã tham gia giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt ba năm học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh; Con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã bên con tạo điều kiện cho con học tập trong suốt thời gian qua, cảm ơn các bạn đã luôn giúp đỡ và động viên Tâm trong suốt thời quá trình học tập; Với tất cả sự cố gắng và nhiệt tình nhưng chắc hẳn còn nhiều thiếu soát trong khóa luận tốt nghiệp này. Vì vậy, rất mong sự chỉ bảo cũng như đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh chị ở Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh; Cuối cùng một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các anh chị trong Văn phòng Biến đổi khí hậu và cô Nguyễn Thị Vân Hà đã chỉ dẫn em trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THU TÂM TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài đã thực hiện các nội dung sau đây: Đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất triển khai, nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn trên toàn bộ phường Bến Nghé nhằm góp phần vào công tác chuẩn bị cho chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai; Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Và kết quả đạt được là: Bảng so sánh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh và Osaka; Kế hoạch triển khai, nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; Bộ tiêu chí bao gồm: 10 tiêu chí định tính và 15 tiêu chí định lượng. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTNH CTR Cty IICA MT MTĐT PLCTRSH PLCTRSHTN TN Tp. HCM VWS Chất thải nguy hại Chất thải rắn Công ty Cơ quan hợp tác quốc tế của chính phủ Nhật Bản Môi trường Môi trường đô thị Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn tại thành phố Osaka. 11 Bảng 2.1 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động 23 Bảng 2.2 So sánh hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka 24 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009 29 Bảng 2.4 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại quận 6 31 Bảng 2.5 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại tất cả các hệ thống siêu thị Co.opMart trên địa bàn Tp.HCM 33 Bảng 2.6 So sánh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka 36 Bảng 3.1 Thời gian thực hiện các nội dung của chương trình thí điểm 40 Bảng 3.2 Cách thức phân loại chất thải tại trạm trung chuyển 42 Bảng 3.3 Mô tả quá trình phân tích đợt 1 43 Bảng 3.4 Mô tả quá trình phân tích đợt 2 43 Bảng 3.5 Kết quả tiến hành phân tích mẫu chất thải trên địa bàn quận Bình Thạnh49 Bảng 3.6 Đặc tính của chất thải rắn tại phường 14 quận Bình Thạnh 50 Bảng 3.7 Khối lượng và thành phần của hai loại CTR được thu gom 53 Bảng 3.8 Kết quả giám sát quá trình phân loại chất thải rắn sau chương trình thí điểm tại Tổ 1 và Tổ 2 phường Bến Ngé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 59 Bảng 4.1 Đề xuất kế hoạch triển khai chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 65 Bảng 4.2 Cách thức phân loại, lưu trữ và cơ chế thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 Tp. HCM 68 Bảng 4.3 Dự đoán kinh phí 73 Bảng 4.4 Tiêu chí định tính 74 Bảng 4.5 Tiêu chí định lượng. 75 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Chất thải rắn tài nguyên: lon 9 Hinh 1.2 Chất thải rắn tài nguyên: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng,..(không lớn hơn 1,8 lít) 9 Hình 1.3 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, hộp gói trứng hoặc thịt nguội. 9 Hình 1.4 Khay nhựa, túi xách và giấy gói 9 Hình 1.5 Ống nhựa, những thứ khác 10 Hình 1.6 Chất thải rắn cỡ lớn. 10 Hình 1.7 Sơ đồ phân loại chất thải của Dự án 3R tại Hà Nội 16 Hình 2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh 18 Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải 19 Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh 21 Hình 3.1 Xu hướng phân loại chất thải dựa vào thành phần chất thải 51 Hình 3.2 Xu hướng tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn tại hộ gia đình 51 Hình 3.3 Tỷ lệ hộ gia đình phân loại chất thải rắn thực phẩm 52 Hình 3.4 Kết quả khảo sát ý kiến người dân 53 Hình 3.5 Kết quả khảo sát thực hiện của hộ gia đình có tham gia chương trình hay không và thực hiện như thế nào 54 Hình 3.6 Kết quả khảo sát về lợi ích của PLCTRTN và thời gian thu gom CTR của hộ gia đình 55 Hình 3.7 Kết quả khảo sát sự đóng góp ý kiến của người dân 56 Hình 3.8 Kết quả khảo sát sự tuyên truyền, vận động mọi thường tham gia của các hộ gia đình được khảo sát 56 Hình 3.9 Kết quả khảo chương trình PLCTRTN có khả năng triển khai hay không. 