Trong những năm qua, nền kinh tế xã hội ở nước ta có nhiều bước phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn mới, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều đổi thay. Góp phần vào sự đổi thay đó chính là việc đầu tư có hiệu quả đầu tư từ chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình với mục đích nâng cao mức sống của tầng lớp dân cư nghèo lên để làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, làm giảm bất công bằng. Để đánh giá về chương trình, một vấn đề không thể bỏ qua đó là sự tham gia của cộng đồng. Rõ ràng một chương trình muốn thành công, muốn đạt được mục tiêu về kinh tế xã hội như 135 thì sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Đánh giá vấn đề này cũng có rất nhiều tiêu chí phải xét. Một trong số đó là tiêu chí công bằng – cũng là tiêu chí mà nhóm em muốn tìm hiểu và đánh giá về chương trình này. Với mong muốn tìm hiểu xem một chương trình với mục tiêu xã hội là giảm bớt sự bất công bằng trong mức sống của người dân thì tiêu chí công bằng về sự tham gia của cộng đồng đã được đảm bảo chưa, nhóm em đã cùng nhau nghiên cứu về đề tài “ Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 135 thông qua tiêu chí công bằng”. Trình bày về đề tài này chúng em chia thành 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu về chương trình 135
Phần 2: Đánh giá chương trình 135 theo tiêu chí công bằng
Phần 3: Giải pháp, kiến nghị để đảm bảo tính công bằng
Mặc dù rất cố gắng nhưng bài làm của chúng em không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để bài làm của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 135 thông qua tiêu chí công bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế xã hội ở nước ta có nhiều bước phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn mới, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều đổi thay. Góp phần vào sự đổi thay đó chính là việc đầu tư có hiệu quả đầu tư từ chương trình 135…là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình với mục đích nâng cao mức sống của tầng lớp dân cư nghèo lên để làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, làm giảm bất công bằng. Để đánh giá về chương trình, một vấn đề không thể bỏ qua đó là sự tham gia của cộng đồng. Rõ ràng một chương trình muốn thành công, muốn đạt được mục tiêu về kinh tế xã hội như 135 thì sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Đánh giá vấn đề này cũng có rất nhiều tiêu chí phải xét. Một trong số đó là tiêu chí công bằng – cũng là tiêu chí mà nhóm em muốn tìm hiểu và đánh giá về chương trình này. Với mong muốn tìm hiểu xem một chương trình với mục tiêu xã hội là giảm bớt sự bất công bằng trong mức sống của người dân thì tiêu chí công bằng về sự tham gia của cộng đồng đã được đảm bảo chưa, nhóm em đã cùng nhau nghiên cứu về đề tài “ Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 135 thông qua tiêu chí công bằng”. Trình bày về đề tài này chúng em chia thành 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu về chương trình 135
Phần 2: Đánh giá chương trình 135 theo tiêu chí công bằng
Phần 3: Giải pháp, kiến nghị để đảm bảo tính công bằng
Mặc dù rất cố gắng nhưng bài làm của chúng em không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để bài làm của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
NỘI DUNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135
Sự ra đời của chương trình 135
Đây là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện, chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
Phạm vi và đối tượng chương trình
Phạm vi Chương trình:
Chương trình 135 được thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.
Đối tượng của Chương trình:
- Các xã đặc biệt khó khăn.
- Các xã biên giới, an toàn khu.
- Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II.
Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn Ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007.
Phương pháp xác định các xã thuộc khu vực khó khăn
Các tiêu chí đánh giá các xã thuộc diện đối tượng chương trình
Dựa theo điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú, có thể phân thành
+ Vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới
+ Vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, thị tứ
+Vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã, …hoặc ở các vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng sâu vùng xa.
Dựa theo cơ sở hạ tầng hiện có
Đường giao thông, điện và các nguồn năng lượng khác, thuỷ lợi phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt dân cư. Trong đó đặc biệt quan tâm là:
+ Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã); đường sắt và ga đường sắt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ.
+ Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác: Năng lực tưới tiêu cho diện tích lúa, công nghiệp… kết hợp thuỷ lợi với giả quyết vấn đề nước sạch: các công trình nước sạch, giếng khoan, bể chứa…
+ Các điều kiện hạ tầng được xem xét, đánh giá trên cơ sở quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình so với đò hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực.
