Đề tài Đánh giá vai trò và công lao của Hồ Chí Minh (Việt Nam và thế giới)

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và lịch sử phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kiệt xuất. Địa vị có một không hai của Hồ Chí Minh trong lịch sử đã được xác lập, củng cố nhờ vai trò và công lao to lớn vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam và thế giới. Với những đóng góp và công lao to lớn của Người như vậy, đã được rất nhiều sách báo, phong phú về thể loại, với những lời lẽ đẹp nhất, cao quý nhất không thể kể hết để ca ngợi Hồ Chủ tịch. Hồ Chí Minh là người đắm chìm trong các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố chính trị - xã hội trên thế giới mà Người sống. Người đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại. Hồ Chí Minh được mọi người dân Việt Nam yêu nước, mọi thế hệ tôn vinh và coi Người là lãnh tụ anh minh. Hình ảnh Hồ Chí Minh hòa với hình ảnh của đất nước Việt Nam. Trong bản báo cáo “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”, tại hội thảo quốc tế “Hồ Chí Minh – Việt Nam và hòa bình thế giới”, tổ chức tại Calcutta (Ấn Độ), diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 1 năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh – vị anh hùng của nhân dân Việt Nam, người bạn chung thủy của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới, là một nhà tư tưởng, một nhà hiền triết – hành động luôn đi đôi với thực tiễn”. Trong “Điếu văn vĩnh biệt Người”, tổng bí thư Lê Duẩn đã khái quát lại câu hết sức xúc động mà hết sức tự hào: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Và “Hồ chủ tịch là vị lãnh tụ của Đảng , lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ chủ tịch là kết tinh những tinh hoa của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử”. Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc, người đồng chí của Bác, một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng và nhân dân ta viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Nối tiếp những lời đánh giá về Hồ Chí Minh, trong “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì Chủ nghĩa Xã hội, tiến lên giành những thắng lợi lớn mới, nhà xuất bản Sự thật Hà Nội năm 1975 đã có những đoạn đánh giá về Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do, với lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa và Cộng Sản Chủ Nghĩa, giữa Chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ Chủ tịch là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử. Ở Người, tinh hoa của dân tộc được kết hợp với Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới. Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là một tấm gương tuyệt đối về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị”.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4597 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá vai trò và công lao của Hồ Chí Minh (Việt Nam và thế giới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và lịch sử phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kiệt xuất. Địa vị có một không hai của Hồ Chí Minh trong lịch sử đã được xác lập, củng cố nhờ vai trò và công lao to lớn vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam và thế giới. Với những đóng góp và công lao to lớn của Người như vậy, đã được rất nhiều sách báo, phong phú về thể loại, với những lời lẽ đẹp nhất, cao quý nhất không thể kể hết để ca ngợi Hồ Chủ tịch. Hồ Chí Minh là người đắm chìm trong các sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và của các biến cố chính trị - xã hội trên thế giới mà Người sống. Người đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, quan trọng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại. Hồ Chí Minh được mọi người dân Việt Nam yêu nước, mọi thế hệ tôn vinh và coi Người là lãnh tụ anh minh. Hình ảnh Hồ Chí Minh hòa với hình ảnh của đất nước Việt Nam. Trong bản báo cáo “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”, tại hội thảo quốc tế “Hồ Chí Minh – Việt Nam và hòa bình thế giới”, tổ chức tại Calcutta (Ấn Độ), diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 1 năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh – vị anh hùng của nhân dân Việt Nam, người bạn chung thủy của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới, là một nhà tư tưởng, một nhà hiền triết – hành động luôn đi đôi với thực tiễn”. Trong “Điếu văn vĩnh biệt Người”, tổng bí thư Lê Duẩn đã khái quát lại câu hết sức xúc động mà hết sức tự hào: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Và “Hồ chủ tịch là vị lãnh tụ của Đảng , lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ chủ tịch là kết tinh những tinh hoa của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử”. Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc, người đồng chí của Bác, một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng và nhân dân ta viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Nối tiếp những lời đánh giá về Hồ Chí Minh, trong “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì Chủ nghĩa Xã hội, tiến lên giành những thắng lợi lớn mới, nhà xuất bản Sự thật Hà Nội năm 1975 đã có những đoạn đánh giá về Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do, với lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa và Cộng Sản Chủ Nghĩa, giữa Chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế cộng sản chân chính. Hồ Chủ tịch là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt 4000 năm lịch sử. Ở Người, tinh hoa của dân tộc được kết hợp với Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới. Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là một tấm gương tuyệt đối về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị”. Không những thế, trong mắt các nhà thơ Việt Nam, Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp được bày tỏ trong thơ thật sâu sắc: “Tự do! Gươm súng nào ngăn được Biển rộng sông dài ý chí cao Than ở trong tù, lòng ở nước Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao”. (“Đọc thơ Bác – Hoàng Trung Thông) Hay: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu Cho hôm nay và cho mai sau”. (“Bác ơi” – Tố Hữu) Không chỉ có dân tộc Việt Nam có những lời ca tụng về vai trò và công lao Hồ Chí Minh mà bạn bè trên thế giới cũng có những đánh giá về Người. Khi nhìn lại cả cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, các Đảng cộng sản, các dân tộc, những nhà văn hóa, những nhà trí thức của loài người đã nhất trí trong sự đánh giá: “Hồ Chí Minh về tương lai, vì Hồ Chí Minh đã tạo ra tương lai vĩ đại ấy… Người đã trở thành một nhà kiến trúc, một nhà tạo hình của quá trình cách mạng thế giới trong thời kỳ có tính chất bùng nổ nhất…Người đã trở thành ngọn đèn biển soi sáng đường đi cho tất cả các dân tộc áp bức trên toàn thế giới… Có lẽ hơn bất kỳ người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc và đối với cả thế giới, Hồ Chí Minh là hiện than của cách mạng… Người là một trong những nhân vật cao quý nhất của thời đại chúng ta.” (Trích từ “điện văn của các Đảng cộng sản và bài viết của nhiều nhà báo, nhà trí thức trên thế giới khi Hồ Chí Minh qua đời”) Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22.000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “Người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế và là người bạn vĩ đại của Liên bang Xô Viết”. Các nước trong Thế giới thứ ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ, mô tả ông như là tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ”. Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận: “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối với trẻ em. Ông là người gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi”. Năm tháng đã đi qua nhưng toàn bộ nhân loại tiến bộ nhớ mãi tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đánh giá về tư tưởng của Người, V.G Burop – tiến sĩ triết học Liên Xô trong bài viết “Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng” đã khẳng định: “Là người được giáo dục về nhiều mặt, Hồ Chí Minh được tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng và trở thành lãnh tụ chính trị không những của phong trào giải phóng quốc tế nổi tiếng và có uy tín lớn. Người nhìn xa trông rộng, luôn tìm tòi sự sáng tạo. Chính những phẩm chất này đã thu hút được những người tham gia các phong trào yêu nước ở các mức độ khác nhau đến với Người.” Một điều không thể phủ nhận là năm 1987, Đại hội đồng tổ chức giáo dục khoa học văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO đã nghị quyết công nhận “Hồ Chí Minh không chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà của toàn thế giới, công nhận Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới”. Bên cạnh đó, trong từ điển “Danh nhân văn hóa thế giới” xuất bản tại Anh và Mỹ, lời nói đầu có nêu: Thế kỷ 20 có nhiều đảo lộn lớn trong lịch sử nhân loại. Ai làm đảo lộn người đó xứng đáng làm danh nhân văn hóa. Trong lĩnh vực chính trị xã hội đã dành hai trang 332 – 333 ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt Nam cùng hàng ngàn triệu người nô lệ hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã làm nên cuộc đảo lộn thế giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người đã vẽ lại bản đồ thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là Danh nhân văn hóa thế kỷ 20.” Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo trên thế giới viết về Hồ Chí Minh: Báo “Nước Đức mới” (Neues Deutschland) số ra ngày 5-9-2009 đã đăng trang trọng bài viết với tựa đề “Một lãnh tụ cách mạng” của tác giả Hellmut Kapfenberger nhân dịp 40 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả cuốn hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên với những câu hỏi: “Ai là nhân vật mà tên của Người được hô vang trong những năm 1968 như lời hiệu triệu, kêu gọi sự ủng hộ trên toàn nước Đức, đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên bán đảo Đông Dương? Ai là chính trị gia, là vị Chủ tịch nước, người đã từ chối nhận huân chương Sao Vàng - tấm huân chương cao quý nhất khi Quốc hội Việt Nam đề nghị trao tặng Người năm 1963 do những cống hiến to lớn - vì miền Nam còn chưa được giải phóng, vì Tổ quốc còn chưa thống nhất?”. Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả Hellmut Kapfenberger người Đức đã dẫn dắt người đọc đến với các trích dẫn đánh giá, nhận xét của nhiều chính khách, học giả nổi tiếng trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xã luận trên tuần báo “Bằng chứng Thiên Chúa giáo” viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”. Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là là một biểu tượng của châu Á. Không những cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”. Tờ “Tiến lên” của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ Tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.          Tờ báo Ánh điện của Ấn Độ ra ngày 13/9/1969 đã nhận xét về Bác: “Hồ Chí Minh là nhân vật lỗi lạc nhất Châu Á. Cuộc đời Cụ không đi theo một con đường đơn giản trong một bản đồ đã chỉ, leo một cách vững chắc hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Cụ kết hợp giữa sự tao nhã cao quý với tác phong dễ gần gũi, rất dân chủ, một sự kết hợp nhịp nhàng giữa sự tự do không nghi thức, thoải mái và tự nguyện với một thái độ đường hoàng và thận trọng. Cụ là hiện thân của sự bất khuất”. Đầu năm 1969, khi Bác qua đời, tờ “Thế giới hằng ngày” đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề "Di sản của Hồ Chí Minh". Số báo ra ngày 20/9/1969 đã viết: "Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Cuộc đời và các tác phẩm của Người còn sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản gợi cảm thôi thúc lòng người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới". Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong mắt các nhà thơ thế giới Người là vị cha già kính yêu của dân tộc, là ngôi sao sáng dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Người còn là một nhà thơ, một nhà văn hoá lớn của thế giới. Người vĩ đại nhưng rất giản dị và gần gũi với con người, trong mắt các nhà thơ thế giới Người hiện lên như một viên ngọc sáng lung linh về nhân cách, một người cộng sản mẫu mực về đạo đức, giản dị trong cách sống, như một nhà thơ thế giới nhận xét “Người giản dị tự nhiên như là hoa thơm trái ngọt” và nhà thơ Batumga (Mông Cổ) viết về Bác: Sắc đẹp hoa sen cùng với nhân dân Cây tươi thắm qua trăm nghìn thế hệ, Hồ Chí Minh bóng cả. Trong quan niệm của người Á Đông hoa sen là tượng trưng cho sự thuần khiết, là hình ảnh của người quân tử. Bác hiện lên với một vẻ đẹp ngời sáng. Nhà thơ Brazil Ixmalugômétbraga viết về cuộc đời giản dị của Bác trong một bài thơ đã ví vẻ đẹp của Bác như: “Vẻ đẹp trắng trong của bông Huệ Châu Mỹ La Tinh”: “Cuộc đời người như bông huệ trắng Gương mặt càng ngắm càng trong Người trắng trong bông huệ Mỹ La tinh”.          