57 Hình 4.1 Bản đồ phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 64 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hằng ngày, chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 8000 tấn/ngày (Báo cáo khảo sát về xử lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh 2014). Con số này sẽ còn tăng từ 7% - 15% từ nay đến năm 2020. Nếu chất thải không được phân loại tốt, giúp tăng tỷ lệ chất thải tái chế, sẽ gây áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý chất thải. Nếu đem chôn lấp thì không còn bãi tiếp nhận trong khi đó nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi trường thì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha,... đang áp dụng khá thành công chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) nhằm làm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý chất thải rắn (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…), đây được xem như một chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Những năm vừa qua, nước ta cũng đang trong quá trình thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn tuy nhiên kết quả còn ở mức khiêm tốn. Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) tại nguồn ở phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ ngày đến ngày tháng 03/2013 đến tháng 02/2014 dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản (trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và Osaka). Tuy nhiên, kết quả thực hiện chương trình như thế nào, có hiệu quả hay không? Làm sao đánh giá sự thành công của các chương trình thí điểm phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn? Làm sao có thể nhân rộng chương trình một cách hiệu quả? Để trả lời các câu hỏi trên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện nhằm đánh giá chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất triển khai nhân rộng trên toàn phường Bến Nghé. Bên cạnh đó, đề tài này còn đưa ra bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tìm hiểu hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại phường Bến Nghé thành phố Hồ Chí Minh; Tìm hiểu các chương trình PLCTRSH tại nguồn đã thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Osaka Nhật Bản; Tìm hiểu chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu có liên quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết để phục vụ đề tài. Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trạng tổ 1 và tổ 2 như: số lượng thành viên trong gia đinh, trình độ văn hóa, thu nhập, ai là người thường chịu trách nhiệm với chất thải sinh hoạt trong gia đình, cách thức lưu trữ chất thảicủa các hộ gia đình, hộ gia đình bỏ chất thảira đường như thế nào, hộ gia đình bỏ chất thải ra đường lúc mấy giờ, thời gian thu gom, đơn vị thu gom chất thải,..(Bảng câu hỏi khảo sát được đính kèm phần mục lục). Phương pháp lấy mẫu phân tích: Tiến hành phân tích lượng chất thải của hộ gia đình được phân loại theo 2 đợt: phân tích thành phần, khối lượng, tính chất của chất thải sinh hoạt của nơi thực hiện thí điểm. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương này sẽ giúp thống kê các số liệu và xử lý các thông tin số liệu đã có. Xử lý số liệu sử dụng phầm mềm Excel. Phương pháp điều tra xã hội học: Dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn người dân nơi thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân với chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé. Tìm hiểu tâm lý người dân khi thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn. Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia: Phương pháp này giúp cung cấp các ý kiến từ các chuyên gia để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giới hạn nghiên cứu Các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có sự thống kê và so sánh giữa chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka; Đề tài đề xuất triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé; Đề tài đề ra bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI Kết quả so sánh chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn của Tp.HCM so với Tp. Osaka (Nhật Bản); Bảng tổng hợp chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009; Kết quả khảo sát ý kiến người dân về chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 Tp.HCM; Kết quả giám sát chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại phường Bến Nghé sau khi thực hiện thí điểm; Bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn. CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chất thải Là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005). Chất thải rắn Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm, hoạt động sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,..). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là chất thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Chất thải rắn sinh hoạt (Chất thải sinh hoạt): Là các chất rắn bị loại ra trong qu
Luận văn liên quan