Đề tài Định hướng qui hoạch du lịch sinh thái tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều báo cáo vể DLST đã khẳng định DLST là hình thái du lịch không làm tổn hại đến các khu vực tự nhiên, nhằm mục đích chiêm ngưỡng và hiểu biết thiên nhiên. DLST như sự bền vững đã trở thành một thuật ngữ bàn cãi của những năm 1990 như một hình thức của du lịch lựa chọn ở các nước đang trở nên thân thiện với môi trường và giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường của du lịch. Thuật ngữ Ecotourism (DLST) được viết tắt từ nhóm chữ Ecologically responsible tourism, nghĩa là du lịch ý thức sinh thái. Cho đến nay, chúng ta đã rất cố gắng để xác định khái niệm DLST, nhưng Eugenio Yunis (2002) cảm thấy những nỗ lực này là không cần thiết và vô ích vì có nhiều hiểu biết du lịch liên quan đến thiên nhiên cũng được gọi là DLST. Do đó, nói một cách cụ thể nhất thì chúng ta sẽ đồng ý với khái niệm “DLST là du lịch được mở rộng hiểu biết về chúng”. Thực chất của khái niệm này là nhu cầu DLST tác động lên khu vực tham quan một cách tối thiểu nhất. Do đó, sự hữu ích của khái niệm này theo Liên đoàn Vườn Quốc Gia Châu Âu đã xác định du lịch bền vững trong môi trường tự nhiên là: “Tất cả những loại hoạt động quản lý và phát triển du lịch để duy trì sự thống nhất về kinh tế, xã hôi, môi trường và sự phát triển ổn định của thiên nhiên để tạo ra nguồn tài nguyên văn hóa vĩnh cửu”

pdf149 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng qui hoạch du lịch sinh thái tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---    --- BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐỀ TÀI: Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành Cộng tác viên :Ths. GVC. Nguyễn Tấn Viện. Ths. Trần Đức Minh Ths. Phạm Thị Ngọc Tp. Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2005 Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths.GVC. Trần Văn Thành LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn:  Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Địa, Phòng nghiên cứu khoa học và sau đại học trường Đại học sư phạm TP.HCM đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài.  UBND tỉnh, huyện, Sở Thương mại và Du lịch của 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi tham khảo tài liệu, khảo sát thực địa, chụp ảnh, quay phim.  Ông Nguyễn Đức Ngắn, Giám đốc Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên lâm nghiệp, Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng II đã tận tình giúp đỡ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy. TP. HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2005. Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên Ths.GVC. Trần Văn Thành Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ – MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái. Nhiều báo cáo vể DLST đã khẳng định DLST là hình thái du lịch không làm tổn hại đến các khu vực tự nhiên, nhằm mục đích chiêm ngưỡng và hiểu biết thiên nhiên. DLST như sự bền vững đã trở thành một thuật ngữ bàn cãi của những năm 1990 như một hình thức của du lịch lựa chọn ở các nước đang trở nên thân thiện với môi trường và giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường của du lịch. Thuật ngữ Ecotourism (DLST) được viết tắt từ nhóm chữ Ecologically responsible tourism, nghĩa là du lịch ý thức sinh thái. Cho đến nay, chúng ta đã rất cố gắng để xác định khái niệm DLST, nhưng Eugenio Yunis (2002) cảm thấy những nỗ lực này là không cần thiết và vô ích vì có nhiều hiểu biết du lịch liên quan đến thiên nhiên cũng được gọi là DLST. Do đó, nói một cách cụ thể nhất thì chúng ta sẽ đồng ý với khái niệm “DLST là du lịch được mở rộng hiểu biết về chúng”. Thực chất của khái niệm này là nhu cầu