Các yếu tố xã hội
Trình độ dân trí, các vấn đề y tế, văn hoá, xã hội. Quy mô và chất lượng các cơ sở trường học, chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, văn hoá…
Điều kiện sản xuất
+ Diện tích đất cho sản xuất nông lâm nghiệp tính bình quân cho hộ gia đình hoặc cho đầu người
+ Công cụ phục vụ sản xuất, trình độ sản xuất, cơ cấu ngành nghề; kết quả sản xuất và hoạt động kinh doanh trao đổi hàng hoá.
+ Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi. mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
+ Cơ cấu sản xuất: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ
+ Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu, hình thành thị trường hàng hoá, trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá
Về đời sống
Phân loại hộ đói nghèo "Chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam" đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại báo cáo 13266/LĐ-TBXH ngày 29/8/1995:
+ Đơn vị để xác định chuẩn đói nghèo là: thu nhập của hộ quy đổi ra gạo bình quân đầu người/tháng
+ Hộ nghèo: là hộ có bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo:
Dưới 25 kg gạo ở thành thị.
Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du.Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.
+ Hộ đói: là hộ có thu nhập quy đổi bình quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo
Phương pháp phân định
- Đơn vị để xác định khu vực là xã, xã nào có 4/5 tiêu chí nói trên thì xếp
vào khu vực khó khăn, từng xã căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để tự bình chọn và đề nghị lên các cấp xét duyệt. Các cấp huyện, tỉnh, trung ương thành lập hội đồng xét duyệt và thực hiện xét duyệt từ huyện lên trung ương.
- Hội đồng xét duyệt ở trung ương gồm:
Một đại diện lãnh đạo của UBDT miền núi và trung ương làm chủ tịch
Đại diện của các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban tổ chức trung ương, Tổng cục địa chính là thành viên Hội đồng
- Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh, cấp huyện do chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc
UBND cấp huyện ra quyết định thành lập gồm:
Một phó chủ tịch làm chủ tịch hội đồng cùng cấp
Các thành viên tương tự như các thành viên hội đồng xét duyệt của các cơ quan trung ương tham gia
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
- GĐ1
+ Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
+ Phát triển cơ sở hạ tầng;
+ Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch
+ Nâng cao đời sống văn hoá.
- GĐ2
+ Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
+ Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2 (2006-2010)
Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.
Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
Nội dung chính chương trình
Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
Nguồn vốn
Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện mục tiêu quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương.
Ngân sách địa phương hàng năm.
Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Một số kết quả đã đạt được của chương trình 135 qua hai giai đoạn
Trong những năm qua, Chương trình 135 đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế - xã hội ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Giai đoạn I
Tính đến năm 2005, Chương trình 135 đã đầu tư cho 2412 xã đặc biệt khó khăn, thuộc 52 tỉnh ở 230 huyện với dân số khoảng 9,8 triệu nhân khẩu (tương đương 1,9 triệu hộ), trong đó có khoảng 1 triệu hộ với trên 5,55 triệu người dân tộc thiểu số của cả nước. Theo đánh giá chung, Chương trình 135 trong 7 năm ( 1988- 2005) chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn 8716,6 tỷ đồng NSTW, chiếm 96% vốn đầu tư của chương trình. Chương trình đã xây dựng được 20.026 công trình hạ tầng, hoàn thành 300 TTCX đưa vào sử dụng, hoàn thành trên 50.000 km đường các loại, 96% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã (cả nước hiện chỉ còn 88 xã thuộc Chương trình 135 chưa có đường ô tô đến trung tâm xã). Đặc biệt, đã có 2.948 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp làm tăng năng lực tưới tiêu cho hơn 40.000 ha đất canh tác. A có 85% số xã có điện và khoảng 64% dân số trên địa bàn được dùng điện lưới quốc gia, 2.072 công trình nước sạch, 4.159 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng. Có nhiều xã đã được đầu tư khá hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Thống kê của Uỷ ban Dân tộc miền núi cho thấy, có 56% số xã đã có đủ 7 loại công trình, có nghĩa đã đủ điều kiện thoát nghèo về cơ sở hạ tầng để chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển. (Cụ thể xem phụ lục 1)