Cũng viết về nét đẹp tâm hồn của Người nhà thơ Rô-Nêdêpextrô của đất nước Haiti bằng con mắt nhạy cảm của mình đã nhìn ra nét đẹp giản dị, thanh cao một nền đạo đức đủ sức lay động mọi linh hồn của Bác bằng những câu thơ chân tình: “Các bạn hãy nhìn lên trên ngọn cây Ô liu trên núi Các bạn hãy nhìn vào biển cả lấp loáng từ xa Các bạn hãy nhìn vào những hàng cây và quả non chi chít Và con sông Va rền rĩ ở xa Rồi bạn hãy lặng yên Với vẻ đẹp của Bác Hồ”. Nhà thơ Inđônêxia M.Đagiô với bài thơ “Vẻ bên trong của viên ngọc” đã ca ngợi cái sự giản dị cách mạng, nhân cách trong sáng của Người hiện lên như một vẻ đẹp ngời sáng ẩn chứa sự lấp lánh bên trong viên ngọc với những câu thơ: “Người không mang danh dự ghế suy tôn Ngồi vào đấy với Người không có nghĩa Khi đức độ đã ngời như ngọc quý Thì có nghĩa vì chiếc ghế phủ nhung êm”.          Bác Hồ kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc trong mắt mọi người dân, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sự cao quý và lòng dũng cảm. Khi viết về Người nhà thơ Nikôlai Kunaep (Liên Xô) đã nói ý chí của Người là niềm tin và sức mạnh là chân lý, là mùa xuân của sự sống, là nguồn tinh thần cao đẹp nuôi dưỡng mọi người, là sự bất chấp mọi thời gian: “Hồ Chí Minh Người là hiện thân sức mạnh niềm tin Trong nụ cười của Người có tất cả những mùa xuân Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Người là con người bất chấp thời gian.”          Ý chí của Người đủ sức lay động mọi tâm hồn, thức tỉnh một dân tộc đứng lên đấu tranh giành lại hoà bình, độc lập, sự tự do. Một đất nước đi từ bùn lầy của sự tối tăm nô lệ đến ánh sáng của hạnh phúc: Một đội ngũ tốt Từ năm tháng tối tăm máu trào, nước mắt Họ đã vùng lên như một giấc mơ (Mô ni Đrarây)          Tất cả đều đến từ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào lý tưởng cách mạng cao quý của Người. Đạo đức của Người là bóng cây rợp mát cho cả dân tộc soi chung: “Từ cách nhìn Từ trái tim dân tộc Bác Hồ Người đã viết nên cái tên: Cách mạng, Nhân phẩm, Tự do, Tiến bộ”. (Xtêphan Plucốpki, Ba Lan)          Người là hiện thân của lịch sử; trong suốt gần nửa thế kỷ nhân dân Việt Nam cầm vũ khí đứng lên làm cuộc kháng chiến cực kỳ gian khổ, nhiều mất mát hy sinh đã đi đến thắng lợi hoàn toàn đã phản ánh đầy đủ tinh thần, tư tưởng thời đại Hồ Chí Minh, linh hồn và trí tuệ của Người. Người là hiện thân của cả dân tộc như nhà thơ Xecgiô Atane (Pháp) đã viết: “Cả dân tộc yêu người Vì sao một con đường bị phá Tức khắc ba con đường khác mọc lên thay Vì sao người chiến sỹ hy sinh trong tiếng hát Vì sao chiếc cầu bị sập Tức khắc ba chiếc cầu khác được bắt lên ngay Vì sao lúa vẫn mọc xanh mặc cho chất độc Và vì sao người ta có thể ngã xuống Với một tiếng hát nằm trong lỗ đạn trong tim”.          Bác đã đi xa nhưng trong lòng nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới vẫn thể hiện niềm nhớ thương vô hạn đến Người, vị cha già kính yêu của dân tộc. “Trong mỗi trái tim, Người vẫn mỉm cười Sống trong lòng những đồng chí đang giữ gìn Tổ quốc Sống trong lòng những cụ già canh gác cho thế hệ mai sau Sống ở những giấc mơ của lứa tuổi thanh xuân cóthể trở thành sự thật”. (Haouốc PácXơn, Mỹ) Những lời đánh giá, những lời thơ, lời văn trên đây chứng tỏ những người bạn nước ngoài từ nhiều năm trước biết bao nhạy cảm và sáng suốt trong việc đánh giá Hồ Chí Minh, đồng thời cũng chứng tỏ sức truyền cảm của Hồ Chí Minh, con người chất chứa trong mình một ý chí phi thường và một sự nghiệp lớn lao. Ngày nay, mọi người chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện ước mơ của Bác Xây dựng một xã hội ấm no, công bằng, văn minh, tiến bộ. Sức mạnh trong nhân cách, đạo đức vẫn đủ sức lan toả đến tất cả mọi người. Việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh luôn là việc làm cần thiết và bổ ích. Bác hiện lên trong lòng nhân dân thế giới cao đẹp biết bao. Cảm ơn các thi sỹ, các nhà văn hoá thế giới đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu cổ vũ cho chúng ta đi tiếp trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã vạch ra cho cách mạng Việt Nam.
Luận văn liên quan