DLST tác động lên khu vực tham quan một cách tối thiểu nhất. Do đó, sự hữu ích của khái niệm này theo Liên đoàn Vườn Quốc Gia Châu Âu đã xác định du lịch bền vững trong môi trường tự nhiên là: “Tất cả những loại hoạt động quản lý và phát triển du lịch để duy trì sự thống nhất về kinh tế, xã hôi, môi trường và sự phát triển ổn định của thiên nhiên để tạo ra nguồn tài nguyên văn hóa vĩnh cửu”. Có thể nêu ra vài định nghĩa về DLST sau đây: - Hội Du lịch Sinh thái (Ecotourism Society, 1992): DLST là sự du hành có mục đích tới các khu vực tự nhiên để hiểu biết lịch sử tự nhiên và văn hóa của môi trường, không làm cải biến tính hoàn chỉnh của HST, đồng thời tạo cơ hội phát Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành triển kinh tế bảo trợ nguồn tài nguyên tự nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương. - David Western: DLST là sự tạo nên và thỏa thuận sự khao khát thiên nhiên là sư khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển, sự ngăn chặn các tác động tiêu cực lên sinh thái văn hóa và thẩm mỹ. - Theo Geoffrey Lipman, Chủ tịch Hội Du Lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), DLST thực chất được hiểu theo hai nghĩa: - Nghĩa rộng “E”: DLST là sự hướng về tự nhiên và bảo tồn chúng, cùng với sự nhạy cảm ở nơi đến. - Nghĩa hẹp “e”: được xem như là sự hướng tới tạo cho mỗi nhà lữ hành trở thành người nhạy cảm sinh thái bằng cách tạo dựng một khuôn khổ môi trường vào nhiều khía cạnh của sản phẩm du lịch và sự tiêu thụ nó. Ý nghĩa này có thể tạo dựng một sự hỗ trợ tối ưu tới việc cải thiện môi trường, trong khi đó theo nghĩa rộng hàm chỉ những nhà lữ hành nhạy cảm sinh thái, có lẽ với ý nghĩa sâu hơn của du lịch xanh (green tourism). 1.1.2. Lợi ích kinh tế và xu hướng phát triển của du lịch sinh thái. Tuy ngành DLST chỉ mới ra đời vào những năm 1990, bắt nguồn từ Châu Phi, DLST đã nhanh chóng tràn qua Châu Mỹ, mở rộng ở Châu Âu và phát triển mạnh ở Châu Á. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), doanh thu từ DLST chiếm từ 2-10 tỉ đô la Mỹ trong tổng số 55 tỉ đô la Mỹ của thị trường du lịch dưới các loại hình tại các quốc gia đang phát triển, tức là tại các nước mà công nghiệp hiện đại chưa xâm chiếm hết đất đai có cảnh quan tự nhiên. Các chuyên gia DLST ước tính thị trường DLST từ nay sẽ tăng từ 12-15% trong thập kỉ tới do có bốn nhân tố tác động đến xu hướng phát triển DLST sau đây: (i) Tình hình căng thẳng trên thế giới giảm dần, dù có các tranh chấp khác có tính địa phương hay chủng tộc. (ii) Chi phí du lịch rẻ hơn trước. (iii) Xuất hiện nhiều thị trường du lịch đa dạng. (iv) Khách du lịch đựơc cung cấp thông tin tốt hơn và chính xác. Theo nhận định của các WTO tại Châu Âu thì các nước phát triển thuộc vùng nhiệt đới ở Châu Á là một thị trường thuận lợi nhất cho phát triển DLST. Các nhà khoa học đã đánh giá Châu Á có môi trường sống phong phú nhất hành tinh hiện nay. Ở đây có những HST rừng nhiệt đới độc đáo, ít có gây chết người hơn so với các HST rừng ở Châu Phi và Nam Mỹ. Người ta cũng phát hiện ở vùng biển nhiệt đới Châu Á có những bãi đá ngầm san hô tuyệt đẹp với đầy bí ẩn. Hơn nữa, các nước Châu Á có một nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm đến nay vẫn còn thể hiện qua kiến trúc cổ xưa, tôn giáo trang nghiêm, một tập quán tôn trọng lễ giáo và trang phục độc đáo đầy màu sắc, trong khi tại thế giới phương Tây mọi hình thức trở nên máy móc và đơn điệu. Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận nhỏ bé của môi Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành trường tự nhiên Châu Á, nhưng lại có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hấp dẫn khách du lịch như các cảnh quan di sản tự nhiên thế giới: quần thể vịnh Hạ Long, động Phong Nha; các cảnh quan sinh thái rừng nhiệt đới cấp quốc gia như Cúc Phương, Nam Cát Tiên, và cả những HST rạn san hô nhiệt đới kỳ thú. Ở vùng ĐBSCL cũng có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch có giá trị khai thác DLST như các vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Phú Quốc, các cảnh quan sinh thái hang động Mo So, Hang Tiền, Thạch Động, Đá Dựng, các cảnh quan sinh thái đồi núi Cấm, Cô Tô, các HST rừng ngập mặn (Cà Mau) và rừng tràm (Vồ Dơi, Lung Ngọc Hoàng, U Minh, Tràm Chim), các cảnh quan sinh thái đảo và quần đảo (hòn Khoai, hòn Đá Bạc), các HST sân chim (Vàm Hồ, Gáo Giồng, Bạc Liêu, Bằng Lăng, Trà Sư) vv. 1.1.3. Các điều kiện để phát triển và quản lí du lịch sinh thái bền vững. Sự bền vững của quản lí và phát triển DLST là ưu tiên hàng đầu đối với các chính phủ, các nhà chức trách ở địa phương hay vùng trung tâm, các hãng du lịch và các hiệp hội doanh nghiệp của họ. Chúng ta hãy giành lấy cơ hội để khẳng định rõ ràng quan niệm du lịch bền vững không thể không gắn liền với DLST. WTO cho rằng tất cả mọi hoạt động du lịch đều phải được điều chỉnh về mặt lễ hội, thương mại, hội nghị và hội thảo về an toàn sức khỏe và sự mạo hiểm của bản thân DLST để nó phải đạt tính bền vững. Điều này có nghĩa là kế hoạch và sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hoạt động và việc tiếp thị nó phải tập trung vào các mục tiêu về khả năng bền vững trong kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Do đó phải đảm bảo rằng không có môi trường tự nhiên thì cũng không có kết cấu văn hóa - xã hội của các chủ đầu tư sẽ bị giảm đi do sự lui tới của du khách du lịch; ngược lại những người làm du lịch ở địa phương sẽ thu lợi từ du lịch, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Sự bền vững nghĩa là các hãng du lịch cũng như là cộng đồng địa phương nơi hoạt động sẽ thu được lợi về một mặt nào đó. Đối với DLST, sự bền vững là cấp bách hơn cả so với những loại hình du lịch khác. Tuy nhiên, như chúng ta thấy từ bất cứ loại hình du lịch nào khác, DLST không bền vững đã xảy ra ở nhiều vùng, miền, quốc gia, gây nguy hiểm cho sự tồn tại của môi trường tự nhiên, nền tảng của kinh doanh DLST sẽ bị giảm đi và nghiêm trọng hơn là làm cho hoạt động du lịch mất giá trị. Những nhân tố hay đặc điểm phẩm chất nào mà DLST cần có thể phát triển bền vững trong thời gian dài? Những đặc điểm và điều kiện được xem là cơ bản nhất có thể kể ra như sau (Eugenio Yunis (2002):  DLST phải tăng cường bảo tồn khu vực tự nhiên và phát triển bền vững của khu vực xung quanh và cộng đồng.  DLST đòi hỏi phải có những chiến lược đặc thù, nguyên tắc và chính sách cho mỗi quốc gia, vùng, khu vực. Nó không thể phát triển một cách vô tổ chức, vô kỉ luật nếu muốn tồn tại bền vững trong thời gian dài. Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành  DLST cần sư phối hợp tổ chức có hiệu quả và thực dụng giữa những đối tựơng liên quan đến du lịch như sau: chính quyền địa phương, hãng du lịch, cá nhân và nhân dân địa phương.  Qui hoạch DLST phải bao gồm các chỉ tiêu nhất định cho vùng lãnh thổ, gồm khu bảo tồn và những vùng tác động vừa và nhẹ.  Qui hoạch tự nhiên và thiết kế các phương tiện, các khách sạn đặc trưng và những phương tiện chuyển tin khác, nhà hàng và các trung tâm thông tin du lịch ở các vườn quốc gia nên được nghiên cứu theo cách giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du khách có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên và văn hóa, các vật liệu xây dựng, kiểu kiến trúc nội thất và trang từ những nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm tại chỗ.  