Giai đoạn II
Chương trình 135 giai đoạn II (thực hiện từ năm 2006 - 2010) được triển khai thực hiện trên 1.848 xã đặc biệt khó khăn và 3.274 thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II. Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%... Đến hết năm 2009, Chương trình 135 giai đoạn II đã đạt được một số chỉ tiêu: 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 31,2%. Chương trình đã hỗ trợ cho các địa phương 14.000 tỉ đồng; xây dựng 4.125 mô hình phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp; mua sắm trên 42.000 máy móc phục vụ sản xuất, chế biến; xây dựng trên 12.000 dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. ủy ban Dân tộc đã tập huấn cho 3.500 lượt cán bộ tham gia quản lý Chương trình 135 từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Tính trung bình, mỗi địa phương đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, kinh tế, giám sát dự án cho 178 lượt cán bộ xã, thôn, bản. Thành lập được 1.500 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II
(Nguồn: UB Tài chính và Ngân sách Quốc hội)
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CHƯƠNG TRÌNH 135 THEO TIÊU CHÍ CÔNG BẰNG
Sơ lược sự tham gia của người dân vào chương trình 135
Tầm quan trọng của người dân khi tham gia
Người dân là chủ thực sự của dự án, do vậy, họ có quyền trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện cho mình tham gia vào các dự án tại xã.
Vì người dân của xã là chủ cũng vừa là người hưởng lợi từ dự án thực hiện tại xã. Vì dân là chủ nên mọi quyết định đều là của nhân dân trong xã. Vì thành quả của dự án đều do dân hưởng lợi nên mọi người đều được tham gia họp hành, cùng nhau bàn bạc, cùng nhau quyết định, cùng nhau giám sát nghiệm thu các thành quả đó.
Để thực hiện trong thực tế quy chế dân chủ cơ sở là: dân biết, đân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát, dân quản lý và hưởng thụ thành quả từ dự án.
Để tăng khả năng phù hợp của các hoạt động với các nhu cầu của người dân với điều kiện hạn chế của từng địa phương. Không ai hiểu rõ tình hình địa phương và tích lũy được nhiều kinh nghiệm như người dân tại xã. Những kiến thức và kinh nghiệm ấy được sử dụng trong dự án sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
Sự tham gia của người dân là cách tốt nhất để người dân trở thành chủ của CT 135-II tại địa phương mình. Người dân khôngcòn là đối tượng chỉ hưởng lợi của dự ánnữa mà người dân là người chủthực sự của dự án.
Để hạn chế các thất bại trong các hoạt động củadự án. Tất nhiên, ở đâu cũng có sơ suất, nhưng có thể tránh được rất nhiều những sai lầm nếu chỉ dơn giản là tạo ra sự tham gia, phát huy dân chủ cơ sở đối với người dân trong xã.
Để làm xích lại lien hệ trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong dự án. Thông tin phản hòi của người dân dễ có tác động tới chính sách, chương trình hơn nếu thông tin đó được truyền trực tiếp cho các nhà lãnh đạo dự án mà không phải qua vài tầng tổ chức.
Để tận dụng và khai thác các nguồn lực của địa phương, để các dự án thuộc chươngtrình 135-II đạt hiệu quả cao nhất, dân xã hưởng lợi nhiều nhất và lâu dài nhất.
Để tạo cơ hội nâng cao năng lực cho người dân
Sự tham gia của người dân vào chương trình 135 gồm các buớc
Xây dựng dự án
Thực hiện dự án
Giám sát dự án
Đánh giá thực hiện dự án
Quản lý dự án
Tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của người dân và chương trình 135
Tính minh bạch công khai
Tính công bằng
Tính bền vững
Tính hiệu quả
Đánh giá sự tham gia của người dân vào chương trình 135 theo tiêu
chí công bằng
Đánh giá sự tham gia của người dân vào chương trình 135 theo tiêu chí công bằng có thể đứng trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Trong bài thảo luận này, nhóm thực hiện sẽ phân tích về tính công bằng trong việc thực hiện chương trình 135 có huy động sự tham gia của người dân theo những khía cạnh sau:
Thứ nhất là về cơ hội và khả năng tham gia của người dân đối với các chương trình và dự án được thực hiện
Thứ hai là về phương pháp bình xét hộ nghèo trong việc phân định đối tượng được thụ hưởng của chương trình
Thứ ba là về bất bình đẳng giới giữa nam và nữ trong việc thụ hưởng những lợi ích mà chương trình 135 mang lại
Thứ tư đó là về phương pháp phân bổ nguồn lực cho các đối tượng thụ hưởng
Sau đây sẽ là đánh giá cụ thể về từng khía cạnh đã nêu.
Cơ hội và khả năng tham gia của người dân
2.1.1 Trong tiếp nhận thông tin về nguồn hỗ trợ
Hiện nay ở các vùng ĐBKK, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đi lại khó khăn, cơ sơ hạ tâng chưa phát triển…là một trong những nguyên nhân khiến cho việc phổ biến thông tin về chương trình đến quảng đại người dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, do tập quán sinh sống, người dân nơi đây thường phân tán, sống thưa thớt, ít tập trung, ngoài ra đa số hộ gia đình có đời sống khó khăn, không có những phương tiện truyền thông tối thiểu, nên việc phổ biến thông tin đến từng hộ gia đình còn hạn chế và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy mà việc thông tin đi từ cấp trên xuống cấp dưới cũng như từ chính quyền đến nhân dân còn chậm trễ.
Do đó, điều này gây ra một sự không công bằng cho những người nghèo khi mà không phải ai trong số họ cũng có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin từ nguồn hỗ trợ, từ đó không thể biết được mình được tham gia những hoạt động nào và mình được lợi gì từ việc tham gia đó.
Thứ hai, đó là ngay cả khi tiếp cận được với thông tin thì mức độ nắm bắt của mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và bản thân mỗi người. Chẳng hạn, một người sống gần nơi trụ sở chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các cán bộ khi phổ biến thông tin cũng như có điều kiện đi lại tìm hiểu kỹ hơn về chương trình, khác với những người sống ở các thôn bản xa xôi, việc đi lại khó khăn là một cản trở khiến họ có thể nắm bắt thông tin một cách không đầy đủ, chậm trễ, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn khi thực hiện chương trình.
2.1.2 Trong thực hiện dự án
Như chúng ta đã biết, nhiều địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa có sự cách biệt lớn về địa lý. Do đó nguồn kinh phí mỗi địa phương được cấp chỉ đủ để triển khai chương trình ở các thôn bản gần mà bỏ rơi các thôn bản ở xa, nơi những người nghèo nhất thường ở. Ngoài ra, ngay cả giữa nhóm dân tộc đa số và thiểu số cũng có sự chênh lệch về cơ hội và khả năng tham gia chương trình, vai trò của những nhóm dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình, dự án thường bị hạn chế. Chính vì vậy mà không phải tất cả những người nghèo đều có cơ hội như nhau trong việc tham gia vào các khâu nói chung cũng như từng khâu nói riêng của dự án. Vì vậy họ không được hưởng những quyền lợi tương ứng với hoàn cảnh của mình và không có cơ hội thể hiện mong muốn cũng như tiếng nói của bản thân.
2.2 Phương pháp bình xét hộ nghèo
Để xác định đối tượng thuộc diện thụ hưởng của chương trình XĐGN nói chung, hiện nay thường sử dụng 2 phương pháp đó là
-Thứ nhất, người dân tự bình xét theo đa số: Phương pháp này thường dựa vào ý chí chủ quan và sự tự giác của người dân là chính, do đó nó mang lại sự công bằng nếu mọi người có tinh thần tự giác cao và có cái nhìn khách quan với người khác.
+ Ưu điểm: Những người dân trong một xã, thôn, bản thường biết khá rõ về những người trong khu vực mình sống, hơn là các cán bộ địa phương, do đó sẽ đưa ra được những thông tin khá chính xác về hoàn cảnh của những người trên địa bàn mình, và quyết định đưa ra sát với thực tế.
+ Nhược điểm của phương pháp này