Tương tự, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc do du khách và cả các công ty cung cấp dịch du lịch trong vùng DLST cũng phải ít gây tác động, kể cả những trò chơi thể thao ồn ào hay những phương tiện gây ô nhiễm tại chỗ.  Hành động DLST trong các vườn quốc gia và những khu bảo tồn khác (như khu khảo cổ hay nơi hành hương) phải tuyệt đối tuân thủ các qui định quản lí nghiêm ngặt ở khu vực này.  Cơ chế tổ chức hợp pháp nên được thiết lập ở cấp quốc gia và địa phương để thuận tiện và tăng hiệu quả của sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tiến trình qui hoạch, phát triển, quản lí và điều chỉnh DLST.  Phù hợp với những điều kiện trên, cơ chế tổ chức nên được thiết lập để có thể cân đối thu nhập từ lượng khách DLST nhằm chia xẻ đối với cộng đồng địa phương và vùng cư trú tạm thời trong vườn quốc gia để bảo tồn di sản tự nhiên.  Tuy nhiên, phải khẳng định rằng DLST là một ngành kinh doanh tốt, nó có thể sẽ đảm bảo cho sự bền vững về kinh tế. Nói cách khác, nếu DLST không đem lại lợi nhuận cho hãng du lịch thì hẳn nó sẽ không được đầu tư phát triển và cũng không sinh lợi cho các chủ đầu tư. Như vậy, DLST sẽ là lĩnh vực văn hóa - sinh thái nhạy cảm rất cao.  Tất cả những gì liên quan tới kinh doanh DLST, bao gồm bản thân các chủ đầu tư, chính quyền địa phương và dĩ nhiên là có các doanh nhân phải ý thức về giá trị của sự giảm nhẹ những tác động tiêu cực của hoạt động DLST. Những ảnh hưởng này và cái giá của việc ngăn chặn chúng cần được đánh giá trước và bao gồm cả những kết quả phân tích lợi nhuận của bất kỳ dự án DLST nào.  Việc tuân thủ những nguyên tắc du lịch nên được tăng cường và nghiêm hơn đối với DLST điển hình, bao gồm giám sát và điều chỉnh bằng cuộc vận động nâng cao ý thức, thông tin đầy đủ hơn cho khách DLST và đào tạo những nhà cung cấp dịch vụ. Những hệ thống nguyên tắc này cần được khích lệ và kiểm tra thích đáng.  Cần xem xét triển vọng của việc thiết lập một hệ thống chứng nhận cho hoạt động và các tiện nghi theo phong cách DLST, ít nhất là ở cấp khu vực và cũng có thể mở rộng trên qui mô toàn cầu để đảm bảo rằng chúng có đúng chuẩn với những nguyên tắc và qui chế DLST. Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành  Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết để hoạt động DLST bền vững. Hội đồng quản trị và giám đốc các công ty cũng như nhân viên và nhân dân địa phương cần được đào tạo tổng quát và chuyên về các lĩnh vực DLST phù hợp với từng nhu cầu. Ngoài ra, DLST cũng cần một đội ngũ hướng dẫn viên DLST có trình độ cao và có thể sử dụng dân địa phương.  Khách DLST cần những thông tin chi tiết và chuyên sâu ngay cả trước và trong chuyến du lịch của họ, việc cung cấp thông tin đầy đủ, tốt là một trong số những nhân tố khác biệt về thực tiễn giữa DLST với du lịch truyền thống. Những loại hình khác được dùng để cung cấp thông tin bao gồm giới thiệu sách hay bản đồ, trung tâm khách hàng hay bảo tàng sinh thái (dùng kiến trúc và vật liệu truyền thống, tại chỗ), các bảng chỉ dẫn bằng vật liệu thiên nhiên hay các chương trình tiếp thị và dĩ nhiên là cả hướng dẫn viên.  Danh mục các mặt hàng, sách giới thiệu, hướng dẫn về DLST nên có thông tin về kinh nghiệm cho du khách; nội dung về hoa cỏ, thực vật, địa chất, quặng mỏ, và hệ sinh vật để được tham quan là cơ sở cho quảng cáo về DLST, thông tin chính xác về các phương tiện của nơi lưu trú.  Giới thiệu những việc có thể làm và không được làm ở các điểm đến. Tất cả sẽ được du khách chú ý và có thể họ cũng sẽ phân biệt được giữa người làm DLST chính thống và những người làm du lịch khác để chọn lấy ưu thế của loại hình du lịch này.  Cả những kênh tiếp thị và các phương tiện tăng cường các sản phẩm DLST cần phù hợp với loại hình du lịch mà khách yêu cầu và các loại khách DLST. Về mặt này, thực hiện kinh doanh phù hợp hơn với số đông khách như tất cả các tour trọn gói, phần trả thêm quá nhiều cho một phòng một người và ngày không phù hợp và giờ bay không hợp lí là không thỏa mãn. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cung cấp một số hướng dẫn cơ bản để đảm bảo du lịch ở các VQG và các khu BTTN được bảo vệ và không tạo ra các tác động tiêu cực. Để phát triển và quản lí DLST bền vững, Eugenio Yunis (2002) nêu ra 7 điểm cơ bản sau đây: 1. Phân vùng: đây là cơ sở để xác định, trong tất cả những khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng có chức năng và mức sử dụng khác nhau. Du khách không được tự do đi lại khắp nơi trong khu bảo tồn hay ít nhất là không phải tất cả du khách đều vào cùng một lúc hay cùng một lượng như nhau. 2. Quản lí nhu cầu du lịch: Du lịch toàn cầu đòi hỏi vùng tự nhiên phải được quản lí để tạo sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau : (i) Xác định tổng số khách tối đa có thể vào khu vực này mỗi ngày. (ii) Có chính sách định giá phù hợp với đại đa số du khách. (iii) Xác định chính sách tiếp thị, phân phối và tăng trưởng song song với chính sách định giá và với số đông nhu cầu. 3. Thiết kế quản lí du lịch: thiết kế chương trình quản lí cơ sở hạ tầng cũng như tiện nghi du lịch trong vùng, sử dụng những vật liệu có sẵn ở địa phương (thiết kế sinh thái) trong tất cả các tòa nhà trong khu, hợp nhất tất cả các ứng dụng kỹ thuật như năng Báo cáo khoa học Chủ nhiệm đề tài: Ths. GVC. Trần Văn Thành lượng mặt trời, gió và sự chiếu sáng, vật liệu tái chế, rác hữu cơ tạo lối đi bộ và khu vực sử dụng thường xuyên chịu tác động mạnh. Lập một hệ thống quản lí chất thải toàn diện. 4. Quản lí khách du lịch: thiết kế những tuyến du lịch trong khu để quản lí sự đi lại của du khách, thiết kế thời gian và các chương trình kế tiếp nhau và thực hiện chúng với những thông tin đặc biệt và bảng chỉ đường, thực hiện các qui tắc liên quan đến việc sử dụng các phương tiện trong khu vực; tạo các lối vào và điểm dừng với thời gian biểu và các hoạt động kế tiếp. 5. Giám sát thường xuyên các tác động: Lập bảng kiểm tra toàn diện với mục đích kép: (i) Chọn các loài có thể thu hút sự quan tâm của du khách nhất. (ii) Cho phép kiểm kê theo giai đoạn số lượng loài. Theo qui tắc kiểm tra sinh thái để đo những tác động từ du lịch, thiết lập hệ thống các tín hiệu và hệ thống thu nhập thông tin tương tự. 6. Quản lí hành vi: thiết lập, phổ biến và đưa ra những qui tắc bắt buộc về hành vi cho du khách. Lập mã hoạt đôïng cho những người thực hiện tour tiếp thị khu vực và cho cả du khách. Giáo dục cộng đồng xung quanh, nhân viên khu bảo tồn và du khách về tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên nói chung và những loài bị đe doạ tuyệt chủng nói riêng. Cung cấp thông tin phong phú cho du khách trước và trong khi họ đến tham quan khu bảo tồn, bao gồm cả thông tin mô tả khu vực, nơi cư trú, những nguy hiểm và rủi ro, những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, “những điều nên làm và cấm làm” trong khu vực,. 7. Chia lợi nhuận cho việc bảo tồn và cải thiện địa phương: Thiết lập cơ cấu tổ chức để đảm bảo một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch trong khu bảo tồn được sử dụng để tài đầu tư cho chính khu đó. 1.1.4. Tổng quan về nghiên cứu du lịch sinh thái. Để xác định rõ vấn đề và phạm vi nghiên cứu của đề tài, dưới đây điểm qua tình hình nghiên cứu về DLST. 1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Ở nước ngoài. Các chương trình nghiên cứu về DLST trên thế giới rất phổ biến như các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Từ những năm 1990 trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu loại hình DLST của Hội DLST (1992, 1993); Chương
Luận văn liên quan